Hạng D
11/10/10
1.957
1.969
113
Cách đổ đèo an toàn cho lái mới.
Nói chung tai nạn GT thì cái nào cũng có hậu quả để lại nhưng tai nạn lúc đổ đèo thì thường là thảm khốc. Báo chi đã đưa tin, cứ ít hôm lại xảy ra 1 vụ đau lòng, hết đèo Bảo lộc thì đến đèo Lò xo, hết miền nam, miền trung lại đến Sapa, tây bắc rồi đông bắc có Quảng ninh, kể cả Tam đảo ngay gần HN cũng có. Và kết quả điều tra nguyên nhân cũng đã có, thôi thì đủ loại, tại lái xe, tại đường sá, thời tiết vân vân và mây mây. Người TGGT thì cũng phản ứng theo nhiều cách:
Có người cho là BT, nó chạy bậy thì nó bị mình kinh nghiệm bao năm cầm lái khắp mọi tuyến đường, chả có gì phải xoắn. Sau đó mách cho lái mới một công thức bất di bất dịch, lên sao xuống vậy, hay kiểu như nguyên tắc là đi số 3, nếu dốc cao hay dài thì về số 2, dốc thường và ngắn thì số 4, rồi ai hỏi bao nhiêu là cao, dài , bao nhiêu là ngắn dốc thì được trả lời là người lái xe có kinh nghiệm, ngồi lên xe nhìn đường là có thể ước lượng được dốc cao thấp, ngắn dài. Kết quả là lái mới học được 1 bài dành cho tài già, chú cứ trải đau thương đi lấy kinh nghiệm, phải có kinh nghiệm mới nói chuyện, kiểu nó vậy. (còn nữa).
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
11/10/10
1.957
1.969
113
Cách đổ đèo an toàn cho lái mới.
Thực tế là nhiều tài già cũng dính tai nạn đổ đèo với lỗi rất cơ bản, có lính mới còn học tài già cách giữ máy êm và tiết kiệm dầu bằng cách về mo nữa. Điều này đặc biệt nguy hiểm, tuyệt đối không nên làm khi đi đường bằng hay xuống dốc. Vụ gần nhất ở tây bắc, xe đâm xuống vực, khám nghiệm thì thắng không hỏng nhưng số đã về mo trước khi gặp nạn.
Có người thì phán cứ D mà chạy khỏi lo, nghe thật đơn giản và dễ dẫn nhau xuống vực nếu xe không có tính năng hỗ trợ đổ đèo; Có người thì cấm tiệt, không đi đèo nữa, lỡ tai nạn xảy ra lại hối không kịp.
Có người ít nhiểu trải nghiệm hơn lại băn khoăn không biết chạy theo chỉ dẫn máy gầm lên tua máy tăng cao vậy có hại xe không? Mỗi người 1 băn khoăn lên mạng đọc không may gặp mấy bài báo xào xáo dịch thuật lung tung thì còn rối nữa. Kiểu như 1 bài gần đây mách lái xe nếu bị xe khác chiếu đèn vào gương gây chói mắt thì chỉ cần gạt cái tay gạt chống chói, làm các lái mới tìm loạn lên, thực ra là không nhiều xe có được chức năng đó, mà nếu có thì có xe chỉ là 1 cái nút bấm thôi. (còn nữa),
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
11/10/10
1.957
1.969
113
Cách đổ đèo an toàn cho lái mới.
0Nhưng chả lẽ lại chỉ lái xe quanh quanh thành phố, hay cứ liều mà đi, rồi rút kinh nghiệm sau, hay sợ hại máy chi bằng về mo cho nó êm, theo em cả 3 cách này đều không ổn, riêng cách 3 thì tuyệt đối không áp dụng, dễ đi gặp ông bà lắm đó. Tại sao em sẽ nói sau.
Thứ nhất em không ủng hộ lái mới, quá mới chưa quen lái xe lắm, mới đi được ít cây số trong phố đã phi ra đèo dốc để tích lũy kinh nghiệm, vì đôi khi tình huống bất ngờ xảy ra nếu kinh nghiệm hơn một chút thì có thể bình tĩnh mà xử lý được nhưng lái do mới quá nên cuống, nếu trong TP thì hậu quả nhẹ nhàng có khi xe dừng lại được, còn trên đèo thì nó sẽ dẫn đến hệ lụy nặng hơn và lúc đó sẽ mất kiểm soát rồi… thôi đến đây em không dám kể tiếp nữa.
Tuy nhiên thứ 2 em nghĩ là ai đó sợ đèo dốc đến độ không dám đi qua dù đã lái xe đủ lâu rồi chỉ quẩn quanh thành phố, đồng bằng thì hơi phí cái xe. Nguyên nhân là phàm đã thích lái xe là ít nhiều có ham thích phiêu liêu rồi, mà chỉ những nơi xa thành phố, có núi đồi mới thực sự có phong cảnh thiên nhiên đẹp mà thôi, với lại đi xe tốc hành hay máy bay không thể có được cái thú như lái xe riêng đến trải nghiệm những vùng đó được. Thêm nữa đường sá xây ra là để cho xe chạy an toàn, chứ không phải để xe lao xuống vực. Hầu khắp các con đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, xã vân vân đều được thiết kế xây dựng duy tu theo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn (chỉ 1 ít chỗ là bị hỏng chưa kịp sửa thôi), đảm bảo các loại xe bình thường từ Morning đến Roll Royce, có thể chạy vô tư trên đó. Trên đường hầu như luôn có đầy đủ hệ thống báo hiệu cho lái xe biết phải đi thế nào cho an toàn, vì thế chả có gì mà sợ cả, nếu đã có đủ khả năng lái xe bình thường, nghĩa là chạy qua ít nhất vài nghìn km an toàn. Hơn nữa xe ô tô nào dù để trong buồng kính ở nhà thì cũng phải đóng phí bảo trì đường bộ, mỗi năm hàng tiền triệu chứ ít gì, nên không đi nó phí tiền của mình đi chứ (^-^) (còn nữa).
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
11/10/10
1.957
1.969
113
Cách đổ đèo an toàn cho lái mới.
Qua kinh nghiệm bản thân, chưa nhiều lắm nhưng cũng không quá nghèo nàn và ít hiểu biết cơ bản về xe cộ, em sẽ mách nước cho các bác tài nào còn băn khoăn, hay những tay quá liều, có thể tự biết, tự diễn biến, tự chuyển hóa các hành vi của mình dám đi và đi trên đèo dốc sao cho hợp lý và an toàn hơn. Bác nào thấy thiếu sót gì xin cứ bổ sung em cảm ơn. Em không có kinh nghiệm lái xe tải, xe khách to nên không dám phán, chỉ chia sẻ giới hạn trong phạm vi xe du lịch gia đình thôi nhé.
Đầu tiên nói về phương tiện, xe ô tô du lịch được đăng kiểm, đủ tiêu chuẩn kỹ thuật lưu hành thì không sợ đèo dốc. Nhưng cách sử dụng hơi khác trên đường bằng:
Thứ nhất là cách thắng. Trên đường bằng ta dùng phanh, thắng để giảm tốc độ, dừng xe, và chỉ trong đoạn ngắn, nhưng khi xuống dốc xe sẽ tăng tốc liên tục thì lại không thể dùng phanh nhiều quá liên tục 1 đoạn dài hàng vài trăm mét trở lên được vì phanh sẽ quá nóng sẽ dẫn đến cháy phanh, sôi dầu thắng, bục ống dẫn dầu, mất thắng dẫn đến xe lao không điều khiển. Vậy hạn chế dùng thắng thì làm cách nào mà xuống dốc an toàn? Em sẽ nói ngay dưới đây. (còn nữa).
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
11/10/10
1.957
1.969
113
Cách đổ đèo an toàn cho lái mới.
Thứ 2 là chọn số, trên đường bằng ta chạy số cao nhất có thể ở tốc độ nào đó trừ khi cần vượt hay cần mô men lớn như đi đường gồ ghề, tải quá nặng, tố độ giảm, vân vân, thì mới về số nhưng khi xuống đèo dốc ta phải dùng số để hãm bớt xe đỡ cho cái thắng, nên phải đi số thấp thôi, và nếu vẫn còn nhanh thì phải về số thấp nữa. Cái này gọi là hãm xe bằng máy hay bằng số. Trên dường bằng ta chạy số D và dấn ga tăng tốc thì xe tăng số, nhưng xuống dốc với xe AT không có hỗ trợ đổ đèo thì để số D và lao xuống dốc sẽ cũng làm xe ngày càng tăng số, càng chạy nhanh hơn, số không hỗ trợ được cho thắng mà buông thắng thì không hãm xe được, nên phải thắng đoạn dài lại cháy thắng như đã nói ở trên.
Để số 0 hay mo thì máy êm nhưng xe lao vun vút, tiết kiệm chả thấy đâu khi muốn vào số để hãm có khi không vào được, tóm lại là cấm tiệt cái trò này. Máy gầm lên cũng không hại gì, vì đèo dốc bình thường, đi đúng cách thì vòng tua cũng không lên đến vạch đỏ trên đồng hồ, nghĩa là trong phạm vi giới hạn kỹ thuật của xe rồi, khỏi lo.
Tóm lại nguyên lý là số càng thấp 1,2,3 thì lực cản xe càng lớn nên hỗ trợ được thắng, số càng cao thì ngược lại lực cản nhỏ không đủ hãm được xe xuống dốc, số 0 lực cản của máy bằng không. (còn nữa).
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
11/10/10
1.957
1.969
113
Cách đổ đèo an toàn cho lái mới.
Như vậy hợp lý là thế nào:
  1. Với số tự động, chắc chắn xe có tính năng hỗ trợ đổ đèo thì có thể để D mà xuống dốc, xe sẽ tự động về số thấp khi nhấp phanh. Nếu hết dốc nhấp ga thì lại tăng số bình thường. Lúc này máy gầm lên, tua máy tăng, nhưng đừng lo, đó là bình thường và chỉ báo của chế độ hỗ trợ đổ đèo đã kích hoạt. Có bác đi trong thành phố xuống dốc cầu thôi mà nhấp phanh thấy máy gầm lại lo hỏng xe vì đường bằng nhấp phanh thì không như vậy. Không có gì cả, chúc mừng bác có con xe trang bị tính năng an toàn đỉnh. Nó biết phân biệt đườn bằng hay dốc mà ứng xử phù hợp.
  2. Với số sàn hay bán tự động có chế độ số tay thì cứ tự chọn số cho phù hợp mà đi ,chọn số nào em sẽ nói ngay dưới đây thôi.
  3. Với số tự động không trang bị tính năng hỗ trợ đổ đèo thì luôn có D1,D2,D3 hay có xe ghi là L1,L2,L3, hay L, hay đơn giản là 1, 2, 3 thì các bác hiểu là số ở đây là số cao nhất mà xe sẽ lên được khi tăng tốc độ, hãy chuyển sang số nào phù hợp mà đi, ví dụ đường này xuống số 3 thấy ok thì để L3, D3, hay số 2 thì cũng L2 , D2 mà quất thôi. Đừng để D, mà đổ dốc, xe sẽ phi nhanh và tự tăng số, tăng tốc không thắng kịp đâu.
  4. Tốc độ bao nhiêu thì vừa: Hãy để ý bảng tốc độ tối đa trên đường để biết chừng, nhưng chớ mù quáng mà tuyệt đối tin vào nó, đó là tốc độ tối đa cho phép trong điều kiện thời tiết bình thường thôi. Ta không chạy quá được và nếu thời tiết không tốt thì phải trừ bớt đi, ví dụ mưa, sương mù, hay đường tối, trơn trượt, đông xe v.v.v hay tay lái không tự tin lắm thì cũng cứ mạnh dạn bớt đi 10-15km/h cũng chả sao cả.
  5. Số mấy là phù hợp với con dốc đó: Nói chung em không căn cứ lên số nào xuống số ấy, vì 2 lẽ, 1 là cứ phải lên dốc trước, rồi xuống dốc sau thì mới biết là số mấy là vừa, nhưng lên xe phát xuống dốc luôn như ở Đà lạt ra khỏi TP là xuống đèo ngay thì tính sao ?. 2 là lên dốc và xuống dốc có thể góc đổ dốc khác nhau nhiều thì không thể đi số giống nhau được. Như vậy mình phải căn cứ vào cảm giác lái xe thôi. Với tố độ nào đó (tất nhiên là dưới tốc độ ghi trên biển báo tối đa cho phép) mà ta khống chế được cái xe, điều khiển nó ngoan ngoãn nghe theo tay lái và không cần phải phanh dài (thỉnh thoảng chỉ nhấp ngắn) mà xe vẫn đều tốc độ đó là ok. Nếu tốc độ tăng dần nhanh quá thì nghĩa là số hơi cao, về 1 số, ngược lại xe quá ỳ và chậm dần dù không thắng thì lên 1 số. Tóm lại là như vậy, nhưng bắt đầu xuống dốc không nên để số quá cao 4,5, chẳng hạn.
Điều cuối cùng hạn chế vượt trên đèo, đường chỉ có mỗi bên 1 làn, tầm nhìn thường ngắn, cua gắt bất chợt, gặp xe ngược chiều là nguy hiểm. Và hãy đảm bảo lái xe luôn trong tình trạng sức khỏe bình thường, mệt hay buồn ngủ hay bức xúc gì đó thì nên nghỉ ngơi và chờ cho bình thường hãy đi. Trạng thái tinh thần ảnh hưởng khá nhiều đến độ tỉnh táo tốc độ xử lý chính xác của bộ não con người, cái đó luôn cần cho lái xe trên mọi cung đường nhưng đặc biệt cần khi lái xe trên đèo dốc đường xa.
Chúc các bác vi vu Đà lạt, Nha trang, Tây nguyên Tây bắc, Đông bắc vui và an toàn
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B1
5/2/15
91
115
33
55
Nói chung tai nạn GT thì cái nào cũng có hậu quả để lại nhưng tai nạn lúc đổ đèo thì thường là thảm khốc. Báo chi đã đưa tin, cứ ít hôm lại xảy ra 1 vụ đau lòng, hết đèo Bảo lộc thì đến đèo Lò xo, hết miền nam, miền trung lại đến Sapa, tây bắc rồi đông bắc có Quảng ninh, kể cả Tam đảo ngay gần HN cũng có. Và kết quả điều tra nguyên nhân cũng đã có, thôi thì đủ loại, tại lái xe, tại đường sá, thời tiết vân vân và mây mây. Người TGGT thì cũng phản ứng theo nhiều cách:
Có người cho là BT, nó chạy bậy thì nó bị mình kinh nghiệm bao năm cầm lái khắp mọi tuyến đường, chả có gì phải xoắn. Sau đó mách cho lái mới một công thức bất di bất dịch, lên sao xuống vậy, hay kiểu như nguyên tắc là đi số 3, nếu dốc cao hay dài thì về số 2, dốc thường và ngắn thì số 4, rồi ai hỏi bao nhiêu là cao, dài , bao nhiêu là ngắn dốc thì được trả lời là người lái xe có kinh nghiệm, ngồi lên xe nhìn đường là có thể ước lượng được dốc cao thấp, ngắn dài. Kết quả là lái mới học được 1 bài dành cho tài già, chú cứ trải đau thương đi lấy kinh nghiệm, phải có kinh nghiệm mới nói chuyện, kiểu nó vậy.
[BCOLOR=#ffffff]"...kiểu như nguyên tắc là đi số 3, nếu dốc cao hay dài thì về số 2, dốc thường và ngắn thì số 4, rồi ai hỏi bao nhiêu là cao, dài , bao nhiêu là ngắn dốc..."[/BCOLOR]. Theo tớ, cần nói rỏ hơn là khi lên dốc cần kiểm tra vòng tua máy báo trên đồng hồ...vì có nhiều trường hợp tài xế phóng ào ào lên dốc kiểu lấy trớn khi nào "đuối máy" mới về số...kiểu này rất nguy hiểm vì có thể vi phạm tốc độ và khó xử lí khi đối mặt xe đổ dốc..., cứ bám vòng tua máy hợp lí mà chuyển số hợp lí thì leo dốc dù nhanh hay chậm vẫn thấy nhẹ nhàng không cảm thấy ì ạch, gầm rú mà lại cảm nhận được sức khoẻ của động cơ...
Dù sao cũng rất hưởng ứng thread này của bạn! :3dbongro:
 
  • Like
Reactions: duvsp
Hạng D
24/3/15
1.508
2.754
113
Lâm Đồng
www.otosaigon.com
Hơ hơ... dài quá :eek: đọc xong... chả nhớ gì :confused:

Thôi thì vũng có ít năm đi đèo, tình huống gặp khá nên đóng góp cho các bác:

Đèo có gì đâu mà khó đi
Khó lắm cũng vài cái dốc cầu
Bình tĩnh, tự tin, đừng chủ quan.
Từ từ mà đi còn thưởng thức
Tranh giành, nóng vội chi... rách việc

:3dnhacnon:
 
  • Like
Reactions: DriveSafe and bacai
Hạng D
11/10/10
1.957
1.969
113
[BCOLOR=#ffffff]"...kiểu như nguyên tắc là đi số 3, nếu dốc cao hay dài thì về số 2, dốc thường và ngắn thì số 4, rồi ai hỏi bao nhiêu là cao, dài , bao nhiêu là ngắn dốc..."[/BCOLOR]. Theo tớ, cần nói rỏ hơn là khi lên dốc cần kiểm tra vòng tua máy báo trên đồng hồ...vì có nhiều trường hợp tài xế phóng ào ào lên dốc kiểu lấy trớn khi nào "đuối máy" mới về số...kiểu này rất nguy hiểm vì có thể vi phạm tốc độ và khó xử lí khi đối mặt xe đổ dốc..., cứ bám vòng tua máy hợp lí mà chuyển số hợp lí thì leo dốc dù nhanh hay chậm vẫn thấy nhẹ nhàng không cảm thấy ì ạch, gầm rú mà lại cảm nhận được sức khoẻ của động cơ...
Dù sao cũng rất hưởng ứng thread này của bạn! :3dbongro:
Vòng tua thì mỗi xe một khác dù củng số vầ tốc độ vì thist kế công suất máy và tỷ số truyền không như nhau nên không thể đưa ra 1 con số vòng tua cho mọi xe được ậ, vậy nên căn cứ vào tốc độ và khả năng điều khiển rồi chỉnh số là phù hợp hơn