4/12/12
92
13
8
Nếu có chướng ngại vật (ví dụ xe bus chạy chậm, xe máy quá đông) thì sẽ có quyền đi sang chiều ngược lại để lưu thông với lý do "bất khả kháng"?
Như cái anh gì đã nói, luật là phải khái quát hết ! Nên nếu cái chướng ngại vật đó không phải là xe bus hay xe thông thường mà là chiếc siêu trường siêu trọng, hay một vật gì đó nằm chắn ngang chiến hết 1/2 con đường thì chuyện anh chuyển qua làn ngược chiều để vượt là chuyện hoàn toàn có thể! Miễn sao là cảm thấy an toàn và đảm bảo được sự an toàn là ok! Với case của anh chủ thớt thì chiếc xe bus trên TL8 này cũng đã chiếm gần như là nữa con đường rồi + một khoảng cách an toàn nữa thì chuyện lấn nguyên con qua làn ngược chiều là điều bất khả kháng! Hay anh xử lý theo kiểu "ngu hơn" là gặp chướn ngại vật thì cứ... nằm đó mà chờ???
 
4/12/12
92
13
8
Ui càng nói càng thấy chú @Dwamgoodman rắc rối phức tạp như đàn bà! Anh không biết ngoài đường chú đi đứng thế nào, nhưng chuyện chú đặt ra những câu hỏi ngớ ngẩn như vậy chỉ lam tốn thơi gian của anh em!
 
Hạng B2
17/12/14
391
662
93
Chốt lại vấn đề trong Topic này như sau: Áp dụng điều 9 Luật giao thông để phản kháng lại điều 14 Luật giao thông là SAI TRẦM TRỌNG về nguyên tắc vận dụng Luật trong thực tế VÌ:

Phạt đi không đúng phần đường trong lúc Vượt trái là sai, Đường hai chiều không có biển báo cấm đi ngược chiều thì không thể có căn cứ để phạt được.

Nếu ai nói phạt đi không đúng phần đường trong lúc Vượt trái LÀ ĐÚNG LUẬT thì xin hỏi ngược lại là nếu mặt đường được chia làm hai phần đường ngược chiều nhau, chính giữa tim đường là dãy phân cách cứng. Mỗi chiều đi lên và đi xuống thì mặt đường được chia làm ba làn đường gồm:

+ Làn đường bên trái ngoài cùng sát dãy phân cách là làn số 1, kế tiếp là làn đường số 2, và cuối cùng là làn đường số 3 tức là làn đường bên phải trong cùng sát với lề đường.

đoạn đường này có biển báo 412 như sau:

- Làn đường thứ nhất (Vạch kẻ đứt khúc với làn thứ hai): Ô tô con +.......
- Làn đường thứ hai (Vạch kẻ đứt khúc với làn thứ nhất): Xe tải + ….....
- Làn đường thứ ba (Vạch kẻ liền với làn đường thứ hai): Motor +......


Tình huống: Nhường đường bị phạt lỗi vi phạm đi không đúng làn đường khi nhường xe khác vượt.

- ở làn đường số 2 và 3 không có xe lưu thông
- ở làn đường thứ nhất có 2 xe ô tô con đang lưu thông dưới tốc độ cho phép.

Lúc này xe ô tô con phía sau ra tín hiệu đèn và kèn để vượt lên thì xe ô tô con phía trước bật xi nhan bên phải chuyển sang làn đường số 2 (Chuyển nguyên con) để nhường đường cho xe sau vượt lên, sau đó xe ô tô con nhường đường bật xi nhan bên trái để chuyển về làn đường số 1 và tiếp tục lưu thông theo đúng biển báo 412.


NHƯỜNG ĐƯỜNG NHƯ VẬY CÓ VI PHẠM THEO ĐIỀU 9 HAY KHÔNG?

NHƯỜNG ĐƯỜNG như vậy có bị bắt lỗi vi phạm đi không đúng làn đường khi nhường xe khác vượt?

Trường hợp nhường đường này cũng không thể lập biên bản vi phạm được vì không có căn cứ và trái quy định so với luật.

Vấn đề ở Topic này chỉ cần giải thích và lập luận đơn giản như trên là xong.

- Viện dẫn khoản 1 điều 9 Luật giao thông năm 2008.
CHƯƠNG II
QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 9. Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.

- Viện dẫn điều 3 và điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2008

Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;
đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính bao gồm:
a) Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này;
b) Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
d) Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.
VÀ:

Điều 11. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính

Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:
1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
5. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này.

- Viện dẫn từ khoản 4.11.3 đến 4.19 của Điều 4. Giải thích từ ngữ của QCVN 41:2012/BGTVT như sau:

4.11.3 Không được quy định cả hai đường giao nhau cùng mức cùng đồng thời là đường ưu tiên;
4.12 Đường không ưu tiên là chỉ những đường giao cùng mức với đường ưu tiên;
4.13 Đường một chiều là để chỉ những đường chỉ cho đi một chiều;
4.14 Đường hai chiều là để chỉ những đường dùng chung cho cả hai chiều đi và về mà không có dải phân cách hoặc vạch dọc liền;
4.15
Đường đôi là để chỉ những đường mà chiều đi và về được phân biệt bằng dải phân cách hoặc các vạch dọc liền; QCVN 41:2012/BGTVT
7

4.16 Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại;
4.17 Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn;
4.18 Dải phân cách là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ hoặc phần đường nhiều loại xe khác nhau.
4.19 Nơi đường giao nhau là nơi hai hay nhiều đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng, bao gồm cả mặt bằng hình thành vị trí giao nhau đó;

- Viện dẫn Chương IX của QCVN 41:2012/BGTVT như sau:

Chương IX
VẠCH KẺ ĐƯỜNG
Điều 46. Ý nghĩa, tác dụng của vạch kẻ đường

46.1 Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe;
46.2 Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập và có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông;
46.3 Vạch kẻ đường bao gồm các loại vạch, chữ viết ở trên mặt đường xe chạy, trên thành vỉa hè, trên các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường để quy định trật tự giao thông, chỉ rõ khổ giới hạn của các công trình giao thông, chỉ hướng đi quy định của làn đường xe chạy.
Điều 47. Phân loại vạch kẻ đường
47.1
Vạch kẻ đường chia làm hai loại: Vạch nằm ngang (bao gồm vạch trên mặt đường: vạch dọc đường, ngang đường và những loại vạch tương tự khác) và vạch đứng;
47.2 Vạch nằm ngang dùng để quy định phần đường xe chạy có màu trắng trừ một số vạch quy định ở Phụ lục G, Phụ lục H có màu vàng;
47.3 Vạch đứng kẻ trên thành vỉa hè các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường. Loại vạch này kết hợp giữa vạch trắng và vạch đen.
Điều 48. Ý nghĩa sử dụng và những chỉ tiêu kỹ thuật của các vạch kẻ đường
Ý nghĩa sử dụng và những chỉ tiêu kỹ thuật của các vạch kẻ đường được quy định ở Phụ lục G, Phụ lục H.
Điều 49. Hiệu lực của vạch kẻ đường
Vạch kẻ đường khi sử dụng độc lập thì mọi người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của vạch kẻ đường. Vạch kẻ đường khi sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu, QCVN 41 :2012/BGTVT
30

biển báo hiệu thì mọi người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả vạch kẻ đường và đèn tín hiệu, biển báo hiệu theo thứ tự quy định tại Điều 3 của Quy chuẩn này.

- Viện dẫn từ điểm b phụ lục G của QCVN 41:2012/BGTVT như sau:

b) Vạch đường tim trên mặt đường để phân cách hai luồng xe ngược chiều:
- Vạch đường tim trên mặt đường có hai luồng xe đi ngược chiều bằng mầu vàng đứt khúc
. Dùng để phân hai luồng xe đi ngược chiều, vạch này được vẽ ở tim đường,

tuy nhiên tuỳ tổ chức giao thông không nhất thiết phải vẽ đúng tim đường. Trường hợp dùng vạch này thì xe được phép chạy đè lên vạch để vượt xe khác hoặc rẽ về bên trái;
- Với những đoạn đường mà chiều rộng mặt đường đủ chia thành hai làn xe chạy ngược chiều thì vẽ đường tim đứt khúc màu vàng, ý nghĩa của vạch là yêu cầu lái xe điều khiển xe đi về làn bên phải của chiều đi. Cách vẽ tim trên đường hai luồng xe ngược chiều xem hình vẽ Vạch số 1.
Xin phép không tranh luận nhé.
 
Chỉnh sửa cuối:
4/12/12
92
13
8
Chốt lại vấn đề trong Topic này như sau: Áp dụng điều 9 Luật giao thông để phản kháng lại điều 14 Luật giao thông là SAI TRẦM TRỌNG về nguyên tắc vận dụng Luật trong thực tế VÌ:

Phạt đi không đúng phần đường trong lúc Vượt trái là sai, Đường hai chiều không có biển báo cấm đi ngược chiều thì không thể có căn cứ để phạt được.

Nếu ai nói phạt đi không đúng phần đường trong lúc Vượt trái LÀ ĐÚNG LUẬT thì xin hỏi ngược lại là nếu mặt đường được chia làm hai phần đường ngược chiều nhau, chính giữa tim đường là dãy phân cách cứng. Mỗi chiều đi lên và đi xuống thì mặt đường được chia làm ba làn đường gồm:

+ Làn đường bên trái ngoài cùng sát dãy phân cách là làn số 1, kế tiếp là làn đường số 2, và cuối cùng là làn đường số 3 tức là làn đường bên phải trong cùng sát với lề đường.

đoạn đường này có biển báo 412 như sau:

- Làn đường thứ nhất (Vạch kẻ đứt khúc với làn thứ hai): Ô tô con +.......
- Làn đường thứ hai (Vạch kẻ đứt khúc với làn thứ nhất): Xe tải + ….....
- Làn đường thứ ba (Vạch kẻ liền với làn đường thứ hai): Motor +......


Tình huống: Nhường đường bị phạt lỗi vi phạm đi không đúng làn đường khi nhường xe khác vượt.

- ở làn đường số 2 và 3 không có xe lưu thông
- ở làn đường thứ nhất có 2 xe ô tô con đang lưu thông dưới tốc độ cho phép.

Lúc này xe ô tô con phía sau ra tín hiệu đèn và kèn để vượt lên thì xe ô tô con phía trước bật xi nhan bên phải chuyển sang làn đường số 2 (Chuyển nguyên con) để nhường đường cho xe sau vượt lên, sau đó xe ô tô con nhường đường bật xi nhan bên trái để chuyển về làn đường số 1 và tiếp tục lưu thông theo đúng biển báo 412.


NHƯỜNG ĐƯỜNG NHƯ VẬY CÓ VI PHẠM THEO ĐIỀU 9 HAY KHÔNG?

NHƯỜNG ĐƯỜNG như vậy có bị bắt lỗi vi phạm đi không đúng làn đường khi nhường xe khác vượt?

Trường hợp nhường đường này cũng không thể lập biên bản vi phạm được vì không có căn cứ và trái quy định so với luật.

Vấn đề ở Topic này chỉ cần giải thích và lập luận đơn giản như trên là xong.

Xin phép không tranh luận nhé.
QL22b đoạn qua Tây Ninh chỉ có 2 làn cho mỗi chiều, biển 412 qui định làn sát con lương là cho xe ô tô, làn bên phải ngoài cùng là cho xe máy! Khi xe ô tô con đi sau xe tải (tốc độ nhanh hơn), có tín hiêu xin vượt mà xe tải không tấp vào làn bên phải để nhường khi làn trong không có xe là sẽ bị phạt theo điểm 2 điều 14. Thế đấy, cách áp dụng luật của CSGT Tây Ninh là vậy đó!
 
Hạng D
13/12/10
4.627
11.706
113
QL22b đoạn qua Tây Ninh chỉ có 2 làn cho mỗi chiều, biển 412 qui định làn sát con lương là cho xe ô tô, làn bên phải ngoài cùng là cho xe máy! Khi xe ô tô con đi sau xe tải (tốc độ nhanh hơn), có tín hiêu xin vượt mà xe tải không tấp vào làn bên phải để nhường khi làn trong không có xe là sẽ bị phạt theo điểm 2 điều 14. Thế đấy, cách áp dụng luật của CSGT Tây Ninh là vậy đó!
xe tải nà chim mổi của XXX hả bác?
 
Hạng F
7/4/09
12.428
6.647
113
HCMC
www.flickr.com
Chốt lại vấn đề trong Topic này như sau: Áp dụng điều 9 Luật giao thông để phản kháng lại điều 14 Luật giao thông là SAI TRẦM TRỌNG về nguyên tắc vận dụng Luật trong thực tế VÌ:

Phạt đi không đúng phần đường trong lúc Vượt trái là sai, Đường hai chiều không có biển báo cấm đi ngược chiều thì không thể có căn cứ để phạt được.

Nếu ai nói phạt đi không đúng phần đường trong lúc Vượt trái LÀ ĐÚNG LUẬT thì xin hỏi ngược lại là nếu mặt đường được chia làm hai phần đường ngược chiều nhau, chính giữa tim đường là dãy phân cách cứng. Mỗi chiều đi lên và đi xuống thì mặt đường được chia làm ba làn đường gồm:

+ Làn đường bên trái ngoài cùng sát dãy phân cách là làn số 1, kế tiếp là làn đường số 2, và cuối cùng là làn đường số 3 tức là làn đường bên phải trong cùng sát với lề đường.

đoạn đường này có biển báo 412 như sau:

- Làn đường thứ nhất (Vạch kẻ đứt khúc với làn thứ hai): Ô tô con +.......
- Làn đường thứ hai (Vạch kẻ đứt khúc với làn thứ nhất): Xe tải + ….....
- Làn đường thứ ba (Vạch kẻ liền với làn đường thứ hai): Motor +......


Tình huống: Nhường đường bị phạt lỗi vi phạm đi không đúng làn đường khi nhường xe khác vượt.

- ở làn đường số 2 và 3 không có xe lưu thông
- ở làn đường thứ nhất có 2 xe ô tô con đang lưu thông dưới tốc độ cho phép.

Lúc này xe ô tô con phía sau ra tín hiệu đèn và kèn để vượt lên thì xe ô tô con phía trước bật xi nhan bên phải chuyển sang làn đường số 2 (Chuyển nguyên con) để nhường đường cho xe sau vượt lên, sau đó xe ô tô con nhường đường bật xi nhan bên trái để chuyển về làn đường số 1 và tiếp tục lưu thông theo đúng biển báo 412.


NHƯỜNG ĐƯỜNG NHƯ VẬY CÓ VI PHẠM THEO ĐIỀU 9 HAY KHÔNG?

NHƯỜNG ĐƯỜNG như vậy có bị bắt lỗi vi phạm đi không đúng làn đường khi nhường xe khác vượt?

Trường hợp nhường đường này cũng không thể lập biên bản vi phạm được vì không có căn cứ và trái quy định so với luật.

Vấn đề ở Topic này chỉ cần giải thích và lập luận đơn giản như trên là xong.

Xin phép không tranh luận nhé.
Chốt topic này bằng phân tích của bác là hơp lý.
 
Hạng F
21/12/12
9.923
2.762
113
Chốt topic này bằng phân tích của bác là hơp lý.
Rất tiếc phải nói với bác đó là còm rất chủ quan, thiếu logic và thậm chí là ngây ngô.

Cách viết chủ yếu là nguỵ biện, lắp ghép các vấn đề rời rạc và kết luận k liên quan. Ví dụ như phân tích việc k sai làn, kết luận lại là "k sai phần đường"; dùng việc sai làn để chứng minh cho việc xử lý vi phạm theo điều 9; không phân biệt được thế nào là đường 2 chiều, đường đôi..LẬp luận còn thiếu thuyết phục hơn cả anh Quách nói càn.

Còn bác @rocketqueen thì chắc chưa hiểu thế nào là "bất khả kháng", "tình thế cấp thiết" rồi, đưa trường hợp riêng và giải quyết cái chung là bất hợp lý.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B2
17/12/14
391
662
93
Đất nước Hoa Kỳ được mệnh danh tiên tiến nhất về công nghệ, Pháp Luật Nghiêm minh và rõ ràng nhất toàn cầu, Vậy việc lưu thông và Vượt xe của họ có giống với chúng ta hay không?

MỜI CÁC BÁC XEM Ý KIẾN CỦA 1 GIẢNG VIÊN National Traffic Safety Institute (NTSI)

Nguồn: http://www.trieuthanhweeklymagazine.com/canbiet/cb1/xudungxalo.html

Những điều cần biết khi xử dụng xa lộ


Như đã thưa ở trên, xa lộ tại Hoa Kỳ được xem như con đường an toàn và hữu hiệu nhất cho những người lái xe ô tô. Đúng vậy, so với các đường trong thành phố, số tai nạn tử vong trên xa lộ rất thấp và thời gian để đi từ điểm A đến điểm B rất ngắn. Thời gian di chuyển trên xa lộ so với đường trong thành phố, nhất là nếu bạn phải đi xa, thường chỉ bằng một nửa hoặc ngắn hơn. Tuy vậy, lái xe trên xa lộ không phải là không nguy hiểm vì tốc lực xe chạy trên xa lộ rất cao, có thể lên đến 75 hay 80 dặm/giờ. Với một tốc lực cao như vậy, nếu bạn lạc tay lái đâm vào thành xi măng chắn hoặc đâm vào xe ngược chiều thì kể như tiêu đời.
Với tư cách là một giảng viên của National Traffic Safety Institute (NTSI), tác giả xin được đóng góp một vài ý kiến thô thiển cùng những kinh nghiệm thâu thập được trong nghề ngõ hầu có thể giúp bạn đọc lái xe an toàn hơn và tránh được bị các ông bạn dân chiếu cố:
1. Luôn giữ xe trong tình trạng toàn hảo. Chiếc xe của bạn là một trong bốn yếu tố khiến 6,300,000 tai nạn đã xảy ra hằng năm, đưa đến sự tử vong của gần 50,000 người. Bảo trì xe là một trong những phương cách có thể giúp giảm thiểu sự nguy hiểm trong việc lái xe. Hãy kiểm soát hệ thống thắng xe của bạn thường xuyên, ít nhất mỗi 15,000 dặm. Đừng để mực dầu thắng xuống thấp hơn mực tối thiểu. Nên thay vỏ bánh xe nếu chúng đã mòn quá 1/32 của một inch.
2. Tránh xử dụng những xa lộ được mệnh danh là xa lộ tử thần (killer highways), nếu bạn có thể xử dụng những xa lộ khác. Xa lộ tử thần là những xa lộ tiểu bang, chạy xuyên qua những tỉnh lẻ, thường được gọi là những xa lộ đồng quê (country highways), thí dụ như Xa lộ Tiểu bang CA-71. Loại xa lộ tiểu bang này chỉ có hai lối (lanes) đi và về, không có tường chắn ở giữa. Chúng chỉ được ngăn đôi bằng hai vạch vàng liên tục, hoặc đôi khi, một vạch liên tục và một vạch đứt đoạn một bên. Đây là dấu hiệu cho phép tài xế được lấn sang phần đường bên kia để qua mặt xe đằng trước. Lý do những xa lộ này được mệnh danh là xa lộ tử thần vì số tử vong hằng năm trên những xa lộ này rất cao, phần lớn do tài xế qua mặt một cách bất cẩn, hoặc do tài xế mệt mỏi, ngủ gục và đâm qua lối đi ngược chiều.
Những điều cần ghi nhớ nếu bạn buộc phải xử dụng những xa lộ này:
1. Nếu bỗng dưng bạn thấy xe ngược chiều đâm sang lối của bạn, việc đầu tiên là hãy giữ bình tĩnh, bóp kèn hoặc pha đèn để cảnh giác người tài xế với hy vọng anh ta sẽ trở về lối của anh ta. Nếu đèn và kèn không mang lại kết quả, hãy lạng xe về hết bên phải để tránh tai nạn. Không bao giờ lạng về bên trái vì người tài xế xe ngược chiều có thể giật mình và trở về lối của anh ta.
2. Chỉ qua mặt khi lằn kẻ vàng bên phần đường của bạn đứt đoạn. Không bao giờ qua mặt tại những khúc quanh, trên dốc và nhất là không bao giờ qua mặt vào ban đêm nếu bạn có thể thấy được hai ánh đèn xe ngược chiều, mặc dù chúng rất nhỏ. Lý do rất dễ hiểu là bạn sẽ không ước lượng chính xác được khoảng cách giữa xe của bạn và xe bên kia, do đó bạn sẽ không đủ thì giờ để vượt xe đằng trước bạn một cách an toàn.
3. Luôn luôn giữ khoảng cách an toàn đối với xe đằng trước. Khoảng cách giữa xe của bạn và xe đằng trước được xem là an toàn khi xe đằng trước bạn bất chợt thắng gấp mà bạn vẫn có thể thắng kịp để không gây ra tai nạn. Khoảng cách này được đo bằng thời gian, được đề nghị là 3 giây cho điều kiện thời tiết bình thường. Nếu trời đang mưa hoặc có sương mù, khoảng cách này phải được tăng lên, 4 hoặc 5 giây hoặc lâu hơn nữa. Để biết được khoảng cách an toàn giữa xe của bạn và xe đằng trước, hãy để ý chiếc xe trước mặt. Khi chiếc xe này đến một điểm cố định, chẳng hạn như cột đèn, thì bạn bắt đầu đếm thầm, chậm rãi: một ngàn lẻ một, một ngàn lẻ hai, một ngàn lẻ ba. Nếu sau khi đếm tới một ngàn lẻ ba mà xe của bạn chưa đến điểm cố định đó, bạn đã giữ được khoảng cách an toàn. Bằng không, bạn đang đánh bài với sinh mạng của mình.
4. Đừng vượt quá vận tốc giới hạn. Tốc lực tối đa của tiểu bang California là 65 dặm/giờ, ngoại trừ trong những trường hợp điều kiện an toàn cho phép, tốc lực tối đa được tăng lên 70 dặm/giờ. Trên lý thuyết, nếu bạn vượt quá vận tốc giới hạn dầu chỉ 1 dặm, cảnh sát có quyền cho bạn ticket vì tiểu bang California, cùng 31 tiểu bang khác, áp dụng luật "tốc lực giới hạn tuyệt đối" (absolute speed limit). Tuy nhiên, trên thực tế, cảnh sát thường không viết ticket cho bạn nếu bạn chỉ vượt quá khoảng 5 hoặc 7 dặm. Trong mọi trường hợp, tác giả thành thật khuyên các bạn đừng lái xe quá tốc lực, nhưng nếu bạn là người thích lái xe nhanh, thích tìm cảm giác mạnh, các bạn cần ghi nhớ những điều sau đây để tránh khỏi bị ăn ticket của những ngài cảnh sát:
- Tránh xử dụng lane số 1 (lane sát giữa đường hoặc cạnh diamond lane)
- Tránh đổi lane nhiều lần
- Tránh bám đuôi xe khác quá gần
- Đừng dán kính màu cửa kính trước của xe (phần ghế tài xế và hành khách kế bên)
- Đừng sơn sửa xe để nó có hình dạng quá nổi bật như cắt ống nhún cho xe thấp gần sát đất, dùng bánh xe có đường kính 20 inch, sơn xe màu thật nổi như xanh lá cây lợt hoặc vàng, xi bô xe, cảng xe bóng loáng, gắn đèn neon chung quanh hay dưới lườn xe...
Khi có nhiều người vi phạm cùng một lúc, cảnh sát sẽ cho ticket những người nào mà họ cho là dễ bắt nhất, nổi bật nhất và vi phạm lộ liễu nhất.
Và cuối cùng…
- Đừng bao giờ qua mặt cảnh sát. Khi lái xe trên xa lộ, bạn hãy để ý đến những xe cảnh sát chạy chậm trong lane trong cùng. Đây là những ông bạn dân đang làm nhiệm vụ của họ là canh bắt những người vi phạm vận tốc giới hạn. Nếu không muốn bị ăn ticket, bạn hãy giữ cùng vận tốc với họ. Khi thấy họ exit ra khỏi freeway, đừng vội nhấn ga đi tiếp vì nghĩ rằng bạn đã thoát nạn. Trong nhiều trường hợp, họ chỉ vờ exit nhưng thật ra họ rẽ vào con đường nhỏ bên cạnh và bọc lên freeway trở lại
5. Đừng lái xe trên car pool lanes nếu bạn chỉ đi một mình. Car pool lanes hay diamond lanes là những lối đi đặc biệt trên xa lộ, hoặc lối ra xa lộ, chỉ dành riêng cho những xe có hai, hoặc ba người trong xe trở lên. Tiền phạt tối thiểu cho những người vi phạm car pool lanes cho tiểu bang California là 271 đô. Đừng ra hoặc vào car pool lanes ở những nơi mà những đường kẻ màu vàng liên tục. Chỉ ra và vào khi nào những đường kẻ đứt đoạn. Vi phạm điều này, bạn cũng sẽ ăn một ticket giống như trường hợp của lái xe trên diamond lane một mình.

Nguồn: http://www.trieuthanhweeklymagazine.com/canbiet/cb1/xudungxalo.html

Xin phép không tham gia tranh luận nhé!!!
 
Hạng C
18/1/15
702
536
93
48
Chỗ bác kia vượt là có vạch kẻ đường nét đứt , nên có thể lấn sang đó để vượt được. Cái nào luật không cấm thì làm thôi :D
Câu này hình như bầu Kiên nói nhiều nhất thì phải ???! :3dnguyhiem: