Thảo Luận Chung Ai chịu trách nhiệm?

Hạng D
7/1/06
2.258
50
38
hamburger hill
RE: Ai chịu trách nhiệm?

Mấy vụ tai nạn - thương tích trẻ em này, bất kể trong trường học, ở nhà, ngoài đường phố, trong sinh hoạt hằng ngày,v.v...nhất là ở các nước đang phát triển (như VN), cái UN của lão Cà-phê Annan quan tâm lắm, luôn theo dõi thường xuyên :D Ngoài trách nhiệm cụ thể của chủ đầu tư (đào bới ngổn ngang), còn có trách nhiệm của gia đình, xã hội, thầy cô giáo chỉ dẫn, bảo vệ các em nữa. Lại có cả chương trình chỉ dẫn riêng cho các em (và cả người lớn) biết cách nhận dạng các loại bom - mìn còn sót lại thời chiến tranh, ở các Tỉnh nào mà ngày xưa,từng là chiến trường, hoặc có các căn cứ QS. :D
@ bác Dongta : chờ ý kiến lên báo đài (tức là đã chít cả tỉ trường hợp) thì mời sửa. Như vậy, đạt được cả 3 lợi ích :
- Báo, đài được khen thưởng, vì lên tiếng kịp thời.
- Nơi làm trật, biết "nghiêm túc đúc - rút kinh nghiệm", ra sức sửa sai = thường.
- Cuối cùng, mới là quyền lợi của người đóng thuế (và mua báo hằng ngày):D:D:D
 
Hạng F
13/1/06
13.889
35.952
113
Anh này đào bới lung tung cả lên. Đọc lại cũng hay à.
 
Hạng B2
3/11/10
311
230
43
RE: Ai chịu trách nhiệm?

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-s...hong-the-quy-trach-nhiem-ca-nhan-3102188.html

Bộ trưởng Tư pháp: 'Không có từ chức vì không thể quy trách nhiệm cá nhân'
Trao đổi bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho rằng ở nước ngoài lãnh đạo từ chức khi có sai sót là do họ nắm quyền toàn vẹn, còn ở Việt Nam việc phân cấp, phân quyền chưa rõ ràng nên người đứng đầu chưa thể chịu trách nhiệm.
- Trình bày trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho rằng quy định về từ chức đã đưa vào luật Cán bộ công chức nên không đưa vào uật Tổ chức Chính phủ. Tuy nhiên từ năm 2008 đến nay chưa một cán bộ nào từ chức dù có sai phạm. Theo ông lý do là gì?
- Vấn đề từ chức không nhất thiết phải đưa vào luật bởi nó là văn hóa của cán bộ. Khi anh cảm thấy không hoàn thành nhiệm vụ thì việc từ chức là bình thường. Luật tổ chức cán bộ đã quy định về việc từ chức là rất tốt vì mang tính bao quát, phủ rộng tới tất cả các loại cán bộ có chức vụ, quyền hạn được giao. Ngoài ra, vấn đề từ chức nếu quy định thêm trong Luật giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân thì sẽ tốt hơn nữa.
Tới đây, luật pháp phải quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của mỗi chức danh. Khi chức trách rõ ràng rồi thì bất kỳ ai có tự trọng khi nhận nhiệm vụ gì cũng phải cân nhắc cẩn thận. Hiện nay, việc phân công nhiệm vụ, giữa cá nhân và tập thể không rõ ràng. Có thể một người phải thực hiện quyết định của cả một tập thể. Như vậy, không thể quy trách nhiệm hoàn toàn cho một người được.
Thực tế từ 2008 đến nay chưa có cán bộ từ chức, nhưng tôi hy vọng mọi thứ sẽ chặt chẽ, các quy định của Hiến pháp sẽ được cụ thể hóa trong luật, tiến tới việc từ chức sẽ diễn ra.
- Vừa qua, có những vụ việc nghiêm trọng xảy ra nhưng không ai đứng ra chịu trách nhiệm. Ông nghĩ thế nào khi có ý kiến cho rằng đưa quy định về từ chức trong luật Tổ chức Chính phủ thì sẽ kích thích trách nhiệm của cán bộ?
- Ngay cả các đại biểu Quốc hội, không phải ai cũng làm tròn trách nhiệm của mình. Mà đại biểu Quốc hội là chính khách được nhân dân bầu ra để thực hiện quyền lực cao nhất. Vì vậy, cần phải nói một cách công bằng, chỉ nên quy định chung chứ không nên xoáy vào luật Tổ chức Chính phủ hay luật Tổ chức Quốc hội.
- Ở nước ngoài, quan chức có thể dễ dàng từ chức sau khi có những sai phạm còn ở Việt Nam tại sao lại không thực hiện được điều đó?
- Những nước đó có chế độ đa đảng. Chỉ cần họ phát hiện ra trong hoạt động bầu cử có sử dụng tài chính bất minh thì cũng phải từ chức. Ví dụ như sự việc nữ bộ trưởng của Nhật Bản phải từ chức sau khi có những thông tin sai phạm trong bầu cử.
Ở Việt Nam, Đảng lãnh đạo duy nhất và công tác cán bộ được coi là ưu tiên hàng đầu. Đảng giao nhiệm vụ, ra trung ương biểu quyết và đưa ra cơ quan Quốc hội để phê duyệt, vì vậy, khi anh từ chức anh cũng phải báo cáo tổ chức, trừ khi anh sai phạm rõ ràng.
Các nước khác quản lý theo ngành dọc, Tư pháp là công việc của trung ương. Vì vậy, kể cả hộ tịch viên ở các xã cũng là người của trung ương cử xuống làm nhiệm vụ hộ tịch. Người đó không thể làm sai lời Bộ trưởng. Còn ở Việt Nam, cán bộ hộ tịch là người giúp việc cho ông chủ tịch. Ông này nói thế nào thì phải theo thế đấy. Vậy thì làm sao người đứng đầu Tư pháp có thể chịu trách nhiệm được?
Khi việc phân cấp, phân quyền rõ ràng thì mới đảm bảo người đứng đầu có quyền hạn toàn vẹn và chịu trách nhiệm toàn vẹn. Nếu các bạn gọi tôi là Tư lệnh trong ngành Tư pháp thì không đúng vì tôi chỉ đứng đầu Bộ tư pháp. Tư pháp ở địa phương không phải do tôi quản lý, pháp chế ở các Bộ cũng không phải do tôi phụ trách. Vì vậy, tôi nói nhưng họ có làm hay không là một câu chuyện khác.
Hay như vừa qua có những việc nọ việc kia phê bình bộ trưởng Bộ Y tế nhưng lỗi không phải do Bộ trưởng Y tế mà do Ủy ban nhân dân địa phương sắp đặt. Như vậy, tại sao cứ bắt Bộ trưởng Y tế từ chức?

<<< câu trả lời chính xác là đây nè bác.
 
Hạng C
10/6/14
917
714
93
39
cuộc sống đôi khi phải biết chấp nhận.
khi sự việc xảy ra. quả bóng trách nhiệm sẽ bị đá qua đá lại rồi sẽ bị hết hơi nằm 1 góc nào đó thôi