SIG confirmed
Tập Lái
29/6/21
5
3
3
32
tranphong.net

Các loại gas lạnh trong hệ thống điều hòa trên ô tô​

Môi chất hay còn được gọi là gas lạnh trong hệ thống điều hòa trên ô tô là chất trao đổi nhiệt khi nó tuần hoàn. Nó nhận nhiệt khi bay hơi và giải phóng nhiệt khi nó hoá lỏng.

Các loại Gas Lạnh sử dụng trong hệ thống điều hòa trên xe Ô Tô


Có 2 loại gas lạnh là CFC-12(R12) và HCF-134a(R134a), nhưng hiện nay người ta sử dụng HCF-134a, do CFC-12 gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và là tác nhân chính gây ra hiện tượng nhà kính.

Tính chất của gas lạnh trong hệ thống điều hòa​

  • Dễ bay hơi và hóa lỏng.
  • Không độc, không cháy, không nổ,không ăn mòn và không mùi.
  • Ổn định và chất lượng không thay đổi.

Đặc tính của CFC-12(R12)​

CFC-12 (R-12) đã được sử dụng trong điều hoà ô tô tới tận năm 1995. Tuy nhiên người ta phát hiện ra rằng CFC-12 (R-12) có thể phá huỷ tầng ô zôn khi nó bay vào tầng không khí. Việc phá huỷ tầng ô zôn sẽ làm tăng lượng bức xạ từ mặt trời đến trái đất gây ra bệnh ung thư da và huỷ hoại môi trường, đây là một vấn đề có tính toàn cầu.

Vì vậy khi cần phải thay thế hoặc sửa chữa các chi tiết của điều hoà phải thu hồi lại môi chất. Tuy nhiên nếu môi chất được phục hồi một cách chính xác bằng máy phục hồi môi chất thì môi chất sẽ không giảm đi các tính chất của nó khi tái sử dụng.

Hiện nay môi chất HFC -134A (R 134a) không có các chất phá huỷ tầng ô zôn đang được sử dụng. Hệ thống điều hoà được thiết kế để sử dụng môi chất HFC-134A (R 134A) không tương thích với loại điều hoà được thiết kế để sử dụng môi chất HFC-12 (R12), do đó cần phải rất cẩn thận không được nhầm lẫn các loại môi chất và dầu máy nén hoặc sử dụng lẫn lộn chúng.

Đặc tính của HCF-134a (R134A)​

R-134a sôi ở -26,9 độ C dưới áp suất khí quyển và sôi ở -10,6 độ C dưới áp suất 1kgf/cm2. Ga điều hoà HCF-134a bay hơi ở nhiệt độ và áp suất thấp, nhưng khi áp suất cao thì nó chuyển về trạng thái lỏng và không bay hơi thậm chí khi nhiệt độ cao. Điều hoà ô tô sử dụng tính chất này và làm cho môi chất dễ dàng hoá lỏng bằng cách sử dụng máy nén.

Ví dụ, môi chất ở dạng khí có nhiệt độ 700C và áp suất 1,47 MPa (15 kgf/cm2) được nén bằng máy nén khí xuống khoảng 12 hoặc 130C sẽ làm cho môi chất dễ hoá lỏng.

Thiếu gas điều hòa ô tô - nguyên nhân do đâu?​

Gas quyết định khả năng làm mát của hệ thống điều hòa. Nếu phải hoạt động trong tình trạng thiếu gas điều hòa ô tô thì máy nén - bộ phận “đắt đỏ” nhất của hệ thống - sẽ bị hỏng hoàn toàn.

Loại gas điều hòa ô tô được sử dụng phổ biến hiện nay là R134a vì an toàn với sức khỏe và thân thiện với môi trường. Lượng gas trung bình được nạp vào hệ thống dao động từ 0,5 - 0,72kg tùy dòng xe. Số gas này sẽ hao hụt dần sau thời gian sử dụng khiến điều hòa bị thiếu gas, ảnh hưởng đến khả năng làm mát và tuổi thọ của máy nén.

Dấu hiệu điều hòa ô tô thiếu gas​


Điều hòa hoạt động theo nguyên lý đưa khí gas qua các bộ phận như lốc nén, dàn nóng, phin lọc ga, van tiết lưu, dàn lạnh để thay đổi tính chất, áp suất và nhiệt độ. Tuy nhiên, khí gas sẽ bị hao hụt dần trong quá trình xe vận hành. Nếu xuất hiện những dấu hiệu sau đây, rất có khả năng điều hòa ô tô đang bị thiếu gas.

Dấu hiệu đầu tiên là khi bật ở mức nhiệt thấp nhưng giàn lạnh không tỏa ra hơi mát hoặc có nhưng rất yếu, giàn nóng cũng không có hơi nóng tỏa ra.

Gas điều hòa ô tô bị thiếu làm giảm khả năng làm mát


Ngoài ra, nếu quan sát thấy hiện tượng đóng tuyết tại mối nối giữa ống đồng với giàn nóng thì khả năng cao, điều hòa đang bị thiếu gas.

Hiện nay, một số dòng xe trang bị điều hòa được tích hợp tính năng cảm biến cảnh báo tình trạng thiếu gas. Theo đó, khi lượng gas xuống dưới mức quy định, đèn báo trên bảng taplo sẽ nháy sáng. Lúc này người dùng cần nhanh chóng nạp gas để không ảnh hưởng đến khả năng vận hành và tuổi thọ của điều hòa.

Nguyên nhân điều hòa ô tô thiếu gas?​


Rò rỉ là nguyên nhân lớn nhất khiến điều hòa ô tô bị thiếu gas. Khí gas dễ bị thất thoát tại các chi tiết làm bằng vật liệu cao su như ống dẫn, gioăng, phớt... Nếu điều hòa ô tô rò rỉ gas nhưng không được xử lý kịp thời, trữ lượng gas sẽ cạn sau 10 tiếng. Quá trình thất thoát khí gas này không chỉ sinh mùi khó chịu mà còn có thể khiến hệ thống điều hòa hỏng hoàn toàn.

Bên cạnh đó, khi xe thường xuyên đi vào đoạn đường xấu, nhiều ổ gà và chướng ngại vật khiến các bộ phận của điều hòa bị rung lắc, va đập, các chi tiết nối bị lỏng lẻo, dẫn tới rò rỉ ga.

gas-dieu-hoa-o-to-2_1627639307.jpg


Ngoài ra, trong quá trình nạp mới, lượng gas nạp vào xe không đủ theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất cũng là nguyên nhân khiến cho hệ thống điều hòa bị thiếu gas, ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh nhiệt độ và điều hòa không khí.

Cách khắc phục tình trạng điều hòa ô tô nhanh hết gas​


Thiếu gas trước tiên sẽ làm giảm khả năng làm lạnh, sau đó là ảnh hưởng đến quá trình bôi trơn của lốc nén. Theo nguyên lý hoạt động, dầu bôi trơn lốc nén được trộn lẫn với ga lạnh vì thế khi gas bị thất thoát sẽ kéo theo máy nén hoạt động kém hiệu quả.

Để khắc phục tình trạng thiếu gas điều hòa ô tô, trước hết người dùng cần kiểm tra bằng đồng hồ chuyên dụng. Thiết bị này cung cấp các thông tin về mức độ của đường hạ áp và cao áp so với áp suất tiêu chuẩn. Nếu chỉ số thấp áp dưới 1kg, cao áp dưới 10kg tức là tình trạng thiếu gas của điều hòa đang ở mức độ nghiêm trọng. Ngoài ra, chủ xe có thể chủ động tự kiểm tra tình trạng gas bằng mắt thường. Theo đó, điều hòa thiếu gas nếu xuất hiện màu trắng đục như sữa và xuất hiện tiếng sôi. Kiểm tra hệ thống đường ống từ dàn lạnh về lốc nén cũng là cách giúp lái xe nhanh chóng phát hiện ra bất thường trữ lượng gas của điều hòa. Ống dẫn gas khô ráo, không có nước hoặc sương chứng tỏ điều hòa đang kém lạnh, cần được bổ sung khí gas điều hòa ô tô kịp thời.

 Kiểm tra tình trạng gas điều hòa ô tô bằng đồng hồ chuyên dụng

Sau khi kiểm tra và xác định điều hòa thiếu gas, người sử dụng nên tiến hành bổ sung theo đúng quy trình gồm các bước hút chân không và nạp gas vào hệ thống. Các hãng sản xuất ô tô khuyến cáo nên kiểm tra gas sau mỗi 30.000 – 40.000 km và thay thế sau 100.000 km vận hành, giúp hệ thống điều hòa hoạt động hiệu quả hơn, hạn chế tình trạng máy phải chạy trong tình trạng thiếu gas.

Để ngăn chặn tình trạng thất thoát gas, lái xe cần tuân thủ lịch bảo dưỡng định kỳ của hệ thống điều hòa. Theo đó, lốc điều hòa cần bảo dưỡng sau 20.000km, giàn lạnh sau 20.000km, dàn nóng sau 20.000km, hệ thống đường ống dẫn sau 30.000 – 40.000 km, lọc gió điều hòa sau 5.000 – 10.000 km vận hành.

gas-dieu-hoa-o-to-4_1627639414.jpg


Gas điều hòa ô tô là yếu tố thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống làm mát, cần thường xuyên kiểm tra khi có dấu hiệu bất thường để sửa chữa, thay mới kịp thời. Tốt nhất nên đưa xe đến các trung tâm bảo dưỡng uy tín để được hỗ trợ về kỹ thuật, đảm bảo an toàn và tuổi thọ cho các bộ phận thuộc hệ thống điều hòa ô tô.
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
7/8/17
7.418
10.079
113
Chuyện j sẽ xảy ra nếu bơm nhầm gas tủ lạnh cho máy lạnh các bác nhỉ? Ví dụ bơm R600A vào máy lạnh chẳn hạn?
 
  • Like
Reactions: tan.hd
SIG confirmed
Tập Lái
29/6/21
5
3
3
32
tranphong.net
Theo nguyên lý thì nó sẽ nổ nếu gas cũ cũng còn chứ chưa phải hết hoàn toàn, bơm nhầm gas cho tủ lạnh mới mới vào. Thành phần hóa học bị thay đổi đẫn đến khí sử dụng hoặc trong khi nạp nguy cơ nổ rất cao. Nhưng trường hợp đổi nhầm này chắc không có hoặc hi hữu quá bác.
 
Hạng C
26/9/18
558
806
93
Theo nguyên lý thì nó sẽ nổ nếu gas cũ cũng còn chứ chưa phải hết hoàn toàn, bơm nhầm gas cho tủ lạnh mới mới vào. Thành phần hóa học bị thay đổi đẫn đến khí sử dụng hoặc trong khi nạp nguy cơ nổ rất cao. Nhưng trường hợp đổi nhầm này chắc không có hoặc hi hữu quá bác.
Nổ do phản ứng hóa học hay do áp suất cao vậy?