- Trong luật GTĐB và QC 41:2016 không có khái niệm như thế nào là đường phố hẹp.
- Trong tự điển VN và trong tư duy của mỗi người : đường hẹp tức đường không được rộng thênh thang --> đường hẹp là đường có bề rộng mặt đường nhỏ hơn các đường thông thường có cùng tính chất, khu vực; các phương tiện có thể gặp khó khăn khi lưu thông.
- Trong QC VN 07-4:2016 về tiêu chuẩn đường bộ --> theo bảng 3 mục 2.2 : đường đô thị có nhiều loại theo bề rộng mặt đường lưu thông --> đường đô thị có bề rộng mặt đường lưu thông nhỏ nhất từ 13 ->16m (đường khu vực, nội bộ khu vực)
==> đường như trong hình chụp theo giác quan có bề rộng mặt đường lưu thông <13m + chỉ có 1 làn xe cho mỗi chiều --> bề rộng mặt đường nhỏ hơn quy chuẩn tối thiểu của đường phố thông thường --> xét theo QCVN 07-4 :2016 thì đường này là đường phố hẹp.
Như em trích dẫn QC về đường đô thị ở trên, đường hẹp là đường được xây dựng nhỏ hơn quy chuẩn tối thiểu --> cụ thể đường hẹp là đường có 1 làn đường cho mỗi chiều lưu thông xây dựng không đúng QC vì nhiều yếu tố --> luật GT mới quy định việc dừng đỗ tại đường phố hẹp phải cách nhau tối thiểu 20m (kể cả song song đối nhau hay lệch nhau ) --> nếu < 20m các xe rất khó lưu thông vì bề rộng đường lưu thông <13m mà 2 xe dừng song song đối nhau thì phần đường còn lại cho mỗi chiều chỉ còn < 3m.
Em nghĩ ta suy luận đường hẹp như vậy chưa ổn vì ngoài đô thị thì không phạt được à? ví dụ đường làng thì dừng đậu bậy không sao vì k có "đường hẹp" ở ngoài "đô thị"?
Mỗi làn đường theo Tiêu chuẩn chỉ từ 2,2-3,5m. Nên đường rộng 13m thì 2 xe đậu song song cũng chỉ mất chừng 5m, còn 8m thì chạy vô tư. Đường hẹp thì 2 xe song song mất 5m, xe khác k chen vào được thì chỉ khoảng 2,2-2,5m nữa nên dưới 8m mới phù hợp. Mà khi đã trên 5m thì lại đủ tiêu chuẩn cho 2 làn ngược chiều rồi.
Cái nay cũng phù hợp với văn thơ ta học từ nhỏ với Tố Hữu:
"Ta đi giữa ban ngày
Trên đường cái, ung dung ta bước.
Đường ta rộng thênh thang tám thước",
nên dưới 8m là đường hẹp nhen, kakaka.