Chia sẽ cùng bức xúc của bác, mời bác xem bài dưới đây:
"kết quả là bác đã chứng minh: đâu lại vào đó!"
Bất hợp lý biển báo trên tuyến quốc lộ 55 thuộc địa bàn Bình Thuận
BT- Quốc lộ 55 dài hơn 200 km, đi qua 3 tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận và Lâm Đồng. Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, đoạn đường nối tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu và quốc lộ 1A có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông nhiều nhất hiện nay, dài khoảng 50 km, thuộc huyện Hàm Tân và thị xã La Gi. Tuy chỉ là một đoạn ngắn trong tổng chiều dài của quốc lộ 55, nhưng một số biển báo bố trí trên đoạn này bất hợp lý, tạo tâm lý ngán ngẩm cho nhiều lái xe và du khách khi đi qua đây.
Tuyến quốc lộ 55 đi qua nhiều tỉnh, ở một số nơi thuộc tỉnh bạn, quốc lộ 55 được mở rộng, phẳng lỳ, đẹp đẽ. Trong khi đó ở tỉnh Bình Thuận nói chung và địa bàn Hàm Tân - La Gi nói riêng vẫn là con đường cũ kỹ. Song điều đáng nói là việc bất hợp lý khi đặt một số biển báo, trong đó có biển báo “Bắt đầu khu đông dân cư”. Loại biển báo này đã có từ lâu, suốt toàn tuyến quốc lộ 55, nội dung gồm có hình của dãy nhà cao tầng và bên dưới là địa danh đơn vị hành chính cấp xã nào đó, ví dụ như “Tân Thắng”, “Tân Xuân”. Lúc đầu, biển này không phải là biển báo hiệu đường bộ, vì nó không có tên trong “Điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN- 237- 01”, mà chỉ có ý nghĩa như là biển thông báo về địa giới hành chính, được lắp đặt ở nơi giáp ranh giữa hai địa phương.
Tuy nhiên, khi “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ” ra đời vào năm 2012, biển này trùng với biển mang ký hiệu 420 - “Bắt đầu khu đông dân cư”, thì tính chất của nó đã thay đổi. Từ loại biển mang tính thông báo về hành chính, nó đương nhiên được hiểu như là biển chỉ dẫn theo quy chuẩn mới: Ô tô dưới 30 chỗ ngồi và ô tô tải dưới 3,5 tấn chỉ được đi với tốc độ tối đa 50 km/h, các phương tiện khác không quá 40 km/h.
Điều này tạo nên sự bất hợp lý bởi vì biển báo có mặt khắp các nơi ở vùng đông dân cư cũng như không đông dân cư, hết địa phương này tiếp đến địa phương khác, bắt buộc các phương tiện phải đi với tốc độ thấp một cách không cần thiết trên nhiều đoạn tuyến quốc lộ 55 thuộc địa bàn Hàm Tân - La Gi. Những biển báo này đang gây phiền toái cho không chỉ khách phương xa mà ngay những người hàng ngày phải đi lại trên tuyến đường này. Nếu chấp hành đúng tốc độ 50km/h rồi đến 40 km/h thì quá chậm, có khi còn là yếu tố cản trở giao thông. Mặt khác, trong điều kiện quốc lộ 1A đang thi công, quốc lộ 55 đang chia sẻ một lượng lớn xe ô tô du lịch đi lại giữa Bình Thuận và các tỉnh phía Nam, những biển báo cũ kỹ nêu trên đang làm du lịch Bình Thuận mất điểm trong lòng du khách.
Chúng ta muốn kéo giảm tỷ lệ tai nạn giao thông không chỉ có cách duy nhất là hạn chế tốc độ. Chúng ta thiếu kinh phí để làm đường cho rộng lớn hơn điều đó không ai phàn nàn, cái đáng trách là công tác quản lý không cập nhật kịp thời các quy định mới để giao thông trên địa bàn Bình Thuận có thể tốt hơn hiện nay.
Kiều Nga
"kết quả là bác đã chứng minh: đâu lại vào đó!"
Bất hợp lý biển báo trên tuyến quốc lộ 55 thuộc địa bàn Bình Thuận
BT- Quốc lộ 55 dài hơn 200 km, đi qua 3 tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận và Lâm Đồng. Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, đoạn đường nối tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu và quốc lộ 1A có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông nhiều nhất hiện nay, dài khoảng 50 km, thuộc huyện Hàm Tân và thị xã La Gi. Tuy chỉ là một đoạn ngắn trong tổng chiều dài của quốc lộ 55, nhưng một số biển báo bố trí trên đoạn này bất hợp lý, tạo tâm lý ngán ngẩm cho nhiều lái xe và du khách khi đi qua đây.
Tuyến quốc lộ 55 đi qua nhiều tỉnh, ở một số nơi thuộc tỉnh bạn, quốc lộ 55 được mở rộng, phẳng lỳ, đẹp đẽ. Trong khi đó ở tỉnh Bình Thuận nói chung và địa bàn Hàm Tân - La Gi nói riêng vẫn là con đường cũ kỹ. Song điều đáng nói là việc bất hợp lý khi đặt một số biển báo, trong đó có biển báo “Bắt đầu khu đông dân cư”. Loại biển báo này đã có từ lâu, suốt toàn tuyến quốc lộ 55, nội dung gồm có hình của dãy nhà cao tầng và bên dưới là địa danh đơn vị hành chính cấp xã nào đó, ví dụ như “Tân Thắng”, “Tân Xuân”. Lúc đầu, biển này không phải là biển báo hiệu đường bộ, vì nó không có tên trong “Điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN- 237- 01”, mà chỉ có ý nghĩa như là biển thông báo về địa giới hành chính, được lắp đặt ở nơi giáp ranh giữa hai địa phương.
Tuy nhiên, khi “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ” ra đời vào năm 2012, biển này trùng với biển mang ký hiệu 420 - “Bắt đầu khu đông dân cư”, thì tính chất của nó đã thay đổi. Từ loại biển mang tính thông báo về hành chính, nó đương nhiên được hiểu như là biển chỉ dẫn theo quy chuẩn mới: Ô tô dưới 30 chỗ ngồi và ô tô tải dưới 3,5 tấn chỉ được đi với tốc độ tối đa 50 km/h, các phương tiện khác không quá 40 km/h.
Điều này tạo nên sự bất hợp lý bởi vì biển báo có mặt khắp các nơi ở vùng đông dân cư cũng như không đông dân cư, hết địa phương này tiếp đến địa phương khác, bắt buộc các phương tiện phải đi với tốc độ thấp một cách không cần thiết trên nhiều đoạn tuyến quốc lộ 55 thuộc địa bàn Hàm Tân - La Gi. Những biển báo này đang gây phiền toái cho không chỉ khách phương xa mà ngay những người hàng ngày phải đi lại trên tuyến đường này. Nếu chấp hành đúng tốc độ 50km/h rồi đến 40 km/h thì quá chậm, có khi còn là yếu tố cản trở giao thông. Mặt khác, trong điều kiện quốc lộ 1A đang thi công, quốc lộ 55 đang chia sẻ một lượng lớn xe ô tô du lịch đi lại giữa Bình Thuận và các tỉnh phía Nam, những biển báo cũ kỹ nêu trên đang làm du lịch Bình Thuận mất điểm trong lòng du khách.
Chúng ta muốn kéo giảm tỷ lệ tai nạn giao thông không chỉ có cách duy nhất là hạn chế tốc độ. Chúng ta thiếu kinh phí để làm đường cho rộng lớn hơn điều đó không ai phàn nàn, cái đáng trách là công tác quản lý không cập nhật kịp thời các quy định mới để giao thông trên địa bàn Bình Thuận có thể tốt hơn hiện nay.
Kiều Nga