Chuyên Xe
15/3/19
381
450
63
33
Sau 6 tháng thi công, sữa chữa, cầu Kênh Tẻ nối từ quận 7 và quận 4 (ngược lại) hoàn thành cũng là lúc chiếc cầu bổng dưng biến mất làn đường dành cho người đi bộ.

Cầu Kênh Tẻ sau khi sửa chữa xong: Lên gần đỉnh cầu mới phát hiện biển cấm người đi bộ


Theo ghi nhận của PV Báo Lao Động, khoảng cách từ chân đường dẫn cầu Kênh Tẻ đến điểm đặt biển cấm “người đi bộ” (hướng quận 7 sang quận 4) dài khoảng 200m. Nếu người dân đi bộ qua đây không để ý biển báo từ xa sẽ phải quay lại khi bước lên gần đến đỉnh cầu.

Còn ở hướng từ quận 4 sang quận 7, biển “cấm người đi bộ” được đặt ngay chân cầu, riêng phần đường dành cho người đi bộ đã bị cắt xén. Đi tiếp lên cầu thì còn chơ vơ một đoạn phần đường dành cho người đi bộ không bị xén. Tuy nhiên, phần đường này không còn công dụng để đi bộ hay cứu nạn, vì ngay dốc cầu đã đặt biển cấm.
Anh Nguyễn Tuấn Kiệt (38 tuổi, ở quận 7) – kinh doanh cây cảnh ở chân cầu Kênh Tẻ cho biết, do cây cầu nối liền quận 7 với các quận trung tâm thành phố nên phương tiện di chuyển qua đây rất đông. Đồng thời, nhu cầu đi bộ qua lại của người dân hai bên cầu rất lớn và không thể thiếu. Sau khi cầu Kênh Tẻ hoàn thành sửa chữa, việc đi lại của người dân hai bên bờ kênh gặp nhiều khó khăn bởi lối đi bộ đã bị cắt xén.

Cầu Kênh Tẻ sau khi sửa chữa xong: Lên gần đỉnh cầu mới phát hiện biển cấm người đi bộ


“Trước đây còn có nhiều học sinh và sinh viên đi bộ sang quận 7 học, nhưng bây giờ có biển cấm nên họ chuyển sang đi xe máy. Hơn nữa, người đi bộ bước lên gần đỉnh cầu (hướng quận 7 sang quận 4) mới nhìn thấy biển cấm, không ít người tỏ ra ngạc nhiên và chần chừ vì không được đi bộ sang quận 4” - anh Kiệt cho biết thêm.
Bà Nguyễn Thị Năm (54 tuổi, ở 196 Hoàng Diệu, quận 4) cho rằng, từ khi cầu không còn lối cho người đi bộ đã ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của những người bán hàng rong, bán vé số, học sinh, sinh viên,... Thỉnh thoảng, vẫn có một số người đi bộ mạo hiểm chen chúc cùng dòng xe cộ đông đúc, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông.
Đáng chú ý là tại Điều 44 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định rõ, công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện an toàn giao thông cho người đi bộ và người khuyết tật.
Do đó, việc nâng cấp mở rộng cầu Kênh Tẻ bằng cách xén bỏ lối đi dành cho người đi bộ, rồi treo bảng cấm người đi bộ qua cầu không chỉ gây khó cho người dân, mà còn vi phạm Luật Giao thông đường bộ 2008.
Theo báo laodong
 
Hạng F
23/3/12
9.246
19.451
113
TP. HCM
Vài bữa nữa sẽ có đề xuất xây cầu cho người đi bộ.
Lại có lại mà làm ăn.
 
Hạng B2
3/4/17
455
544
93
33
Cầu này ngay từ đầu đã nói là bỏ hành lang đi bộ để nới rộng làn xe mà, ngay dưới chân cầu đã hiểu ko có lối đi bộ rồi.
Nhưng cách làm tạm bợ này thì mình nghĩ sớm muộn cũng phải xây thêm cầu thôi.
 
Hạng D
25/3/19
1.037
1.852
116
44
Đi ngang cầu này thấy rất kì lạ, có đoạn có lề đường cho người đi bộ, đến giữa cầu thì hết và nguyên cái bảng cấm người đi bộ chình ình.
 
  • Like
Reactions: HaiDuong272
Hạng F
7/8/14
8.544
7.352
113
58
Thật ra cũng hơi khó hiểu cho người chưa biết cầu Kinh Tẻ là 2 cây cầu nối liền, hướng bên Quận 7 là cầu Ông Đội bắc qua rạch Ông Đội và nối ngay với cầu Kinh Tẻ để băng qua kinh Tẻ, sau này mới gộp lại thành 1 là cầu Kinh Tẻ.
Cho nên bên nhánh Quận 7 phải chừa lề đi bộ từ đầu cầu để dân đi bộ trên cầu qua rạch ông Đội (khoảng 200m như bài báo), rồi đến ngay vị trí biển cấm đi bộ lại phải trèo xuống thang đi bộ dưới đường 1 đoạn đến gần mé kinh Tẻ trên Trần Xuân Soạn lại phải trèo lên thang lên lại cầu để đi bộ trên cầu qua Kinh Tẻ, và trèo xuống thang ngay đường Tôn Thất Thuyết.

Lý do là mở rộng cầu nên tận dụng hết lề đi bộ chỉ để lại lề ở 2 khúc bắt buộc để người đi bộ có thể đi bộ qua rạch Ông Đội và đi bộ qua kinh Tẻ.
Hơi rắc rối nên ông viết bài này chưa tìm hiểu đã phang tầm bậy
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Wow
Reactions: newbieq7
Hạng F
7/8/14
8.544
7.352
113
58
Đi ngang cầu này thấy rất kì lạ, có đoạn có lề đường cho người đi bộ, đến giữa cầu thì hết và nguyên cái bảng cấm người đi bộ chình ình.
Đoạn có lề cho người đi bộ là 2 đoạn, 1 đoạn băng qua rạch Ông Đội mé bên Q7 và 1 đoạn chính băng qua Kinh Tẻ. Các lề đi bộ này được làm thêm khi nới rộng cầu vì tất cả lề đi bộ cũ bị phá để mở rộng cầu. Như vậy người đi bộ vẫn có thể đi từ Q4 qua Q7 bằng cách đi đến gần mé kinh Tẻ đường Tôn Thất Thuyết leo lên thang lên cầu sẽ có lề đi bộ qua Kinh Tẻ, đến bên kia kinh thì sẽ có thang để trèo xuống đường Trần Xuân Soạn.
Còn muốn đi bộ đến Ng Hữu Thọ thì lại đi dọc dưới cầu một đoạn lại có tiếp 1 thang cho người đi bộ leo lên cầu băng qua rạch Ông Đội và đi đến chân cầu trên đường Ng Hữu Thọ.
Từ Q7 qua Q4 thì đi ngược lại như vậy.
 
Hạng D
25/3/19
1.037
1.852
116
44
Đoạn có lề cho người đi bộ là 2 đoạn, 1 đoạn băng qua rạch Ông Đội mé bên Q7 và 1 đoạn chính băng qua Kinh Tẻ. Các lề đi bộ này được làm thêm khi nới rộng cầu vì tất cả lề đi bộ cũ bị phá để mở rộng cầu. Như vậy người đi bộ vẫn có thể đi từ Q4 qua Q7 bằng cách đi đến gần mé kinh Tẻ đường Tôn Thất Thuyết leo lên thang lên cầu sẽ có lề đi bộ qua Kinh Tẻ, đến bên kia kinh thì sẽ có thang để trèo xuống đường Trần Xuân Soạn.
Còn muốn đi bộ đến Ng Hữu Thọ thì lại đi dọc dưới cầu một đoạn lại có tiếp 1 thang cho người đi bộ leo lên cầu băng qua rạch Ông Đội và đi đến chân cầu trên đường Ng Hữu Thọ.
Từ Q7 qua Q4 thì đi ngược lại như vậy.
Bác nói đúng, hôm sau em đi lại thì để ý đúng như bác nói.
Nói chung nhà nước biết leo cầu thang tốt cho sức khỏe nên làm vậy để người dân được dịp thể dục thể thao.
Một công đôi chuyện.
 
bia confirmed
Hạng B1
21/6/07
80
92
18
Thật ra cũng hơi khó hiểu cho người chưa biết cầu Kinh Tẻ là 2 cây cầu nối liền, hướng bên Quận 7 là cầu Ông Đội bắc qua rạch Ông Đội và nối ngay với cầu Kinh Tẻ để băng qua kinh Tẻ, sau này mới gộp lại thành 1 là cầu Kinh Tẻ.

Vì vậy có 1 khoảng thời gian ngắn trước đây có biển "Cầu Ông Đội".
 
  • Like
Reactions: diluantran