Hạng C
6/11/18
575
15
35
43
ATFX - Phân tích thị trường ngày 08/10/2020

Chỉ số Dow tương lai tăng mạnh vào đầu phiên giao dịch khi các nhà đầu tư lạc quan về triển vọng của các gói kích thích, trong khi giá vàng ít thay đổi và giao dịch ở mức 1880 USD/ounce. Bất chấp dự trữ dầu thô EIA tăng, giá dầu thô đóng cửa với mức tăng do thị trường kỳ vọng vào gói cứu trợ mới của Mỹ.

Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là bài phát biểu của thống đốc BoE Bailey và thống đốc BoC Macklem. Các nhà đầu tư cũng nên theo dõi các số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ. Nếu kết quả tốt hơn, thì chỉ số Dow tương lai sẽ tăng vọt. Tại EU, cán cân thương mại của Đức và chính sách tiền tệ của ECB sẽ là điểm nhấn khác cho ngày hôm nay.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

13:00 Cán cân thương mại trong tháng 8 của Đức **
14:25 Thống đốc BoE Bailey phát biểu ***
16:30 Chủ tịch SNB phát biểu tại Jordan **
18:30 Các tài khoản cuộc họp chính sách tiền tệ của ECB ***
19:30 Thống đốc BoC Macklem phát biểu ***
19:30 Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ ***
Triển vọng Dầu thô Thế giới năm 2020 của OPEC ***

EUR/USD

Kháng cự: 1.1802/1.1834
Hỗ trợ: 1.1757/1.1730

Tỷ giá EUR/USD tăng mạnh do đồng đô la Mỹ suy yếu. Hôm nay, các nhà đầu tư nên chú ý đến các sự kiện quan trọng như cuộc họp chính sách tiền tệ của ECB và cán cân thương mại của Đức. Theo bài phát biểu trước đó của chủ tịch ECB Lagarde, thì bà bày tỏ lo ngại về sự phục hồi kinh tế ở EU. Do đó, chúng tôi thấy rằng cuộc họp của ECB hôm nay vẫn có thể là một giai điệu ôn hòa và tỷ giá EUR/USD sẽ đối mặt với áp lực giảm giá.

GBP/USD

Kháng cự: 1.2950/1.2998
Hỗ trợ: 1.2875/1.2836

Anh vẫn lạc quan về một thỏa thuận hậu Brexit, và thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết ông muốn thỏa thuận phải rõ ràng trước ngày 15/10. Tuy nhiên, nếu thỏa thuận vẫn chưa chắc chắn, thì nó có thể hoãn sang tháng 11 hoặc tháng 12. Trong khi đó, các nhà đầu tư nên chú ý đến phát biểu của thống đốc BoE Bailey tại phiên họp EU và số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ vào tối nay. Nếu kết quả tốt hơn kỳ vọng của thị trường, thì GBP/USD có thể giảm trở lại vùng hỗ trợ.

AUD/USD

Kháng cự: 0.7150/0.7175
Hỗ trợ: 0.7085/0.7065

Tỷ giá AUD/USD đã giảm xuống sau khi RBNZ gợi ý về lãi suất âm. Về mặt kỹ thuật, AUD/USD được củng cố ở đường MA 10 trong khung thời gian H4. Nếu tỷ giá giảm dưới MA 10, thì nó sẽ giảm xuống mức hỗ trợ tiếp theo. Các nhà đầu tư nên chú ý đến số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ cũng như đánh giá ổn định tài chính của RBA vào ngày mai.

USD/JPY

Kháng cự: 106.43/106.59
Hỗ trợ: 105.73/105.57

Mặc dù thống đốc BoJ Kuroda bày tỏ lạc quan về tình hình hiện tại của nền kinh tế, nhưng USD/JPY vẫn giữ ổn định quanh mức 106. Nhưng ông Kuroda vẫn lo ngại về tác động của COVID-19 ở Nhật Bản và có thể thực hiện thêm các biện pháp nới lỏng mà không phải do dự. Hôm nay, thị trường tập trung vào số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ và nếu kết quả vượt qua dự đoán của thị trường, thì USD/JPY sẽ tăng lên mức kháng cự 106.43/106.59.

USD/CAD

Kháng cự: 1.3320/1.3355
Hỗ trợ: 1.3240/1.3205

USD/CAD giảm từ 1.33 và được củng cố ở mức giảm của ngày hôm trước, thống đốc BoC Macklem sẽ có bài phát biểu hôm nay. Bên cạnh đó, điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ. Nếu kết quả đánh bại kỳ vọng của thị trường thì đồng CAD sẽ chịu áp lực và tỷ giá USD/CAD sẽ tăng lên. Mặt khác, các nhà đầu tư cũng nên nên lưu ý và theo dõi báo cáo việc làm trong tháng 9 của Canada vào thứ Sáu.

Dầu thô kỳ hạn tháng 11 của Mỹ

Kháng cự: 40.35/40.80
Hỗ trợ: 39.15/38.55

Bất chấp dự trữ dầu thô EIA tăng, giá dầu thô đóng cửa với mức tăng do thị trường kỳ vọng vào gói cứu trợ mới của Mỹ. Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là triển vọng dầu thô trên thế giới năm 2020 của OPEC. Nếu có triển vọng lạc quan về sự phục hồi kinh tế trên toàn cầu thì giá dầu thô sẽ tăng lên mức kháng cự 40.35/40.80. Ngược lại, nếu nhu cầu dầu thô không ổn định, thì giá dầu thô sẽ chịu áp lực. Trong khi đó, nhà đầu tư cũng nên theo dõi số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ.

Vàng giao ngay (XAU/USD)

Kháng cự: 1897/1902
Hỗ trợ: 1878/1873

Giá vàng ít thay đổi ở mức 1880 USD/ounce. Các nhà đầu tư lạc quan với triển vọng của các biện pháp kích thích. Tuy nhiên, đà tăng của giá vàng yếu đi do các nhà đầu tư thận trọng trước sự thất vọng về các gói hỗ trợ. Ngoài ra, số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ cũng là dữ liệu quan trọng ảnh hưởng đến xu hướng của giá vàng, nếu kết quả này đánh bại dự đoán của thị trường thì giá vàng sẽ chịu áp lực.

Chỉ số Dow Jones (US30) tương lai của Mỹ

Kháng cự: 28492/28724
Hỗ trợ: 28037/27627

Chỉ số Dow tương lai tăng mạnh vào đầu phiên giao dịch khi các nhà đầu tư lạc quan về gói kích thích. Các nhà đầu tư nên theo dõi dữ liệu số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ trong tối nay. Nếu kết quả tốt hơn kỳ vọng thì chỉ số Dow tương lai có cơ hội tăng lên mức kháng cự 28492/28724. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng nên theo dõi tiến độ của gói kích cầu.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
43
ATFX - Phân tích thị trường ngày 09/10/2020

Chỉ số Dow tương lai tăng sau khi chính quyền của Trump một lần ủng hộ quy mô của gói kích thích, giá dầu thô cũng tăng khi cơn bão Delta tiến về Duyên hải Vịnh Mexico của Mỹ và nó khiến công ty khai thác dầu ngừng sản xuất.

Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay sẽ là GDP, cán cân thương mại và sản lượng sản xuất trong tháng 8 của Vương quốc Anh. Báo cáo việc làm trong tháng 9 của Canada cũng là dữ liệu đáng chú ý trong phiên New York. Các nhà đầu tư cũng nên theo dõi gói cứu trợ của Mỹ, nếu các gói cứu trợ này tiếp tục gặp bế tắc thì chỉ số Dow tương lai sẽ gặp áp lực và đồng đô la Mỹ có thể được củng cố.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

08:45 PMI dịch vụ Caixin tháng 9 của Trung Quốc **
13:00 GDP & cán cân thương mại của Vương quốc Anh
13:00 Sản lượng sản xuất trong tháng 8 của Vương quốc Anh ***
13:45 Sản xuất công nghiệp trong tháng 8 của Pháp **
19:30 Báo cáo việc làm trong tháng 9 của Canada **
21:00 Doanh số bán buôn tháng 8 của Mỹ **

EUR/USD

Kháng cự: 1.1834/1.1854
Hỗ trợ: 1.1732/1.1710

Tỷ giá EUR/USD ổn định ở mức 1.1760 sau khi ECB báo hiệu điều chỉnh tất cả các công cụ để đảm bảo phát đi theo đúng mục tiêu. Về mặt kỹ thuật, EUR/USD đang dao động quanh đường MA 10 và MA 20 và tín hiệu tăng xuất hiện sau khi chỉ báo RSI trên mức 50. Do đó, nếu EUR/USD có thể duy trì trên mức hỗ trợ, thì nó sẽ tăng lên mức kháng cự tiếp theo.

GBP/USD

Kháng cự: 1.2998/1.3036
Hỗ trợ: 1.2875/1.2836

Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là GDP, cán cân thương mại và sản lượng sản xuất trong tháng 8 của Vương quốc Anh, những dữ liệu này sẽ tác động đến xu hướng của GBP/USD và các dữ liệu này sẽ chịu áp lực bởi sự hồi sinh của đại dịch. Ngoài ra, các cuộc đàm phán Brexit tiếp tục dậm chân tại chỗ ngay cả khi Vương quốc Anh muốn có thỏa thuận vào ngày 15 tháng 10. Về mặt kỹ thuật, nếu GBP/USD phá vỡ trên mức 1.30 thì nó sẽ tăng lên các mức kháng cự tiếp theo. Ngược lại, nếu giá duy trì dưới 1.30 thì nó sẽ tiếp tục xu hướng giảm.

AUD/USD

Kháng cự: 0.7214/0.7254
Hỗ trợ: 0.7150/0.7134

RBA đã xem xét ổn định tài chính và đề cập rằng rủi ro đối với các công ty sẽ tăng lên đáng kể khi việc tạm hoãn trả nợ và hỗ trợ thu nhập chấm dứt. Tuy nhiên, AUD/USD đã kéo dài đà tăng lên mức 0.7170 trong phiên giao dịch châu Á khi đồng đô la Mỹ suy yếu. Về mặt kỹ thuật, nếu AUD/USD phá vỡ trên mức 0.72 thì nó sẽ tăng lên các mức kháng cự tiếp theo.

USD/JPY

Kháng cự: 106.05/106.16
Hỗ trợ: 105.57/105.45

Tỷ giá USD/JPY đã thoái lui khỏi mức 106 do đồng đô la Mỹ suy yếu và các nhà đầu tư kỳ vọng vào gói kích thích. Về mặt kỹ thuật, USD/JPY đang tiếp cận đường MA 20 trên khung thời gian H4 và xu hướng tăng giá sẽ suy yếu khi chỉ báo RSI giảm dưới 50. Nếu tỷ giá không thể giữ trên MA 20 thì nó sẽ giảm giá.

USD/CAD

Kháng cự: 1.3205/1.3238
Hỗ trợ: 1.3155/1.3105

USD/CAD giảm do đồng đô la Mỹ suy yếu và giá dầu thô tương lai giao dịch cao hơn. Trọng tâm của thị trường ngày hôm nay là báo cáo việc làm trong tháng 9 của Canada. Nếu dữ liệu tệ hơn dự đoán của thị trường, thì USD/CAD sẽ tăng lên mức kháng cự 1.3205/1.3238.

Dầu thô kỳ hạn tháng 11 của Mỹ

Kháng cự: 41.69/42.28
Hỗ trợ: 40.35/39.75

Giá dầu thô kỳ hạn đang giao dịch cao hơn vào giữa phiên do các nhà sản xuất dầu ở Vịnh Mexico tạm dừng hoạt động do bão Delta. Bên cạnh đó, OPEC cũng vừa công bố triển vọng dầu thô Thế giới năm 2020, trong đó họ chia sẻ quan điểm về sự phục hồi của nhu cầu dầu thô. Họ nói rằng nhu cầu dầu toàn cầu dự kiến sẽ ổn định vào cuối năm 2030. Về mặt kỹ thuật, đà tăng giá đã suy yếu ở mức 41 USD/thùng. Nếu mức này bị phá vỡ, thì nó sẽ giảm về các mức hỗ trợ tiếp theo.

Vàng giao ngay (XAU/USD)

Kháng cự: 1911/1914
Hỗ trợ: 1894/1891

Giá vàng đã lấy lại mức 1900 USD/ounce và mức giá này đã hình thành hỗ trợ mới trong bối cảnh kỳ vọng về gói kích thích và đồng đô la Mỹ suy yếu. Tuy nhiên, gói kích cầu của Mỹ vẫn đang được đàm phán; nếu cuộc đàm phán vẫn bế tắc, thì giá vàng sẽ chịu áp lực và đồng đô la Mỹ sẽ được hưởng lợi. Về mặt kỹ thuật, giá vàng hiện đang kiểm tra mức 1906 và nếu mức này bị phá vỡ thì nó sẽ tăng lên mức kháng cự khác 1911/1914.

Chỉ số Dow Jones (US30) tương lai của Mỹ

Kháng cự: 28724/28870
Hỗ trợ: 28209/28002

Chỉ số Dow tương lai tăng sau khi chính quyền của Trump một lần nữa ủng hộ quy mô của gói kích thích. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên chú ý đến cuộc đàm phán về gói kích thích của Mỹ; nếu gói kích thích được thông qua, thì chỉ số Dow tương lai có cơ hội tăng lên mức kháng cự tiếp theo. Bên cạnh đó, cuộc tranh luận về cuộc bầu cử vòng hai có thể gây ra bất ổn chính trị và chỉ số Dow có thể chịu áp lực.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
43
ATFX - Phân tích thị trường ngày 12/10/2020

Chỉ số Dow tương lai đóng cửa trong sắc xanh vào cuối tuần trước sau khi chính quyền Trump tăng cường gói kích thích. Ngoài ra, Tổng thống Trump cũng đề cập đến việc muốn thấy một gói kích thích lớn hơn, điều này đã hỗ trợ giá vàng tăng cao hơn. Giá dầu thô cũng được thúc đẩy vào cuối tuần nhờ giá cổ phiếu tăng vọt và cuộc đình công của các công ty dầu mở Na Uy. Tuy nhiên, giá dầu đã thoái lui trước khi đóng cửa do các công nhân dầu mỏ của Na Uy đạt được thỏa thuận chấm dứt cuộc đình công.

Trong tuần này: Các cuộc đàm phán Brexit sẽ tiếp tục tại Brussels. Thủ tướng Anh Boris Johnson đã ấn định ngày 15 tháng 10 là ngày cuối cùng để đạt được thỏa thuận Brexit. Do đó, đồng bảng Anh sẽ có cơ hội biến động mạnh. Bên cạnh đó, cân đối ngân sách Liên bang của Mỹ cũng là sự kiện quan trọng cần được chú ý. Doanh số bán lẻ và số lượng sản xuất công nghiệp của Mỹ trong tháng 9 được dự báo sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong bối cảnh cuộc khủng hoảng COVID-19 vẫn đang diễn ra và thiếu sự hỗ trợ của chính phủ. Tại châu Âu, các nhà đầu tư nên theo dõi dữ liệu về sản lượng công nghiệp và thương mại quốc tế của Khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là về chủ tịch ECB Lagarde và Thống đốc BoE Bailey sẽ có bài phát biểu. Trong khi đó, Ngân hàng Canada sẽ đóng cửa nhân Ngày Lễ Tạ ơn và các Ngân hàng Mỹ sẽ đóng cửa nhân Ngày Columbus.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

Ngày lễ tạ ơn của Canada, Ngày Columbus của Mỹ
18:00 Bài phát biểu của Chủ tịch ECB EU Lagarde ***

EUR/USD

Kháng cự: 1.1838/1.1858
Hỗ trợ: 1.1795/1.1775

Tỷ giá EUR/USD đánh dầu mức tăng hàng tuần thứ hai khi được củng cố trong khu vực 1.18. Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là bài phát biểu của chủ tịch ECB Lagarde. Về mặt kỹ thuật, tiềm năng tăng giá mạnh đã thể hiện rõ ràng hơn trong biểu đồ H4, khi tỷ giá đang nằm trên tất cả các đường MA. Đồng thời, các chỉ báo kỹ thuật đang ở mức quá mua. Do đó, nếu tỷ giá phá vỡ dưới 1.18 thì nó sẽ giảm về các mức hỗ trợ tiếp theo. Ngược lại, nếu tỷ giá giữ vững trên 1.18 thì mục tiêu sẽ là các mức kháng cự.

GBP/USD

Kháng cự: 1.3075/1.3122
Hỗ trợ: 1.2978/1.2950

Vào tuần trước, GBP/USD đã tăng lên mức cao nhất trong 4 tuần là 1.3040. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán Brexit sẽ tiếp tục tại Brussels vào thứ Năm sắp tới. Thủ tướng Anh Boris Johnson đã ấn định ngày 15 tháng 10 là ngày cuối cùng để đạt được thỏa thuận. Về mặt kỹ thuật, 1.30 là vùng giá quan trọng, nếu tỷ giá giảm dưới vùng này thì nó sẽ tiếp tục lao dốc. Ngược lại, nếu mức này được củng cố, thì nó sẽ tăng lên các mức cao hơn.

AUD/USD

Kháng cự: 0.7254/0.7293
Hỗ trợ: 0.7192/0.7175

Dữ liệu về nhà ở của Úc trong tháng 8 đã đánh bại kỳ vọng của thị trường, điều này hỗ trợ tích cực cho tỷ giá AUD/USD. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá đang dao động quanh mức 0.72, chỉ báo RSI đang trong vùng quá mua, nên động lực tăng đã không còn. Nếu tỷ giá giảm dưới mức 0.72 thì nó sẽ giảm trở lại các mức hỗ trợ. Hơn nữa, sự kiện quan trọng đối với đồng AUD trong tuần này là bài phát biểu của thống đốc RBA Lowe và dữ liệu việc làm của Úc.

USD/JPY

Kháng cự: 105.87/106.07
Hỗ trợ: 105.26/104.97

Tỷ giá USD/JPY thoái lui vào thứ Sáu tuần trước để kết thúc tuần với mức tăng khiêm tốn và giao dịch quanh mức 105.60. Những dữ liệu của Nhật Bản đã gây áp lực và đẩy tỷ giá giảm dưới mức 106.00. Về mặt kỹ thuật, nếu tỷ giá không thể tăng trở lại mức 106.00 thì nó sẽ tiếp tục xu hướng giảm.

USD/CAD

Kháng cự: 1.3155/1.3205
Hỗ trợ: 1.3056/1.2994

CAD tăng giá so với USD khi dòng vốn chảy ra khỏi đồng bạc xanh và giá dầu thô mạnh lên. Hiện tại, tâm điểm của thị trường là gói kích thích của Mỹ. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá này đang dao động trên mức 1.31, nếu nó phá vỡ dưới 1.31 thì nó sẽ giảm xuống 1.3056, đây là là mức Fibonacci Retracement 85.2%.

Dầu thô kỳ hạn tháng 11 của Mỹ

Kháng cự: 40.94/41.69
Hỗ trợ: 39.75/39.15

Giá dầu thô được thúc đẩy vào cuối tuần nhờ các cổ phiếu tăng vọt và cuộc đình công của các công nhân công ty dầu khí Na Uy. Tuy nhiên, giá dầu đã thoái lui trước khi đóng cửa khi các công nhân dầu mỏ của Na Uy đạt được thỏa thuận chấm dứt cuộc đình công. Trong biểu đồ H4, tiềm năng tăng giá đã hiển thị rõ ràng hơn, nếu giá dầu tăng trở lại trên đường MA 20, thì nó có cơ hội tăng lên mức 41.69. Ngược lại, nếu đà tăng mất đi thì nó sẽ giảm về 39.75/39.15.

Vàng giao ngay (XAU/USD)

Kháng cự: 1939/1945
Hỗ trợ: 1921/1915

Vàng tiếp tục tỏa sáng khi các nhà đầu tư kỳ vọng vào gói kích thích kinh tế lớn hơn từ Mỹ. Trong khi đó, các cuộc đàm phán về Brexit sẽ được tiếp tục tại Brussels vào thứ Năm tới và các nhà đầu tư đang tập trung vào cân đối ngân sách Liên bang Mỹ, sẽ được công bố trong tuần này. Về mặt kỹ thuật, nếu giá vàng điều chỉnh từ xu hướng tăng, thì nó có thể giảm về mức hỗ trợ 1921/1915. Tuy nhiên, nếu đồng đô la Mỹ suy yếu thì vàng sẽ tiếp tục tăng giá.

Chỉ số Dow Jones (US30) tương lai của Mỹ

Kháng cự: 28724/28805
Hỗ trợ: 28328/28185

Chỉ số Dow tương lai đóng cửa trong sắc xanh sau khi chính quyền Trump tăng cường gói kích thích. Các nhà đầu tư sẽ tập trung vào cân đối ngân sách Liên bang của Mỹ, sẽ được công bố trong tuần này. Dự đoán cán cân ngân sách Liên bang có thể phá vỡ mức cao kỷ lục và nó có thể thúc đẩy kinh tế phát triển. Về mặt kỹ thuật, chỉ số Dow tương lai đang dao động quanh ngưỡng MA 10, thị trường hôm nay có thể chững lại khi các Ngân hàng Mỹ đóng cửa nhân Ngày Columbus.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
43
ATFX - Phân tích thị trường ngày 13/10/2020

Chỉ số Dow tương lai đóng cửa trong sắc xanh, trong khi giá vàng vẫn duy trì trên mức 1900 USD/ounce, đây là mức quan trọng khi các nhà đầu tư tiếp tục theo dõi những diễn biến của gói kích thích tài khóa liên quan đến COVID-19. Bên cạnh đó, giá dầu thô ổn định sau khi lao dốc do các công nhân ở Vùng Vịnh Mỹ quay trở lại làm việc sau khi cơn bão Delta đổ bộ và Libya thực hiện một bước quan trọng trong việc khởi động lại việc khai thác tại mỏ dầu lớn nhất.

Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay sẽ là tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 8 của Vương quốc Anh và số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tháng 9. Tại khu vực đồng Euro, các nhà đầu tư nên theo dõi chỉ số CPI trong tháng 9 của Đức và niềm tin kinh tế ZEW trong tháng 10 của Đức & Eurozone. Trong phiên New York, chỉ số CPI tháng 9 của Mỹ sẽ được công bố, dự đoán nó chỉ tăng trưởng khiêm tốn trong bối cảnh cuộc khủng hoảng COVID-19 đang diễn ra và sự thiếu hỗ trợ từ chính phủ.

Các sự kiện đáng chú ý ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

09:00 Cán cân thương mại tháng 9 của Trung Quốc **
13:00 Tỷ lệ thất nghiệp và số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp tháng 9 của Vương quốc Anh ***
13:00 CPI tháng 9 của Đức **
16:00 Niềm tin kinh tế ZEW của Đức và khu vực đồng tiền chung châu Âu **
19:30 Họp báo của IMF & G24 **
19:30 CPI tháng 9 của Mỹ ***
21:00 Thống đốc BOE Bailey phát biểu ***
Ngày hôm sau 00:00 Lễ ra mắt sản phẩm mới của Apple **

EUR/USD

Kháng cự: 1.1815/1.1830
Hỗ trợ: 1.1775/1.1760

EUR/USD đang dao động quanh mức 1.18 khi các nhà đầu tư chú ý đến chỉ số CPI tháng 9 của Đức, và niềm tin kinh tế ZEW tháng 10 của Đức & Eurozone. Nếu dữ liệu không đạt kỳ vọng của thị trường, nó có thể khiến EUR/USD chịu áp lực và giảm trở lại mức hỗ trợ 1.1775/1.1760. Một điểm nổi bật khác của thị trường là chỉ số CPI của Mỹ, nó sẽ được công bố trong phiên giao dịch New York. Nếu kết quả dữ liệu thấp hơn con số dự đoán, thì EUR/USD có cơ hội phục hồi.

GBP/USD

Kháng cự: 1.3075/1.3100
Hỗ trợ: 1.3005/1.2980

GBP/USD đi ngang sau khi đóng cửa ở mức cao hơn. Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 8 của Vương quốc Anh và số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tháng 9. Bên cạnh đó, trong phiên New York, thống đốc BoE Bailey sẽ có bài phát biểu. Về mặt kỹ thuật, cặp tiền này đã ổn định trên đường MA 10. Nếu nó mất đà ở mức tăng và phá vỡ dưới đường MA 10, thì nó sẽ giảm trở lại mức hỗ trợ 1.3005/1.2980. Ngoài ra, các nhà đầu tư nên chú ý đến dữ liệu CPI của Mỹ, sẽ được công bố trong phiên giao dịch New York.

AUD/USD

Kháng cự: 0.7200/0.7215
Hỗ trợ: 0.7160/0.7145

AUD/USD đã tăng giá trở lại trong bối cảnh Trung Quốc đã ngừng mua than của Úc, tin tức này đã khiến AUD/USD phá vỡ dưới MA 10 & MA 20 và hình thành mô hình giảm giá trên biểu đồ H4. Do đó, chúng ta có thể thấy cặp tiền này giảm về mức hỗ trợ 0.7160/0.7145. Số liệu CPI của Mỹ sẽ được công bố vào tối nay. Nếu kết quả tệ hơn thì đồng đô la Mỹ sẽ suy yếu và thúc đẩy AUDUSD tăng.

USD/JPY

Kháng cự: 105.58/105.72
Hỗ trợ: 105.08/104.95

USD/JPY tiếp tục chịu áp lực khi đồng Yên tăng giá bất chấp sự phục hồi của thị trường chứng khoán toàn cầu. Về mặt kỹ thuật, USD/JPY đang chờ đợt giảm giá tiếp theo khi xu hướng giảm giá hình thành trong khung thời gian H4, tỷ giá có khả năng giảm xuống vùng hỗ trợ. Hôm nay, chỉ số CPI của Mỹ sẽ là dữ liệu chính để xác định xu hướng của USD/JPY. Nếu kết quả không đạt được như dự đoán của thị trường thì USD/JPY sẽ giảm về 104.95.

USD/CAD

Kháng cự: 1.3175/1.3205
Hỗ trợ: 1.3086/1.3056

USD/CAD tăng trở lại từ mức đáy khi giá dầu thô đóng cửa giảm nhẹ vào ngày hôm qua. Cặp tiền đang dao động trên đường MA 10 khi các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu CPI của Mỹ sẽ được công bố vào tối nay. Kết quả lạc quan có thể hỗ trợ USD/CAD tăng lên mức kháng cự 1.3175/1.3205. Ngoài ra, báo cáo hàng tháng của OPEC cũng có thể tác động đến xu hướng của đồng CAD. Giọng điệu diều hâu của các nhà hoạch định chính sách có thể thúc đẩy giá dầu thô tăng và gây áp lực đối với USDCAD.

Dầu thô kỳ hạn tháng 11 của Mỹ

Kháng cự: 40.40/40.75
Hỗ trợ: 39.30/39.15

Dầu thô ổn định sau khi lao dốc do các công nhân ở duyên hải vịnh Mexico đã quay trở lại sau khi cơn bão Delta đổ bộ và Libya thực hiện một bước quan trọng trong việc mở lại mỏ dầu lớn nhất của mình. Báo cáo hàng tháng của OPEC cũng là thông tin quan trọng ảnh hưởng đến xu hướng của dầu thô. Nếu giọng điệu diều hâu được công bố từ các nhà hoạch định chính sách, thì giá dầu sẽ tăng vọt.

Vàng giao ngay (XAU/USD)

Kháng cự: 1928/1932
Hỗ trợ: 1911/1908

Giá vàng vẫn duy trì trên mức quan trọng 1900 USD/ounce khi các nhà đầu tư tiếp tục theo dõi các diễn biến của gói kích thích kinh tế của Mỹ. Nếu có bất kỳ phản đối về thỏa thuận của gói kích thích. Thì đồng đô la Mỹ sẽ tăng giá và giá vàng sẽ lao dốc. Hôm nay, chỉ số CPI của Mỹ sẽ là dữ liệu quan trọng. Nếu kết quả không đạt được như ước tính của thị trường, thì giá vàng sẽ tăng vọt.

Chỉ số Dow Jones (US30) tương lai của Mỹ

Kháng cự: 29127/29210
Hỗ trợ: 28713/28567

Chỉ số Dow tương lai đóng cửa trong sắc xanh vào hôm qua. Thị trường vẫn tập trung vào gói kích thích tài khóa và dữ liệu CPI của Mỹ sẽ được công bố vào tối nay. Về mặt kỹ thuật, tiềm năng tăng giá đã xuất hiện trong biểu đồ H4 khi chỉ số đang nằm trên tất cả các đường MA. Việc phá vỡ dưới MA 10 và MA 20 thì chỉ số Dow sẽ giảm về mức hỗ trợ 28713/29210.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
43
ATFX - Phân tích thị trường ngày 14/10/2020

Chỉ số Dow tương lai dường như không thay đổi vào phiên giao dịch hôm qua khi các nhà đầu tư chuẩn bị cho mùa báo cáo thu nhập mới và chờ đợi những diễn biến về các gói kích thích, trong khi đó giá dầu thô ổn định trên 40 USD/thùng. Giá vàng chịu áp lực và giảm xuống mức thấp mới khi đồng đô la Mỹ mạnh lên.

Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là chỉ số PPI tháng 9 của Mỹ. Trên thị trường hàng hóa, dự trữ dầu thô API và báo cáo hàng tháng của IEA sẽ là những thông tin quan trọng. Chủ tịch ECB Lagarde sẽ có bài phát biểu trong hôm nay và các nhà đầu tư nên theo dõi hoạt động sản xuất công nghiệp trong tháng 8 của EU sẽ được công bố sau bài phát biểu.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

15:00 Báo cáo hàng tháng của EIA **
15:00 Chủ tịch ECB Legarde phát biểu
16:00 Sản xuất công nghiệp tháng 8 của EU **
19:00 Họp báo IMF **
19:30 PPI tháng 9 của Mỹ **
20:00 Fed Clarida phát biểu **
Ngày hôm sau 02:00 Fed Quarles phát biểu **
Ngày hôm sau 03:30 Dự trữ dầu thô API của Mỹ ***
Ngày hôm sau 04:45 Thống đốc RBA Lowe phát biểu **

EUR/USD

Kháng cự: 1.1778/1.1805
Hỗ trợ: 1.1720/1.1695

Tỷ giá EUR/USD mở cửa thấp hơn khi đồng USD tăng mạnh và làn sóng COVID thứ hai ở châu Âu ảnh hưởng đến nền kinh tế khu vực đồng tiền chung Euro. Hơn nữa, chủ tịch ECB Lagarde sẽ có bài phát biểu trong hôm nay và các nhà đầu tư nên theo dõi hoạt động sản xuất công nghiệp tháng 8 của EU. Về mặt kỹ thuật, EUR/USD đã đạt đến vùng hỗ trợ chính mà chúng tôi đã đề cập ngày hôm qua và mô hình giảm giá đã hình thành. Nếu các nhà hoạch định chính sách có giọng điệu ôn hòa lực bán sẽ tăng mạnh. Hôm nay, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào chỉ số PPI trong tháng 9 của Mỹ, nếu dữ liệu không đạt được như kỳ vọng của thị trường, thì EUR/USD sẽ tăng lên các mức kháng cự.

GBP/USD

Kháng cự: 1.2985/1.3015
Hỗ trợ: 1.2878/1.2844

GBP/USD tiếp tục giảm và chạm đáy ở mức 1.2959 trong bối cảnh đồng đô la Mỹ mạnh hơn. Bên cạnh đó, thống đốc BoE Bailey cho biết rằng BOE cần xem xét việc đưa ra lãi suất âm và nói thêm rằng họ chưa đưa ra quyết định này. Nhận định của ông dường như không ảnh hưởng đến đồng bảng Anh. Thị trường hôm nay sẽ tập trung vào chỉ số PPI tháng 9 của Mỹ, nếu các số liệu này không đạt được kỳ vọng của thị trường, thì GBP/USD sẽ tăng lên vùng kháng cự. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán Brexit sẽ tiếp tục diễn ra tại Brussels vào ngày mai. Do đó, GBP/USD có thể chịu áp lực.

AUD/USD

Kháng cự: 0.7195/0.7215
Hỗ trợ: 0.7135/0.7115

AUD/USD giữ được mức hỗ trợ quan trọng khi dữ liệu của Úc vượt qua dự đoán của thị trường. Tuy nhiên, tỷ giá này phải vượt mức 0.72 để có thể hình thành mô hình tăng giá. Nếu nó duy trì dưới mức này thì nó sẽ kiểm tra các mức hỗ trợ 0.7135/0.7115.

USD/JPY

Kháng cự: 105.58/105.78
Hỗ trợ: 105.18/104.97

USD/JPY mở cửa cao hơn sau khi giao dịch trong phạm vi từ 105.28 đến 105.625. Các nhà đầu tư khá mệt mõi vì thiếu những quyết đoán cho các cuộc đàm phán về gói kích thích của Mỹ. Hôm nay, thị trường sẽ tập trung vào chỉ số PPI tháng 9 của Mỹ. Nếu dữ liệu lạc quan thì USD/JPY có thể tăng lên các mức kháng cự 105.58/105.78. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý đến tiến độ thực hiện gói kích cầu của Mỹ; nó sẽ tác động đến xu hướng của đồng USD.

USD/CAD

Kháng cự: 1.3205/1.3255
Hỗ trợ: 1.3105/1.3056

USD/CAD mở rộng đà phục hồi khi đồng đô la Mỹ mạnh lên. Hôm nay, thị trường tập trung vào chỉ số PPI trong tháng 9 của Mỹ. Nếu kết quả lạc quan thì USD/CAD có cơ hội tăng lên các mức kháng cự 1.3205/1.3255. Trong khi đó, các nhà đầu tư nên chú ý đến dữ liệu dự trữ dầu thô API, giá dầu thô tăng có thể giúp củng cố sức mạnh của đồng CAD.

Dầu thô kỳ hạn tháng 11 của Mỹ

Kháng cự: 40.94/41.69
Hỗ trợ: 39.30/39.15

Giá dầu thô WTI tăng khoảng 2% lên trên 40 USD/thùng vào hôm qua nhờ những dữ liệu kinh tế mạnh mẽ từ Trung Quốc. Hôm nay, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào dự trữ dầu thô API và báo cáo hàng tháng của IEA. Nếu dự trữ dầu thô bất ngờ giảm, thì giá dầu thô có cơ hội kiểm tra ngưỡng kháng cự 40.94/41.69.

Vàng giao ngay (XAU/USD)

Kháng cự: 1908/1913
Hỗ trợ: 1884/1879

Giá vàng chịu áp lực và giảm xuống mức thấp mới khi đồng đô la Mỹ mạnh lên. Tuy nhiên, lo ngại về một đợt dịch bệnh tồi tệ hơn, đàm phán Brexit và thỏa thuận thương mại Trung Quốc - Úc tạo thêm thách thức cho thị trường. Hôm nay, thị trường tập trung vào PPI của Mỹ và bài phát biểu của Fed có thể cung cấp thêm nhiều thông tin. Về mặt kỹ thuật, giá vàng đang dao động ở mức hỗ trợ, nếu mức hỗ trợ này được giữ vững thì nó sẽ tăng trở lại.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Kháng cự: 28982/29197
Hỗ trợ: 28492

Chỉ số Dow tương lai dường như không thay đổi trong phiên giao dịch hôm qua khi các nhà đầu tư chuẩn bị cho mùa báo cáo thu nhập mới và chờ đợi bất kỳ diễn biến về gói kích cầu. Bên cạnh đó, chủ tịch Hạ viện Mỹ Pelosi đề cập đến đề nghị giảm gói kích thích của Trump. Do đó, chỉ số Dow tương lai chịu nhiều áp lực. Hôm nay, thị trường tập trung vào chỉ số PPI trong tháng 9 của Mỹ. Dữ liệu lạc quan có thể giúp chỉ số Dow tăng lên mức 28982/29197. Ngược lại, các nhà đầu tư nên chú ý đến tiến độ của gói kích thích của Mỹ.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
43
ATFX - Phân tích thị trường ngày 15/10/2020

Chỉ số Dow tương lai giảm hai ngày liên tiếp khi hy vọng vọng về gói kích thích trước cuộc bầu cử đã tan thành mây khói. Bộ trưởng Tài chính Mnuchin tuyên bố rằng việc một thỏa thuận được thông qua trước cuộc bầu cử là rất khó khăn, đồng thời ông cũng nói thêm rằng cả hai bên đàm phán vẫn chưa thống nhất được nhiều vấn đề. Trong khi đó, giá dầu thô giữ mức tăng trên 41 USD/thùng sau khi dự trữ dầu thô của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến. Bên cạnh đó, giá vàng quay đầu giảm sau khi nổ lực bứt phá thất bại.

Điểm nổi bật của thị trường hôm nay sẽ là cuộc đàm phán Brexit cùng với hội nghị thượng đỉnh EU vào ngày 15 và ngày 16 tháng 10. Tại Mỹ, nhiều dữ liệu kinh tế sẽ được công bố vào tối nay. Đầu tiên, các nhà đầu tư nên chú ý đến chỉ số sản xuất NY Empire State của Mỹ, trong khi các dữ liệu quan trọng khác cũng cần được chú ý là số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

Kỳ hạn đàm phán Brexit ***
Cuộc họp OPEC+ và JTC ***
07:30 Báo cáo việc làm tháng 9 của úc**
08:30 CPI & PPI tháng 9 của Trung Quốc **
13:45 CPI tháng 9 của Pháp **
19:30 Chỉ số sản xuất NY Empire State **
19:30 Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ ***
22:00 Dự trữ dầu thô EIA **
22:00 Nhóm thành viên FOMC phát biểu **
23:00 Bài phát biểu của chủ tịch ECB Lagarde ***
Ngày hôm sau 04:00 Thành viên FOMC Kashkari phát biểu **

EUR/USD

Kháng cự: 1.1778/1.1805
Hỗ trợ: 1.1720/1.1695

Tỷ giá EUR/USD đóng cửa và hình thành mô hình nến Doji trong khung thời gian D1 sau khi thông tin về gói kích khích của Mỹ đã thúc đẩy tâm lý thị trường. Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là cuộc đàm phán Brexit cùng với hội nghị thượng đỉnh EU vào ngày 15 và ngày 16 tháng 10. Sự lạc quan có thể giúp EUR/USD tăng vọt lên ngưỡng kháng cự tiếp theo. Mặt khác, các nhà đầu tư nên theo dõi các dữ liệu kinh tế như chỉ số sản xuất Empire State của Mỹ và số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Nếu kết quả tốt hơn mong đợi, EUR/USD có thể chịu áp lực giảm.

GBP/USD

Kháng cự: 1.3082/1.3137
Hỗ trợ: 1.2878/1.2830

GBP/USD đã bị hạn chế tăng do các nhà đầu tư chờ đợi thêm tin tức về đàm phán Brexit, sẽ được tổ chức vào ngày hôm nay. Về mặt kỹ thuật, GBP/USD đã vượt lên trên đường MA 20, nếu tỷ giá có thể duy trì trên mức này thì nó sẽ tăng vọt. Tuy nhiên, thị trường đang chờ hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra, điều này có thể làm rõ kết quả Brexit và giúp chúng ta xác định xu hướng của đồng GBP.

AUD/USD

Kháng cự: 0.7185/0.7208
Hỗ trợ: 0.7135/0.7115

Mặc dù dữ liệu việc làm trong tháng 9 của Úc tốt hơn kỳ vọng của thị trường, nhưng đồng AUD không tăng giá sau khi thống đốc RBA - Philip Lowe cho biết RBA có khả năng cắt giảm lãi suất 10 điểm cơ bản. Sau thông tin này, tỷ giá AUD/USD đã phá vỡ ngưỡng hỗ trợ chính, nơi được kỳ vọng sẽ giữ vững để tỷ giá có cơ hội kiểm tra lại vùng kháng cự. Trong biểu đồ H4, đà giảm giá đã mạnh hơn; do đó nếu nó phá vỡ dưới mức hỗ trợ 0.7135, thì mục tiêu tiếp theo sẽ là 0.7115.

USD/JPY

Kháng cự: 105.38/105.58
Hỗ trợ: 104.97/104.66

Tỷ giá USD/JPY giảm xuống mức thấp nhất trong hai tuần do xuất hiện một đợt bán tháo USD. Có rất nhiều dữ liệu kinh tế của Mỹ cần được xem xét kỹ lưỡng, chẳng hạn như chỉ số sản xuất Empire State của Mỹ và số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Nếu kết quả tốt hơn mong đợi, thì áp lực giảm giá của USD/JPY sẽ giảm bớt và USD/JPY có cơ hội tăng lên mức kháng cự 105.38/105.58. Ngược lại, nếu kết quả không đạt được như kỳ vọng của thị trường, thì USD/JPY sẽ giảm sâu hơn.

USD/CAD

Kháng cự: 1.3205/1.3255
Hỗ trợ: 1.3105/1.3056

USD/CAD đang dao động quanh đường MA 10 và MA 20. Thị trường đang chờ đợi chỉ số sản xuất và số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ, sẽ được công bố vào tối nay. Nếu kết quả tốt hơn mong đợi, thì nó có thể ngăn chặn áp lực giảm giá của USD/CAD. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên theo dõi dữ liệu dự trữ dầu thô của EIA và cuộc họp OPEC+ & JTC. Giá dầu thô mạnh lên có thể gây áp lực lên USD/CAD.

Dầu thô kỳ hạn tháng 11 của Mỹ kỳ hạn (tháng 11)

Kháng cự: 41.44/41.69
Hỗ trợ: 40.17/39.75

Giá dầu thô giữ trên mức 41 USD/thùng vào hôm qua sau khi dự trữ dầu thô của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến. Điểm nổi bật của thị trường hôm nay là cuộc họp OPEC+ & JTC và chỉ số sản xuất của Mỹ. Nếu OPEC+ có thái độ lạc quan hoặc giọng điều diều hâu thì giá dầu có cơ hội phá vỡ ngưỡng kháng cự và kéo dài xu hướng tăn giá.

Vàng giao ngay (XAU/USD)

Kháng cự: 1910/1913
Hỗ trợ: 1882/1879

Giá vàng giảm trở lại sau khi bộ trưởng tài chính Mnuchin nói rằng thật khó đạt được thỏa thuận trước bầu cử, và đồng đô la Mỹ đã tăng giá. Tuy nhiên, nhu cầu vàng vẫn của thị trường vẫn lớn khi các nhà đầu tư tập trung vào thỏa thuận Brexit. Rủi ro có thể kích hoạt vàng tăng trên mức 1910/1913. Ngược lại, nếu giá vàng phá vỡ dưới mức thoái lui Fibonacci 61.8% trên biểu đồ H4 thì áp lực giảm sẽ tăng lên.

Chỉ số Dow Jones (US30) tương lai của Mỹ

Kháng cự: 28847/28965
Hỗ trợ: 28392/28037

Chỉ số Dow giảm hai ngày liên tiếp khi kỳ vọng về gói kích thích trước cuộc bầu cử tan thành mây khói. Điểm nổi bật của thị trường hôm nay là chỉ số sản xuất và dữ liệu thất nghiệp của Mỹ. Nếu kết quả tốt hơn dự đoán của thị trường, thì chỉ số Dow có cơ hội tăng vọt.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
43
ATFX - Phân tích thị trường ngày 16/10/2020

Chỉ số Dow tương lai tăng trở lại từ mức đáy khi các cuộc đàm phán về biện pháp kích thích của Mỹ vẫn tiếp tục và làn sóng Covid-19 thứ hai ở châu Âu gia tăng. Giá vàng tăng trở lại trên 1900 USD/ounce khi số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ đang ở mức cao nhất trong hai tháng gần đây, nó làm dấy lên lo ngại về sự phục hồi kinh tế, giá dầu thô giảm do lo ngại về số lượng ca nhiễm corona tiếp tục tăng.

Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là doanh số bán lẻ trong tháng 9 của Mỹ. Ngoài ra, sản xuất công nghiệp và niềm tin tiêu dùng Michigan của Mỹ cũng được thị trường quan tâm. Bên cạnh đó, chỉ số CPI tháng 9 và cán cân thương mại của EU cũng sẽ được công bố.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

16:00 CPI tháng 9 của EU **
16:00 Cán cân thương mại tháng 8 của EU **
19:30 Doanh số bán lẻ tháng 9 của Mỹ ***
20:15 Sản xuất công nghiệp trong tháng 9 của Mỹ **
20:45 Thành viên FOMC Williams phát biểu **
21:00 Hàng tồn kho doanh nghiệp trong tháng 8 của Mỹ **
21:00 Niềm tin tiêu dùng Michigan tháng 10 của Mỹ **

EUR/USD

Kháng cự: 1.1747/1.1778
Hỗ trợ: 1.1695/1.1669

Tỷ giá EUR/USD đóng cửa ở mức thấp hơn bởi vù kinh tế EU chịu ảnh hưởng nặng nề do không đối phó được với làn sóng thứ hai của Covid-19. Bên cạnh đó, chủ tịch ECB Lagarde nói rằng rủi ro tài chính trong khu vực đồng euro vẫn còn cao. Do đó, tỷ giá EUR/USD đã kiểm tra mức thấp hơn vào ngày hôm qua. CPI của EU sẽ là dữ liệu quan trọng cần chú ý. Nếu dữ liệu này không có bất kỳ cải thiện nào thì EUR/USD sẽ tiếp tục chịu áp lực. Ở khía cạnh khác, các dữ liệu của Mỹ như doanh số bán lẻ, niềm tin tiêu dùng Michigan và sản xuất công nghiệp sẽ là những thông tin quan trọng. Nếu kết quả lạc quan có thể hạn chế tiềm năng tăng giá của EUR/USD.

GBP/USD

Kháng cự: 1.2957/1.2986
Hỗ trợ: 1.2878/1.2845

Cơ hội để đạt được thỏa thuận Brexit đang mất dần đã khiến GBP/USD giảm xuống mức thấp. Tuy nhiên, nếu bất kỳ tin tức lạc quan nào từ thỏa thuận Brexit, thì GBP/USD có cơ hội tăng vọt. Mặt khác, các dữ liệu của Mỹ như doanh số bán lẻ, niềm tin tiêu dùng Michigan và sản xuất công nghiệp sắp được công bố. Nó sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá GBP/USD.

AUD/USD

Kháng cự: 0.7135/0.7168
Hỗ trợ: 0.7072/0.7045

Cặp tỷ giá AUD/USD đã giảm mạnh vào hôm qua và kéo dài đà giảm hàng ngày xuống mức thấp mới trong phiên Mỹ. Nhìn chung, xu hướng của tỷ giá vẫn là giảm sau khi thống đốc RBA Lowe cho biết sắp tới RBA sẽ nới lỏng nhiều hơn và có thể giảm lãi suất 10 điểm cơ bản. Trong biểu đồ H4, cặp tiền này được hỗ trợ tạm thời trên 0.70. Áp lực giảm có thể khiến nó trượt xuống mức hỗ trợ 0.7072/0.7045. Điểm nổi bật của thị trường hôm nay là các dữ liệu kinh tế của Mỹ.

USD/JPY

Kháng cự: 105.48/105.64
Hỗ trợ: 104.97/104.66

USD/JPY đã thoái lui khỏi đà tăng do đồng đô la Mỹ suy yếu sau những nhận định của Tổng thống Trump đối với dự luật cứu trợ. Về mặt kỹ thuật, bên mua đang cố gắng kiểm soát để thúc đẩy tỷ giá phá vỡ trên mức 105.48. Do đó, nếu nó phá vỡ dưới mức 105, thì nó sẽ giảm về 104.66.

USD/CAD

Kháng cự: 1.3255/1.3316
Hỗ trợ: 1.3155/1.3105

Tỷ giá USD/CAD tiếp tục phục hồi khi giá dầu thô giảm. Điểm nổi bật của thị trường hôm nay là dữ liệu kinh tế của Mỹ. Nếu kết quả lạc quan thì nó sẽ hỗ trợ USD/CAD tăng vọt. Tuy nhiên, các nhà đầu tư phải theo dõi diễn biến của giá dầu thô. Nếu giá dầu tăng lên thì sẽ tạo nên áp lực đối với USD/CAD.

Dầu thô kỳ hạn tháng 11 của Mỹ

Kháng cự: 41.28/41.69
Hỗ trợ: 39.75/39.15

Giá dầu thô giảm do lo ngại về số lượng ca nhiễm Covid-19 tiếp tục tăng. Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là dữ liệu kinh tế của Mỹ. Nếu kết quả của những dữ liệu này tốt hơn dự đoán của thị trường, thì nó có thể thúc đẩy giá dầu thô tăng vọt. Tuy nhiên, sự không chắc chắn của các gói kích thích kinh tế của Mỹ có thể hạn chế tiềm năng tăng giá của dầu thô.

Vàng giao ngay (XAU/USD)

Kháng cự: 1914/1919
Hỗ trợ: 1893/18888

Giá vàng tăng trở lại trên 1900 USD/ounce khi số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ đạt mức cao nhất trong hai tháng gần đây, làm dấy lên lo ngại về tốc độ phục hồi kinh tế. Các nhà đầu tư nên theo dõi các cuộc đàm phán Brexit và hội nghị thượng đỉnh EU. Rủi ro thị trường tăng lên có thể thúc đẩy giá vàng kiểm tra mức kháng cự 1914/1919.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Kháng cự: 28683/28847
Hỗ trợ: 28392/28165

Chỉ số Dow tương lai phục hồi từ mức đáy khi các cuộc đàm phán về gói kích thích kinh tế của Mỹ vẫn tiếp tục. Những dữ liệu kinh tế tương đối quan trọng của Mỹ sẽ được công bố vào tối nay. Nếu chỉ số Dow phá vỡ trên đường MA 20 trong biểu đồ H4, thì nó sẽ tăng lên mức kháng cự 28683/28847.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
43
ATFX - Phân tích thị trường ngày 19/10/2020

Chỉ số Dow tương lai đã tăng trở lại sau ba lần giảm liên tiếp khi doanh số bán lẻ tăng vọt, trong khi giá vàng ổn định quanh mức 1900 USD/ounce. Mặc dù doanh số bán lẻ của Mỹ đánh bại dự đoán thị trường nhưng giá dầu thô đã không hỗ trợ và nó vẫn ở mức trên 40 USD/thùng.

Trong tuần này sẽ diễn ra cuộc tranh luận Tổng thống Mỹ cuối cùng giữa Trump và Biden, mùa báo cáo thu nhập trong quý III vẫn tiếp tục. Bài phát biểu của các quan chức Fed và sách Beige sẽ được chú ý trong bối cảnh các nhà đầu tư kỳ vọng có những hành động về chính sách tiền tệ trong tương lai. Các cuộc đàm phán Brexit và dữ liệu lạm phát của Vương quốc Anh, doanh số bán lẻ và niềm tin tiêu dùng sẽ được theo dõi. Tại Úc, tâm điểm của thị trường là Biên bản cuộc họp RBA sẽ được công bố vào ngày mai.

Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay sẽ là phát biểu của chủ tịch Fed Powell và chủ tịch ECB Lagarde. Bên cạnh đó, doanh số bán lẻ & bán buôn trong tháng 8 của Canada và chỉ số thị trường nhà ở NAHB trong tháng 10 của Mỹ cũng là một điểm nhấn.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

09:00 GDP Q3 của Trung Quốc ***
19:00 Chủ tịch Fed Powell phát biểu ***
19:30 Doanh số bán lẻ & bán buôn của Canada **
19:45 Chủ tịch ECB Lagarde phát biểu ***
21:00 Chỉ số thị trường nhà ở của NAHB Mỹ **

EUR/USD

Kháng cự: 1.1747/1.1778
Hỗ trợ: 1.1695/1.1670

EUR/USD đang dao động quanh đường MA 10 và MA 20. Nhưng sự trở lại của COVID-19 tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu đã gây áp lực đối với tỷ giá này. Các nhà đầu tư nên chú ý đến bài phát biểu của chủ tịch ECB Lagarde và chủ tịch Fed Powell vào tối nay. Trên biểu đồ H4, chỉ số RSI hiện đang ở mức 40%, cho nên tâm lý giảm vẫn còn chiếm ưu thế. Tuy nhiên, nếu chính trị của Mỹ bất ổn thì đồng đô la Mỹ có thể suy yếu và tỷ giá EUR/USD sẽ được hưởng lợi.

GBP/USD

Kháng cự: 1.2972/1.2998
Hỗ trợ: 1.2878/1.2845

Biểu đồ hàng ngày của GBP/USD đã hình thành mô hình Doji vào thứ Sáu tuần trước. Các cuộc đàm phán Brexit đã kết thúc mà không có bất kỳ dấu hiệu nào về một thỏa thuận thương mại, Thủ tướng Johnson đang chuẩn bị cho một Brexit không có thỏa thuận và chủ tịch Ủy ban EU cho biết các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục trong tuần này. Do đó, nếu xuất hiện bất kỳ tin tức nào liên quan đến Brexit thì cũng có thể gây ra sự biến động cho GBP. Trên biểu đồ H4, tỷ giá đã phục hồi từ mức đáy và củng cố mức 1.29. Tuy nhiên, RSI hiện đang ở mức 40%, nếu tỷ giá đóng dưới 1.29 thì nó sẽ tiếp tục giảm giá. Ngược lại, nếu nó phá vỡ trên đường MA 20 thì nó sẽ tăng lên các mức kháng cự.

AUD/USD

Kháng cự: 0.7135/0.7150
Hỗ trợ: 0.7072/0.7055

Bài phát biểu của thống đốc Philip Lowe vào tuần trước đã đề cập đến việc RBA đang đánh giá liệu việc mua trái phiếu có thời hạn dài hơn sẽ giúp ích gì cho nền kinh tế và xem xét cắt giảm lãi suất. Do đó, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào biên bản cuộc họp RBA vào ngày mai và dự đoán các nhà hoạch định chính sách sẽ đưa ra giọng điệu ôn hòa. Trong biểu đồ H4, RSI hiện đang ở mức 40%, nếu tỷ giá phá vỡ dưới 0.7072, thì nó sẽ giảm về 0.7055.

USD/JPY

Kháng cự: 105.69/105.81
Hỗ trợ: 105.15/105.03

USD/JPY ổn định quanh mức 105.40 trong 3 tuần liên tiếp. Mặc dù doanh số bán lẻ của Mỹ cao hơn dự đoán của thị trường, nhưng tâm lý rủi ro đã tăng lên nên hạn chế mức tăng của tỷ giá này. Trong biểu đồ H4, đà tăng giá đã mạnh hơn khi tỷ giá nằm trên tất cả các đường trung bình động. Nếu tỷ giá phá vỡ trên mức 105.69, nó sẽ tăng lên mức kháng cự tiếp theo.

USD/CAD

Kháng cự: 1.3235/1.3255
Hỗ trợ: 1.3135/1.3105

Mặc dù doanh số bán lẻ của Mỹ vượt qua dự đoán của thị trường, USD/CAD vẫn chịu áp lực khi gói kích cầu vẫn tiếp tục đàm phán trong tuần này. Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là về doanh số bán lẻ & bán buôn trong tháng 8 của Canada. Nếu kết quả tệ hơn con số của kỳ trước thì đồng CAD sẽ chịu áp lực. Canada cũng sẽ công bố dữ liệu CPI và doanh số bán lẻ trong tuần này, dự kiến kết quả sẽ gây thất vọng. Do đó, đồng đô la Mỹ sẽ được hưởng lợi và USD/CAD có cơ hội tăng vọt. Các nhà đầu tư cũng nên theo dõi diễn biến giá dầu thô, giá dầu thô mạnh trở lại có thể khiến USD/CAD chịu áp lực.

Dầu thô kỳ hạn tháng 12 của Mỹ

Kháng cự: 41.28/41.69
Hỗ trợ: 39.75/39.15

Dầu thô hiện đang giao dịch dưới mức 41 USD/thùng từ đầu tuần. Ngoài ra, các nhà đầu tư vẫn lo lắng về sự phục hồi nhu cầu nhiên liệu trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 ở Mỹ và Châu Âu tăng đột biến và những quy định giãn cách xã hội chặt chẽ hơn ở một số nước Châu Âu. Các nhà đầu tư sẽ chú ý cuộc họp của Ủy ban kỹ thuật chung của OPEC, họ sẽ thảo luận về triển vọng năm 2021. Nếu triển vọng kinh tế là u ám thì giá dầu thô của Mỹ sẽ chịu áp lực.

Vàng giao ngay (XAU/USD)

Kháng cự: 1908/1913
Hỗ trợ: 1894/1889

XAU/USD dao động quanh mức 1900 USD/ounce bất chấp những hy vọng về gói kích thích mới của Mỹ. Tuần này sẽ có nhiều sự kiện quan trọng, chẳng hạn như vòng tranh luận cuối cùng của bầu cử Tổng thống Mỹ, các cuộc đàm phán Brexit và RBA có thể công bố thêm QE. Do đó, nhu cầu về vàng có thể quay trở lại và giúp giá vàng tăng vọt, mục tiêu là mức kháng cự 1908/1913. Ngược lại, nếu giá đóng cửa dưới đường MA 20 trong biểu đồ H4, thì nó sẽ giảm về các mức hỗ trợ.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Kháng cự: 28855/28965
Hỗ trợ: 28392/28165

Chỉ số Dow tương lai tăng trở lại sau ba lần giảm liên tiếp khi doanh số bán lẻ của Mỹ tăng vọt và đánh bại kỳ vọng của thị trường. Vòng đàm phán về gói kích thích kinh tế mới sẽ tiếp tục trong tuần này, và nó có thể thúc đẩy chỉ số Dow tương lai tăng lên mức kháng cự 28855/28965. Tuy nhiên, cuộc tranh luận Tổng thống cuối cùng sẽ được tổ chức trong tuần này, rủi ro có thể hạn chế tiềm năng tăng giá của chỉ số Dow tương lai.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
43
ATFX - Phân tích thị trường ngày 20/10/2020

Chứng khoán Mỹ giảm khi các nhà đầu tư đánh giá tiến độ dự luật chi tiêu của chính phủ, trong khi giá dầu thô giảm sau cuộc họp của OPEC+. Giá vàng dao động quanh mức 1900 USD/ounce do số lượng các ca nhiễm COVID-19 tăng vọt và sự bế tắc về kích thích của Mỹ.

Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là tài khoản vãng lai tháng 8 của Eurozone và PPI tháng 9 của Đức. Tại Mỹ, giấy phép xây dựng & nhà ở trong tháng 9 sẽ được công bố vào tối nay. Trên thị trường hàng hóa, ngày thanh toán của hợp đồng tương lai tháng 11 của Mỹ sẽ hết hạn vào ngày mai, ngay sau khi hết hạn, dự trữ dầu thô API của Mỹ sẽ là tâm điểm.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

07:30 Biên bản cuộc họp của RBA ***
08:30 Lãi suất vay ưu đãi của Trung Quốc **
13:00 PPI tháng 9 của Đức **
15:00 Tài khoản vãng lai tháng 8 của EU **
19:30 Giấy phép xây dựng & nhà ở tháng 9 của Mỹ **
Ngày hôm sau 01:30 Hợp đồng dầu thô sẽ hết hạn trên sàn NYMEX ***
Ngày hôm sau 03:30 Dự trữ dầu thô API ***

EUR/USD

Kháng cự: 1.1792/1.1805
Hỗ trợ: 1.1720/1.1695

Tỷ giá EUR/USD tăng cao hơn khi các nhà đầu tư đồn đoán về gói kích cầu của Mỹ. Ngoài ra, các cuộc đàm phán thương mại về Brexit có khả năng sẽ tiếp tục vào tuần tới nếu Anh và EU không đạt được thỏa thuận. Do đó, sự bất ổn có thể đè nặng lên đồng Euro và khiến đồng Euro giảm giá. Tuy nhiên, các nhà đầu tư phải theo dõi tài khoản vãng lai trong tháng 8 của Eurozone và PPI tháng 9 của Đức sẽ được công bố vào ngày hôm nay.

GBP/USD

Kháng cự: 1.3023/1.3049
Hỗ trợ: 1.2914/1.2878

GBP/USD tăng vọt khi các quan chức Anh báo hiệu rằng họ đã sẵn sàng xóa bỏ dự luật Brexit gây tranh cãi và mở lại các cuộc đàm phán với EU về mối quan hệ thương mại trong tương lai. Tuần sắp tới là rất quan trọng nếu Anh và EU không đạt được thỏa thuận và nó sẽ hạn chế tiềm năng tăng giá của GBP/USD. Cặp tỷ giá có khả năng phá vỡ dưới đường MA 10 và MA 20, và giảm xuống vùng hỗ trợ tiếp theo.

AUD/USD

Kháng cự: 0.7085/0.7113
Hỗ trợ: 0.7005/0.6977

AUD/USD giảm sau khi trợ lý của thống đốc RBA Kent nói rằng lãi suất ngắn hạn có thể giảm xuống dưới 0 và RBA cần phải nới lỏng nhiều hơn để hỗ trợ nền kinh tế. Nếu AUD/USD giảm dưới mức hỗ trợ 0.7044 thì nó sẽ giảm về 0.6977.

USD/JPY

Kháng cự: 105.69/105.81
Hỗ trợ: 105.28/105.19

USD/JPY tiếp tục dao động quanh vùng giá 105.40. Các nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trước các cuộc đàm phán kích thích kinh tế của Mỹ, họ cũng lo ngại về cuộc tranh luận tổng thống sắp tới. Trong biểu đồ H4, tỷ giá đã nằm trên tất cả các đường trung bình động. Dự kiến nó sẽ tăng thêm khi vượt qua ngưỡng kháng cự 105.69/105.81. Ngược lại, tâm lý lo sơn rủi ro có thể khiến JPY tăng giá và USD/JPY sẽ chịu áp lực.

USD/CAD

Kháng cự: 1.3235/1.3255
Hỗ trợ: 1.3155/1.3135

USD/CAD đã tăng trở lại từ mức đáy sau khi nó được hỗ trợ ở mức thoái lui Fibonacci 61.8% và giá dầu thô sụt giảm. Trong biểu đồ H4, tỷ giá đang dao động từ đường MA 10 đến MA 20. Đà tăng đã trở lại khi đường RSI đang hướng lên trên, nếu USD/CAD phá vỡ đường MA 20 thì nó sẽ tăng lên các mức kháng cự.

Dầu thô kỳ hạn tháng 12 của Mỹ

Kháng cự: 41.19/41.42
Hỗ trợ: 39.75/39.49

Giá dầu tiếp tục giảm sau cuộc họp của OPEC+, do họ không đề cập đến kế hoạch cắt giảm sản lượng từ tháng 1 năm tới. Ngày thanh toán của hợp đồng tương lai tháng 11 của Mỹ sẽ hết hạn vào ngày mai. Ngay sau khi hợp đồng hết hạn, dự trữ dầu thô API của Mỹ sẽ là tâm điểm. Nếu dự trữ dầu thô giảm, thì giá dầu sẽ tăng trở lại mức 41.19/41.42.

Vàng giao ngay (XAU/USD)

Kháng cự: 1913/1918
Hỗ trợ: 1894/1889

Giá vàng dao động quanh mức 1900 USD/ounce trong bối cảnh COVID-19 đang trở lại. Các nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trước các cuộc đàm phán về gói kích thích kinh tế của Mỹ và cuộc tranh luận tổng thống sắp tới. Nhu cầu vàng có thể tăng lên nếu rủi ro thị trường quay trở lại. Do đó, giá vàng có cơ hội kiểm tra lại mức kháng cự 1913/1918. Ngược lại, nếu giá vàng phá vỡ dưới mức hỗ trợ 1894 thì nó sẽ giảm về 1889.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Kháng cự: 28583/28683
Hỗ trợ: 28151/28036

Chứng khoán Mỹ giảm khi các nhà đầu tư xem xét dự luật chi tiêu của chính phủ. Trong biểu đồ H4, chỉ số này đang giảm, các chỉ báo kỹ thuật đều báo hiệu xu hướng giảm. Việc phá vỡ dưới mức hỗ trợ 28151 có thể khiến chỉ số Dow tương lai trượt xuống mức 28036.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
43
ATFX - Phân tích thị trường ngày 21/10/2020

Chỉ số Dow tương lai dường như không đổi khi các nhà đầu tư tiêp tục chờ dự luật kích thích mới, trong khi giá vàng tăng trên 1900 USD/ounce. Mặc dù dự trữ dầu thô API của Mỹ tăng nhưng giá dầu thô vẫn ổn định trên 41 USD/thùng.

Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là CPI tháng 8 của Vương quốc Anh. Tại Mỹ, trọng tâm của thị trường là sách beige của Fed, họ có thể gợi ý về những quyết định chính sách tiền tệ trong tương lai. Các nhà đầu tư cũng nên theo dõi bài phát biểu của các thành viên Fed, vì đồng đô la Mỹ sẽ bị tác động. Tại Canada, chỉ số CPI tháng 9 sẽ được các nhà đầu tư theo dõi. Trên thị trường hàng hóa, dự trữ dầu thô EIA của Mỹ cũng rất đáng chú ý trong đêm nay.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

13:00 Chỉ số giá bán lẻ & CPI tháng 9 của Vương quốc Anh ***
14:30 Chủ tịch ECB Lagarde phát biểu **
19:30 CPI & chỉ số giá bán lẻ của Canada ***
19:50 Bài phát biểu của thành viên Fed Brainard **
21:00 Bài phát biểu về chính sách tiền tệ của thành viên Fed Mester **
21:30 Dự trữ dầu thô EIA **
23:00 Bài phát biểu thành viên Fed Kaplan **
Ngày hôm sau 02:00 Sách Beige của Fed ***

EUR/USD

Kháng cự: 1.1846/1.1863
Hỗ trợ: 1.1792/1.1760

Tỷ giá EUR/USD tăng trên 1.1800 và đạt mức cao nhất trong bốn tuần. Hôm nay, chủ tịch ECB Lagarde sẽ có bài phát biểu. Về mặt kỹ thuật, chỉ số RSI đã đạt đến mức quá mua. Do đó, nếu động lượng tăng giá đã suy yếu nên tỷ giá có khả năng giảm về các mức hỗ trợ.

GBP/USD

Kháng cự: 1.2998/1.3023
Hỗ trợ: 1.2914/1.2887

GBP/USD vẫn đi ngang khi các cuộc đàm phán Brexit vẫn bế tắt. Điểm nổi bật của thị trường hôm nay là CPI & chỉ số bán lẻ của Vương quốc Anh. Kết quả lạc quan có thể giúp GBP/USD tăng vọt. Tuy nhiên, các nhà đầu tư phải chú ý đến các cuộc đàm phán Brexit, nó có thể hạn chế tiềm năng tăng giá của bảng Anh.

AUD/USD

Kháng cự: 0.7105/0.7130
Hỗ trợ: 0.7044/0.7020

AUD/USD tăng trở lại từ mức đáy khi doanh số bán lẻ của Úc cao hơn dự đoán thị trường. Tuy nhiên, tỷ giá này vẫn có khả năng sụ giảm khi RBA hướng tới việc tăng nới lỏng hơn và cắt giảm lãi suất. Các nhà đầu tư đang chuyển sự chú ý sang bài phát biểu của Debelle sẽ được tổ chức vào ngày mai, giọng điệu ôn hòa có thể gây áp lực lên AUD/USD. Các nhà đầu tư nên chú ý mức thoái lui Fibonacci 38.2% hoặc 50%.

USD/JPY

Kháng cự: 105.56/105.70
Hỗ trợ: 105.19/105.03

Hôm nay, sự kiện duy nhất tác động đến cặp tỷ giá USD/JPY là sách Beige của Fed. Nó có thể gợi ý về những quyết định chính sách tiền tệ trong tương lai. Theo biểu đồ H4, cặp tiền này đang giảm giá, với RIS đang hướng xuống. Nếu USD/JPY phá vỡ dưới 105.19, thì USD/JPY sẽ giảm xuống mức hỗ trợ tiếp theo.

USD/CAD

Kháng cự: 1.3176/1.3205
Hỗ trợ: 1.3056/1.3036

USD/CAD không thể kéo dài đà tăng do hy vọng về gói kích thích kinh tế của Mỹ làm suy yếu đồng đô la Mỹ. Hôm nay, các nhà đầu tư nên chú ý đến sách Beige của Fed và CPI của Canada. Nếu kết quả CPI vượt qua dự đoán của thị trường, thì USD/CAD sẽ sụt giảm. Các nhà đầu tư cũng nên chú ý đến diễn biến của giá dầu thô.

Dầu thô kỳ hạn tháng 12 của Mỹ

Kháng cự: 42.28/42.88
Hỗ trợ: 40.35/39.75

Bất chấp dự trữ dầu thô API của Mỹ tăng, giá dầu thô vẫn ổn định trên 41 USD/thùng. Trong khi đó, dự trữ dầu thô EIA sẽ sẽ được công bố vào tối nay, dự kiến kết quả cũng sẽ tăng lên. Trong biểu đồ H4, giá dầu dao động quanh mức 41 USD/thùng. Nếu mức đỉnh bị phá vỡ thì nó có khả năng kiểm tra kháng cự 42.28/42.88.

Vàng giao ngay (XAU/USD)

Kháng cự: 1921/1924
Hỗ trợ: 1906/1903

Giá vàng tăng trên 1900 USD/ounce do kỳ vọng về gói kích thích của Mỹ và đàm phán Brexit gặp bế tắt. Điểm nổi bật về thị trường hôm nay là sách Beige của Fed, nó có thể gây ra biến động thị trường.

Chỉ số Dow Jones (US30) tương lai của Mỹ

Kháng cự: 28662/28845
Hỗ trợ: 28165/28036

Chỉ số Dow tương lai dường như không đổi khi các nhà đầu tư chờ đợi dự luật của gói kích thích kinh tế mới. Tâm điểm của thị trường ngày hôm nay là sách Beige của Fed, những quyết định về chính sách tiền tệ có thể được bật mí. Trong khi đó, các nhà đầu tư cũng nên theo dõi bài phát biểu của các quan chức Fed. Họ sẽ đánh giá về triển vọng nền kinh tế của Mỹ. Về mặt kỹ thuật, chỉ đang dao động quanh đường MA 10, nếu nó phá vỡ trên đường MA 20 thì nó có khả năng tăng lên các mức kháng cự. Tuy nhiên, chỉ báo RSI đang dưới mức 50. Do đó, nếu mức 50 không bị phá vỡ thì chỉ số Dow sẽ giảm về các mức hỗ trợ.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific