Hạng D
16/10/11
1.453
1.331
143
Phải tốn 1 mớ tiền lấy cái xe ra chỉ để đắp chiếu, chật nhà trong khi cam kết nếu xe bị lưu kho có hư hỏng thì phải bồi thường.
http://nld.com.vn/phap-luat/nop-tien-bao-lanh-phuong-tien-vi-pham-giao-thong-20131011104935909.htm
<h1>Nộp tiền bảo lãnh phương tiện vi phạm giao thông</h1>Thứ Sáu, 11/10/2013 23:15
Từ ngày 18-11, người dân có thể được giao bảo quản phương tiện hoặc đặt tiền để bảo lãnh cho phương tiện vi phạm giao thông tới mức phải tạm giữ xe</h2>Chính phủ vừa ban hành Nghị định 115/2013 quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính vừa ban hành.
Điều kiện để được bảo lãnh
Theo Nghị định 115, phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có thể được giao cho các tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền, nếu bảo đảm được một số yêu cầu: Cá nhân vi phạm phải xuất trình sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị về nơi công tác; nếu tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng được UBND xã/phường/thị trấn xác nhận; có nơi giữ, bảo quản phương tiện bảo đảm an toàn về phòng, chống cháy nổ và đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền để bảo lãnh, có thể được giữ, bảo quản phương tiện.
Các phương tiện trong thời gian được giữ, bảo quản sẽ không được phép lưu hành. Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện sẽ bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt (trừ trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm đã đặt tiền bảo lãnh).
Nếu phát hiện việc tự ý thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện, sử dụng phương tiện vi phạm được giao giữ, bảo quản trái quy định của pháp luật, cơ quan chức năng sẽ lập tức tiến hành chuyển phương tiện vi phạm đó về nơi tạm giữ. Trường hợp để xảy ra mất, bán, đánh tráo, trao đổi, cầm cố hoặc có hành vi định đoạt khác đối với phương tiện, chủ phương tiện phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Mức tiền bảo lãnh cho phương tiện ít nhất phải bằng mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho hành vi vi phạm.
Xe bị hư hỏng phải bồi thường
Theo Đại tá Trần Thế Quân, Vụ phó Vụ Pháp chế (Bộ Công an), việc bảo quản phương tiện vị phạm giao thông thời gian qua có nhiều bất cập, gây tốn kém cho cả cơ quan nhà nước lẫn người dân. Nhiều điểm được lựa chọn làm nơi trông giữ phương tiện vi phạm “thiếu đủ thứ”, phương tiện phải phơi mưa, phơi nắng suốt thời gian tạm giữ, lúc lấy về đã thành đống sắt vụn.
Nghị định 115 quy định người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm quản lý, bảo quản phương tiện bị tạm giữ. Trường hợp phương tiện bị mất, bán, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế, người ra quyết định tạm giữ, tịch thu; người trực tiếp quản lý, bảo quản chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, theo ông Quân, việc phòng cháy chữa cháy tại các điểm trông giữ xe cũng sẽ được tính tới. Xe đưa vào phải rút hết xăng nhưng xăng đó sẽ được xử lý thế nào? “Một vài xe thì không sao nhưng cả bãi xe hàng trăm chiếc thì không phải là chuyện nhỏ. Giải quyết vấn đề này cũng không hề đơn giản” - ông Quân bày tỏ. Ông cho biết sau khi Nghị định 115 chính thức có hiệu lực, các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn sẽ được Bộ Công an và các ngành chức năng xem xét, hướng dẫn thực hiện.

THẾ KHA



 
Hạng B2
4/10/13
105
1
0
rảnh việc quá giờ ra toàn mấy cái luật nghe là muốn bán xe đi xe buýt cho xong :D
 
Hạng D
24/5/13
1.196
1.649
113
Quyết tâm moi tiền dân vì dân giàu thì nước sẽ mạnh,mà việc này cũng có hai mặt :
1: là mọi người sẽ cố gắng không vi phạm giao thông để xe mình khỏi phải phơi mưa phơi nắng tại nơi tạm giữ hoặc như là mất thêm tiền như nghị định trên - suy ra ý thức khi tham gia giao thông sẽ cải thiện hơn.
2 nữa là sẽ có những cá nhân giàu có đi xe nhưng thiếu hiểu biết luật hoặc là do hệ thống biển báo và CSGT vẽ lỗi tưởng tượng dẫn đến phạm luật GT và vì ngại đóng phạt nhiêu khê và bị giam giữ phương tiện làm hao mòn tài sản mình nên xót xa và ngỏ ý làm hư cán bộ bằng cách phạt nóng - tiêu cực lại xảy ra - mập mạp và béo bở nên nghị định đc lập ra.
Cấp trên đã nghiên cứu kĩ và đưa ra quyết định gọi là "đúng đắn" để giải quyết bài toán đang bế tắc là nơi tạm giữ phương tiện-mà đây là vấn đề liên quan đến nhiều việc khác nhau nhưng chung một điểm đó là phương tiện đi lại của mọi người, thứ mà nói hoài, nói mãi vẫn còn nói nữa! Và theo e đc biết là ngân sách nhà nước đang thâm hụt trầm trọng. Đây là chút suy nghĩ của e về nghị định này thôi ạ, các bác đừng la e hay có bác nào trong ngành thì xin thấu hiểu cho lòng e ạh
 
Hạng D
10/4/13
1.368
687
113
E thì thấy nghị định này cũng hợp lý thôi. Nếu vi phạm bị giữ phương tiện thì nếu có tiền thì đóng để bảo lãnh ra, khi nào giải quyết xong thì lấy tiền lại, vi phạm bao nhiêu thì đóng bấy nhiêu, chứ đâu phải đóng tiền đó xong là mất luôn đâu.
 
Hạng C
13/7/11
856
15.557
93
Cái này tốt mà.
Đóng tiền bảo lãnh (tạm đem xe về), khỏi sợ phơi mưa phơi nắng, mất mát, hư hại.
Khi mọi chuyện giải quyết ổn thỏa thì rút tiền về.
 
Hạng D
18/12/07
3.397
741
113
Vậy mấy bác muốn bị lưu bãi phơi mưa, nắng hay đem về nhà cho yên tâm?
 
Hạng D
4/8/09
2.535
45
48
Em mà có đóng tiền cho bảo lãnh xe ra em đóng ngay, ko lăn tăn.

Mấy bác vô cái bãi xe bị giam trước rồi cho em ý kiến là mấy bác có muốn xe mình nằm đó ko?
 
Hạng D
3/5/13
1.230
348
83
Lấy xe từ bãi ra, vừa tốn tiền giữ vừa tốn tiền sửa nữa.
 
Hạng B1
11/10/13
67
0
0
Đúng là hài, đáng lẽ phải xử phạt giam người lái xe không phạt cái xe.
Vì VN cái xe giá trị nên giam xe, đóng tiền bảo lãnh cho xe. Ở các nước người ta đóng tiền bảo lãnh cho người thôi.