Hạng D
19/3/13
1.379
726
113
Sài Gòn
www.saigonvillas.vn
Người Nhật không phát minh ra chiếc ô tô đầu tiên trên thê giới, người Đức đã làm điều này với Karl Benz. Người Nhật cũng không khai sinh ra ngành công nghiệp ô tô, Henry Ford người Mỹ đã làm điều này với dây chuyền sản xuất xe hơi đầu tiên. Nhưng người Nhật đã làm thay đổi cả thế giới khi chiếc xe hơi họ tạo ra khai mở cho một kỷ nguyên mới của kinh tế thế giới kỷ nguyên toàn cầu hóa. Và đó là câu chuyện của chiếc xe Lexus.

cau-chuyen-xe-lexus.jpg

Ông Paul Carroll, Phó chủ tịch của Lexus khu vực châu Á Thái – Bình Dương và ông Yoshihisa Maruta, Tổng Giám đốc Toyota Việt Nam trong buổi họp báo của Lexus tại Triển lãm Ô tô Việt Nam 2013.

Không ngẫu nhiên cây bút sừng sổ của nhật báo hãng đầu nước Mỹ The New York Times, người từng đoạt nhiều giải báo chí danh tiếng Pulitzer, Thomas Friedman đặt tên cho cuốn sách cực hay viết về cuộc xung đột trong hệ thống toàn cầu hóa, sách không thể thiếu cho thiên niên kỷ mới là chiếc Lexus và cây Olive (xuất bản năm 1999). Dưới ngòi bút của Friedman, chiếc Lexus là biểu tượng của hệ thống toàn cầu hóa, trong khi cây Olive là hình ảnh sinh động của những giá trị văn hóa truyền thống và bản địa.

Sau 5 năm, năm 2004 toàn bộ những chuyện phía sau một thương hiệu xe hơi tiếp tục được viết lại và xuất bản toàn cầu trong cuốn sách mang tên Câu chuyện chiếc Lexus (The Lexus Story). Ba thập niên kể từ khi xuất hiện, Lexus và câu chuyện thành công của nó vẫn tiếp tục được nghiên cứu không chỉ với các chuyên gia của ngành sản xuất ô tô mà cả với các nhà kinh tế và học giả văn hóa.

Câu chuyện thần kỳ
Trở lại mùa hè ba mươi năm trước, năm 1983 chủ tập đoàn Toyota lúc bấy giờ là ngài Eiji Toyoda đã mời một số cộng sự thân tín tới phòng họp của riêng ông. Nhưng Eiji không đón tiếp các vị khách này bằng trà và bánh ngọt. Thay vào đó, ông đặt trước họ một câu hỏi “Chúng ta có thể tạo ra một chiếc xe hơi sang trọng để thách thức chiếc xe tốt nhất không?”. Ông đã thách thức chính những nhà thiết kế và các kỹ sư Toyota nhằm tạo ra chiếc xe hơi hoàn mỹ nhất trên thế giới.

Cũng cần phải nói thêm rằng, vào thời điểm đó các nhà sản xuất xe hơi Nhật, dẫn đầu là Toyota đã có những thành công trên thị trường ô tô thế giới, đặc biệt là ổ Mỹ, nhưng chỉ tập trung vào phân khúc xe phổ thông. Khu vực “xe thượng lưu” khi ấy vẫn nằm hoàn toàn trong tay các nhà chế tạo xe châu Âu.

Sau cuộc họp tối mật, dự án mang tên “Circle F” đã chính thức được khởi động một cách âm thầm nhưng quyết liệt. Gần 4.000 con người được huy động vào dự án này gồm 60 nhà thiết kế, 24 đội ngũ kỹ sư với 1.400 người, 2.300 kỹ thuật viên, 220 công nhân, và gần 450 mô hình thử nghiệm,…với tổng chi phí hơn 1 tỷ USD tại thời điểm bấy giờ. Nước Mỹ thập niên 1980 là thị trường lý tưởng cho dự án “Circle F”, xe Nhật đang được khách hàng ở đây ưa thích.

Đầu năm 1989, sản phẩm hoàn chỉnh đầu tiên của dự án “Circle F”, chiếc Lexus LS 400 chính thức ra mắt tại Triển lãm Ô tô Bắc Mỹ (Detroit) và tháng 9 năm này, những chiếc Lexus bắt đầu được bán tại 81 đại lý trên toàn nước Mỹ, chính thức khai sinh một thương hiệu mới của của tập đoàn ô tô lớn nhất Nhật Bản. Chữ Lexus được ghép từ Luxury (cao cấp) và Elegance (sang trọng). Logo của thương hiệu này được cách điệu từ chữ L tức Luxury theo phong cách hiện đại.

Những nhà sản xuất xe hơi Nhật đã nhận lại được cái mà họ đã bỏ ra trong suốt 6 năm là ngay trong năm đầu tiên được bán ra thị trường, Lexus LS 400 đã giành được các giải thưởng quan trọng của tạp chí Automobile Magazine và Wheels Magazine, nhanh chóng vượt qua các đối thủ cùng phân khúc, chiếm lĩnh phần lớn thị phần xe hạng sang ở Mỹ.

Trong cả thập niên 1990, Lexus là thương hiệu xe sang nhập khẩu bán chạy nhất tại Mỹ, đứng đầu về sự hài lòng của khách hàng theo nghiên cứu của tổ chức J.D. Power and Associates. Và ngay trong thập niên 1990, Lexus đã vươn tới nhiều thị trường khó tính khác như Anh, Thụy Sĩ, Canada và Úc. Được sản xuất gần như hoàn toàn tại Nhật Bản, hiện tại Lexus đã được giới thiệu trên 88 quốc gia/vùng lãnh thổ, được bán tại 800 đại lý trên toàn cầu. Đây được xem là thương hiệu trẻ tuổi và thành công nhanh chóng và rực rỡ nhất trong lịch sử ngành công nghiệp ô tô thế giới.

Triết lý của người Nhật

Nhiều năm nay, Lexus luôn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam. Bởi thế, sự xuất hiện lần đầu tiên của Lexus tại Triển lãm Ô tô Việt Nam 2013 diễn ra vừa qua tại TP.HCM chuẩn bị cho việc những lô xe Lexus chính thức được nhập khẩu trực tiếp từ Nhận Bản vào đầu năm 2014 trở thành “điểm nóng” của sự kiện này, háo hức xen lẫn tò mò.

Vậy Lexus đã mang điều khác biệt gì đến với thế giới xe cao cấp? Đó là “triết lý về sự đơn giản nhưng sắc sảo” – ông Paul Carroll khẳng định. Có thể nhìn thấy triết lý này xuyên suốt thống nhất trong 5 dòng sản phẩm cao cấp danh tiếng mà Lexus mang tới Vietnam Motor Show 2013 gồm 5 mẫu LS 460L, GS 350, ES 350, LX 570 và RX 350. Từ logo đến thiết kế ngoạt, nội thất và cả phong cách trình diễn của thương hiệu tại sản diễn xe hơi lớn nhất này. Vẻ sang trọng, đẳng cấp và sức mạnh toát lên từ triết lý sự đày đủ đến từ sự đơn giản. Đây cũng là một nét tinh túy truyền thống của người Nhật thể hiện rõ nhất trong nghệ thuật bonsai mệ hoặc cả thế giới…

Theo Forbes Vietnam
 
Last edited by a moderator: