Hạng D
30/3/05
2.353
15.383
113
http://m.vovgt.radiovietnam.vn/giao-thong-trong-nuoc/diem-nong-giao-thong/2014/03/dieu-chinh-phan-luong-giao-thong-duong-tran-dai-nghia-loi-bat-cap-hai/
Một chủ doanh nghiệp cho biết, đường Trần Đại Nghĩa đoạn từ quốc lộ 1 đến đường dẫn cao tốc Trung Lương trước giờ chưa hề xảy ra tình trạng ùn tắc hay kẹt xe vả lại con đường này tập trung nhiều cơ sở, công ty nhu cầu vận chuyển, đi lại của các phương tiện ô tô là rất lớn. Phân luồng từ đường hai chiều thành một chiều áp dụng đối với xe ô tô là không hợp lý và việc phân luồng này vô hình chung đã gây khó khăn, phiền hà cho người dân vì vậy rất cần sự xem xét một cách thấu đáo và hợp lý hơn từ cơ quan chức năng.
“Thay vì trước đây chỉ mất vài phút để điều khiển xe qua lại giữa hai kho chứa hàng đông lạnh trên đường Trần Đại Nghĩa thì nay phải đánh một vòng gần chục cây số, vừa tốn nhiên liệu lại mất thời gian”.. tài xế Đào Công Lập, 40 tuổi, quê Tiền Giang chia sẽ.
 
Hạng B1
31/3/14
67
0
0
MinhTriCNN nói:
hungliebst nói:
Cám ơn bác cảnh báo !
Nếu vậy từ đường dẫn cao tốc mình đi đường nào để ra QL 1 về Võ Văn Kiệt ? Bác nào biết chỉ giúp em nhé .
 


Bác theo Đường dẫn Cao Tốc -> Bông Văn Dĩa -> Hưng Nhơn -> QL 1A -> Võ Văn Kiệt.
 
Thân ..

Ai đặt cái tên đường bông văn dĩa nghe hay thặc =))
 
Hạng B2
28/3/11
475
7
43
53
Tỏi.N2 nói:
MinhTriCNN nói:
hungliebst nói:
Cám ơn bác cảnh báo !
Nếu vậy từ đường dẫn cao tốc mình đi đường nào để ra QL 1 về Võ Văn Kiệt ? Bác nào biết chỉ giúp em nhé .


Bác theo Đường dẫn Cao Tốc -> Bông Văn Dĩa -> Hưng Nhơn -> QL 1A -> Võ Văn Kiệt.

Thân ..

Ai đặt cái tên đường bông văn dĩa nghe hay thặc =))
danh từ riêng, bác đừng cười tên người ta nhe
 
Tập Lái
27/3/14
24
0
0
phamttruc nói:
Một chủ doanh nghiệp cho biết, đường Trần Đại Nghĩa đoạn từ quốc lộ 1 đến đường dẫn cao tốc Trung Lương trước giờ chưa hề xảy ra tình trạng ùn tắc hay kẹt xe vả lại con đường này tập trung nhiều cơ sở, công ty nhu cầu vận chuyển, đi lại của các phương tiện ô tô là rất lớn. Phân luồng từ đường hai chiều thành một chiều áp dụng đối với xe ô tô là không hợp lý và việc phân luồng này vô hình chung đã gây khó khăn, phiền hà cho người dân vì vậy rất cần sự xem xét một cách thấu đáo và hợp lý hơn từ cơ quan chức năng. 
“Thay vì trước đây chỉ mất vài phút để điều khiển xe qua lại giữa hai kho chứa hàng đông lạnh trên đường Trần Đại Nghĩa thì nay phải đánh một vòng gần chục cây số, vừa tốn nhiên liệu lại mất thời gian”.. tài xế Đào Công Lập, 40 tuổi, quê Tiền Giang chia sẽ.
Em cũng đòng ý với bác - nhà bạn em ở khúc này.
 
Hạng B1
31/3/14
67
0
0
muitenbac nói:
Tỏi.N2 nói:
MinhTriCNN nói:
hungliebst nói:
Cám ơn bác cảnh báo !
Nếu vậy từ đường dẫn cao tốc mình đi đường nào để ra QL 1 về Võ Văn Kiệt ? Bác nào biết chỉ giúp em nhé .


Bác theo Đường dẫn Cao Tốc -> Bông Văn Dĩa -> Hưng Nhơn -> QL 1A -> Võ Văn Kiệt.

Thân ..

Ai đặt cái tên đường bông văn dĩa nghe hay thặc =))
danh từ riêng, bác đừng cười tên người ta nhe

Vậy là danh từ hay tên người bác?
 
Hạng B1
17/9/10
97
36
18
Đại tá Bông Văn Dĩa, người mở đường mòn Hồ Chí Minh trên biển

images_29.jpg
Đại tá Bông Văn Dĩa (1905-30/5/1983), Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân (1967). Ông từng tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ (1940), trong Kháng chiến chống Pháp, đã tổ chức mua 16 tấn vũ khí cung cấp cho các chiến trường Nam Bộ. Trong Kháng chiến chống Mĩ, tích cực cùng đồng đội mở đường vận tải biển Bắc - Nam chuyển vũ khí cho chiến trường Miền Nam. Huân chương Quân công hạng hai, Chiến công hạng ba...


Đại tá Bông Văn Dĩa (bí danh Ba Địa), sinh tại ấp Rạch Gốc, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau trong gia đình dân nghèo vùng biển.

Được thầy giáo Phan Ngọc Hiển giúp đỡ, ông sớm giác ngộ cách mạng và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1940. Từ khi vào Đảng ông hoạt động rất tích cực ở vùng Rạch Gốc. Ngày 12/12/1940, từ xã Tân Dân, huyện Ngọc Hiển ông được cấp trên giao nhiệm vụ đến Hòn Khoai trao nghị quyết khởi nghĩa của Tỉnh ủy Cà Mau cho nhà cách mạng Phan Ngọc Hiển và cùng tham gia tổ chức cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai.

Khi cuộc khởi nghĩa bị khủng bố, ông bị thực dân Pháp kết án khổ sai đày đi Côn Đảo. Suốt những năm lưu đày chịu nhiều cực hình tra tấn dã man, ông vẫn luôn giữ vững khí tiết cách mạng, cùng với chi bộ nhà tù đấu tranh và tổ chức nhiều cuộc vượt ngục đưa các chiến sỹ của ta về đất liền hoạt động. Cách mạng tháng Tám thành công, ông cùng các chiến sỹ tù Côn Đảo được rước trở về tiếp tục hoạt động cách mạng.

Lúc đầu cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ rất cần vũ khí đánh giặc, ông được phân công chở hàng qua Thái Lan đổi lấy vũ khí. Chuyến đi này được sự trợ giúp cuả bà Nguyễn Thị Hoài - là vợ ông Bông Văn Dĩa nên công việc được cải trang chu đáo bí mật. Đến Thái Lan mặc dù bị nhà cầm quyền bắt giam 4 tháng nhưng khi vừa ra tù ông chở ngay chuyến vũ khí từ Thái Lan về Rạch Gốc Năm Căn.

Lần thứ 2 do vận chuyển bằng đường biển khó khăn nên phải tổ chức bằng đường bộ từ Thái Lan qua Căm Pu Chia về Việt Nam và phải chuyển từng đoạn hết sức vất vả; trên đường vận chuyển bị địch ngăn chặn, ông cùng đơn vị chiến đấu 10 trận để bảo toàn vũ khí... Sau đó ông được bổ sung vào đơn vị Cửu Long, tham gia nhiều trận đánh Pháp.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vào năm 1961, trước tình hình Mỹ Diệm ngang nhiên đi ngược lại Hiệp định Giơ-ne-vơ và trước phong trào Đổng khởi, Trung ương có chỉ thị các tỉnh ven biển miền Nam cho thuyền vượt biển ra Bắc để tính chuyện chở vũ khí về. Ông được bố trí giao nhiệm vụ rất quan trọng là tổ chức thăm dò tuyến đường biển từ Cà Mau ra miền Bắc để chở vũ khí vào miền Nam đánh giặc. Bà Rịa cho thuyền ra, do ông Năm Đông tổ chức. Trà Vinh thì cử sáu người, mang bí danh là Đoàn, Kết, Đấu, Tranh, Thắng, Lợi. Bến Tre cho thuyền ra do ông Tư Thắng phụ trách. Khu 6 cũng cử ông Đặng Văn Thanh đi ra, theo đường Trường Sơn. Bạc Liêu cử hai thuyền, do ông làm bí thư chi bộ... Các chuyến ra đều rất gian nan.

Thuyền Bà Rịa bị địch bắt ở Nha Trang, sau thoát được lại trôi dạt vào đảo Hải Nam. Thuyền Trà Vinh gặp bão lớn, phải đốn bỏ cả cột buồm, trôi dạt sang tận Hương Cảng... Riêng thuyền của ông dạt vô bờ biển Quảng Bình, bị dân quân ta bắt, tưởng là biệt kích ngụy, đánh cho một trận và giam chặt.

Ông nhất định không tiết lộ nhiệm vụ, chỉ một mực yêu cầu giải về Trung ương, trực tiếp gặp Tổng Bí thư Lê Duẩn. Mãi mới được chuyển về huyện. Lại giam. Rồi chuyển về tỉnh. Ông dọa lãnh đạo công an tỉnh: “Các đồng chí không đưa tôi đi gặp đồng chí Lê Duẩn ngay, sau này lỡ việc lớn, phải chịu trách nhiệm”. Vừa may lúc đó TBT Lê Duẩn đang đi công tác ở Quảng Bình. Tỉnh ủy báo cáo:

- Có người trong Nam ra, tự xưng tên là Hai Địa, đòi gặp trực tiếp đồng chí, không chịu khai báo gì nữa.

- Ở đâu? Ở đâu?...

Vậy là hai người gặp được nhau, hai người bạn tù Côn Đảo mấy mươi năm trước. Họ ôm chầm lấy nhau...

Vào ngày 23 tháng 10 năm 1961, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 97/QP do Thứ trưởng Hoàng Văn Thái ký, thành lập lực lượng vận tải quân sự trên biển mang tên Đoàn 759 - tiền thân của Lữ đoàn 125 ngày nay. Cũng từ đó, ngày 23 tháng 10 hàng năm trở thành ngày truyền thống mở đường Hồ Chí Minh trên biển và thành lập Lữ đoàn 125 Hải Quân. Nhiệm vụ của đoàn 759 ngày ấy là “ mua sắm phương tiện, tiến hành vận chuyển các loại hàng tiếp tế cho chiến trường miền Nam bằng đường biển”.

Để thực hiện chủ trương đó, hàng loạt công tác chuẩn bị được tiến hành. Xưởng đóng tàu 1 Hải Phòng bí mật đóng tàu. Bộ đội công binh và Hải Quân được Bộ quốc phòng giao nhiệm vụ sửa chữa gấp cầu cảng mang tên K15 dưới chân ngọn đồi Vạn Hoa, Đồ Sơn. Bộ đội quân khí có nhiệm vụ đóng gói súng đạn sao cho những bao gói ấy không có dấu vết chứng tỏ ở miền Bắc. Bộ nội vụ có nhiệm vụ bảo vệ bí mật tuyệt đối tại bán đảo Đồ Sơn…

Sau khi xin ý kiến Quân ủy Trung ương, đoàn 759 quyết định để thuyền “Bạc Liêu” do Bông Văn Dĩa phụ trách, đi chuyến trinh sát, mở đường từ Bắc vào Nam. Ngày18 tháng 4 năm 1962, thuyền về tới Bồ Đề ( thuộc Tân An- Ngọc Hiển - Cà Mau). Thuyền đi vào cửa Rạch Ráng. 10 giờ đêm hôm đó thì cập vào Vàm Lũng. Chuyến đi trinh sát đã thành công.

Sau khi trở về từ miền Bắc, ông báo cáo với Khu ủy về ý kiến của Trung ương về tình hình bến bãi chưa bảo đảm, chưa thể đưa tàu vào. Khu ủy quyết định thành lập một ban chỉ huy cho công tác đặc biệt này do ông Ba Hòa làm trưởng ban, đưa một đại đội được chọn lọc kỹ xuống căn cứ ở vùng rừng Cà Mau và giao ông đi khảo sát các đảo.

Tìm ra cửa lý tưởng nhất là cửa Bồ Đề, lạch sâu 3,8m, tàu ta có thể vào thong thả. Các cửa Rạch Gốc, Hố Bỏ Gùi, Vàm Lũng, Vàm Cái Su cạn hơn nhưng lúc nước cường vẫn vào được, lại có lạch kín, rừng đước dày, có thể đào ụ giấu tàu và lập kho lớn chứa vũ khí...

Sau chuyến khảo sát này, Khu ủy quyết định cử hai thuyền ra báo cáo trung ương, một chiếc do ông phụ trách xuất phát tại cửa Rạch Gốc ngày 24-7-1962, một chiếc khác xuất phát sau hai ngày. Đi hai thuyền là đề phòng mất một vẫn còn một. Ông đi trót lọt, đến cửa Việt ngày 29-7.

Qua 2 chuyến đi, về vượt sóng gió và tầu tuần tra của địch, ông báo cáo tỉ mỉ tình hình thăm dò và xây dựng bến bãi tiếp nhận vũ khí cho Trung ương và Chủ tịch Hồ Chí Minh nghe. Đoàn thủy thủ của ông được lệnh ở Đồ Sơn chờ lệnh về Nam.

Tại bến Đồ Sơn, đêm 11/10/1962, chiếc tàu gỗ gắn máy mang tên “Phương Đông 1” chở 30 tấn vũ khí do thuyền trưởng Lê Văn Một và Chính trị viên Bông Văn Dĩa chỉ huy, xuất phát lên đường vào Nam. Trước khi xuất phát, đích thân các nhà lãnh đạo Phạm Hùng, Nguyễn Chí Thanh, Trần Văn Trà đến bến cảng Đồ Sơn động viên cán bộ, chiến sĩ trên tàu. Ông Phạm Hùng nói:

- Các đồng chí là những người đầu tiên mở ra con đường biển Bắc - Nam này. Nó cũng giống như trên Trường Sơn kia, các đồng chí là những người tiên phong đi khai sơn phá thạch”.

Sau 5 ngày vượt biển Đông, ngày 16/10/1962, tàu đến cửa Bồ Đề và cặp bến Vàm Lũng (xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) an toàn. Đây là chuyến chở vũ khí đầu tiên vào Nam bằng đường biển và con đường vận tải chiến lược trên biển Đông chính thức ra đời.

Ông Bông Văn Dĩa đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trở thành người chiến sỹ đầu tiên mở đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Từ đó trở đi vũ khí liên tiếp được đưa từ miền Bắc vào cập bến khu vực mũi Cà Mau. Lúc này ông lại làm nhiệm vụ chuyên chở vũ khí luồn lách qua nhiều đồn bốt địch phân phối cho chiến trường.

Với những thành tích và công lao cống hiến đặc biệt, năm 1967 ông được phong danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang.

Đại tá Bông Văn Dĩa là một tấm gương trong sáng, hiến cả cuộc đời vì sự nghiệp cách mạng - đấu tranh giải phóng dân tộc, ông luôn thể hiện đức tính cần kiệm liêm chính chí công vô tư. Dáng người thấp, mập gương mặt to tròn phúc hậu giống như ông Địa, để kết xin kể một câu chuyện về ông.

Hồi đó địch đánh phá ác liệt, cả vùng U Minh mênh mông là vậy mà hầu như không còn chỗ an toàn. Trước tình hình đó ông Lê Duẩn bảo với người sĩ quan bảo vệ rằng :

- Lộ rồi. Phải đi thôi!

- Đi đâu bây giờ?

Ông Lê Duẩn nói:

- Còn một chỗ. Còn một người có thể tin cậy: anh Hai Địa ở Rạch Gốc. Rạch Gốc là đất có thể nương náu. Đó là căn cứ địa của cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai hồi 1941. Chính Hai Địa là cơ sở của đồng chí Phan Ngọc Hiển, từng tham gia cướp chính quyền Hòn Khoai về sau bị tù Côn Đảo. Ở Côn Đảo, mỗi lần chúng tôi bị địch kéo ra đánh thì Hai Địa xông ra chịu đòn thay... Phải đi tìm Hai Địa..., đó là con người có thể tin cậy trong lúc khó khăn cùng cực của cách mạng. Gửi Tỏi.N2
 
Hạng B1
31/3/14
67
0
0
Dậy mà em cứ tưởng là danh từ, hoá da là tên ông nầy.
Sory sory.
Ko biết ko có lỗi.
 
Hạng B2
26/2/09
252
30
28
34
Vẫn còn thấy nhiều bác ko để ý, và bị xxx hốt ở phía dưới