Tennis CLub Australia Open 2009!

Hạng C
13/3/08
506
4
18
54
Có bác nào bớt chút thời gian viết một bài review đánh giá nguyên nhân thắng - bại trong trận bóng tuyệt hay này đi các bác ơi...
 
Hạng F
1/11/08
9.329
74
48
Tp.Hồ chí Minh
Nước mắt đàn ông!

1- Hiếm khi người ta thấy Roger Federer rơi nước mắt. Trong cái thế giới nhộn nhịp của ATP, anh là một trong các tay vợt luôn bình tĩnh nhất, luôn tỉnh táo nhất trong cách thể hiện cảm xúc của mình. Bạn đã bao giờ nhìn thấy anh nổi cáu đến nỗi đập tan cây vợt trên sân chưa? Chưa! Bạn đã bao giờ nhìn thấy anh vui sướng vì chiến thắng đến độ nhảy cẫng lên như một đứa trẻ chưa? Và bạn đã thấy Federer rơi nước mắt chưa? Đa phần là chưa…

Federer đang để rơi những giọt nước mắt đàn ông.
Vậy mà, anh đã rơi nước mắt, anh đã khóc thổn thức như một cậu bé sau khi để cho Rafael Nadal đánh bại một cách phũ phàng với điểm số 7/5, 3/6, 7/6 (7-3), 3/6, 6/2 ở trận chung kết đơn nam Australia Open 2009 đình đám. Federer đã khóc một cách tức tưởi. Đó chỉ là 1 trong số 5 thất bại liên tiếp của anh trước Nadal kể từ mùa giải 2008 cho đến nay. Đó cũng chỉ là 1 trong 13 thất bại mà anh chịu đựng trong những lần đối mặt với Nadal. Đó chắc chắn không phải là thất bại đau đớn nhất!

Nếu xét về sự ám ảnh, cái thất bại này vẫn còn “kiêu hùng” hơn rất nhiều cái thất bại 3 ván không gỡ trước Nadal ở chung kết Roland Garros 2008 tại Paris. Nếu xét về sự đau đớn, cái thất bại này đây làm sao đau đớn bằng khi anh để thua Nadal trong trận chung kết siêu kinh điển ở Wimbledon 2008 tại Luân Đôn – khi anh chấp nhận “chia xẻ” quyền lực trên mặt sân cỏ với một tay vợt được “đồn” là chỉ chơi hay trên mặt sân đất nện, khi anh biết “vương triều” của mình đã sụp đổ?
Nhưng anh vẫn khóc. Khóc vì biết mình lại một lần nữa không thể vượt qua số phận, vượt qua định mệnh và tiếp tục đóng vai kẻ “dưới màu” Nadal. Giống như 1 giọt nước làm tràn đầy ly nước, những uất ức, ảm ảnh, khó khăn và đau đớn mà Federer luôn phải nuốt vội vào lòng trong hơn một năm trời qua giờ đã có dịp tuôn trào, anh không thể kìm nén nổi dòng nước mắt hay chính anh cũng không muốn làm điều đó. Việc gì phải giấu đi nước mắt của chính mình khi anh đang sống thật với bản thân?
2- “Trong cái khoảnh khắc đầu tiên khi mọi thứ đều ngưng đọng lại, đều kết thúc, bạn cảm thấy hoàn toàn thất vọng, bạn bị sốc, sau đó đột ngột mọi cảm giác giống như đã chôn vùi bạn hoàn toàn. Tôi yêu mến môn thể thao này. Nó có ý nghĩa là cả thế giới đối với tôi. Vì thế, tôi sẽ thấy đau đớn khi thua cuộc. Và cái vấn đề là, bạn phải đứng ngay tại đây, không thể trốn vào phòng thay quần áo, bạn vẫn phải đứng đây, trước mọi người. Thật khó khăn”, Federer nói với gương mặt in đậm sự đau đớn.
Cái khoảnh khắc mà truyền hình chiếu cận cảnh gương mặt đau đón ràn rụa nước mắt của Federer chắc chắn sẽ ám ảnh đông đảo cổ động viên yêu mến anh đến suốt đời. Khi người hùng của chúng ta bị tổn thương, rơi nước mắt, chúng ta cũng tổn thương, rơi nước mắt. Nhưng đó là giọt nước mắt của một người đàn ông, giọt nước mắt của một anh hùng, không phải là giọt nước mắt đụng đâu… khóc đấy, không phải là giọt nước mắt “cá sấu”, không phải là giọt nước mắt tầm thường…
“Chúa ơi, cái thất bại này đang giết chết tôi. Nhưng anh xứng đáng với chiến thắng, anh đã chơi 1 trận chung kết thật tuyệt vời”, chỉ vài phút sau khi khóc thổn thức… những hai lần, Federer đã có thể bước đến bên cạnh Nadal và chúc mừng ngôi vô địch mới của anh này. Xét cho cùng, Federer hiểu rằng Nadal đã chơi xứng đáng hơn, hay hơn và chiến thắng này rõ ràng là phần thưởng tốt nhất cho người cống hiến hay hơn cả – người đó không phải là anh!
3- Chắc chắc, sẽ còn rất lâu nữa, bạn mới có thể thấy Federer rơi nước mắt một cách đau đớn như thế này. Với cá tính của anh, một lần rơi nước mắt là… quá đủ. Đây là lúc Federer phải tiếp tục tiến lên phía trước – như những gì mà anh đã thực hiện trong quá khứ – để đeo đuổi cái mục tiêu còn lại của mình: săn đuổi kỷ lục sở hữu danh hiệu Grand Slam của Pete Sampras, săn đuổi ít nhất một danh hiệu Grand Slam, và giành một danh hiệu Davis Cup.
Giọt nước mắt ngày hôm qua đã khô, dù còn rất lâu nữa, một nụ cười tươi rói mới có thể quay trở lại trên gương mặt trắng trẻo của Federer, những người hâm mộ anh vẫn có thể hy vọng về một giọt nước mắt kiểu khác - giọt nước mắt của sự xúc động vì hạnh phúc, vì chiến thắng. Niềm hy vọng đó sẽ được thắp lên bằng cái quyết tâm mà Federer một lần nữa vừa xác định: “Tôi vẫn sẽ cố phá bỏ kỷ lục của Sampras. Tôi sẽ không trải qua gần 4 tiếng rưỡi đồng hồ ở ngoài kia nếu không tin vào điều này”.
“Hãy tin, rồi sẽ được, hãy tìm rồi sẽ thấy” - tất nhiên, những cổ động viên của Federer nên “cầu nguyện” một điều: đừng chạm mặt Nadal quá nhiều. Cái bóng ám ảnh cơ bắp ấy, giờ đã trở nên to lớn hơn bao giờ hết…
Theo
www.sggp.org.vn

 
Hạng B2
19/4/08
194
0
0
360.yahoo.com
Coi lúc trao giải cảm động wá! Fer khóc như đứa trẻ bị giành mất viên kẹo, Nadal có hành động & bài phát biểu chia sẻ cảm xúc với Fer thật ý nghĩa
080402cool_prv.gif
 
Hạng F
1/11/08
9.329
74
48
Tp.Hồ chí Minh
Thời điểm để Federer tìm cho mình một HLV!
Những giọt nước mắt lăn dài trên sân Rod Laver Arena hôm Chủ nhật rồi đã khô, nhưng làm thế nào để Roger Federer có thể hồi phục sau trận thua đau đớn Rafael Nadal ở chung kết Australia Open 2009? Để thua trong một trận chung kết kinh điển đã là quá tồi tệ, mà lại thua trong 2 trận chung kết kinh điển chỉ vỏn vẹn chưa đến 7 tháng lại càng tồi tệ hơn…

Trên khán đài, Mirka Vavrinec không thể đóng vài trò là một HLV lão luyện hay là một chuyên gia tâm lý giỏi.

Để quên đi sự thật hôm nay, Federer cần phải lao đầu vào tập luyện để tiếp tục theo đuổi tham vọng săn đuổi kỷ lục sở hữu các danh hiệu Grand Slam của huyền thoại Pete Sampras. Anh có làm được điều này hay không? Nếu được, anh cần phải thực hiện những bước kế hoạch nào? Theo giới chuyên môn, trước tiên, đây chính là lúc để Federer tìm kiếm một HLV làm việc với anh trọn thời gian.

Bài toán tìm kiếm HLV phù hợp luôn khiến nhiều tay vợt quan tâm. Federer đã giành được 13 Grand Slam trong vòng 5 năm. Nhưng anh đã để thua Nadal ở 5 trong 7 trận chung kết Grand Slam gần nhất. Nghĩa là Federer thường xuyên thua Nadal trong thời gian gần đây. Trong trận chung kết Australia Open 2009, Federer gần như không tạo ra một chiến thuật nào mới để khắc chế đối thủ.
Để tìm ra cách hữu hiệu, ít nhất để “khóa tay” Nadal trong vài ba lần gặp gỡ, Federer cần có một cái đầu “chiến lược gia” ngay kế bên để hoạch định tương lai. Trong khi phần lớn các tay vợt hàng đầu luôn được vây quanh bởi một nhóm nho nhỏ các chuyên gia mọi lĩnh vực, Federer thường chỉ đi thi đấu chung với bạn gái Mirka Vavrinec, và cô này đóng tất cả các vai quản lý, bác sĩ kiêm cố vấn cho anh.
Kể từ khi chia tay với HLV lão luyện người Thụy Điển Peter Lundgren hồi tháng 12-2003, Federer chưa một lần kết hợp với một HLV nào làm việc nguyên buổi. Anh từng thuê Tony Roche rồi Jose Higueras làm việc cho mình, nhưng tất cả chỉ giữ vai trò HLV bán thời gian. Sau mùa giải sân đất nện hồi năm ngoái, Federer đã chia tay HLV người Tây Ban Nha Higueras.
Ông Patrick McEnroe, HLV trưởng tuyển Davis Cup Mỹ, nói: “Cậu ấy cần có HLV. Cậu ấy chưa bao giờ phải điều chỉnh lối chơi, vì cậu ấy là một người có tài năng, cậu ấy có thể nhìn nhận và tính toán khả năng của mình trước nhiều đối thủ ngay cả trước khi trận đấu diễn ra. Nhưng giờ đây, Federer đột ngột phải giáp mặt một tay vợt mà anh không thể giữ nguyên cách thức như thế này. Federer đã quá ngoan cố”.


Roger Federer cần tìm cho mình 1 HLV.
Huyền thoại quần vợt người Thụy Điển Mats Wilander nêu ý kiến sau trận Nadal thắng Federer: “Sự phân hóa giữa Federer và Nadal giờ đây quá lớn. Liệu có bao giờ cậu ấy có thể đánh bại Nadal trong một trận đấu lớn được nữa hay không?”. Câu trả lời này, chỉ có Federer mới biết, và anh chỉ có thể đối mặt với nó nếu tìm cho mình một HLV.

Cây bút bình luận Pete Bodo cho biết, đây là lúc để Federer tìm kiếm cho mình một bộ óc có thể hoạch định các chiến lược thi đấu, có thể điều chỉnh chiến thuật thi đấu trong từng trận đấu, hay sắp xếp một lịch tập luyện phù hợp, kết hợp các liệu pháp tâm lý, sắp xếp lịch thi đấu vừa phải. Sau đó, nếu Federer có thể thắng Nadal thì đáng mừng, nếu không, chỉ còn cách “duy nhất” - anh gác vợt, giải nghệ!
Hiện vẫn còn nhiều câu hỏi sẽ ám ảnh Federer, rằng nếu anh tận dụng được 2 cơ hội giành break-point để tạo ra một lợi thế trong ván 1 và thắng ván đầu này, điều gì sẽ xảy ra? Hay nếu anh không dính lỗi giao bóng kép dẫn đến việc để thua loạt tie-break ván 3, điều gì sẽ xảy ra? Hay nếu anh tận dụng nhiều hơn 6 trong tổng số 19 cơ hội giành break-point, điều gì sẽ xảy ra? Hay nếu anh… thuận tay trái, thì sao?
Trong quần vợt không có từ nếu. Ông chú Toni Nadal đã luôn hiện diện trên một góc khán đài như một trợ lực tâm lý vững mạnh nhất khi Nadal gặp khó khăn. Federer thì không thể cứ nhìn lên hướng Vavrinec, vì chắc chắn cô không phải là một HLV gạo cội, càng không phải một chuyên gia tâm lý giỏi. Phần lớn thời gian, Vavrinec chỉ ngồi và vỗ tay, cô không thể đứng lên gầm thét như Toni vì cô là… phụ nữ.
Đã đến lúc, Federer nên tìm cho mình một HLV, sau đó, anh mới có thể tính tiếp đường đi nước bước!
Theo
www.sggp.org.vn

 
Last edited by a moderator: