Hạng D
23/5/12
1.943
77.726
113
Italy 'thắng trận đầu' chống Covid-19

"Chúng tôi bắt đầu thấy ánh sáng cuối đường hầm", Frank Rasulo, bác sĩ ở Brescia, chia sẻ khi tỷ lệ lây nhiễm nCoV ở Italy bắt đầu giảm.

Giới chức Italy tin rằng Covid-19, đại dịch khiến gần 12.500 người ở nước này thiệt mạng, đang chậm lại đáng kể sau ba tuần lệnh phong tỏa được áp dụng trên cả nước. Đây là một tín hiệu đầy lạc quan đối với những quốc gia phương Tây đang đi theo quỹ đạo của Italy trong chống dịch.

Cơ quan Phòng vệ Dân sự Italy hôm nay báo cáo 4.053 ca nhiễm nCoV mới, không chênh lệch nhiều so với con số 4.050 trường hợp một ngày trước và thấp hơn rất nhiều so với con số kỷ lục hơn 6.500 ca được ghi nhận hôm 21/3. Với 5.974 ca nhiễm mới hôm 28/3 và 5.217 ca hôm 29/3, đường cong trên đồ thị ca nhiễm mới của Italy đang được "làm phẳng".

 
Tập Lái
19/3/20
9
122
0
56
Miễn dịch cộng đồng: hiện tượng một số người không bị nhiễm bệnh trọng một một cộng đồng dân cư đã miễn nhiễm dịch bệnh …sau khi phần lớn dân cư đã nhiễm bệnh.

Khái niệm này được hiểu như sau:
  • Trong cộng đồng dân cư, một số người có khả năng miễn nhiễm, một số người không có khả năng miễn nhiễm.
  • Tất cả mọi người trong cộng đồng đều có thể trở thành nguồn lây nhiễm.
  • Không phải tất cả những người có tiếp xúc mầm bệnh đều:
    • Nhiễm bệnh.
    • Nhiễm bệnh và bị ảnh hưởng sức khỏe.
    • Nhiễm bệnh, bị ảnh hưởng và truyền bệnh.
  • Phần lớn những người tiếp xúc với mầm bệnh mà:
    • Không bị nhiễm bệnh.
    • Nhiễm bệnh và không bị ảnh hưởng sức khỏe
    • Nhiễm bệnh, bị ảnh hưởng sức khỏe và không truyền bệnh tiếp (do bệnh chấm dứt hoặc …chết).
Thì đều có khả năng:
  • Không bị nhiễm bệnh nữa (tương tự nguyên lý của việc tiêm chủng vaccinated)
  • Không thể lây truyền nữa (cắt đứt chuỗi lây truyền của dịch bệnh) – Đây gọi là tình trạng “Miễn Nhiễm Cộng Đồng” đã được hình thành.
Hình minh họa.

Xanh: KHÔNG Miễn nhiễm và khỏe mạnh.
Vàng: Miễn nhiễm và khỏe mạnh.
Đỏ: KHÔNG miễn nhiễm và bị ảnh hưởng.


800px-Herd_immunity.svg.png


Như vậy, với khái niệm này hiện nay tại Việt Nam chúng ta có:

  1. ~ 2000 người (tiếp xúc trực tiếp với 49 người nhiễm bệnh nhưng không phát bệnh) và 16 người đã hết bệnh (người màu VÀNG tại bảng 2 và 3)
  2. Tất cả những người còn lại thì đều: Có khả năng nhiễm bệnh và truyền bệnh (người màu XANH tại 3 bảng)
  3. 49 người nhiễm và phát bệnh (người màu ĐỎ tại 3 bảng).
Khái niệm của người CHA^u Âu trong việc đối phó với dịch bệnh này là:
1. Tăng số người màu VÀNG lên (bằng cách cho tất cả mọi người tiếp xúc với nguồn lây bệnh - tương tự như phương pháp tiêm chủng - tiêm mầm bệnh vào tất cả mọi người. Điều khác biệt là: Covid-19 không kiểm soát được tỷ lệ tử vong (mortality - nhưng đâu đấy ~ 3 - 3.7%), Tiêm chủng kiểm soat được mức độ tử vong(đâu đấy ~ 0.001%)

Đấy gọi là: HERD IMMUNITY - MIỄN DỊCH CỘNG ĐỒNG.

Điều này có vẻ xa lạ, nhưng thực tế Herd Immunity đã được thực chiến qua các dịch bệnh:

  1. Smallpox - Sởi.
  2. Polio - Bai liệt.
3....

Vài thường thức về Epidemiology - Dịch Tễ Học chia sẻ với các anh nhân mùa COVID-19.
Có 1 ý kiến hơi trái chiều , miễn dịch cộng đồng phù hợp với 1 loại VR , nhưng khi VR biến đổi qua quá nhiều phiên bản thì kháng thể đời đầu ko còn tác dụng (Ý kiến cá nhân)
 
Hạng D
23/5/12
1.943
77.726
113
Quá nhiều người từng mắc Covid-19 là một trong các nguyên nhân đằng sau hiện tượng số ca nhiễm mới mỗi ngày giảm mạnh tại Ấn Độ.



Ở Ấn Độ thời gian qua bất ngờ ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 giảm mạnh. Theo giới chuyên gia @bslainon , @chuongmed ... khả năng Ấn Độ đạt miễn dịch cộng đồng.
 
  • Haha
Reactions: nta139
Hạng D
23/5/12
1.943
77.726
113
Miễn dịch cộng đồng (MDCĐ) với COVID-19 có thể sẽ vẫn đạt được, nhưng không phải chỉ dựa trên những người chỉ nhiễm bệnh hoặc tiêm vaccine.

Các bạn có nhớ sự kiện xảy ra vào tháng 7 vừa rồi ở một thị trấn nhỏ ở Mỹ (Provincetown) mà trong đợt bùng phát COVID-19 có tới 74% số ca bệnh đều là những người đã tiêm đủ vaccine? Đây là sự kiện đã làm dấy lên nghi ngại về hiệu quả của vaccine (tất nhiên còn do cách đặt tiêu đề gây hiểu lầm) nhưng hóa ra sự kiện này lại cung cấp những dữ liệu quan trọng cho chiến lược kiểm soát COVID-19.

Một nghiên cứu nhóm người bệnh từ Princetown do các nhóm nghiên cứu ở Boston thực hiện đã cho thấy những người đã tiêm chủng và bị nhiễm đột phá có mức kháng thể kháng protein gai và RBD cao gấp 28 lần những người đã tiêm chủng và chưa bị nhiễm đột phá. Huyết thanh của nhóm này có hiệu giá trung hòa các biến thể SARS-CoV-2 cao gấp 34 lần và phản ứng tế bào T CD8+ tấn công SARS-CoV-2 cao gấp 4,4 lần nhóm đã tiêm mà chưa nhiễm đột phá.

Những người nhiễm bệnh từ đợt dịch ở Provincetown sau đó trở về nơi sinh sống (21 bang khác nhau) và kết quả theo dõi dịch tễ cho thấy họ không có ảnh hưởng lớn tới nguy cơ truyền nhiễm tại nơi sinh sống.

MDCĐ dựa trên sự bảo vệ của những người chưa bị nhiễm bệnh nhờ khả năng lây nhiễm của virus giảm khi gặp những người đã có miễn dịch (thông qua nhiễm bệnh hoặc tiêm vaccine). MDCĐ là khái niệm không ổn về mặt đạo đức nếu áp dụng với người chưa tiêm vaccine vì nhiều người sẽ tử vong cho đến khi nó đạt được. MDCĐ cũng không khả thi khi áp dụng với nhóm tiêm đủ liều vaccine vì các bằng chứng đều cho thấy khả năng bảo vệ của vaccine theo liều tiêu chuẩn đều không đủ cao để phần lớn người tiêm không bị nhiễm bệnh và không lây cho người khác.

Tuy nhiên MDCĐ với nhóm đã có miễn dịch tăng cường thông qua nhiễm đột phá (tiêm đủ vaccine và nhiễm bệnh) đang rất có triển vọng vì (1) phần lớn sẽ an toàn nếu chẳng may nhiễm bệnh nhờ đã có vaccine, (2) đáp ứng miễn dịch tốt hơn và lâu dài hơn, (3) hiệu quả của đáp ứng miễn dịch không những giảm nguy cơ bị nhiễm/tái nhiễm mà có thể còn làm giảm nguy cơ lây cho người khác (các bạn có thể đọc các bài viết ngay trước của mình về vấn đề này).

Câu hỏi đặt ra là việc bị nhiễm đột phá có tương đương tiêm mũi tăng cường hay không. Một điều mà trong nghiên cứu chưa tập trung phân tích là những người bị nhiễm đột phá có lượng kháng thể kháng nucleocapsid cao hơn nhiều người chỉ tiêm vaccine, vì các vaccine đang dùng ở Mỹ đều là vaccine đơn vị (protein gai) chứ không phải vaccine toàn tế bào (như vaccine bất hoạt). Mặc dù so với nhóm tiêm Pfizer/Moderna hay AstraZeneca, phản ứng tạo kháng thể kém hơn ở những người tiêm vaccine bất hoạt nhưng vì đặc điểm phản ứng miễn dịch rất giống nhiễm bệnh nên việc sử dụng các vaccine này cho liều tăng cường có lẽ sẽ thay thế được việc phải nhiễm đột phá để có đáp ứng miễn dịch tăng cường. Cần thêm những đánh giá so sánh giữa 2 nhóm này để có dữ liệu rõ ràng hơn.

Những khám phá này và khả năng sản xuất thuốc chữa hiệu quả, giá rẻ trên toàn cầu là những điểm sáng giúp chúng ta tự tin hơn về kết cục của đại dịch.

--------------------------
Bài viết trên Bloomberg:


Link công bố nghiên cứu:


Nguồn


FB TS Lê Minh GV ĐH Tất Thánh
 
Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.360
149.284
113
www.phindeli.com
Miễn dịch cộng đồng (MDCĐ) với COVID-19 có thể sẽ vẫn đạt được, nhưng không phải chỉ dựa trên những người chỉ nhiễm bệnh hoặc tiêm vaccine.

Các bạn có nhớ sự kiện xảy ra vào tháng 7 vừa rồi ở một thị trấn nhỏ ở Mỹ (Provincetown) mà trong đợt bùng phát COVID-19 có tới 74% số ca bệnh đều là những người đã tiêm đủ vaccine? Đây là sự kiện đã làm dấy lên nghi ngại về hiệu quả của vaccine (tất nhiên còn do cách đặt tiêu đề gây hiểu lầm) nhưng hóa ra sự kiện này lại cung cấp những dữ liệu quan trọng cho chiến lược kiểm soát COVID-19.

Một nghiên cứu nhóm người bệnh từ Princetown do các nhóm nghiên cứu ở Boston thực hiện đã cho thấy những người đã tiêm chủng và bị nhiễm đột phá có mức kháng thể kháng protein gai và RBD cao gấp 28 lần những người đã tiêm chủng và chưa bị nhiễm đột phá. Huyết thanh của nhóm này có hiệu giá trung hòa các biến thể SARS-CoV-2 cao gấp 34 lần và phản ứng tế bào T CD8+ tấn công SARS-CoV-2 cao gấp 4,4 lần nhóm đã tiêm mà chưa nhiễm đột phá.

Những người nhiễm bệnh từ đợt dịch ở Provincetown sau đó trở về nơi sinh sống (21 bang khác nhau) và kết quả theo dõi dịch tễ cho thấy họ không có ảnh hưởng lớn tới nguy cơ truyền nhiễm tại nơi sinh sống.

MDCĐ dựa trên sự bảo vệ của những người chưa bị nhiễm bệnh nhờ khả năng lây nhiễm của virus giảm khi gặp những người đã có miễn dịch (thông qua nhiễm bệnh hoặc tiêm vaccine). MDCĐ là khái niệm không ổn về mặt đạo đức nếu áp dụng với người chưa tiêm vaccine vì nhiều người sẽ tử vong cho đến khi nó đạt được. MDCĐ cũng không khả thi khi áp dụng với nhóm tiêm đủ liều vaccine vì các bằng chứng đều cho thấy khả năng bảo vệ của vaccine theo liều tiêu chuẩn đều không đủ cao để phần lớn người tiêm không bị nhiễm bệnh và không lây cho người khác.

Tuy nhiên MDCĐ với nhóm đã có miễn dịch tăng cường thông qua nhiễm đột phá (tiêm đủ vaccine và nhiễm bệnh) đang rất có triển vọng vì (1) phần lớn sẽ an toàn nếu chẳng may nhiễm bệnh nhờ đã có vaccine, (2) đáp ứng miễn dịch tốt hơn và lâu dài hơn, (3) hiệu quả của đáp ứng miễn dịch không những giảm nguy cơ bị nhiễm/tái nhiễm mà có thể còn làm giảm nguy cơ lây cho người khác (các bạn có thể đọc các bài viết ngay trước của mình về vấn đề này).

Câu hỏi đặt ra là việc bị nhiễm đột phá có tương đương tiêm mũi tăng cường hay không. Một điều mà trong nghiên cứu chưa tập trung phân tích là những người bị nhiễm đột phá có lượng kháng thể kháng nucleocapsid cao hơn nhiều người chỉ tiêm vaccine, vì các vaccine đang dùng ở Mỹ đều là vaccine đơn vị (protein gai) chứ không phải vaccine toàn tế bào (như vaccine bất hoạt). Mặc dù so với nhóm tiêm Pfizer/Moderna hay AstraZeneca, phản ứng tạo kháng thể kém hơn ở những người tiêm vaccine bất hoạt nhưng vì đặc điểm phản ứng miễn dịch rất giống nhiễm bệnh nên việc sử dụng các vaccine này cho liều tăng cường có lẽ sẽ thay thế được việc phải nhiễm đột phá để có đáp ứng miễn dịch tăng cường. Cần thêm những đánh giá so sánh giữa 2 nhóm này để có dữ liệu rõ ràng hơn.

Những khám phá này và khả năng sản xuất thuốc chữa hiệu quả, giá rẻ trên toàn cầu là những điểm sáng giúp chúng ta tự tin hơn về kết cục của đại dịch.

--------------------------
Bài viết trên Bloomberg:


Link công bố nghiên cứu:


Nguồn


FB TS Lê Minh GV ĐH Tất Thánh
Cũng không mới

Túm váy ngắn gọn là chích vaccine xong bị nhiễm Covid và khỏi bệnh sẽ luyện được thần công Kim cương bất hoại với các biến thể của Covid phải không các bác sĩ @minhduy @Sumo_tintin ?
 
  • Like
Reactions: Sumo_tintin
Trùm Cô
27/11/07
854
46.676
93
Cũng không mới

Túm váy ngắn gọn là chích vaccine xong bị nhiễm Covid và khỏi bệnh sẽ luyện được thần công Kim cương bất hoại với các biến thể của Covid phải không các bác sĩ @minhduy @Sumo_tintin ?
Đúng là luyện công nhưng phải luyện vài lần thì mới đạt thành quả. Nói thiệt nhà em nhát nên thôi để nhà khác luyện giùm.
 
  • Haha
Reactions: tuando
Trùm Cô
27/11/07
854
46.676
93
Quá nhiều người từng mắc Covid-19 là một trong các nguyên nhân đằng sau hiện tượng số ca nhiễm mới mỗi ngày giảm mạnh tại Ấn Độ.



Ở Ấn Độ thời gian qua bất ngờ ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 giảm mạnh. Theo giới chuyên gia @bslainon , @chuongmed ... khả năng Ấn Độ đạt miễn dịch cộng đồng.
Có lẽ đã đạt mdcđ với con Delta, tương lai còn con nào nổi lên nữa thì không biết.
 
  • Like
Reactions: tuando