Hạng C
6/11/18
575
15
35
43
ATFX - Phân tích thị trường ngày 16/06/2020

Cổ phiếu toàn cầu sụt giảm do lo ngại làn sóng bùng phát thứ hai của dịch bệnh. Chỉ số Dow đã phục hồi mạnh mẽ từ mức thấp vào thứ Hai khi Fed tuyên bố sẽ bắt đầu mua 800 tỷ USD trái phiếu cá nhân và doanh nghiệp.

Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là dữ liệu bán lẻ của Mỹ. Ngày mai, Chủ tịch Fed Powell cũng sẽ xuất hiện trước Hạ viện và có phiên điều trần với các nhà lập pháp.

Một dữ liệu cũng rất quan trọng trong ngày hôm nay đó là Quyết định và công bố chính sách của BOJ, dự kiến chính sách nới lỏng sẽ không thay đổi. Nhưng chúng tôi nhận thấy hôm nay BOJ có khả năng sẽ tăng cho vay trước tình hình COVID-19.

Các sự kiện đáng chú ý ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

08:30 Biên bản cuộc họp của RBA ***
10:00 Quyết định lãi suất của BoJ ***
13:00 Thay đổi số lượng yêu cầu trợ cấp thất nghiệp của Anh ***
13:00 CPI của Đức ***
13:30 Họp báo của BoJ ***
15:00 Báo cáo hàng tháng của IEA ***
16:00 Niềm tin kinh tế ZEW của Đức **
16:00 Niềm tin kinh tế ZEW của Eurozone **
19:30 Doanh số bán lẻ của Mỹ ***
20:15 Chỉ số sản xuất của Mỹ **
21:00 Chủ tịch Fed Báo cáo chính sách tiền tệ nữa năm ***
Ngày hôm sau 03:30 dự trữ dầu thô API của Mỹ

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1390/1.1420
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1292/1.1262

Các cuộc đàm phán Brexit cấp cao bắt đầu, cộng với việc niềm tin kinh tế Euro và Đức sẽ công bố ngày hôm nay. Dự đoán dữ liệu thực tế tốt hơn có thể giúp tỷ giá EUR/USD tăng. Về mặt kỹ thuật, đà tăng có thể nâng tỷ giá EUR/USD lên mức kháng cự 1.1390/1.1420. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần chú ý đến Hội nghị thượng đỉnh EU ngày 18, 19 tháng 6.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2676/1.2718
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2590/1.2458

Khả năng đàm phán Anh-EU đạt được thỏa thuận thương mại rất cao, nó hỗ trợ cho sự phục hồi của tỷ giá GBP/USD từ mức 1.2455. Dự đoán ngày hôm nay số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp có thể tốt hơn trước, và sẽ tiếp thêm sức mạnh cho tỷ giá GBP/USD hướng đến mức kháng cự 1.2676/1.2718. Tuy nhiên, nếu GBP/USD phá vỡ mức 1.2600 thì nó sẽ giảm về mức hỗ trợ 1.2458.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6990/0.7020
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6900/0.6885

AUD/USD vẫn duy trì đà phục hồi từ đáy khi đồng đô la Mỹ suy yếu. Hôm nay RBA công bố biên bản cuộc họp, nó sẽ giới hạn ở mức tăng của tỷ giá AUD/USD. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá AUD/USD đang di chuyển đền vùng kháng cự 0.6990/0.7020.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 107.57/107.83
Ngưỡng hỗ trợ: 106.96/106.78

Về mặt kỹ thuật, USD/JPY bị hạn chế bởi đường MA trên biểu đồ H4, nếu USD/JPY phá vỡ trên 107.57, thì mức kháng cự tiếp theo là 107.83.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3600/1.3666
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3492/1.3438

Hôm nay các nhà đầu tư tập trung vào phiên điều trần của chủ tịch Fed. Giọng điệu ôn hòa của Powell có thể làm đồng USD yếu hơn và tỷ giá USD/CAD có thể tiếp tục xu hướng giảm. Chúng ta cần chú ý vùng hỗ trợ tiếp theo là 1.3492/1.3438,

Dầu thô giao tháng 7 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 38.43/39.07
Ngưỡng hỗ trợ: 35.66/35.00

Chỉ số Dow tương lai phục hồi giúp giá dầu tăng từ đáy. Thị trường tập trung vào dữ liệu dự trữ dầu thông API được công bố hôm nay. Nếu trữ lượng dầu thô tăng đột ngột, nó có thể khiến giá dầu chịu áp lực. Bên cạnh đó, thị trường vẫn lo ngại về sự mất cân đối giữa cung và cầu, và nỗi lo sợ về làn sóng thứ hai của dịch bệnh COVID-19. Về mặt kỹ thuật, nếu giá dầu thô phá vỡ mức 36 USD, thì mức hỗ trợ tiếp theo là 35.66/35.00

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1740/1744
Ngưỡng hỗ trợ: 1720/1716

Giá vàng tăng trở lại từ mức 1700 khi lo ngại làn sóng thứ hai của COVID-19 bùng phát và vốn chủ sở hữu toàn cầu sụt giảm. Thị trường đang tập trung vào hai sự kiện lớn, đó là quyết định chính sách của BOJ và Chủ tịch Fed Powell sẽ xác nhận chính sách tiền tệ của nữa năm. Nếu cả hai đều có giọng điệu ôn hòa thì giá vàng sẽ tăng.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26496/26700
Ngưỡng hỗ trợ: 25753/25591

Chỉ số Dow tương lai giảm mạnh bởi lo ngại tình hình COVID-19. Thị trường sẽ tập trung vào dữ liệu bán lẻ của Mỹ và phiên điều trần của Chủ tịch Fed Powell. Sau dữ liệu và bài phát biểu, chỉ số Dow tương lai có thể bị giới hạn mức tăng.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
43
ATFX - Phân tích thị trường ngày 17/06/2020

Chủ tịch Fed Powell hôm qua đề cập đến việc nền kinh tế Mỹ có thể chạm đáy, nhưng vẫn còn một chặng đường dài để hạn chế thiệt hại đáng kể do đại dịch gây ra. Chỉ số Dow tương lai đã giảm trong giờ đầu tiên của phiên Mỹ. Tuy nhiên, doanh số bán lẻ của Mỹ phục hồi gần 17.7% trong tháng 5 khi người tiêu dùng bắt đầu chi tiêu trở lại. Nhờ tin tốt từ dữ liệu nên chỉ số Dow tương lai đã tăng và đóng cửa ở mức cao hơn. Mặt khác, chính quyền Trump hy vọng gói hỗ trợ kinh tế trị giá 1 nghìn tỷ USD có thể thúc đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới quay trở lại quỹ đạo phát triển.

Các thị trường hôm nay tập trung vào chỉ số giá tiêu dùng và Brexit của EU-Anh. Ngoài ra, Chủ tịch Fed Powell sẽ tham gia điều trần cùng của Hạ viện để trả lời các câu hỏi của các nhà lập pháp.

Các sự kiện đáng chú ý ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

13:00 CPI của Anh ***
16:00 CPI của EU ***
18:00 Báo cáo hàng tháng của OPEC ***
19:30 Nhà ở Bắt đầu & Giấy phép xây dựng của Mỹ **
19:30 CPI của Canada ***
21:30 Dự trữ dầu thô EIA của Mỹ **
23:00 Chủ tịch Fed Powell xác nhận trước các nhà lập pháp **

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1315/1.1330
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1225/1.1210

Tỷ giá EUR/USD giảm từ mức cao 1.1350 khi đồng đô la Mỹ mạnh lên. Hôm nay, thị trường tập trung vào 2 sự kiện lớn, đó là dữ liệu CPI của EU và vấn đề Brexit của EU-Anh. Nếu dữ liệu đánh bại kỳ vọng có thể nâng tỷ giá EUR/USD lên vùng kháng cự 1.1315/1.1330.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2640/1.2680
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2535/1.2495

Các nhà đầu tư đang tập trung vào các vấn đề Brexit và dữ liệu CPI, dự đoán các thông tin này có thể hỗ trợ cho tỷ giá GBP/USD. Về mặt kỹ thuật, nếu GBP/USD đóng cửa trên đường MA 20 của biểu đồ H4 thì nó sẽ tăng lên vùng kháng cự 1.2640/1.2680. Tuy nhiên, nếu đóng cửa bên dưới, tỷ giá sẽ kiểm tra vùng hỗ trợ 1.2535/1.2495.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6900/0.6920
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6835/0.6800

Tỷ giá AUD/USD giảm trở lại từ mức cao hàng tuần là 0.6977 khi xuất hiện thêm các ca COVID-19 mới và đồng đô la Mỹ mạnh lên. Chúng ta cần theo dõi tình hình COVID-19 để xác định xu hướng của AUD/USD. Nếu số lượng người nhiễm bệnh tăng đáng kể thì tỷ giá AUD/USD sẽ tiếp tục giảm và kiểm tra vùng hỗ trợ 0.6835/0.6800.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 107.50/107.65
Ngưỡng hỗ trợ: 107.10/106.95

Về mặt kỹ thuật, để tỷ giá USD/JPY có đủ động lực tăng lên thì nó phải đóng cửa trên ngưỡng 107.50. Tuy nhiên, nếu không thể phá vỡ và đóng cửa dưới mức này thì tỷ giá USD/JPY tiếp tục xu hướng giảm.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3635/1.3665
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3495/1.345

Tỷ giá USD/CAD hiện đang dao động trên mức 1.3540. Các nhà đầu tư đang tập trung vào dữ liệu CPI của Canada ngày hôm nay, nếu dữ liệu đánh bại kỳ vọng, tỷ giá USD/CAD sẽ giảm và kiểm tra mức hỗ trợ 1.3495/1.3465.

Dầu thô giao tháng 7 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 38.43/38.82
Ngưỡng hỗ trợ: 36.55/35.80

Báo cáo tồn kho dầu thô API của Mỹ đã tăng 3.9 triệu trong tuần trước. Nếu có thêm nhiều các trường hợp nhiễm Covid-19, thì giá dầu thô có thể giảm trở lại vùng hỗ trợ 36.55/35.80. Chúng ta cần chú ý đến dữ liệu dự trữ dầu thô EIA của Mỹ hôm nay.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1731/1733
Ngưỡng hỗ trợ: 1718/1716

Về mặt kỹ thuật, giá vàng vẫn đang trong xu hướng tăng. Nếu phá vỡ và đóng cửa trên mức 1730, thì mức kháng cự tiếp theo sẽ là 1733. Giá vàng sẽ trở nên khó dự đoán trong ngày hôm nay khi chủ tịch Fed Powell tiếp tục xác nhận trước các nhà lập pháp.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26540/280000
Ngưỡng hỗ trợ: 25945/26680

Chính quyền Trump chuẩn bị gói kích thích trị giá 1 nghìn tỷ USD để thúc đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới. Giọng điệu "diều hâu" sẽ giúp chỉ số Dow Jones tăng lên vùng kháng cự 26540/26800. Tuy nhiên, hôm nay, chủ tịch Fed sẽ tham gia buổi điều trần thứ 2, nếu ông có thái độ ôn hòa thì chỉ số Dow Jones sẽ giảm về hỗ trợ 25945/25680.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
  • Like
Reactions: sorrin
Hạng C
6/11/18
575
15
35
43
ATFX - Phân tích thị trường ngày 18/06/2020

Tóm tắt ngày hôm qua, Powell kêu gọi Quốc hội không dừng hỗ trợ tài chính quá nhanh, do nền kinh tế vẫn đang trong giai đoạn đầu của quá trình phục hồi, và triển vọng kinh tế vẫn còn ảm đạm. Sau tuyên bố, đồng đô la Mỹ đóng cửa ở mức cao hơn.

Hôm nay, OPEC+ sẽ có cuộc họp. Những thông tin lạc quan có thể kích hoạt giá dầu thô tăng trở lại. Tuy nhiên, sự mất cân đối giữa cung và cầu, và nguồn cung dầu thô của Mỹ tăng cao có thể hạn chế mức tăng của giá dầu.

Ngoài ra, hôm nay các nhà đầu tư cũng tập trung vào số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ, nó có khả năng tốt hơn so với dự kiến, đồng USD sẽ được hỗ trợ. Trước khi dữ liệu của Mỹ được công bố thì thông báo chính sách tiền tệ của Ngân hàng Anh và Đánh giá chính sách tiền tệ của SNB ngày hôm nay cũng rất đáng chú ý. Thị trường đang chờ xem họ sẽ quyết định như thế nào. Nếu không có gì bất ngờ, GBP và CHF có thể giảm.

Các sự kiện đáng chú ý ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

05:45 GDP Q1 của New Zealand ***
08:30 Báo cáo việc làm của Úc **
13:00 Cán cân thương mại của Thụy Sĩ **
14:30 Quyết định lãi suất của SNB ***
18:00 Quyết định lãi suất của BoE ***
18:00 Cuộc họp của OPEC+ ***
19:30 Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ ***
19:30 Chỉ số sản xuất của Fed Philly ***
19:30 Thay đổi việc làm ADP của Canada **
21:00 Chỉ số CB của Mỹ **
21:00 Cuộc họp Hội đồng EU **

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1272/1.1290
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1212/1.1195

Tỷ giá EUR/USD đã điều chỉnh khi thất bại trong việc phá vỡ mức MA 10 trên biểu đồ H4. Thị trường đang tập trung vào cuộc họp của Hội đồng châu Âu và phê duyệt quỹ hỗ trợ phục hồi kinh tế, điều này có thể hỗ trợ tích cực cho đồng Euro. Tỷ giá EUR/USD được dự đoán sẽ tăng cao hơn để kiểm tra vùng kháng cự 1.1272/1.1290. Tuy nhiên, nếu sự bất đồng về chính sách sẽ khiến tỷ giá EUR/USD giảm. Quyết định tỷ lệ SNB và Quyết định lãi suất BoE của Anh cũng có thể ảnh hưởng đến đồng Euro, bạn cần chú ý đến các tuyên bố của họ.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2633/1.2660
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2515/1.2490

Thị trường tập trung vào Quyết định lãi suất của BoE ngày hôm nay. Sự lạc quan có thể tiếp thêm sức mạnh cho đồng GBP và thúc đẩy tỷ giá GBP/USD tăng đến vùng kháng cự 1.2633/1.2660.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6892/0.6919
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6830/0.6814

Tỷ giá AUD/USD đã giảm từ 0.6878 xuống dưới 0.650 sau khi số liệu việc làm của Úc tệ hơn dự kiến. Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ dự kiến sẽ được cải thiện, và đồng đô la Mỹ được hỗ trợ. Về mặt kỹ thuật, áp lực bán tỷ giá AUD/USD vẫn còn, nên nó đang hướng đến khu vực hỗ trợ tiếp theo 0.6830/0.6814.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 107.20/107.40
Ngưỡng hỗ trợ: 106.57/106.32

Tỷ giá USD/JPY giảm thấp hơn tại phiên giao dịch châu Á do đồng yên tiếp tục trở thành đồng tiền trú ẩn an toàn. Chúng ta cần tập trung vào Chỉ số Dow và dữ liệu của Mỹ tối nay. Về mặt kỹ thuật, nếu tỷ giá USD/JPY đóng cửa trên 107, thì nó sẽ tăng lên vùng kháng cự 107.20/107.40.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3643/1.3686
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3500/1.3456

Đồng đô la Canada vẫn dễ sụt giảm khi giá dầu chịu áp lực. Các nhà đầu tư cần tập trung vào Thay đổi việc làm ADP của Canada ngày hôm nay và Doanh số bán lẻ vào ngày mai. Về mặt kỹ thuật, biểu đồ H4 của USD/CAD vẫn báo hiệu xu hướng tăng, nếu USD/CAD phá vỡ trên 1.36000 thì nó hướng đến vùng kháng cự tiếp theo 1.3643/1.3686.

Dầu thô giao tháng 7 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 38.35/38.82
Ngưỡng hỗ trợ: 36.68/35.80

Cuộc họp của OPEC+ hôm nay rất đáng chú ý. Những thông tin lạc quan có thể kích thích giá dầu thô tăng trở lại. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng thị trường hiện tại đang lo ngại về làn sóng thứ hai của COVID-19, và hợp đồng tháng 7 sẽ hết hạn vào ngày mai. Dự kiến giá dầu thô vẫn sẽ chịu áp lực.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1736/1740
Ngưỡng hỗ trợ: 1716/1712

Tình hình chính trị tiếp tục bất ổn khi căng thẳng xuất hiện tại biên giới Trung-Ấn và Hàn-Triều. Tâm lý lo sợ rủi ro sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư mua vàng và giá vàng sẽ được hỗ trợ. Dự đoán giá vàng sẽ hướng tới đường kháng cự 1736/1740.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26270/26540
Ngưỡng hỗ trợ: 25680/21515

Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ và Chỉ số sản xuất của Philly Fed có thể là kim chỉ nam cho xu hướng của chỉ số Dow. Nếu dữ liệu tốt hơn mong đợi thì chỉ số Dow sẽ tăng trên 26000.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
43
ATFX - Phân tích thị trường ngày 19/06/2020

BoE đã đáp ứng kỳ vọng của thị trường bằng việc chi thêm 100 tỷ bảng để mở rộng chương trình mua trái phiếu. Bên cạnh đó, BoE giữ lãi suất ở mức 0.1% và không có bất kỳ cuộc thảo luận nào để đưa nó xuống dưới 0. Sau thông báo, tỷ giá GBP/USD đã giảm mạnh.

Mặt khác, chứng khoán Mỹ cũng thoái lui trong phiên giao dịch sớm khi các nhà đầu tư cân nhắc về các liệu mới nhất và báo cáo về đợt bùng phát COVID-19 thứ hai tại Trung Quốc và Mỹ. Thêm vào đó, số lượng đơn xin trợ cấp của Mỹ cũng tệ hơn dự báo ở mức 1.51 triệu, nhưng triển vọng chung đã được cải thiện.

Giá dầu thô đã kết thúc ở mức cao hơn vào thứ Năm sau khi các nhà sản xuất dầu thô nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ cam kết cắt giảm sản xuất và thực hiện các động thái để đảm bảo rằng các quốc gia nhất định không đáp ứng đầy đủ các mục tiêu giảm của họ trong tháng trước. Tuy nhiên, dầu thô sẽ chịu áp lực khi OPEC+ không thảo luận về việc cắt giảm kéo dài đến tháng Tám.

Hôm nay, CPI của Nhật Bản vẫn không thay đổi, triển vọng kinh tế ảm đạm có thể gây thiệt hại cho các tổ chức tài chính. Chính sách tiền tệ sắp tới của BOJ cũng phải thận trọng về sự hiệu quả của các hệ thống hiện tại để tránh giảm phát. Bên cạnh đó, chúng ta hãy tập trung vào PPI của Đức và doanh số bán lẻ của Anh. Trong phiên Mỹ, doanh số bán lẻ của Canada được dự đoán sẽ tồi tệ hơn trước và tài khoản vãng lai trong quý I của Mỹ có vẻ ảm đạm. Đồng đô la Mỹ được dự đoán sẽ chịu áp lực.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

06:30 CPI của Nhật Bản ***
06:50 Biên bản họp chính sách tiền tệ của BoJ ***
13:00 Doanh số bán lẻ của Anh **
13:00 PPI của Đức **
15:00 Tài khoản vãng lai của Eurozone **
19:30 Tài khoản vãng lai Q1 của Mỹ **
19:30 Bán lẻ của Canada **
Ngày hôm sau 00:00 Bài phát biểu của Chủ tịch Fed **

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1255/1.1265
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1178/1.1158

Thị trường đang tập trung vào ngày thứ 2 của cuộc họp Hội đồng châu Âu. Giọng điệu bi quan sẽ khiến tỷ giá EUR/USD chịu áp lực, tỷ giá đang hướng về khu vực hỗ trợ 1.1178/1.1158.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2490/1.2515
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2399/1.2365

BoE đã tăng thêm 100 tỷ bảng cho chương trình mua trái phiếu, tỷ giá GBP/USD cũng đã giảm như các nhà đầu tư đã dự đoán. Các vấn đề Brexit vẫn không chắc chắn, nó có thể làm cho GBP/USD điều chỉnh thêm. Tỷ giá đang giảm về khu vực hỗ trợ 1.2399/1.2365.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0,6900/0,6925
Ngưỡng hỗ trợ: 0,6830/0,6805

Mặc dù dữ liệu việc làm của Úc gây thất vọng, những tỷ giá AUD/USD vẫn ổn định ở mức tăng khi giá đồng tương lai tăng. Dữ liệu bán lẻ của của Úc tốt hơn dự báo, điều này có thể giúp tỷ giá AUD/USD tăng trở lại từ đáy. Chúng ta cần chú ý vào mức kháng cự 0.6900/0.6925.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 107.20/107.40
Ngưỡng hỗ trợ: 106.70/106.57

Tỷ giá USD/JPY đang đi ngang. Về mặt kỹ thuật, nếu tỷ giá đóng cửa trên MA 20 trong biểu đồ H4, thì nó sẽ kiểm tra vùng kháng cự 107.20/107.40. Tuy nhiên, các thông tin tiêu cực trên toàn cầu sẽ khiến USD/JPY tiếp tục giảm về vùng hỗ trợ.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3645/1.3685
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3545/1.3505

Tỷ giá USD/CAD chịu áp lực khi dữ liệu việc làm ADP của Canada đánh bại kỳ vọng của thị trường. Tuy nhiên, doanh số bán lẻ của trong tháng 4 của Canada sẽ được công bố hôm nay, dự kiến dữ liệu sẽ tệ hơn trước đây, điều này có thể ảnh hưởng đến đồng CAD. Về mặt kỹ thuật, nếu tỷ giá phá vỡ mức 1.36, thì mức kháng cự tiếp theo là 1.3645/1.3685.

Dầu thô giao tháng 8 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 40,05/40,78
Ngưỡng hỗ trợ: 38.10/37.00

Dự đoán dầu thô sẽ tiếp tục chịu áp lực vì các nguồn tin của OPEC+ cho biết họ sẽ không thảo luận về việc kéo dài cắt giảm sản lượng trong tháng Tám. Về mặt kỹ thuật, đà tăng tăng của giá dầu đã chậm lại khi các nhà đầu tư đang xem xét về nhu cầu dầu thô. Nếu có bất kỳ thông tin tiêu cực về giá dầu, thì nó sẽ kiểm tra mức hỗ trợ 38.10/37.00.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1736/1740
Ngưỡng hỗ trợ: 1716/1712

Kinh tế toàn cầu tiếp tục phát sinh nhiều vấn đề, nếu đồng đô la Mỹ suy yếu thì giá vàng kiểm tra vùng kháng cự 1736/1740.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26435/26632
Ngưỡng hỗ trợ: 25620/25510

Chỉ số Dow tương lai chịu áp lực giảm khi có thêm nhiều trường hợp nhiễm COID-19 ở Mỹ. Thị trường đang tập trung vào tài khoản vãng lai trong Q1 của Mỹ. Về mặt kỹ thuật, nếu chỉ số Dow tương lai phá vỡ và đóng cửa dưới 26000, nó có thể kiểm tra khu vực hỗ trợ 25720/25510.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
43
ATFX - Phân tích thị trường ngày 22/06/2020

Chỉ số Dow Jones tương lai thoái lui và chứng khoán châu Á dường như sẽ giảm khi các nhà đầu tư lo ngại về dấu hiệu của COVID-19. Hơn nữa, các nhà lãnh đạo EU không đồng ý về một kế hoạch kích thích kinh tế lớn đã được thảo luận trong nhiều tuần. Rủi ro trên các thị trường đã tăng lên.

Hôm nay, dữ liệu kinh tế của Anh, Mỹ và Eurozone đều được dự kiến sẽ cải thiện. Thị trường đang so sánh sự tăng trưởng của các dữ liệu để đo lường hiệu suất của các loại tiền tệ liên quan.

Dự báo cho ngày mai, Châu Âu và Mỹ sẽ công bố PMI sản xuất. Những dữ liệu này rất quan trọng, các nhà đầu tư cần lưu ý.

Các sự kiện đáng chú ý ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

17:00 Kỳ vọng đặt công nghiệp CBI trong thán 6 của Anh 6 *
21:00 Nhà bán hiện tại của Mỹ *
21:00 Niềm tin tiêu dùng trong tháng 6 của EU ***
22:00 Thống đốc BoC Macklem phát biểu **

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1212/1.1224
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1142/1.1125

Tỷ giá EUR/USD giảm xuống dưới 1.1170 và chỉ phục hồi nhẹ. Các nhà đầu tư đang tập trung vào niềm tin tiêu dùng EU và CPI của Đức. Hy vọng dữ liệu tốt hơn để hạn chế sự suy giảm của EUR/USD. Tuy nhiên, đồng Euro có thể chịu áp lực khi các nhà lãnh đạo EU không đồng ý về kế hoạch kích thích kinh tế lớn đã được thảo luận trong nhiều tuần qua. Do đó, tỷ giá EUR/USD sẽ bị hạn chế xu hướng tăng và nó đang hướng về khu vực hỗ trợ 1.1142/1.1125.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2427/1.2454
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2310/1.2283

Tỷ giá GBP/USD tiếp tục thoái lui và giảm xuống dưới mức Fibonacci 61.8% trên biểu đồ D1. Đồng bảng Anh vẫn chịu áp lực bởi các cuộc đàm phán thương mại EU-Anh không có hồi kết. Về mặt kỹ thuật, chỉ số RSI trên biểu đồ H4 cho thấy tỷ giá đang ở vùng quá bán. Trong ngắn hạn, tỷ giá được kỳ vọng sẽ phục hồi đến vùng kháng cự 1.2427/1.2454, nhưng triển vọng chung vẫn là xu hướng giảm.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0,6877/0,6900
Ngưỡng hỗ trợ: 0,6806/0,6777

Trong bài phát biểu sáng nay, Chủ tịch RBA Philip Lowe cho biết lãi suất có thể được duy trì ở mức hiện tại trong vài năm tới, nhưng nền kinh tế không quá tệ như dự đoán. Bài phát biểu này củng cố cho đồng đô la Úc. Mở cửa trong phiên giao dịch sáng nay, tỷ giá AUD/USD đã giảm mạnh, nhưng sau đó nó tăng trở lại. Sự lạc quan về kinh tế Úc có thể tiếp sức cho tỷ giá AUD/USD kiểm tra mức kháng cự 0.6877/0.6900.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 107,23/107,40
Ngưỡng hỗ trợ: 106,73/106,60

Tỷ giá USDJPY vẫn đi ngang vì hiện tại đồng đô la Mỹ và yên Nhật được xem là tiền tệ trú ẩn an toàn. Nếu tỷ giá phá vỡ đường MA 20 trên biểu đồ H4 thì nó sẽ xác nhận xu hướng tăng và nó sẽ hướng về mức kháng cự 107.23/107.40.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3645/1.3685
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3545/1.3505

Tỷ giá USD/CAD dao động trong khoảng từ mức 1.3506 đến 1.3678. Nếu tỷ giá vượt qua mức 1.3650 thì nó sẽ xác nhận xu hướng tăng và mục tiêu của nó là mức kháng cự 1.3685.

Dầu thô giao tháng 8 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 41,05/42,13
Ngưỡng hỗ trợ: 38.30/37.30

Giá dầu tăng mạnh qua đêm. Tin tức cho rằng các thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ đang cẩn thận tuân thủ quyết định cắt giảm sản lượng để nâng giá dầu. Tuy nhiên, làn sóng thứ hai của COVID-19 có thể hạn chế sự phục hồi của giá dầu do nhu cầu về nhiên liệu có thể giảm, giá dầu có thể hướng đến mức hỗ trợ 38.30/37.30.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1762/1765
Ngưỡng hỗ trợ: 1740/1738

Giá vàng đã tăng lên 1750 khi tốc độ tái nhiễm COVID-19 tăng lên và căng thẳng chính trị gia tăng. Về mặt kỹ thuật, tâm lý tăng về giá vàng vẫn mạnh, những rủi ro trên thế giới có thể thúc đẩy giá vàng kiểm tra vùng kháng cự 1762/1765.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26018/27070
Ngưỡng hỗ trợ: 25151/2891

Chỉ số Dow tương lai đóng cửa ở mức thấp hơn nhưng vẫn giữ mức tăng hàng tuần. Các nhà đầu tư sẽ tập trung vào chỉ số PMI sản xuất Markit của Mỹ vào ngày mai, dữ liệu được dự đoán sẽ tốt hơn và có thể giúp chỉ số Dow tương lai phục hồi từ mức giảm, hướng vào vùng kháng cự 26018/26270.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
43
ATFX - Phân tích thị trường ngày 23/06/2020

Tòa án Hiến pháp Đức đã cho ECB ba tháng để biện minh cho việc mua trái phiếu theo chương trình kích thích kinh tế. Tỷ giá EUR/USD phục hồi từ đáy nhờ tin tức lạc quan của tòa án. Bên cạnh đó, giá vàng giao ngay đạt mức cao nhất trong 5 tuần tại 1760 USD mỗi ounce khi các trường hợp nhiễm Covid-19 tăng lên và các vấn đề chính trị.

Hôm nay, Anh, EU và Mỹ sẽ công bố PMI sản xuất. PMI sản xuất Markit của Mỹ dự kiến sẽ tiếp tục phát triển mạnh hơn vào tháng 6. Mặt khác, PMI của Anh và Eurozone cũng sẽ mạnh hơn. Các nhà đầu tư sẽ so sánh PMI châu Âu và PMI Mỹ ngày hôm nay. Nếu PMI của Mỹ tốt hơn nhiều so với dự kiến, thì chỉ số Dow tương lai và USD sẽ tăng vào tối nay.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

14:15 PMI Dịch vụ của Pháp trong tháng 6 *
14:30 PMI Sản xuất của Đức trong tháng 6 **
15:00 PMI Sản xuất của EU trong tháng 6 ***
15:30 PMI Sản xuất của Anh trong tháng 6 **
20:45 PMI Sản xuất Markit của Mỹ trong tháng 6 ***
21:00 Bán nhà mới trong tháng 5 của Mỹ *
21:00 Chỉ số sản xuất của Fed trong tháng 6 của Mỹ **
Ngày hôm sau 03:30 Dự trữ dầu thô API của Mỹ ***

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1282/1.1304
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1222/1.1190

EUR/USD hồi phục từ đáy nhờ thông tin từ Tòa án Hiến pháp Đức. Các nhà đầu tư đang tập trung vào PMI sản xuất trong tháng 6 của Eurozone, nếu dữ liệu đánh bại kỳ vọng của thị trường, thì tỷ giá EUR/USD sẽ hướng tới ngưỡng kháng cự 1.1282/1.1304. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng phải chú ý đến PMI Sản xuất Markit của Mỹ, nếu dữ liệu tốt hơn khu vực đồng Euro, thì tỷ giá sẽ giảm vế hỗ trợ 1.1222/1.1190.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2484/1.2512
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2418/1.2376

PMI sản xuất của Anh và bài phát biểu của BoE-Bailey trong hôm nay sẽ được thị trường chú ý. Giọng điệu "diều hâu" có thể hỗ trợ cho đồng bảng Anh và giúp tỷ giá GBP/USD kiểm tra vùng kháng cự 1.2484/1.2512. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng nên nhớ rằng hạn chót cho Brexit là vào ngày 30 tháng 6 và nó có thể khiến đồng GBP suy yếu.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6930/0.6955
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6830/0.6807

Tỷ giá AUD/USD đã mở rộng mức tăng từ 0.6802 đến 0.6893 trong phiên Mỹ tối qua nhờ thái độ "diều hâu" từ Chủ tịch RBA Philip Lowe. Bên cạnh đó, tỷ giá AUD/USD cũng tăng vọt trong phiên giao dịch châu Á với dữ liệu PMI sản xuất trong tháng 6 của Úc tốt hơn so với dự báo. Về mặt kỹ thuật, RSI cho thấy đà tăng hiện tại vẫn còn mạnh và tỷ giá AUD/USD sẽ hướng tới ngưỡng kháng cự 0.6930/0.6955.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 107.27/107.40
Ngưỡng hỗ trợ: 106.67/106.55

Tỷ giá USD/JPY được hỗ trợ mạnh trên đường MA 10 và MA 20 trên biểu đồ H4. Về mặt kỹ thuật, việc phá vỡ trên đường MA 20 của biểu đồ H4 là sự xác nhận của xu hướng tăng. Tuy nhiên, nếu nó phá vỡ dưới phạm vi 106.67 thì sẽ tiếp tục giảm.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3615/1.3630
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3522/1.3505

Đồng đô la Canada tiếp tục mạnh lên khi giá dầu thô tăng mạnh. Về mặt kỹ thuật, RIS vẫn dưới mức trung bình 50%, nếu tỷ giá không thể phá vỡ đường MA 10 ở biểu đồ H4 thì USD/CAD sẽ chịu áp lực bán, các nhà đầu tư cần chú ý đến mức hỗ trợ 1.3522/1.3505.

Dầu thô giao tháng 8 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 40.65/41.30
Ngưỡng hỗ trợ: 39.07/38.52

Việc cải thiện cung và cầu đã giúp ổn định giá dầu thô vẫn ở mức trên 40 USD/thùng. Hôm nay, thị trường tập trung vào PMI sản xuất vào tháng 6, nếu PMI sản xuất toàn cầu tốt hơn mong đợi, nó có thể nâng giá dầu để kiểm tra vùng kháng cự 41.30. Tuy nhiên, chúng ta sẽ có được dữ liệu dự trữ dầu thô API của Mỹ, nếu tồn kho dầu thô tăng, dầu thô sẽ chịu áp lực bán.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1763/1765
Ngưỡng hỗ trợ: 1743/1741

Vàng giao ngay đạt mức cao nhất trong 5 tuần tại 1760 USD mỗi ounce khi các trường hợp nhiễm Covid-19 tăng lên và các vấn đề chính trị. Thị trường đang tập trung vào PMI sản xuất toàn cầu, nếu các dữ liệu tăng trưởng nổi bật thì sự chú ý của các nhà đầu tư sẽ chuyển sang các chỉ số tương lai. Tuy nhiên, rủi ro trên toàn cầu vẫn còn, và nó có thể hỗ trợ giá vàng. Về mặt kỹ thuật, vàng vẫn đang trong xu hướng tăng, nhưng nếu nó phá vỡ dưới mức 1743, thì mức hỗ trợ tiếp theo là 1741.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26270/26539
Ngưỡng hỗ trợ: 25415/25151

Chỉ số Dow tương lai giảm xuống do ảnh hưởng của làn sóng thứ hai của COVID-19 nhưng vẫn đóng cửa với mức tăng. Tuy nhiên, tại Phiên giao dịch châu Á, chỉ số Dow tương lai đã sụt giảm 340 điểm sau khi cố vấn thương mại hàng đầu của Nhà Trắng - Peter Navarro cho biết thỏa thuận thương mại Trung Quốc đã kết thúc. Vào tối nay, dữ liệu sản xuất Markit của Mỹ sẽ là tâm điểm của thị trường, và nếu dữ liệu tốt hơn dự báo thì chỉ số Dow sẽ hướng tới vùng kháng cự 26710/26539.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
43
ATFX - Phân tích thị trường ngày 24/06/2020

PMI sản xuất của Châu Âu và Mỹ tăng sau khi nới lỏng. PMI sản xuất của khu vực đồng tiền chung châu Âu đã đánh bại kỳ vọng của thị trường và kích hoạt sự gia tăng của tỷ giá EUR/USD. Tuy nhiên, PMI Sản xuất Markit của Mỹ không đạt như kỳ vọng của thị trường, sức mạnh đồng USD suy giảm và kích hoạt giá vàng tăng trên 1770 USD/ounce.

Lãi suất của RBNZ không thay đổi, thị trường tập trung vào các cuộc họp báo của RBNZ lúc 10:00 sáng. RBNZ lo ngại về việc định giá đồng đô la New Zealand quá cao sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh xuất khẩu.

Dự trữ dầu thô API của Mỹ tăng vượt kỳ vọng, và dữ liệu tồn kho dầu thô EIA sẽ được công bố vào tối nay, dự kiến nếu tồn kho dầu thô tiếp tục tăng thì giá dầu WTI sẽ chịu áp lực giảm.

Các sự kiện đáng chú ý ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

09:00 Quyết định lãi suất của RBNZ ***
10:00 Họp báo RBNZ của New Zealand ***
12:00 JP Chỉ số hàng đầu APR **
15:00 CH Chỉ số tâm lý kinh tế THÁNG 6 **
15:00 EU Ifo Business Climate JUN **
20:00 Chỉ số giá nhà ở Mỹ APR **
21:30 Thay đổi cổ phiếu dầu thô EIA **

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1352/1.1374
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1291/1.1260

PMI sản xuất trong tháng 6 của EU đánh bại kỳ vọng của thị trường, điều này giúp tỷ giá EUR/USD phục hồi và đóng cửa trên mức 1.13 ngày hôm qua. Thị trường sẽ tập trung vào dữ liệ môi trường kinh doanh IFO của Đức, hy vọng dữ liệu sẽ tốt hơn trước đây, điều này có thể tiếp tục hỗ trợ tỷ giá EUR/USD kiểm tra mức kháng cự 1.1335/1.1352.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2553/1.2594
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2470/1.2445

Tỷ giá GBP/USD đóng cửa ở mức 1.2521 trong phiên Mỹ hôm qua. Về mặt kỹ thuật, chỉ báo RSI cho thấy tỷ giá vẫn duy trì đà tăng và GBP/USD có khả năng tăng lên mức kháng cự 1.2553/1.2594. Chúng ta cần chú ý đển chuyển động giá của EUR/USD để định hướng cho GBP/USD.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6977/0.7000
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6900/0.6878

AUD/USD tiếp tục tăng khi PMI của Mỹ và châu Âu được cải thiện kể từ tháng 5. PMI cải thiện giúp giá đồng tăng, do đó tiền tệ hàng hóa như đô la Úc sẽ được hưởng lợi. Về mặt kỹ thuật, chỉ báo RSI cho thấy xu hướng hiện tại vẫn tăng, điều này đủ sức để thúc đẩy tỷ giá AUD/USD lên mức kháng cự 0.6955/0.6977.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 106.80/107.05
Ngưỡng hỗ trợ: 106.35/106.10

USDJPY sụt giảm và bứt phá khỏi phạm vi trong phiên Mỹ vì tâm lý lo sợ rủi ro trên thị trường. Hiện tại, thị trường vẫn đang trong tâm lý không chắc chắn và tỷ giá USD/JPY sẽ hướng tới mức hỗ trợ 106.35/106.10.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3586/1.3609
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3509/1.3486

Đồng đô la Canada tiếp tục mạnh lên khi giá dầu thô duy trì trên mức 40 USD/thùng. USD/CAD chịu áp lực bán khi đồng đô la Mỹ suy yếu. Chúng ta cần chú ý về giá dầu thô, nếu giá dầu thô vẫn còn trong đợt tăng giá và giữ trên mức 40 USD/thùng, tỷ giá USD/CAD sẽ hướng tới khu vực hỗ trợ 1.3509/1.3486.

Dầu thô giao tháng 8 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 41.35/42.07
Ngưỡng hỗ trợ: 39.76/39.07

PMI sản xuất toàn cầu cải thiện giúp giá dầu thô ổn định trên 40 USD mỗi thùng. Nhưng báo cáo tồn kho dầu thô API cho thấy dự trữ dầu đã tăng lên, điều này khiến giá dầu trượt từ mức 41. Dữ liệu tồn kho dầu thô EIA sẽ được phát hành tối nay, nếu dữ liệu tăng bất ngờ thì nó có thể ngăn chặn sự gia tăng của dầu thô. Về mặt kỹ thuật, RSI cho thấy đà tăng hiện tại đã chậm lại và duy trì trên mức trung bình 50%, nếu giá phá vỡ dưới mức 40 USD mỗi thùng thì nó sẽ giảm về hỗ trợ 39.76/39.07. Ngược lại, nếu tiếp tục duy trì trên 40 USD mỗi thùng thì giá dầu thô sẽ kiểm tra mức kháng cự 41.35/42.07.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1775/1778
Ngưỡng hỗ trợ: 1754/1751

Giá vàng đã tăng trên 1770 do sự lo ngại về tình hình thương mại của thế giới và chính sách nới lỏng tiền tệ của các Ngân hàng Trung ương. Về mặt kỹ thuật, kim loại quý này vẫn đang trong xu hướng tăng và đà tăng mạnh có thể giúp giá vàng kiểm tra mức kháng cự 1775/1778.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26418/26539
Ngưỡng hỗ trợ: 25679/26515

Chỉ số Dow tương lai mở rộng mức tăng hai phiên liên tiếp khi PMI của Mỹ tốt hơn so với trước. Tuy nhiên, tình hình thương mại có thể ngăn chặn đà tăng của chỉ số Dow. Về mặt kỹ thuật, chỉ số Dow vẫn được hỗ trợ bởi đường MA 10 trên biểu đồ H4, nếu nó phá vỡ dưới MA 10 và đóng cửa dưới mức 26000 điểm, thì nó sẽ trượt xuống mức hỗ trợ 25679/25415. Mặt khác, nếu duy trì trên 26000, thì chỉ số Dow sẽ kiểm tra mức kháng cự 26418/26539.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
43
ATFX - Phân tích thị trường ngày 25/06/2020

Giá dầu giảm xuống dưới 40 USD mỗi thùng khi tồn kho dầu thô của EIA tăng. Giá dầu giảm ngày hôm qua cũng phản ánh sự lo ngại của các thị trường liên quan đến làn sóng thứ hai của COVID-19, vì nó có thể tiếp tục cản trở sự phục hồi về nhu cầu dầu thô.

Bên cạnh đó, chứng khoán toàn cầu cũng giảm khi IMF hạ thấp triển vọng của nền kinh tế thế giới, dự báo một cuộc suy thoái sâu hơn và phục hồi chậm hơn so với dự đoán của hai tháng trước.

Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và EU phát sinh. Nhà Trắng đang cân nhắc mức thuế mới đối với hàng xuất khẩu trị giá 3.1 tỷ USD từ EU như ô liu, bia, rượu gin, xe tải, phô mai, sữa chua và máy bay. Tuy nhiên, EU cũng đã đáp trả bằng cuộc tranh luận về việc có nên đóng cửa với du khách Mỹ vào mùa hè này hay không.

Hôm nay, trọng tâm của thị trường là Cuộc họp Chính sách tiền tệ ECB, tuyên bố thất nghiệp của Mỹ, hàng hóa lâu bền và dữ liệu GDP. Trong phiên họp của EU, việc công bố biên bản ECB sẽ ảnh hưởng đến đồng Euro, sau đó dữ liệu của Mỹ có thể ảnh hưởng đến đồng đô la Mỹ và chỉ số Dow tương lai.

Các sự kiện đáng chú ý ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

17:00 Khảo sát bán hàng CBI trong tháng 6 của Anh*
18:30 Cuộc họp chính sách tiền tệ của ECB ***
19:30 Tuyên bố thất nghiệp của Mỹ ***
19:30 Đơn hàng lâu bền của Mỹ **
19:30 GDP Q1 Mỹ ***

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1310/1.1335
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1215/1.1990

Tỷ giá EUR/USD giảm khi nguy cơ về dịch bệnh gia tăng và Nhà Trắng đang cân nhắc mức thuế mới đối với hàng hóa đến từ EU. Hôm nay, Cuộc họp Chính sách tiền tệ của EU sẽ diễn ra, nếu có thông tin lạc quan từ cuộc họp thì sẽ thúc đẩy tỷ giá EUR/USD tăng và kiểm tra mức kháng cự 1.1310/1.1335.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2520/1.2540
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2390/1.2370

Nhà Trắng đang cân nhắc mức thuế mới đối với EU và Vương quốc Anh, tỷ giá GBP/USD đã giảm hôm qua. Thị trường tập trung vào số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ, nếu dữ liệu vượt qua ước tính thị trường, GBP/USD sẽ được giao dịch ở mức thấp hơn và dự kiến sẽ giảm về mức hỗ trợ 1.2390/1.2370.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6900/0.6920
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6835/0.6815

Tỷ giá AUD/USD mở cửa ở mức thấp hơn và đang giao dịch dưới ngưỡng quan trọng 0.6900. Thị trường đang tập trung vào số liệu thất nghiệp của Mỹ, nếu dữ liệu tốt hơn trước đây, nó có thể đưa tỷ giá AUD/USD về mức hỗ trợ tiếp theo 0.6835/0.6815.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 107.25/107.40
Ngưỡng hỗ trợ: 106.70/106.55

Các trường hợp nhiễm vi rút gia tăng và khả năng phục hồi kinh tế mờ dần khi IMF dự đoán kinh tế thế giới vẫn chìm trong suy thoái. Thị trường tập trung vào số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ, nếu dữ liệu tốt hơn mong đợi, tỷ giá USD/JPY có thể phá vỡ mức 107 và sau đó hướng tới 107.25/107.40.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3655/1.3685
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3560/1.3530

Các nhà đầu tư đang tập trung vào số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ hôm nay, hy vọng dữ liệu sẽ tốt hơn trước đây, điều này sẽ giúp tỷ giá USD/CAD kiểm tra vùng kháng cự 1.3655/1.3685. Ngoài ra, chúng ta cần chú ý đến giá dầu thô khi giao dịch USD/CAD.

Dầu thô giao tháng 8 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 39.32/40.03
Ngưỡng hỗ trợ: 37.36/36.66

Giá dầu giảm xuống dưới 40 USD/thùng do dự trữ dầu thô của EIA tăng. Về mặt kỹ thuật, RSI cho thấy giá dầu đang gần khu vực quá bán. Nếu số liệu thất nghiệp của Mỹ đánh bại ước tính thị trường thì giá dầu thô sẽ trở lại mức 38 USD mỗi thùng.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1775/1778
Ngưỡng hỗ trợ: 1754/1751

Về mặt kỹ thuật, giá vàng hiện tại đang thoái lui khỏi đà tăng, nhưng chúng ta cần chú ý đến mức hỗ trợ tiếp theo là 1754/1751 để canh mua khi giá giảm.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 25805/26126
Ngưỡng hỗ trợ: 25218/2125

Chỉ số Dow tương lai giảm hơn 800 điểm khi Nhà Trắng đang cân nhắc mức thuế mới đối với EU và Vương quốc Anh. Ngoài ra, IMF đã hạ triển vọng kinh tế toàn cầu, dự báo một cuộc suy thoái mạnh hơn sẽ xuất hiện. Hôm nay, Thị trường tập trung vào dữ liệu thất nghiệp của Mỹ, nếu dữ liệu đánh bại ước tính thị trường, chỉ số Dow tương lai có thể kiểm tra vùng kháng cự 25805/26126. Tuy nhiên, nếu tâm lý rủi ro xuất hiện trên thị trường, nó có thể kéo chỉ số Dow tương lai kiểm tra mức hỗ trợ 25218/25026.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
43
ATFX - Phân tích thị trường ngày 26/06/2020

Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong các chương trình nhà nước của Mỹ đã giảm nhẹ xuống còn 1.48 triệu từ mức 1.54 triệu trong tuần trước đó. Bên cạnh đó, đơn hàng bền của Mỹ đã tăng 15.8%, vượt qua ước tính của thị trường. Chỉ số Dow tương lai phục hồi trở lại từ mức đáy khi các nhà quản lý nới lỏng những quy tắc giải phóng vốn. Mặt khác, giá vàng giảm từ mức 1753.

Hôm nay, thị trường sẽ tập trung vào khoản vay của EU cho các hộ gia đình và công ty, và chỉ số niềm tin tiêu dùng Michigan trong tháng 6 của Mỹ. Triển vọng tốt hơn có thể giúp chỉ số USD và Dow Jones tăng.

Các sự kiện đáng chú ý ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng
Thị trường Trung Quốc nghỉ lễ hôm nay.

06:30 CPI cốt lõi trong tháng 6 của Nhật Bản *
13:00 Chỉ số giá xuất khẩu tháng 5 của Đức **
14:00 Chủ tịch ECB phát biểu ***
15:00 Cung tiền M3 trong tháng 5 của EU **
19:30 Chỉ số giá PCE tháng 5 của Mỹ ***
19:30 Thu nhập cá nhân và chi tiêu trong tháng 5 của Mỹ **
21:00 Niềm tin tiêu dùng Michigan trong tháng 6 Mỹ

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1258/1.1278
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1188/1.1168

Chủ tịch ECB sẽ có bài phát biểu trong hôm nay. Về mặt kỹ thuật, chỉ báo RSI trên biểu đồ D1 cho thấy tỷ giá EUR/USD đang hình thành một đợt giảm giá. Nếu các thành viên của ECB vẫn có thái độ ôn hòa thì họ có thể gây thêm áp lực cho tỷ giá EUR/USD để kiểm tra mức hỗ trợ 1.1188/1.1168.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2463/1.2488
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2388/1.2363

Căng thẳng Brexit phát sinh, vì Vương quốc Anh sẽ không đồng ý với EU quyền sử dụng thuế trả đũa. Thời gian vẫn đang trôi qua nhanh và thời hạn Brexit đã đến gần, điều này có thể tác động tiêu cực đến GBP. Về mặt kỹ thuật, triển vọng của GBP/USD trên biểu đồ H4 khá ảm đạm, và áp lực bán vẫn còn. Nếu phá vỡ dưới mức 1.2400 thì nó sẽ giảm về hỗ trợ 1.2388/1.2363.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6900/0.6920
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6840/0.6825

Tỷ giá AUD/USD giảm xuống dưới đường MA 10 và MA 20. Thị trường đang tập trung vào niềm tin tiêu dùng Michigan của Mỹ, nếu dữ liệu tốt hơn kỳ vòng thì nó có thể kéo tỷ giá AUD/USD giảm về mức hỗ trợ 0.6840/0.6825.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 107,42/107,63
Ngưỡng hỗ trợ: 106,85/106,66

Về mặt kỹ thuật, tỷ giá USD/JPY vẫn đi ngang khi chỉ báo RSI không rõ xu hướng. Thị trường đang tập trung vào niềm tin tiêu dùng Michigan của Mỹ, nếu dữ liệu tốt hơn kỳ vọng thì tỷ giá USD/JPY sẽ kiểm tra mức kháng cự 107.42/107.63. Tuy nhiên, nếu nó phá vỡ dưới mức 107, thì nó sẽ giảm về mức hỗ trợ tiếp theo 106.85/106.66.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3655/1.3685
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3560/1.3530

Đồng đô la Mỹ mạnh lên so với các tiền tệ của các nước trong G10 khi tâm lý lo sợ rủi ro và tình hình lây nhiễm vi rút đang gia tăng ở Mỹ. Bên cạnh đó, đồng đô la Canada giảm xuống khi Fitch hạ mức tín nhiệm của Canada về AAA và mối đe dọa về thuế nhôm mới từ Mỹ. Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý đến giá dầu thô để định hướng cho tỷ giá USD/CAD. Nếu giá dầu giảm và đồng đô la Mỹ tăng mạnh thì USD/CAD để kiểm tra mức kháng cự 1.3655/1.3685.

Dầu thô giao tháng 8 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 39,42/39,80
Ngưỡng hỗ trợ: 37,63/37.10

Giá dầu thô đã được hỗ trợ sau có một đợt suy giảm khi số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp và các đơn đặt hàng bền của Mỹ đã phục hồi. Tuy nhiên, tâm lý thị trường vẫn đang lo ngại về làn sóng thứ hai của COVID-19. Giá dầu có thể kiểm tra mức hỗ trợ tiếp theo 37.63/37.10.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1771/1774
Ngưỡng hỗ trợ: 1757/1754

Giá vàng đã giảm từ mức 1754. Về mặt kỹ thuật, giá kim loại quý này vẫn đi ngang, nếu nó phá vỡ dưới mức 1760, thì nó sẽ thể kích một đợt điều chỉnh từ xu hướng tăng để hướng đến mức hỗ trợ 1757/1754. Tuy nhiên, nếu giá vàng vẫn ổn đinh trên mức 1760 thì nó sẽ tăng đến kháng cự 1771/1774.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 25810/26000
Ngưỡng hỗ trợ: 25288/23535

Chứng khoán Mỹ đóng cửa ở mức cao hơn vào thứ Năm khi cổ phiếu của ngành tài chính tăng điểm trước thông tin rằng các cơ quan quản lý sẽ nới lỏng các hạn chế đối với lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, các thị trường vẫn thận trọng khi các ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ đang tăng lên. Về mặt kỹ thuật, một cây nến tăng mạnh đã đóng cửa trên đường MA 10 trên biểu đồ H4. Nếu chỉ số Dow không thể duy trì trên đường MA 10, thì nó sẽ giảm về 25288/25135.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
43
ATFX - Phân tích thị trường ngày 29/06/2020

Chỉ số Dow tương lai giảm mạnh hơn 700 điểm khi các ca nhiễm COVID-19 gia tăng làm náo loạn thị trường tuần trước. Giá vàng phục hồi từ 1750 khi các nhà đầu tư ngày càng lo ngại về triển vọng kinh tế, vì nhiều tiểu bang ở Mỹ đã tạm dừng mở cửa nền kinh tế trở lại.

Hôm nay, thị trường sẽ tập trung đến bài phát biểu của thống đôc BoE Baily và Andrew Haldane. Chúng ta cần chú ý đến bất kỳ dấu hiệu nào để thay đổi chính sách tiền tệ. Nếu các nhà hoạch định chính sách có giọng điệu ôn hòa, thì tỷ giá GBP/USD sẽ chịu áp lực bán. Bên cạnh đó, CPI của Đức, PPI của Canada và Chỉ số kinh doanh sản xuất Dallas Fed của Mỹ sẽ là tâm điểm của hị trường ngày hôm nay.

Rủi ro trên thị trường đang tăng lên, thị trường chứng khoán toàn cầu và giá dầu sẽ chịu áp lực giảm. Mặt khác, các tài sản an toàn như đô la Mỹ, Vàng và Bạc đang được các nhà đầu tư chú ý.

Vào thứ Ba tuần này, Chủ tịch Fed Powell và Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin sẽ xác nhận các gói kích thích kinh tế để đối phó với virus. Vào ngày hôm sau, Fed sẽ công bố biên bản cuộc họp ấn định lãi suất và dữ liệu thay đổi việc làm của ADP. Nếu dữ liệu đánh bại ước tính của thị trường, nó có thể giúp đồng đô la Mỹ tăng giá.

** Do kỳ nghỉ của ngân hàng Mỹ vào thứ Sáu, dữ liệu Bảng lương phi nông nghiệp (Nonfarm Payroll - NFP) sẽ được công bố vào thứ Năm, ngày 2 tháng 7 năm 2020. **

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

14:00 Tài khoản vãng lai trong Q1 của Thụy Sĩ **
15:30 Tín dụng tiêu dùng trong tháng 5 của BoE **
16:00 Niềm tin kinh doanh và công nghiệp của EU ***
16:00 Niềm tin tiêu dùng tháng 7 của EU
21:00 Nhà chờ bán trong tháng 5 của Mỹ *
21:30 Chỉ số kinh doanh sản xuất Dallas Fed trong tháng 6 của Mỹ **

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1269/1.1287
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1208/1.1190

Ngày mai là hạn chót để Vương quốc Anh yêu cầu EU gia hạn kỳ hạn của Brexit. Mức độ rủi ro cao có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của đồng Euro. Đồng Euro suy yếu sẽ khiến tỷ giá EUR/USD giảm về mức hỗ trợ 1.1208/1.1190.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2420/1.2440
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2335/1.2315

Tỷ giá GBP/USD sụt giảm khi rủi ro Brexit không đạt được thỏa thuận tăng cao, vì vậy nó có khả năng giảm về hỗ trợ 1.2335/1.2315.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6900/0.6929
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6830/0.6806

Tỷ giá AUD/USD lao dốc vì tâm lý lo sợ rủi ro làm cho đồng đô la Mỹ mạnh lên. Về triển vọng tổng thể thì khả năng cao là tỷ giá AUD/USD sẽ phá vỡ trên 0.6900, sau khi phá vỡ mức này thì nó sẽ hướng đến mức kháng cự tiếp theo là 0.6929. Tuy nhiên, nếu AUD/USD thất bại trong việc phá vỡ trên 0.6900, thì nó sẽ giảm về hỗ trợ 0.6830/0.6806.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 107.65/107.80
Ngưỡng hỗ trợ: 107.00/106.85

Tỷ giá USD/JPY phục hồi từ mức 106.80 và đóng cửa trên mức 107 vào thứ Sáu tuần trước. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá đóng cửa trên đường MA 10 thì sẽ thúc đẩy sự tăng giá của đồng đô la Mỹ. Nếu USD/JPY mất mức 107, thì mức hỗ trợ tiếp theo sẽ là 106.85. Thị trường đang tập trung vào sự kiện quan trọng trong ngày mai, đó tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 5 của Nhật Bản, nếu dữ liệu không đạt kỳ vọng của thị trường, đồng yên sẽ chịu áp lực bán.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3690/1.3710
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3626/1.3610

Tỷ giá USD/CAD tăng vọt khi giá dầu chịu áp lực. Các nhà đầu tư tập trung vào PPI trong tháng 5 của Canada, nếu dữ liệu dưới mức ước tính thị trường, thì tỷ giá USD/CAD sẽ hướng tới mức kháng cự 1.3690/1.3710. Tuy nhiên, nếu tỷ giá phá vỡ dưới mức 1.3626 thì nó sẽ mở rộng đà giảm.

Dầu thô giao tháng 8 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 39.06/39.76
Ngưỡng hỗ trợ: 37.65/36.95

Thị trường dầu thô giảm nhẹ vào thứ Sáu do nhiều tiểu bang ở Mỹ đã tạm dừng mở cửa nền kinh tế. Về mặt kỹ thuật, dầu thô vẫn có xu hướng giảm, nếu nó phá vỡ dưới mức 38 thì áp lực giảm sẽ tăng và nó sẽ hướng đến mức hỗ trợ tiếp theo là 37.65/36.95.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1779/1783
Ngưỡng hỗ trợ: 1765/1761

Giá vàng tăng trở lại từ mức 1750 và đóng cửa với mức tăng vào thứ Sáu tuần trước. Tâm lý lo sợ rủi ro của thị trường đã phát sinh và triển vọng kinh tế ảm đạm có thể kích hoạt lại xu hướng tăng của giá vàng hướng đến ngưỡng kháng cự 1779/1783.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 25415/25578
Ngưỡng hỗ trợ: 24890/24560

Chỉ số Dow tương lai giảm mạnh hơn 700 điểm khi số lượng các ca nhiễm COVID-19 tăng mạnh đã gây ra bất ổn thị trường tuần trước. Triển vọng kinh tế ảm đạm có thể khiến chỉ số Dow tương lai tiếp tục chịu áp lực bán, vì nhiều tiểu bang ở Mỹ đã tạm dừng mở cửa kinh tế. Về mặt kỹ thuật, chỉ số Dow tương lai đã phục hồi tại phiên giao dịch châu Á và hướng đến mức kháng cự 25415/25578.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific