Hạng C
6/11/18
575
15
35
43
ATFX - Phân tích thị trường ngày 20/11/2020

Chỉ số Dow tương lai giảm sau khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ tăng lên 742 nghìn, giá dầu thô đóng cửa ở mức thấp hơn sau khi dự trữ dầu thô EIA của Mỹ tăng. Với hy vọng về vắc xin đã khiến giá vàng chịu áp lực và giảm xuống dưới 1860 USD/ounce trong phiên Mỹ.

Hôm nay, điểm nổi bật của thị trường là doanh số bán lẻ của Vương quốc Anh. Dữ liệu được dự báo sẽ xấu hơn so với trước đó, nên nó có thể gây áp lực lên đồng bảng Anh. Tại Mỹ, Kaplan của Fed dự kiến sẽ nhận định về năng lượng và nền kinh tế.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

06:30 CPI tháng 10 của Nhật Bản **
07:30 PMI sản xuất tháng 11 của Nhật Bản **
14:00 PPI tháng 10 của EU **
14:00 Doanh số bán lẻ tháng 10 của Vương quốc Anh ***
15:15 Chủ tịch ECB - Lagarde phát biểu ***
20:30 Doanh số bán lẻ tháng 9 của Canada **
20:30 Fed - Kaplan phát biểu **
21:30 Fed - Kaplan phát biểu tại phiên điều trần **
22:00 Niềm tin tiêu dùng tháng 11 của EU ***
Ngày hôm sau 02:30 Ngày hết hạn hợp đồng dầu thô kỳ hạn tháng 12 trên sàn NYMEX ***

EUR/USD

Kháng cự: 1.1892/1.1918
Hỗ trợ: 1.1852/1.1732

Tỷ giá EUR/USD đã tăng mạnh và giao dịch trong khoảng 1.1880, nó đã lấy lại được các khoản giảm trước đó do đồng đô la Mỹ suy yếu. Kết quả của hội nghị EU ngày hôm qua cho thấy các nhà lãnh đạo Hungary và Ba Lan đang dừng các đề xuất chi tiêu của EU. Nó gây ra sự không chắc chắn của quỹ phục hồi và các diễn biến chính trị của EU. Trong biểu H4, EUR/USD đã phục hồi từ mức đáy và động lực tăng giá đang đẩy cặp tiền này lên mức 1.19. Nếu phe bán cố gắng giành lại quyền kiểm soát tại vùng giá này, thì tỷ giá sẽ chịu áp lực và giảm về các mức hỗ trợ.

GBP/USD

Kháng cự: 1.3263/1.3287
Hỗ trợ: 1.3160/1.3136

Tỷ giá GBP/USD đã tăng trở lại và được hỗ trợ trên đường MA trong bối cảnh đồng đô la Mỹ suy yếu. Hôm nay, điểm nổi bật sẽ là doanh số bán lẻ của Vương quốc Anh. Dữ liệu được dự báo là sẽ tệ hơn so với trước đó, nó sẽ gây áp lực lên đồng bảng Anh. Về mặt kỹ thuật, mức 1.33 đóng vai trò là vùng kháng cự mạnh. Nếu tỷ giá phá vỡ và đóng cửa trên mức này thì xu hướng tăng sẽ chiếm ưu thế. Tuy nhiên, các nhà đầu tư phải chú ý đến các báo cáo về kế hoạch thỏa thuận Brexit. Bất kỳ thông tin nào cũng có thể tác động đến xu hướng của GBP/USD.

AUD/USD

Kháng cự: 0.7326/0.7338
Hỗ trợ: 0.7256/0.7220

AUD/USD có thể sẽ lấy lại mức 0.7300 sau khi doanh số bán lẻ của Úc đánh bại kỳ vọng của thị trường. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá đang dao động bên dưới đường MA, trong khi chỉ báo RSI đang hướng lên trên mức 50. Động lượng tăng vẫn suy yếu trừ khi tỷ giá có sự phá vỡ rõ ràng trên đường MA

USD/JPY

Kháng cự: 103.99/104.12
Hỗ trợ: 103.54/103.44

USD/JPY giảm xuống dưới mức 104 sau khi dữ liệu thất nghiệp của Mỹ tăng lên 742 nghìn. Trong khi đó, số ca nhiễm COVID-19 ở Nhật tăng mạnh đã làm chỉ số Nikkei sụt giảm trong phiên giao dịch châu Á và điều này có lợi cho đồng yên. USD/JPY tiếp tục suy yếu khi có thêm những kỳ vọng về gói kích thích mới của Mỹ. Trong biểu đồ H4, tỷ giá đang dao động quanh đường MA 10 và nếu nó phá vỡ trên đường này, thì nó có cơ hội phục hồi từ mức đáy. Mức 104 đóng vai trò là mức kháng cự mạnh, nếu không thể lấy lại mức này thì tỷ giá sẽ quay trở lại xu hướng giảm.

USD/CAD

Kháng cự: 1.3118/1.3134
Hỗ trợ: 1.3049/1.3033

Mặc dù dữ liệu việc làm của ADP của Canada đã giảm 79.5 nghìn việc làm từ tháng 9 đến tháng 10, nhưng USD/CAD đã thoái lui khỏi đà tăng sau khi dữ liệu thất nghiệp của Mỹ bất ngờ tăng. Tuy nhiên, nhà đầu tư nên chú ý đến doanh số bán lẻ trong tháng 9 của Canada, nó sẽ được công bố trong phiên giao dịch Mỹ. Nếu kết quả không đạt được như ước tính của thị trường, thì nó có thể kích hoạt USD/CAD tăng vọt. Tuy nhiên, mức 1.31 đóng vai trò là mức kháng cự mạnh, nếu USD/CAD bị bật lại từ mức này thì nó sẽ tiếp tục xu hướng giảm.

Dầu thô kỳ hạn tháng 1 của Mỹ

Kháng cự: 42.25/42.59
Hỗ trợ: 40.75/40.51

Giá dầu thô đóng cửa ở mức thấp hơn sau khi dự trữ dầu thô EIA của Mỹ tăng lên, nó làm dấy lên lo ngại về hậu quả của COVID-19 đối với nhu cầu toàn cầu. Về mặt kỹ thuật, giá dầu đang đi ngang với mức hỗ trợ tại 41.50. Với kỳ vọng về gói kích thích tài chính mới của Mỹ, thì giá dầu thô có thể tiếp tục xu hướng tăng. Các nhà đầu tư cần lưu ý ngày thanh toán của hợp đồng kỳ hạn tháng 11 của Mỹ sẽ hết hạn vào ngày mai.

Vàng giao ngay (XAU/USD)

Kháng cự: 1876/1879
Hỗ trợ: 1856/1853

Với kỳ vọng về vắc xin đã khiến giá vàng chịu áp lực và giảm xuống dưới 1860 USD/ounce trong phiên giao dịch Mỹ ngày hôm qua. Bất chấp dữ liệu thất nghiệp của Mỹ bất ngờ tăng, đà tăng giá của vàng đã suy yếu. Tuy nhiên, gói kích thích tài khóa mới của Mỹ và các vấn đề Brexit, có thể khiến nhu cầu vàng tăng trở lại, điều này có lợi cho vàng. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá đang dao động dưới đường MA. Nếu tỷ giá vượt trên đường MA 10 thì nó sẽ kiểm tra mức kháng cự tiếp theo 1876/1879.

Chỉ số Dow Jones (US30) tương lai của Mỹ

Kháng cự: 29494/29632
Hỗ trợ: 29082/28908

Chỉ số Dow Futures tiếp tục giảm sau khi số đơn xin thất nghiệp của Mỹ tăng lên 742 nghìn. Chỉ số Dow tương lai đã phá vỡ đường MA 10 và 20, trong khi chỉ báo RSI đang giảm xuống. Do đó, đà giảm có thể kẻo chỉ số Dow giảm về hỗ trợ 29082/28908.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
43
ATFX - Phân tích thị trường ngày 24/11/2020

Chỉ số Dow tương lai có một ngày khởi động đầu tuần khá tích cực khi các nhà đầu tư hy vọng vắc xin sẽ sớm được sử dụng và chỉ số PMI sản xuất tháng 11 của Mỹ tăng lên 56.7 điểm, đánh bại kỳ vọng của thị trường. Giá dầu thô tăng hơn 1% để giao dịch quanh mức 42.8 USD/thùng vào phiên giao dịch hôm qua sau khi dữ liệu sản xuất toàn cầu đánh bại dự đoán của thị trường, giá vàng giảm mạnh xuống dưới mức 1830 USD/ounce khi thông tin về vắc xin tiếp tục lạc quan.

Tổng thống đắc cử Joe Biden có thể chính thức bắt đầu quá trình chuyển đổi. Ông cũng đã nêu tên các thành viên hàng đầu trong nhóm chính sách đối ngoại của mình. Tổng thống đắc cử dự kiến sẽ chọn cựu Chủ tịch Fed - Janet Yellen làm Bộ trưởng Tài chính. Người ta tin rằng bà sẽ phối họp với Fed về các gói hỗ trợ, điều này có lợi cho sự phục hồi ổn định của nền kinh tế Mỹ.

Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là GDP quý 3 và chỉ số môi trường kinh doanh Ifo trong tháng 11 của Đức. Dự kiến dữ liệu sẽ tương tự như kỳ trước. Nếu kết quả vượt qua dự đoán của thị trường thì EUR/USD sẽ được củng cố. Các nhà đầu tư cũng nên theo dõi chỉ số niềm tin tiêu dùng CB trong tháng 11 và chỉ số giá nhà trong tháng 9 của Mỹ.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

14:00 GDP Q3 của Đức ***
16:00 Chỉ số môi trường kinh doanh Ifo trong tháng 11 của Đức ***
21:00 Chỉ số giá nhà trong tháng 9 của Mỹ **
22:00 Niềm tin tiêu dùng CB tháng 11 của Mỹ **
Ngày hôm sau 04:30 Dự trữ dầu thô API của Mỹ ***

EUR/USD

Kháng cự: 1.1886/1.1905
Hỗ trợ: 1.1805/1.1787

Tỷ giá EUR/USD đã thoái lui khỏi đà tăng sau khi chỉ số PMI sản xuất tháng 11 của Mỹ vượt qua kỳ vọng của thị trường. Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là GDP quý 3 và chỉ số môi trường kinh doanh Ifo tháng 11 của Đức. Nếu kết quả này vượt qua dự đoá củan thị trường thì EUR/USD sẽ được củng cố. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên theo dõi niềm tin tiêu dùng CB trong tháng 11 và chỉ số giá nhà trong tháng 9 của Mỹ. Dữ liệu lạc quan có thể hạn chế tiềm năng tăng giá của EUR/USD.

GBP/USD

Kháng cự: 1.3373/1.3396
Hỗ trợ: 1.3272/1.3248

Tỷ giá GBP/USD giảm sau khi chỉ số PMI sản xuất trong tháng 11 của Mỹ vượt qua kỳ vọng của thị trường. Tuy nhiên, tỷ giá đã ổn định trên mức 1.33 khi các nhà đầu tư chờ đợi thông tin từ Brexit. Bên cạnh đó, Thủ tướng Anh - Boris Johnson đang chuẩn bị đàm phán trực tiếp với các nhà lãnh đạo EU để đạt được một thỏa thuận trực tiếp và các nhà đầu tư hy vọng đây có thể là thời điểm quan trọng khi một thỏa thuận cuối cùng được ký kết. Nếu thỏa thuận được ký kết thì GBP/USD sẽ tăng vọt.

AUD/USD

Kháng cự: 0.7339/0.7366
Hỗ trợ: 0.7257/0.7230

AUD/USD củng cố ở mức 0.73. Trong phiên giao dịch châu Á, phó thống đốc RBA - Debelle đã có bài phát biểu. Trong biểu đồ H4, tỷ giá này đang dao động quanh đường MA 10 và MA 20, nếu nó phá vỡ trên mức 0.73 thì AUD/USD sẽ tăng cao. Tuy nhiên, nếu nó phá vỡ dưới mức 0.73 thì nó sẽ chịu áp lực và giảm về mức hỗ trợ.

USD/JPY

Kháng cự: 104.89/105.13
Hỗ trợ: 104.12/103.88

USD/JPY tăng trở lại từ mức đáy sau khi rủi ro thị trường đã giảm bớt nhờ sự lạc quan về vắc xin. Trong một diễn biến khác, một thông tin từ Sankei cho thấy gói kích thích thứ ba của Nhật Bản có thể là 20 nghìn tỷ yên trong đợt COVID-19 hồi sinh ở Tokyo. Hành động này sẽ khiến đồng Yên suy yếu và thúc đẩy tỷ giá USD/JPY. Trong biểu đồ H4, động lực tăng giá đẩy tỷ giá tăng lên cao hơn và hướng về ngưỡng kháng cự tiếp theo.

USD/CAD

Kháng cự: 1.3114/1.3143
Hỗ trợ: 1.3020/1.2992

Mặc dù PMI đánh bại kỳ vọng của thị trường nhưng USD/CAD củng cố quanh mức 1.31 và 1.304 khi giá dầu thô tăng lên. Trong biểu đồ H4, RIS có rủi ro giảm xuống. Việc phá vỡ dưới mức 1.304 có thể khiến tỷ giá điều chỉnh sâu hơn. Ngược lại, các nhà đầu tư nên theo dõi dầu thô API của Mỹ. Nó sẽ tác động đến xu hướng của USD/CAD.

Dầu thô kỳ hạn tháng 1 của Mỹ

Kháng cự: 43.33/43.67
Hỗ trợ: 41.86/41.52

Giá dầu thô đã tăng hơn 1% và giao dịch quanh mức 42.8 USD/thùng vào phiên giao dịch hôm qua sau khi dữ liệu sản xuất toàn cầu đánh bại dự đoán của thị trường. Các nhà đầu tư nên theo dõi sự thay đổi trong kho dự trữ dầu thô API của Mỹ sẽ được công bố vào sáng sớm ngày mai. Nếu dự trữ dầu thô giảm bất ngờ thì giá dầu thô sẽ kiểm tra ngưỡng kháng cự 43.33/43.67. Tuy nhiên, hai mức kháng cự này rất khó bị phá vỡ nếu không có bất kỳ tin tức tốt nào và chúng ta có thể chứng kiến giá dầu điều chỉnh trở lại mức 41.86/41.52.

Vàng giao ngay (XAU/USD)

Kháng cự: 1850/1853
Hỗ trợ: 1820/1817

Giá vàng giảm mạnh xuống dưới mức 1830 USD/ounce sau khi những thông tin lạc quan về vắc xin tiếp tục được công bố và dữ liệu sản xuất toàn cầu đánh bại kỳ vọng của thị trường. Trọng tâm của thị trường ngày hôm nay là niềm tin tiêu dùng CB trong tháng 11 và chỉ số giá nhà trong tháng 9 của Mỹ. Nếu kết quả giảm xuống dưới mức kỳ vọng, thì giá vàng sẽ được hỗ trợ. Về mặt kỹ thuật, giá vàng đang giảm với các chỉ báo RSI trong mức tiêu cực. Do đó, nhiều khả năng giá vàng sẽ chịu áp lực giảm.

Chỉ số Dow Jones (US30) tương lai của Mỹ

Kháng cự: 29943/30078
Hỗ trợ: 29494/29355

Chỉ số Dow tương lai bắt đầu tuần mới khá tích cực khi các nhà đầu tư hy vọng vắc xin sẽ sớm được sử dụng và chỉ số PMI sản xuất của Mỹ tăng lên 56.7 điểm và đánh bại kỳ vọng của thị trường. Các nhà đầu tư tiếp tục lạc quan trong phiên châu Á khi Tổng thống đắc cử Joe Biden có thể chính thức bắt đầu quá trình chuyển đổi. Do đó, chỉ số Dow tương lai có thể tăng lên mức kháng cự 29943/30078.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
43
ATFX - Phân tích thị trường ngày 25/11/2020

Chỉ số Dow tương lai lần đầu tiên cán mức 30,000 điểm. Một phần là nhờ bước khởi đầu của quá trình chuyển giao quyền lực cho Tổng thống đắc cử Joe Biden, bà Janet Yellen được đề cử làm Bộ Tài chính và thông tin lạc quan về vắc xin thứ ba. Giá dầu thô tăng hơn 2% trong bối cảnh vắc xin có thể sớm được sử dụng nên nhu cầu nhiên liệu sẽ phục hồi nhanh hơn, trong khi vàng giảm mạnh và giao dịch trong khoảng 1800 USD/ounce.

Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là về GDP quý 3 của Mỹ, tình trạng thất nghiệp và niềm tin tiêu dùng Michigan trong tháng 11. Nếu kết quả không đạt được như ước tính của thị trường thì đồng đô la Mỹ sẽ chịu áp lực và giá vàng sẽ được hưởng lợi. Các nhà đầu tư cần chú ý theo dõi biên bản cuộc họp FOMC trong phiên Mỹ. Fed có thể tiết lộ về những thay đổi đối với việc mua tài sản, một số nhà kinh tế dự đoán Fed sẽ tăng mua tài sản vào tháng 12.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

20:30 GDP quý 3 của Mỹ ***
20:30 Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ ***
20:30 Đơn đặt hàng bền & cán cân thương mại trong tháng 10 của Mỹ ***
22:00 Doanh số bán nhà mới trong tháng 10 của Mỹ **
22:00 Niềm tin tiêu dùng Michigan trong tháng 11 của Mỹ ***
22:30 Dự trữ dầu thô EIA của Mỹ **
Ngày hôm sau 02:00 Biên bản họp của FOMC ***

EUR/USD

Kháng cự: 1,1939/1,1960
Hỗ trợ: 1.1868/1.1832

Tỷ giá EUR/USD đã tăng trên 1.19 trong phiên châu Á sáng nay. Các nhà đầu tư nên theo dõi đánh giá ổn định tài chính của EU. Sự bi quan có thể khiến EUR/USD thoái lui khỏi đà tăng. Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là GDP quý 3 của Mỹ, dữ liệu thất nghiệp và niềm tin tiêu dùng Michigan trong tháng 11. Nếu kết quả không đạt như ước tính của thị trường thì đồng đô la Mỹ sẽ chịu áp lực và tỷ giá EUR/USD sẽ được hưởng lợi, các nhà đầu tư hãy chú ý đến mức kháng cự 1.1939/1.1960.

GBP/USD

Kháng cự: 1.3396/1.3428
Hỗ trợ: 1.3317/1.3294

GBP/USD đang củng cố quanh mức 1.3350 khi các nhà đầu tư chờ đợi thêm thông tin về cuộc đàm phán Brexit. Trong biểu đồ H4, tỷ giá đang dao động quanh đường MA 10 và xu hướng tăng giá sẽ suy yếu khi chỉ báo RSI đang giảm. Nếu phá vỡ dưới MA 10 thì đà giảm sẽ khiến tỷ giá giảm về mức hỗ trợ tiếp theo. Điểm nổi bật của thị trường hôm nay là GDP quý 3 của Mỹ, dữ liệu thất nghiệp và niềm tin tiêu dùng Michigan. Nếu kết quả tệ hơn dự đoán của thị trường thì GBP/USD có cơ hội tăng vọt.

AUD/USD

Kháng cự: 0.7384/0.7398
Hỗ trợ: 0.7338/0.7321

AUD/USD tiến gần hơn đến mức 0.74. Trong biểu đồ H4, tỷ giá cho thấy đà tăng mạnh vẫn cọn. Điểm nổi bật chính của ngày hôm nay là GDP quý 3, dữ liệu thất nghiệp và niềm tin tiêu dùng Michigan của Mỹ. Nếu kết quả tệ hơn dự đoán, thì AUD/USD sẽ tăng lên mức kháng cự tiếp theo.

USD/JPY

Kháng cự: 104.75/104.89
Hỗ trợ: 104.22/104.08

USD/JPY tăng giá trên mức 104 sau khi thông tin từ Sankei cho thấy gói kích thích thứ 3 của Nhật có thể là 20 nghìn tỷ yên trong đợt COVID-19 hồi sinh ở Tokyo. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá đã thoái lui khỏi đà tăng khi đà tăng đã suy yếu. Nếu tỷ giá phá vỡ dưới MA 10 thì nó sẽ giảm về hỗ trợ 104.22/104.08. Các nhà đầu tư nên theo dõi dữ liệu kinh tế của Mỹ sẽ được công bố vào tối nay.

USD/CAD

Kháng cự: 1.3020/1.3050
Hỗ trợ: 1.2964/1.2928

USD/CAD thoái lui khỏi đà tăng do giá dầu thô tăng mạnh. Trong biểu đồ H4, tỷ giá đang giảm, với các chỉ báo RSI đang hướng xuống. Do đó, USD/CAD sẽ tiếp tục chịu áp lực và nó có thể kiểm tra mức hỗ trợ 1.2964/1.2928. Dữ liệu kinh tế của Mỹ trong tối nay là khá quan trọng, các nhà đầu tư nên theo dõi những dữ liệu này.

Dầu thô kỳ hạn tháng 1 của Mỹ

Kháng cự: 45.87/46.32
Hỗ trợ: 44.59/44.03

Giá dầu thô kỳ hạn đã tăng hơn 2% khi triển vọng về vắc xin sẽ được sớm sử dụng, điều này có thể thúc đẩy nhu cầu dầu thô phục hồi nhan hơn. Tâm lý thị trường cũng lạc quan hơn nhờ những tin đồn rằng OPEC+ có thể trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm 3 tháng. Trong biểu đồ H4, tiềm năng tăng giá của dầu thô đã mạnh hơn, khi giá dầu đang nằm trên đường MA 10 và MA 20. Nếu giá dầu phá vỡ trên mức 46 USD/thùng thì nó sẽ tăng lên mức 46.32.

Vàng giao ngay (XAU/USD)

Kháng cự: 1821/1826
Hỗ trợ: 1801/1796

Giá vàng giảm phiên thứ hai xuống mức 1802 USD/ounce, mức thấp nhất kể từ ngày 16/7. Các nhà đầu tư cần theo dõi dữ liệu kinh tế của Mỹ và biên bản họp của FOMC. Nếu kết quả tệ hơn dự đoán của thị trường thì giá vàng có cơ hội phục hồi từ mức đáy. Nhưng nếu kết quả tốt hơn dự báo, giá vàng sẽ phá vỡ dưới 1800 và giảm về mức 1796.

Chí sô Dow Jones (US30) của Mỹ

Kháng cự: 30379/30553
Hỗ trợ: 29784/29620

Chỉ số Dow tương lai lần đầu tiên vượt mức 30,000 điểm. Nhờ những thông tin như: quá trình chuyển giao quyền lực cho tổng thống đắc cử Joe Biden, bà Janet Yellen được đề cử làm Bộ Tài chính và thông tin đầy lạc quan về loại vắc xin thứ 3. Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay sẽ là GDP quý 3, dữ liệu thất nghiệp và niềm tin tiêu dùng Michigan trong tháng 11 của Mỹ. Nếu kết quả tệ hơn dự báo, thì tiềm năng tăng giá của chỉ số Dow sẽ bị hạn chế. Các nhà đầu tư cần lưu ý: chỉ số có khả năng kiểm tra lại mức cao trước khi điều chỉnh do tâm lý thị trường vẫn đang lạc quan về vắc xin.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
43
ATFX - Phân tích thị trường ngày 26/11/2020

Chỉ số Dow tương lai đã không thể duy trì trên 30,000 điểm sau khi dữ liệu thất nghiệp của Mỹ bất ngờ tăng, trong khi giá dầu thô vẫn trên 45 USD/thùng do dự trữ dầu thô của EIA giảm 754 nghìn thùng. Giá vàng được hỗ trợ trên mức 1800 USD/ounce khi đồng đô la Mỹ suy yếu.

Sáng nay, biên bản FOMC đã trình bày rằng Fed sẽ duy trì chương trình mua tài sản. Ngoài ra, các nhà hoạch định chính sách còn cho biết vai trò của việc mua tài sản đã chuyển sang hỗ trợ các mục tiêu việc làm và lạm phát. Do đó, chỉ số Dow tương lai được hưởng lợi.

Hôm nay, điểm nổi bật của thị trường là niềm tin tiêu dùng GFK trong tháng 12 của Đức và biên bản cuộc họp của ECB. Nếu có bất kỳ giọng điệu ôn hòa hoặc diều hâu nào xuất hiện thì đều gây ra biến động cho thị trường. Thị trường Mỹ sẽ nghỉ lễ hôm nay nhân dịp Ngày lễ Tạ ơn.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

Ngày lễ Tạ ơn tại Mỹ, Thị trường đóng cửa sớm
14:00 Niềm tin tiêu dùng Gfk của Đức **
16:00 Tài khoản vãng lai trong tháng 11 của Đức **
19:30 Biên bản cuộc họp của ECB ***

EUR/USD

Kháng cự: 1.1939/1.1960
Hỗ trợ: 1.1893/1.1873

Tỷ giá EUR/USD đã vượt qua mức 1.190 sau khi dữ liệu thất nghiệp của Mỹ không đạt được như ước tính của thị trường. Thành viên ECB là Yves Mersch và Phó chủ tịch ECB - Luis de Guindos đã có bài phát biểu vào thứ Tư. Mersch đã đồng ý mở rộng PEPP và TLTRO vào tháng 12. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên chú ý đến niềm tin tiêu dùng GFK tháng 12 của Đức trong tháng 12 và biên bản cuộc họp của ECB. Nếu dữ liệu của của Đức tệ hơn dự đoán của thị trường, thì EUR/USD sẽ thoái lui khỏi xu hướng tăng.

GBP/USD

Kháng cự: 1.3428/1.3464
Hỗ trợ: 1.3345/1.3314

Trong biểu đồ H4, GBP/USD đã tăng trở lại từ đường MA 10 sau khi dữ liệu thất nghiệp của Mỹ gây thất vọng. Mô hình "tam giác tăng dần" đã hình thành ở phía trên và chỉ báo RSI vẫn trên mức trung bình. 1.34 là mức rất quan trọng, nếu tỷ giá phá vỡ trên mức kháng cự này, thì nó có cơ hội tăng vọt. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên chú ý đến những tin tức về Brexit. Nó sẽ ảnh hưởng đến xu hướng của GBP/USD.

AUD/USD

Kháng cự: 0.7386/0.7400
Hỗ trợ: 0.7340/0.7322

Đồng đô la Mỹ suy yếu nên tỷ giá AUD/USD được hưởng lợi. Tuy nhiên, cặp tiền đã này thiếu động lực tăng khi chi tiêu vốn tư nhân của Úc không được như kỳ vọng. Mô hình "tam giác tăng dần" đã hình thành trong biểu đồ H4. Dự kiến tỷ giá sẽ tăng thêm khi bứt phá trên 0.74. Ngược lại, nếu nó không thẻ duy trì được đường MA 10, thì nó sẽ giảm về mức hỗ trợ tiếp theo.

USD/JPY

Kháng cự: 104.58/104.75
Hỗ trợ: 104.22/104.08

USD/JPY vẫn đi ngang sau dữ liệu thất nghiệp của Mỹ và biên bản FOMC được công bố. Trong biểu đồ H4, tỷ giá đang dao động quanh đường MA 20 trong khi chỉ báo RSI đang hướng về mức 50. Nếu nó phá vỡ dưới mức 104 thì nó sẽ giảm nhanh về mức hỗ trợ tiếp theo. Các nhà đầu tư nên chú ý đến dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 11 của Nhật Bản sẽ được công bố vào ngày mai. Chúng tôi dự đoán dữ liệu này sẽ tệ hơn so với trước đó.

USD/CAD

Kháng cự: 1.3038/1.3050
Hỗ trợ: 1.2964/1.2928

Tỷ giá USD/CAD chịu áp lực trong bối cảnh giá dầu thô tăng và đồng đô la Mỹ suy yếu. Trong biểu đồ H4, tỷ giá này đang giảm, với chỉ báo RSI hướng về vùng quá bán. Do đó, nếu nó phá vỡ dưới mức 1.30 thì nó sẽ giảm nhanh về mức hỗ trợ tiếp theo. Các nhà đầu tư nên xem xét diễn biến của giá dầu thô để xác định xu hướng của USD/CAD.

Dầu thô kỳ hạn tháng 1 của Mỹ

Kháng cự: 46.32/47.02
Hỗ trợ: 45.17/44.46

Giá dầu thô vẫn trên 45 USD/thùng do dự trữ dầu thô của EIA giảm 754 nghìn thùng. Các nhà đầu tư nên theo dõi biên bản của ECB. Nếu có bất kỳ thông tin nào về gói kích thích thì giá dầu thô sẽ được hưởng lợi. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật, giá dầu đang ở vùng quá mua, nên đà tăng đã chững lại. Do đó, giá dầu có nguy cơ điều chỉnh.

Vàng giao ngay (XAU/USD)

Kháng cự: 1819/1822
Hỗ trợ: 1804/1801

Giá vàng được hỗ trợ trên mức 1800 USD/ounce sau khi dữ liệu thất nghiệp của Mỹ được công bố. Mặc dù đà giảm giá vẫn còn mạnh, nhưng chính sách tiền tệ và việc mở rộng các gói kích thích có thể hỗ trợ cho vàng. Trong biểu đồ H4, giá vàng đang dao động quanh mức 1800 USD/ounce trong khi các chỉ báo RSI đang ở vùng quá bán. Nếu nó vỡ dưới mức 1800 thì nó sẽ giảm mạnh. Nhưng nếu giá vàng duy trì trên 1800 và phá vỡ trên đường MA 10 thì nó sẽ tăng lên mức kháng cự.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Kháng cự: 29988/30218
Hỗ trợ: 29784/29503

Hợp đồng tương lai Dow Jones không thể duy trì trên 30,000 điểm sau khi dữ liệu thất nghiệp của Mỹ bất ngờ tăng. Hôm nay, Mỹ sẽ nghỉ lễ nên không có dữ liệu kinh tế nào của Mỹ được công bố và chỉ số Dow sẽ không có chất xúc tác chính. Về mặt kỹ thuật, chỉ số đang dao động dưới đường MA 10 và chỉ báo RSI vẫn đi ngang gần mức 50. Nếu phá vỡ trên 30,000 điểm thì nó có cơ hội kiểm tra mức kháng cự. Tuy nhiên, nếu bất kỳ thông tin tiêu cực nào về chính trị của Mỹ thì đà tăng của chỉ số Dow sẽ bị hạn chế.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
43
ATFX - Phân tích thị trường ngày 27/11/2020

Chỉ số Dow tương lai đã đi ngang vào phiên giao dịch hôm qua, trong khi giá dầu thô kỳ hạn giảm từ mức 46 USD/thùng.

Hầu hết các quan chức ECB đồng ý rằng xem xét lại các công cụ chính sách tiền tệ vào cuộc họp tháng 12. Nhìn chung, các thành viên cho rằng triển vọng tăng trưởng sẽ giảm và lạm phát được dự báo sẽ vẫn ở mức tiêu cực trong thời gian lâu hơn những gì đã được dự đoán vào tháng 9.

Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là bài phát biểu của chủ tịch Ngân hàng Trung Ương Đức - Weidmann, cùng với nhiều dữ liệu quan trọng sẽ được công bố như GDP quý 3 của Pháp, CPI của Pháp, tình hình môi trường kinh doanh của Eurozone và niềm tin tiêu dùng trong tháng 11. Thị trường dự đoán kết quả sẽ tệ hơn và nó có thể gây ra áp lực khiến EUR/USD tiếp tục giảm.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

Thị trường Mỹ, CME & ICE sẽ đóng cửa sớm
14:45 CPI tháng 11 của Pháp **
14:45 GDP Q3 của Pháp
17:00 Tình hình môi trường kinh doanh của EU ***
17:00 Niềm tin tiêu dùng tháng 11 của EU ***

EUR/USD

Kháng cự: 1.1939/1.1960
Hỗ trợ: 1.1873/1.1853

EUR/USD mở rộng sự điều chỉnh xuống dưới 1.19 sau giọng điệu ôn hòa từ ECB. Biên bản của ECB nhấn mạnh kinh tế đã mất đà phục hồi vào Q4 và nhắc lại rằng triển vọng tăng trưởng sẽ giảm xuống. Hơn nữa, các thành viên dự kiến sẽ theo dõi chặt chẽ dữ liệu và tỷ giá hối đoái. Nhiều dữ liệu kinh tế của Eurozone sẽ được công bố trong hôm nay. Nếu kết quả dữ liệu tệ hơn thì EUR/USD sẽ sụt giảm về mức hỗ trợ.

GBP/USD

Kháng cự: 1.3377/1.3412
Hỗ trợ: 1.3329/1.3294

GBP/USD không thể phá vỡ mức 1.34 vào phiên giao dịch hôm qua vì các cuộc đàm phán Brexit tiếp tục bế tắt. Bộ trưởng Tài chính Vương quốc Anh - Rishi Sunak đã khẳng định rằng ông tin tưởng và hy vọng về một thỏa thuận hậu Brexit, nhưng nó cũng không giúp được gì cho đồng bảng Anh do thị trường đang chờ những thông tin rõ ràng hơn. Về mặt kỹ thuật, đỉnh kép đã hình thành và tỷ giá đang dao động quanh đường MA 10 và NA 20. Mức 1.34 là mức rất quan trọng vì nó đóng vai trò là điểm xoay. Nếu vượt ngưỡng 1.34 thành công thì nó sẽ tiêp tục tăng lên. Nhưng nếu mức 1.34 vẫn chắc chắn và tỷ giá phá vỡ đường MA 20 thì nó sẽ chịu áp lực và giảm về mức hỗ trợ.

AUD/USD

Kháng cự: 0.7385/0.7400
Hỗ trợ: 0.7346/0.7322

AUD/USD bị giới hạn xung quanh mức 0.73 trong bối cảnh thị trường Mỹ đóng cửa do Ngày Lễ Tạ ơn. Cuộc chiến thương mại giữa Úc và Trung Quốc tiếp tục leo thang với thông tin mới nhất là Bộ Thương mại Trung Quốc sẽ áp đặt các biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với rượu nhập khẩu từ Úc. Những tin tức như vậy không ảnh hưởng đến chuyển động của AUD/USD, nhưng nó đang thiếu sức mạnh để đi lên ở biểu đồ H4. Do đó, nếu tỷ giá này phá vỡ dưới đường MA 20, thì áp lực bán sẽ gia tăng và nó sẽ giảm về hỗ trợ 0.7346/0.7322.

USD/JPY

Kháng cự: 104.28/104.41
Hỗ trợ: 103.96/103.84

Mặc dù chỉ số CPI của Nhật Bản giảm nhưng USD/JPY vẫn giảm xuống mức 104 trong phiên giao dịch châu Á. Theo Reuters, Thủ tướng Nhật Bản - Yoshihide sẽ kéo dài chương trình bồi thường cho các công ty bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh đến 2 tháng. Hành động này có thể gây áp lực lên đồng JPY. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên theo dõi sức mạnh của đồng đô la Mỹ. Nếu sức mạnh đồng đô la Mỹ giảm thì tỷ giá USD/JPY sẽ phá vỡ mức 104. Một khi mức này bị phá vỡ thì nó sẽ giảm mạnh về mức hỗ trợ tiếp theo.

USD/CAD

Kháng cự: 1.3056/1.3078
Hỗ trợ: 1.2992/1.2970

USD/CAD vẫn đi ngang gần mức 1.3000 dù giá dầu thô giảm. Trong biểu đồ H4, tỷ giá đang dao động quanh đường MA 20 trong phiên giao dịch Châu Á, trong khi chỉ báo RSI tiến gần mức 50. Nếu phá vỡ trên đường MA 20 thì tỷ giá có cơ hội phục hồi từ đáy và kiểm tra vùng kháng cự 1.3056/1.3078. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần theo dõi diễn biến của giá dầu thô.

Dầu thô kỳ hạn tháng 1 của Mỹ

Kháng cự: 45.52/45.87
Hỗ trợ: 44.46/44.03

Giá dầu thô WTI thoái lui khỏi mức cao 46 USD mỗi thùng vào hôm qua. Cuộc họp của OPEC+ sẽ được tổ chức vào cuối tháng, có tin đồn rằng một số quốc gia thành viên có ý kiến trái ngược nhau. Thị trường lo lắng rằng việc hoãn kế hoạch tăng sản lượng có thể bị cản trở, và tâm lý thị trường đã khiến giá dầu điều chỉnh giảm. Về mặt kỹ thuật, giá dầu được hỗ trợ tại đường MA 20 và vẫn có cơ hội quay trở lại ngưỡng kháng cự 45.52/45.87.

Vàng giao ngay (XAU/USD)

Kháng cự: 1819/1822
Hỗ trợ: 1804/1801

Giá vàng đang dao động quanh đường MA 10 MA và MA 20, trong khi các chỉ báo RSI phục hồi từ vùng quá bán. Nếu phá vỡ trên đường MA 20 thì nó sẽ tăng lên mức kháng cự tiếp theo 1819/1822. Nhưng nếu giá vàng không thể giữ trên đường MA 10 thì nó sẽ giảm trở lại mức hỗ trợ 1804/1801.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Kháng cự: 29922/30098
Hỗ trợ: 29784/29643

Chỉ số Dow tương lai giảm nhẹ và tạm thời duy trì trên 29800 điểm. Tuy nhiên, biểu đồ H4 cho thấy đường trung bình động chính đã chuyển thành kháng cự. Các nhà đầu tư cần lưu ý đến áp lực giảm trong ngắn hạn và tập trung vào vùng hỗ trợ 29784/29643.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
43
ATFX - Phân tích thị trường ngày 30/11/2020

Chỉ số Dow tương lai đóng cửa ở mức cao hơn một chút vào thứ Sáu do kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn của Mỹ, trong khi giá dầu thô giữ trên 45 USD/thùng. Lần đầu tiên giá vàng đóng cửa dưới mức 1800 kể từ giữa tháng 7 trong bối cảnh kinh tế lạc quan nhờ tiến bộ của vắc xin COVID-19.

Trong tuần này: Mọi sự chú ý đều tập trung vào buổi điều trần của Chủ tịch Fed - Powell trước Quốc hội, cũng như dữ liệu Nonfarm của Mỹ vào thứ Sáu, kết quả có thể cho thấy thị trường lao động sẽ chậm lại. Các nhà đầu tư sẽ có được thông tin PMI về sản xuất và dịch vụ toàn cầu và chính sách tiền tệ của RBA. Dữ liệu lạm phát của Eurozone có khả năng củng cố kỳ vọng rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ tăng cường các biện pháp kích thích tại cuộc họp tiếp theo.

Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là niềm tin tiêu dùng CB của Mỹ, PMI Chicago và chỉ số sản xuất tháng 11 của Fed Dallas. Các nhà đầu tư cũng nên theo dõi cuộc họp của OPEC sẽ được tổ chức vào ngày hôm nay. OPEC dự kiến sẽ trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng dầu, nếu các bên không gia hạn cắt giảm sản lượng, thì giá dầu thô có thể lao dốc. Tại châu Âu, chỉ số CPI tháng 11 của Đức và bài phát biểu của Chủ tịch ECB - Lagarde cũng rất đáng chú ý.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

08:00 PMI sản xuất và phi sản xuất tháng 11 của Trung Quốc **
17:00 Cuộc họp của OPEC ***
17:00 Chủ tịch ECB - Lagarde Phát biểu ***
20:00 CPI tháng 11 của Đức **
20:30 Tài khoản vãng lai Q3 của Canada **
21:45 PMI Chicago tháng 11 của Mỹ **
22:00 Doanh số nhà chờ bán trong tháng 10 của Mỹ **
22:30 Chỉ số sản xuất tháng 11 của Fed tại Dallas **

EUR/USD

Kháng cự: 1.1985/1.2006
Hỗ trợ: 1.1939/1.1919

Tỷ giá EUR/USD tiếp cận mức 1.20 do đồng đô la Mỹ suy yếu. Hôm nay, điểm nổi bật của thị trường là chỉ số CPI tháng 11 của Đức cùng với bài phát biểu của chủ tịch ECB Lagarde. Nếu chỉ số CPI của Đức thấp hơn so với kết quả trước đó, thì tỷ giá EUR/USD sẽ chịu áp lực. Các nhà đầu tư cũng nên theo dõi niềm tin tiêu dùng CB của Mỹ, PMI Chicago và chỉ số sản xuất trong tháng 11 của Fed tại Dallas. Nếu kết quả gây thất vọng thì tỷ giá sẽ vượt mức 1.20 và kéo dài đợt tăng về phía mức kháng cự tiếp theo.

GBP/USD

Kháng cự: 1.3377/1.3397
Hỗ trợ: 1.3278/1.3262

Tỷ giá GBP/USD tăng trở lại từ mức đáy trong phiên giao dịch châu Á do đồng đô la Mỹ suy yếu. Brexit sắp bước vào giai đoạn quan trọng. Vào chủ Nhật, Bộ trưởng Ngoại giao Anh cho biết một thỏa thuận có thể đạt được trong tuần này, do đó, tỷ giá GBP/USD sẽ được hỗ trợ. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá duy trì trên mức 1.3300 trong bối cảnh thị trường vẫn kỳ vọng về một thỏa thuận Brexit. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn phải chú ý đến các thông tin về Brexit. Nếu phá vỡ dưới mức 1.330 thì tỷ giá sẽ giảm về mức hỗ trợ tiếp theo là 1.3278/1.3262.

AUD/USD

Kháng cự: 0.7414/0.7428
Hỗ trợ: 0.7374/0.7354

Tỷ giá AUD/USD vẫn tích cực sau khi Trung Quốc công bố kết quả PMI khá lạc quan, điều này giúp tỷ giá giao dịch gần mức cao nhất trong ba tháng, khoảng 0.7400. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn nên thận trọng vì căng thẳng giữa Úc và Trung Quốc có thể tăng lên. Nếu tỷ giá không thể phá vỡ trên mức 0.74, thì nó sẽ điều chỉnh từ mức này. Hơn nữa, sau quyết định chính sách tiền tệ vào tháng 11, RBA có khả năng giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 12.

USD/JPY

Kháng cự: 104.21/104.34
Hỗ trợ: 103.67/103.42

USD/JPY tiếp tục dao động ở mức thấp sau khi Doanh số bán lẻ tháng 10 của Nhật Bản bất ngờ tăng 6.4% so với trước đó. Hơn nữa, số ca nhiễm COVID-19 ở Nhật Bản đã khiến chỉ số Nikkei lao dốc trong phiên giao dịch châu Á và gây áp lực lên tỷ giá USD/JPY hướng về mức hỗ trợ 103.67/103.42. Các nhà đầu tư nên theo dõi niềm tin tiêu dùng CB của Mỹ, PMI Chicago và chỉ số sản xuất tháng 11 của Fed tại Dallas.

USD/CAD

Kháng cự: 1.3020/1.3048
Hỗ trợ: 1.2941/1.2928

Tỷ giá USD/CAD giảm xuống dưới mức 1.30 do giá dầu thô tăng. Điểm nổi bật của thị trường hôm nay sẽ là niềm tin tiêu dùng CB của Mỹ, PMI Chicago và chỉ số sản xuất của Fed tại Dallas. Mặt khác, tài khoản vãng lai quý 3 của Canada sẽ được công bố trước dữ liệu kinh tế Mỹ. Trong biểu đồ H4, tỷ giá đang dao động quanh đường MA 10 và MA 20 khi thị trường chờ kết quả dữ liệu. Mức 1.30 đóng vai trò như một điểm xoay, nếu tỷ giá duy trì dưới 1.30 thì nó sẽ chịu áp lực.

Dầu thô kỳ hạn tháng 1 của Mỹ

Kháng cự: 45.52/45.87
Hỗ trợ: 44.46/44.03

Giá dầu thô giữ trên mức 45 USD/thùng do thị trường đang chờ đợi cuộc họp của OPEC. OPEC dự kiến sẽ trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng dầu. Nếu các bên không gia hạn được việc cắt giảm sản lượng, thì giá dầu thô sẽ giảm đáng kể. Về mặt kỹ thuật, chỉ báo RSI vẫn nằm trên mức 50, nếu nó phá vỡ trên đường MA 10 và MA 20 thì nó sẽ tăng lên mức kháng cự tiếp theo.

Vàng giao ngay (XAU/USD)

Kháng cự: 1798/1801
Hỗ trợ: 1775/1772

Giá vàng đóng cửa dưới mức 1800 nhờ những thông tin lạc quan về vắc xin. Tuy nhiên, các nhà đầu tư phải chú ý đê các tín hiệu trái chiều liên quan đến thỏa thuận Brexit. Do đó, nếu giá phục hồi từ vùng quá bán thì nó sẽ kiểm tra mức kháng cự 1798/1801. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên theo dõi niềm tin người tiêu dùng CB của Mỹ, PMI Chicago và chỉ số sản xuất của Fed tại Dallas.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Kháng cự: 30097/30218
Hỗ trợ: 29573/29450

Chỉ số Dow tương lai đóng cửa ở mức cao hơn vào thứ Sáu. Những cảnh báo được đưa ra khi các thành phố lớn của bang California áp đặt các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn và các chuyên gia dự đoán số ca nhiễm COVID-19 sẽ tăng mạnh sau Lễ Tạ ơn. Do đó, kinh tế của Mỹ sẽ chịu tác động tiêu cực. Điểm nổi bật của thị trường hôm nay sẽ là niềm tin của người tiêu dùng CB của Mỹ, PMI Chicago và chỉ số sản xuất của Fed tại Dallas. Nếu kết quả không được như dự đoán của thị trường thì chỉ số Dow sẽ chịu áp lực.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
43
ATFX - Phân tích thị trường ngày 01/12/2020

Chỉ số Dow tương lai giảm trong phiên giao dịch hôm qua sau một đợt tăng kéo dài vào tuần trước. Giá dầu thô đã giảm gần 1% và giao dịch quanh mức 45 USD/thùng, sau một thời gian ngắn chuyển biến tích cực khi các nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ cuộc họp OPEC+ kéo dài hai ngày, các thành viên sẽ quyết định xem có gia hạn cắt giảm sản lượng để cân bằng thị trường toàn cầu hay không.

Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là chỉ số PMI sản xuất của Đức & khu vực đồng tiền chung châu Âu và chỉ số CPI tháng 11 của EU. Dữ liệu được dự báo sẽ không đổi so với trước đó. Các nhà đầu tư nên chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch ECB - Lagarde. Những nhà đầu tư đang giao dịch đồng bảng Anh cần chú ý đến các tin tức về Brexit và việc công bố PMI sản xuất tháng 11 của Anh. Một điểm nổi bật khác của thị trường là buổi điều trần của chủ tịch Fed - Powell, cùng với PMI sản xuất và PMI ISM tháng 11 của Mỹ. Tại Canada, GDP quý 3 sẽ được công bố trong phiên Mỹ. RBA đã quyết định lãi suất trong phiên Châu Á và không có bất kỳ thay đổi nào.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

06:30 Tỷ lệ thất nghiệp tháng 10 của Nhật Bản **
08:45 PMI sản xuất Caixin tháng 11 của Trung Quốc **
10:30 Quyết định lãi suất của RBA ***
15:55 PMI sản xuất tháng 11 của Đức **
15:55 Thay đổi số lượng thất nghiệp tháng 11 của Đức ***
16:00 PMI sản xuất tháng 11 của EU **
16:30 PMI sản xuất tháng 11 của Vương quốc Anh **
17:00 Hội nghị Bộ trưởng OPEC và ngoài OPEC ***
17:00 CPI tháng 11 của EU **
20:30 GDP Q3 của Canada **
21:45 PMI sản xuất Markit tháng 11 của Mỹ ***
22:00 PMI sản xuất ISM tháng 11 của Mỹ ***
22:00 Chủ tịch Fed - Powell tham gia điều trần ***
Ngày hôm sau 00:00 Chủ tịch ECB - Lagarde phát biểu ***
Ngày hôm sau 04:30 Dự trữ dầu thô API của Mỹ ***

EUR/USD

Kháng cự: 1.1962/1.2002
Hỗ trợ: 1.1893/1.1853

Tỷ giá EUR/USD đã thoái lui khỏi đà tăng sau khi chạm ngưỡng kháng cự 1.20 lần thứ hai. Điểm nổi bật của thị trường hôm nay là chỉ số PMI sản xuất của Đức & Eurozone và CPI của EU. Con số dự báo là sẽ không đổi so với trước đó. Do đó, EUR/USD có cơ hội tăng lên mức kháng cự tiếp theo. Các nhà đầu tư nên theo dõi bài phát biểu của chủ tịch ECB - Lagarde. Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ công bố một số dữ liệu quan trọng, nếu kết quả tốt hơn thì EUR/USD sẽ chịu áp lực.

GBP/USD

Kháng cự: 1.3373/1.3396
Hỗ trợ: 1.3272/1.3249

Tỷ giá GBP/USD đang dao động quanh đường MA 10 và MA 20 khi thị trường chờ đợi thông tin từ Brexit. Những nhà đầu tư giao dịch đồng bảng Anh nên chú ý đến việc công bố PMI sản xuất của Vương quốc Anh. Nếu dữ liệu lạc quan có thể giúp tỷ giá tăng lên vùng kháng cự tiếp theo. Mặt khác, các nhà đầu tư cần theo dõi dữ liệu kinh tế của Mỹ, nếu dữ liệu kinh tế Mỹ khả quan hơn thì mức tăng của GBP/USD sẽ bị hạn chế.

AUD/USD

Kháng cự: 0.7386/0.7400
Hỗ trợ: 0.7340/0.7323

Tỷ giá AUD/USD giảm từ mức cao nhất trong nhiều tháng trước cuộc họp chính sách tiền tệ của RBA. Hôm nay, Ngân hàng Dự trữ Úc đã công bố quyết định về lãi suất. Chính sách sẽ không thay đổi. Nếu triển vọng kinh tế được cải thiện thì AUD sẽ trở lại mức 0.74 so với USD. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá đang củng cố ở mức 0.7330. Nếu các nhà hoạch định chính sách vẫn bi quan về tình trạng kinh tế hiện tại thì AUD/USD sẽ giảm trở lại mức hỗ trợ 0.7340/0.7323.

USD/JPY

Kháng cự: 104.51/104.61
Hỗ trợ: 103.93/103.83

USD/JPY tăng trở lại từ mức đáy và quay trở lại mức 104, chủ tịch Fed - Powell cũng đưa ra những nhận định lạc quan, trong khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ - Mnuchin thúc đẩy gói kích thích. Bên cạnh nhận định đầy lạc quan từ chủ tịch Fed Powell, Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản - Taro Aso nói rằng kinh tế dễ bị tác động tiêu cực bởi đại dịch, nên đồng JPY chịu áp lực. Động lực tăng giá có thể giúp tỷ giá tiến về vùng kháng cự.

USD/CAD

Kháng cự: 1.3020/1.3048
Hỗ trợ: 1.2963/1.2928

Tỷ giá USD/CAD không thể vượt mức 1.30 trong đầu phiên giao dịch châu Á. Hôm nay, nhiều dữ liệu kinh tế của Mỹ và Canada sẽ được công bố. Sau khi Canada công bố GDP quý 3, thị trường sẽ chú ý đến dữ liệu kinh tế Mỹ. Nếu kết quả tốt hơn dự báo, thì USD/CAD sẽ tăng vọt. Tuy nhiên, các nhà đầu tư phải chú ý đến dự trữ dầu thô API của Mỹ & Hội nghị Bộ trưởng OPEC và ngoài OPEC. Nếu dự trữ dầu thô API của Mỹ giảm bất ngờ thì USD/CAD có thể giảm trở lại mức hỗ trợ.

Dầu thô kỳ hạn tháng 1 của Mỹ

Kháng cự: 45.52/45.87
Hỗ trợ: 44.46/44.03

Giá dầu thô đã giảm gần 1% xuống quanh mức 45 USD/thùng sau một thời gian chuyển biến tích cực khi các nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ cuộc họp của OPEC kéo dài hai ngày, nơi các thành viên sẽ quyết định xem có gia hạn cắt giảm sản lượng để cân bằng thị trường toàn cầu hay không. Hơn nữa, điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là dữ liệu PMI sản xuất toàn cầu. Dữ liệu lạc quan có thể giúp giá dầu tăng lên. Do đó, giá dầu thô có thể kiểm tra vùng kháng cự. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên theo dõi dự trữ dầu thô API của Mỹ.

Vàng giao ngay (XAU/USD)

Kháng cự: 1792/1795
Hỗ trợ: 1768/1765

Giá vàng dao động quanh ngưỡng MA 10 và MA 20 sau khi giảm từ mức 1800 USD/ounce. Tuy nhiên, giá vàng có thể phục hồi và tăng mạnh khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ - Mnuchin thúc đẩy gói kích thích vào ngày hôm qua. Các nhà đầu tư nên chú ý đến phiên điều trần của chủ tịch Fed - Mỹ Powell, trong khi bài phát biểu của Chủ tịch ECB - Lagarde có thể gợi ý về gói kích thích tiếp theo cho tháng 12. Trong biểu đồ H4, chỉ báo RSI đã phục hồi từ vùng quá bán và nếu giá vàng phá vỡ trên đường MA 10 thì nó sẽ tăng lên 1795.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Kháng cự: 30017/30106
Hỗ trợ: 29546/29458

Chỉ số Dow tương lai giảm vào phiên giao dịch hôm qua sau một đợt tăng vào tuần trước. Hôm nay, tâm điểm của thị trường là phiên điều trần của Chủ tịch Fed - Powell và dữ liệu PMI sản xuất và PMI ISM của Mỹ. Dữ liệu lạc quan sẽ hỗ trợ chỉ số Dow tương lai phục hồi và tăng lên vùng kháng cự tiếp theo. Tuy nhiên, mức 30,000 điểm là rất quan trọng, nó đóng vai trò là điểm xoay, nếu chỉ số không thể vượt qua mức này thì nó sẽ tiếp tục giảm.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
43
ATFX - Phân tích thị trường ngày 02/12/2020

Chỉ số Dow tương lai giảm sau khi PMI sản xuất thấp hơn kỳ vọng và đóng cửa với mức tăng sau khi chủ tịch FOMC - Powell nói rằng Fed vẫn cam kết sử dụng tất cả các công cụ của mình để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua các cuộc khủng hoảng COVID-19. Trong khi đó, giá dầu thô tiếp tục giảm sau khi dữ liệu API cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ tăng bất ngờ. Giá vàng phục hồi từ mức đáy do kỳ vọng về các gói kích thích tài chính.

Hôm nay, điểm nổi bật của thị trường là thay đổi việc làm ADP tháng 11 của Mỹ. Kết quả lạc quan có thể kích hoạt chỉ số Dow Futures tăng vọt, trong khi giá vàng có thể chịu áp lực. Sau khi kết quả ADP nonfarm, thì các nhà đầu tư sẽ chú ý bài phát biểu của chủ tịch Fed - Powell và Beige Book. Một điểm nổi bật khác sẽ là doanh số bán lẻ của Đức và tỷ lệ thất nghiệp và PPI của Khu vực đồng Euro.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

07:30 GDP Q3 của Úc ***
14:30 CPI tháng 11 của Thụy Sĩ **
17:00 Tỷ lệ thất nghiệp và PPI tháng 10 của EU **
20:15 Thay đổi việc làm ADP trong tháng 11 của Mỹ ***
22:00 Chủ tịch Fed Powell - phát biểu ***
22:30 Dự trữ dầu thô EIA **
Ngày hôm sau 02:00 Fed công bố Beige Book ***

EUR/USD

Kháng cự: 1,2089/1.2121
Hỗ trợ: 1.2023/1.1990

Tỷ giá EUR/USD đạt mức cao nhất kể từ tháng 5/2018 trong bối cảnh đồng đô la Mỹ suy yếu do những kỳ vọng về gói kích thích. Về kinh tế EU, chúng ta phải theo dõi doanh số bán lẻ của Đức, tỷ lệ thất nghiệp cũng như chỉ số PPI tháng 10 của EU. Nếu kết quả vượt qua dự đoán thị trường, thì EUR/USD sẽ có cơ hội tăng lên vùng kháng cự tiếp theo. Dữ liệu việc làm ADP tháng 11 của Mỹ sẽ được công bố vào tối nay và nó có thể tác động đến EUR/USD. Các nhà đầu tư cũng cần chú ý bài phát biểu của chủ tịch Fed - Powell và việc Fed sẽ công bố Beige Book.

GBP/USD

Kháng cự: 1.3452/1.3477
Hỗ trợ: 1.3397/1.3370

Tiềm năng tăng giá của GBP/USD được củng cố với các thông tin liên quan đến Brexit, sự suy yếu của đồng đô la Mỹ. Tỷ giá đã tăng trên mức 1/34. Hôm nay, không có dữ liệu quan trọng nào của Anh được công bố. Do đó, thị trường sẽ tập trung vào dữ liệu của Mỹ, nếu kết quả tốt hơn thì GBP/USD sẽ chịu áp lực và giảm về hỗ trợ 1.3397/1.3370.

AUD/USD

Kháng cự: 0.7400/0.7428
Hỗ trợ: 0.7362/0.7340

AUD/USD tăng lên mức cao mới khi GDP quý 3 của Úc vượt kỳ vọng của thị trường. Các nhà đầu tư nên chú ý đến thay đổi việc làm ADP của Mỹ trong tháng 11. Nếu kết quả vượt qua dự đoán thị trường, thì tiềm năng tăng giá của AUD/USD sẽ bị hạn chế và nó có thể kiểm tra mức hỗ trợ 0.7362/0.7340. Ngược lại, Quốc hội Mỹ có thể công bố gói kích thích tài khóa lớn hơn. Do đó, đồng đô la Mỹ có thể suy yếu và đồng AUD sẽ được hưởng lợi. Nếu phá vỡ trên 0.74 thì AUD/USD sẽ tăng lên mức kháng cự tiếp theo.

USD/JPY

Kháng cự: 104.51/104.75
Hỗ trợ: 104.15/103.93

USD/JPY ít biến động trong phiên giao dịch ngày hôm qua do kỳ vọng về gói kích thích của Mỹ. Các nhà đầu tư nên theo dõi chỉ số niềm tin tiêu dùng của Nhật Bản. Nếu kết quả không đạt được như kỳ vọng của thị trường thì USD/JPY sẽ tiếp tục phục hồi và tăng lên mức kháng cự tiếp theo. Ngược lại, nếu tỷ giá đóng cửa dưới đường MA 10, thì áp lực bán có thể tăng lên và đẩy tỷ giá giảm về mức hỗ trợ 104.15/103.93.

USD/CAD

Kháng cự: 1.3009/1.3030
Hỗ trợ: 1.2925/1.2899

USD/CAD tiếp tục chịu áp lực sau khi Quốc hội Mỹ có thể công bố gói kích thích tài khóa lớn hơn, và nó khiến đồng đô la Mỹ suy yếu. Trong biểu đồ H4, tỷ giá được hỗ trợ trên mức 1.2930 sau áp lực bán mạnh vào cuối phiên Mỹ ngày hôm qua. Nếu phá vỡ trên mức 1.30 thì xu hướng tăng sẽ được củng cố. Các nhà đầu tư cần chú ý dữ liệu việc làm ADP của Mỹ, nếu kết quả lạc quan thì USD/CAD có cơ hội tăng lên vùng kháng cự.

Dầu thô kỳ hạn tháng 1 của Mỹ

Kháng cự: 44.82/45.17
Hỗ trợ: 43.67/43.32

Giá dầu thô tiếp tục giảm sau khi dự trữ dầu thô API bất ngờ tăng. Trong biểu đồ H4, tiềm năng giảm giá đã mạnh hơn khi giá dầu đã phá vỡ dưới đường MA 10 và 20, trong khi chỉ báo RSI đã lệch xuống dưới 50. Nếu giá dầu phá vỡ dưới mức 44 thì nó sẽ kiểm tra mức hỗ trợ 43.67 hoặc 43.32. Một điểm nổi bật khác của thị trường là dự trữ dầu thô của EIA.

Vàng giao ngay (XAU/USD)

Kháng cự: 1818/1824
Hỗ trợ: 1804/1798

Giá vàng tăng trở lại từ mức đáy do đồng đô la Mỹ suy yếu và kỳ vọng có thêm gói kích thích tài chính. Về mặt kỹ thuật, tiềm năng tăng giá đã mạnh hơn khi giá vàng ổn định trên đường MA 10 và 20, trong khi chỉ báo RIS trên mức 50. Nếu thành công trong việc phá vỡ mức 1818 thì giá vàng sẽ hướng đến mức kháng cự tiếp theo. Ngược lại, các nhà đầu tư phải theo dõi thay đổi việc làm ADP của Mỹ, nếu kết quả vượt qua dự đoán của thị trường thì giá vàng sẽ chịu áp lực. Đồng thời, tối nay chủ tịch Fed - Powell sẽ có bài phát biểu, cùng với việc Fed công bố Beige Book, các nhà đầu tư lưu ý.

Chỉ số Dow Jones (US30) tương lai của Mỹ

Kháng cự: 29838/30017
Hỗ trợ: 29546/29458

Chỉ số Dow tương lai đã giảm khi chỉ số PMI sản xuất ISM thấp hơn kỳ vọng và chỉ số Dow đóng cửa với mức tăng sau khi chủ tịch FOMC - Powell vẫn cam kết sử dụng tất cả các công cụ của mình để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua các cuộc khủng hoảng COVID-19. Hôm nay, các nhà đầu tư sẽ chú ý đến thay đổi việc làm ADP của Mỹ. Nếu kết quả lạc quan thì chỉ số Dow tương lai sẽ tăng vọt. Đồng thời, các nhà đầu tư cũng cần theo dõi bài phát biểu của chủ tịch Fed - Powell và việc công bố Beige Book của Fed.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
43
ATFX - Phân tích thị trường ngày 03/12/2020

Chỉ số Dow đã dừng lại ở mức cao kỷ lục sau khi dữ liệu việc làm ADP gây thất vọng, chỉ tăng 307 nghìn, thấp hơn nhiều so với mức dự kiến là 410 nghìn.

Giá vàng tăng lên mức cao nhất trong hơn một tuần sau khi chủ tịch Hạ viện - Nancy Pelosi và lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện - Chuck Schumer kêu gọi đàm phán ngay lập tức và cho biết gói kích thích 908 tỷ USD là chủ đề cho các cuộc đàm phán, trong khi giá dầu thô ở trên 45 USD/thùng.

Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là về dữ liệu thất nghiệp của Mỹ, chỉ số PMI phi sản xuất Markit và ISM của tháng 11. Tại EU, các nhà đầu tư nên theo dõi doanh số bán lẻ của Khu vực đồng tiền chung euro và PMI dịch vụ & tổng hợp của tháng 11. Dữ liệu lạc quan có thể hỗ trợ EUR/USD tăng vọt.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

08:45 PMI dịch vụ Caixin tháng 11 của Trung Quốc **
15:55 PMI dịch vụ & tổng hợp tháng 11 của Đức **
16:00 PMI dịch vụ & tổng hợp tháng 11 của EU **
16:30 PMI dịch vụ & tổng hợp tháng 11 của Anh **
17:00 Doanh số bán lẻ tháng 10 của khu vực châu Âu **
20:30 Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ ***
21:45 PMI dịch vụ Markit của Mỹ **
22:00 PMI phi sản xuất ISM của Mỹ **

EUR/USD

Kháng cự: 1.2147/1.2162
Hỗ trợ: 1.2088/1.2066

Tỷ giá EUR/USD đã tăng trên 1.21 sau khi ECB nhắc lại chương trình PEPP & TLTRO. Các nhà đầu tư phải chú ý đến chỉ số bán lẻ và PMI dịch vụ & tổng hợp của Khu vực Châu Âu. Trong biểu đồ H4, tiềm năng tăng giá đã mạnh hơn khi EUR/USD đang dao động trên đường MA 10 và 20, trong khi các chỉ báo RSI đang ở vùng quá mua. Nếu dữ liệu kinh tế của EU tốt hơn so với ước tính thị trường thì EUR/USD sẽ tiếp tục tăng vọt.

GBP/USD

Kháng cự: 1.3396/1.3438
Hỗ trợ: 1.3329/1.3288

GBP/USD giảm mạnh khi căng thẳng Brexit gia tăng, trưởng đoàn đàm phán EU- Michel Barnier nói rằng các vấn đề quan trọng liên quan đến nghề cá vẫn chưa được giải quyết. Mặt khác, các nhà đầu tư nên chú ý đến PMI dịch vụ & tổng hợp của Vương quốc Anh. Dữ liệu lạc quan có thể hỗ trợ GBP/USD tăng giá. Tuy nhiên, căng thẳng Brexit có thể gây áp lực lên đồng bảng Anh.

AUD/USD

Kháng cự: 0.7428/0.7460
Hỗ trợ: 0.7373/0.7340

AUD/USD lấy lại mức 0.74 do đồng đô la Mỹ suy yếu. Tiềm năng tăng giá mạnh đã hơn khi GDP của Úc vượt qua ước tính và thống đốc RBA - Philip Lowe nhắc lại rằng lãi suất âm khó có thể được triển khai ở Úc. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên chú ý đến dữ liệu thất nghiệp của Mỹ. Nếu kết quả vượt qua dự đoán của thị trường, thì AUD/USD sẽ thoái lui khỏi xu hướng tăng và kiểm tra mức hỗ trợ 0.7373/0.7340. Ngược lại, nếu tỷ giá duy trì trên mức 0.74, thì nó sẽ tăng lên mức kháng cự 0.7428/0.7460.

USD/JPY

Kháng cự: 104.61/104.75
Hỗ trợ: 104.18/104.04

Tỷ giá USD/JPY đạt đỉnh 104.74, mức cao nhất trong hơn một tuần. Điểm nổi bật của thị trường hôm nay là dữ liệu thất nghiệp của Mỹ, PMI dịch vụ Markit và PMI phi sản xuất ISM của tháng 11. Những dữ liệu này có thể gây áp lực lên đồng đô la Mỹ. Về mặt kỹ thuật, xu hướng tăng vẫn còn mạnh khi chỉ báo RSI trên mức 50. Nếu kết quả dữ liệu của Mỹ tốt hơn dự đoán của thị trường thì USD/JPY sẽ tiếp tục đà tăng.

USD/CAD

Kháng cự: 1.2956/1.3008
Hỗ trợ: 1.2870/1.2834

USD/CAD chạm mức thấp nhất trong nhiều năm là 1.2910 trong bối cảnh đồng đô la Mỹ suy yếu và dầu thô tăng giá. Hôm nay, điểm nổi bật của thị trường là dữ liệu thất nghiệp của Mỹ. Nếu kết quả tốt hơn trước đó, thì tỷ giá sẽ phục hồi từ mức đáy. Tuy nhiên, chỉ báo RSI vẫn dưới mức 50, cho thấy tỷ giá vẫn đang chịu áp lực bán. Nếu phá vỡ dưới mức 1.29 thì nó sẽ giảm về mức hỗ trợ tiếp theo.

Dầu thô kỳ hạn tháng 1 của Mỹ

Kháng cự: 45.65/46.23
Hỗ trợ: 44.57/43.90

Giá dầu thô phục hồi từ mức đáy khi dữ liệu của EIA cho thấy dự trữ dầu thô bất ngờ giảm và OPEC+ đã đạt được những tiến bộ trong việc giới hạn sản lượng. Hội nghị OPEC sẽ là tâm điểm cho ngày hôm nay, và họ có thể xem xét việc giảm dần tốc độ cắt giảm sản lượng. Về mặt kỹ thuật, giá dầu được hỗ trợ trên đường MA 10 và 20, trong khi chỉ báo RSI đang hướng lên trên. Do đó, giá dầu có cơ hội tăng lên mức kháng cự 45.65/46.23.

Vàng giao ngay (XAU/USD)

Kháng cự: 1838/1841
Hỗ trợ: 1818/1815

Giá vàng tăng lên mức cao nhất trong hơn một tuần sau khi Chủ tịch Hạ viện - Nancy Pelosi và lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện - Chuck Schumer kêu gọi thực hiện các cuộc đàm phán và cho biết gói kích thích trị giá 908 tỷ USD. Các nhà đầu tư nên chú ý đến dữ liệu thất nghiệp của Mỹ, PMI dịch vụ Markit & tổng hợp và PMI phi sản xuất ISM của Mỹ. Về mặt kỹ thuật, tiềm năng tăng của vàng đã mạnh hơn, khi nó đang nằm trên đường MA 10 & 20. Nếu dữ liệu kinh tế của Mỹ không được như dự đoán của thị trường thì giá vàng sẽ tăng lên mức kháng cự tiếp theo.

Chỉ số Dow tương lai (US30) của Mỹ

Kháng cự: 29928/30017
Hỗ trợ: 29637/29546

Chỉ số Dow mất đà tăng sau khi dữ liệu việc làm ADP của Mỹ gây thất vọng. Tuy nhiên, chỉ số vẫn nằm trên MA 10 trong biểu đồ D1 sau khi chủ tịch Hạ viện - Nancy Pelosi và lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện - Chuck Schumer kêu gọi đàm phán ngay lập tức và cho biết gói kích thích 908 tỷ USD là chủ đề của chộc đàm phán. Triển vọng lạc quan về gói kích thích có thể kéo dài đà tăng về vùng kháng cự tiếp theo. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên chú ý đến dữ liệu thất nghiệp của Mỹ, PMI dịch vụ Markit & tổng hợp và PMI phi sản xuất ISM.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
43
ATFX - Phân tích thị trường ngày 04/12/2020

Chỉ số Dow tương lai tăng trên 30,000 điểm khi số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ vượt qua dự đoán của thị trường, giảm xuống 712 nghìn, trong khi giá vàng rời khỏi mức 1840 USD/ounce. Bên cạnh đó, giá dầu được củng cố sau khi OPEC+ thảo luận về việc cắt giảm sản lượng dầu hiện tại cho đến tháng 1 và tăng dần khoảng 500 nghìn thùng/ngày từ tháng 2.

Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay sẽ là Bảng lương phi nông nghiệp trong tháng 11 của Mỹ, có khả năng là thị trường lao động sẽ phục hồi chậm hơn nữa. Các nhà đầu tư nên theo dõi các dữ liệu kinh tế khác của Mỹ như tỷ lệ thất nghiệp và thu nhập trung bình hàng giờ. Trước dữ liệu nonfarm của Mỹ, các nhà đầu tư phải chú ý đến đơn đặt hàng nhà máy tháng 10 của Đức trong phiên châu Âu. Bên cạnh đó, những nhà đầu tư giao dịch đồng CAD cần theo dõi cán cân thương mại trong tháng 10 của Canada và tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 11.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

14:00 Đơn đặt hàng của nhà máy tháng 10 của Đức **
20:30 Bảng lương phi nông nghiệp tháng 11 của Mỹ ***
20:30 Cán cân thương mại tháng 10 của Mỹ **
20:30 Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 11 của Canada **
22:00 Đơn đặt hàng tại nhà máy & đơn đặt hàng hàng bền tháng 10 của Mỹ **
23:00 Bài phát biểu của Fed Neel Kashkari **

EUR/USD

Kháng cự: 1.2172/1.2202
Hỗ trợ: 1.2089/1.2059

Tỷ giá EUR/USD đã tăng trên mức 1.21 do đồng đô la Mỹ tiếp tục suy yếu. Hôm nay, các nhà đầu tư phải chú ý đến đơn đặt hàng nhà máy tháng 10 của Đức. Trong biểu đồ H4, tiềm năng tăng giá đã mạnh hơn, khi tỷ giá đang nằm trên đường MA 10 & 20, trong khi chỉ báo RSI ở trong vùng quá mua. Nếu tỷ giá giữ trên mức 1.21, thì động lượng tăng có thể thúc đẩy nó tăng lên vùng kháng cự tiếp theo. Các nhà đầu tư cũng nên theo dõi bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ.

GBP/USD

Kháng cự: 1.3486/1.3506
Hỗ trợ: 1.3423/1.3403

GBP/USD đã phá vỡ trên 1.35 vào phiên giao dịch hôm qua do đồng đô la Mỹ suy yếu. Theo các nguồn tin của Anh, cuộc đàm phán không diễn ra suôn sẻ, với một nguồn tin từ bộ phận cấp cao của chính phủ nói rằng EU đang đưa các yếu tố mới vào cuộc đàm phán. Do đó, rủi ro sẽ tác động tiêu cực đến đồng bảng Anh và GBP/USD đã thoái lui sau khi đạt mức 1.35. Nếu phá vỡ dưới mức 1.34 thì tỷ giá sẽ tiếp tục giảm. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần chú ý đến bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ.

AUD/USD

Kháng cự: 0.7460/0.7480
Hỗ trợ: 0.7406/0.7386

AUD/USD đã giảm khi dữ liệu bán lẻ của Úc yếu hơn dự kiến của thị trường. Tiềm năng tăng giá tiếp tục mạnh hơn khi đồng đô la Mỹ suy yếu. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên tập trung vào dữ liệu nonfarm của Mỹ. Nếu kết quả tốt hơn ước tính của thị trường, thì tiềm năng tăng giá của AUD/USD sẽ bị hạn chế. Nhưng xu hướng tăng sẽ mất nếu tỷ giá phá vỡ dưới mức 0.74.

USD/JPY

Kháng cự: 104.20/104.33
Hỗ trợ: 103.68/103.55

Mặc dù dữ liệu thất nghiệp của Mỹ đánh bại ước tính của thị trường. USD/JPY đã phá vỡ dưới mức 104. Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay sẽ là nonfarm trong tháng 11 của Mỹ, thị trường lao động của Mỹ có thể chậm lại. Nếu dữ liệu không đạt được như kỳ vọng của thị trường thì tỷ giá sẽ giảm về mức hỗ trợ tiếp theo.

USD/CAD

Kháng cự: 1.2928/1.2977
Hỗ trợ: 1.2834/1.2806

Tỷ giá USD/CAD giảm mạnh, xuống dưới mức 1.29 do đồng đô la Mỹ suy yếu. Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là nonfarm của Mỹ, thị trường lao động của Mỹ có thể bị chững lại. Các nhà đầu tư nên theo dõi dữ liệu kinh tế của Canada. Trong biểu đồ H4, tỷ giá đang giảm giá, với chỉ báo RSI hướng xuống dưới. Tỷ giá có khả năng đảo chiều ở đáy khi các nhà đầu tư đã mở rộng vị thế giao dịch, các nhà đầu tư cần chú ý đến mức kháng cự tiếp theo là 1.2928/1.2977.

Dầu thô kỳ hạn tháng 1 của Mỹ

Kháng cự: 46.22/46.84
Hỗ trợ: 43.97/43.35

Giá dầu thô được củng cố sau khi OPEC+ thảo luận về việc chuyển sang cắt giảm sản lượng dầu hiện tại vào tháng 1, sau đó là mức tăng dần khoảng 500 nghìn thùng/ngày từ tháng 2. Hơn nữa, giá dầu đã phá vỡ đường xu hướng giảm, trong khi RSI đang hướng lên trên. Tuy nhiên, điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là nonfarm của Mỹ. Dự kiến thị trường lao động của Mỹ sẽ chững lại. Do đó, tiềm năng tăng giá của dầu thô có thể bị hạn chế.

Vàng giao ngay (XAU/USD)

Kháng cự: 1850/1856
Hỗ trợ: 1832/1826

XAU/USD mất dần đà tăng sau khi dữ liệu thất nghiệp của Mỹ đánh bại dự đoán của thị trường. Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ. Dự kiến dữ liệu sẽ tệ hơn trước đây. Do đó, giá vàng có cơ hội tăng vọt. Giá vàng đang dao động quanh mức Fibonacci Retracement 61.8%, nếu nó không thể phá vỡ mức này thì nó sẽ giảm về mức hỗ trợ.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Kháng cự: 30218/30398
Hỗ trợ: 29670/29458

Chỉ số Dow tương lai tăng trên 30,000 điểm khi số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ vượt qua dự đoán của thị trường, giảm xuống 712 nghìn. Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là nonfarm của Mỹ, các nhà phân tích dự đoán thị trường lao động của Mỹ sẽ chững lại. Về mặt kỹ thuật, chỉ số Dow đang sideway vì các nhà đầu tư đang chờ đợi nonfarm tối nay. Nếu phá vỡ trên mức 30,000 điểm thì nó sẽ tăng lên kháng cự 30218/30398.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific