Chính thức giảm 50% phí trước bạ với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước từ 1/9 đến 30/11/2024. Đây là lần thứ 4 liên tiếp xe sản xuất trong nước được hưởng chính sách này.
Theo Nghị định, mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ được giảm 50%. Nghị định có hiệu lực từ 1/9/2024 - 30/11/2024.
Như vậy, việc giảm lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước sẽ kéo dài trong 3 tháng. Từ ngày 1/12/2024 trở đi: Mức thu lệ phí trước bạ tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 10 của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ.
Theo tính toán, chính sách có thể làm giảm thu ngân sách Nhà nước về lệ phí trước bạ bình quân khoảng 867 tỷ đồng/tháng.
Đây là năm thứ 4 ưu đãi lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được áp dụng. Lần đầu tiên là từ nửa cuối năm 2020, sau đó là tháng 12/2021 - tháng 5/2022 và lần gần nhất là nửa cuối năm 2023. 3 lần giảm phí này đều kéo dài 6 tháng.
Nhưng thời gian thực hiện chính sách lần này rút ngắn một nửa so với các đợt điều chỉnh trước đây (6 tháng). Thực tế, giảm phí trước bạ không giúp giảm giá xe nhưng sẽ hạ các chi phí để xe lăn bánh. Việc giảm loại phí này cũng nhằm kích cầu tiêu dùng thị trường xe trong nước trong bối cảnh các doanh nghiệp lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn.
Theo số liệu từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), nửa đầu năm nay, tổng doanh số bán ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước chỉ đạt 67.849 xe, giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ tháng 4, doanh số bán ôtô lắp ráp, sản xuất trong nước thấp hơn xe nhập khẩu nguyên chiếc 3-14%.
Hiện lệ phí trước bạ xe con được tính theo tỷ lệ phần trăm từng loại và từng địa phương khi đăng ký. Chẳng hạn, mức phí lần đầu với ôtô con tại Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng là 12% giá trị xe; TP HCM 10%, Hà Tĩnh 11%... Riêng xe bán tải, phí trước bạ bằng 60% mức thu phí lần đầu với xe con. Từ lần nộp lệ thứ hai, mức thu lệ phí trước bạ là 2% và áp dụng thống nhất trên toàn quốc.
Trước đó, khi xây dựng chính sách này, Bộ Tài chính từng đề nghị Chính phủ cân nhắc không thực hiện. Lý do là thời gian qua Việt Nam nhận được nhiều yêu cầu giải thích khi chính sách có sự phân biệt áp dụng giữa xe sản xuất, lắp ráp trong nước và nhập khẩu. Để ứng phó, Bộ này đề nghị Chính phủ giao Bộ Công Thương rà soát, đưa ra phương án xử lý trong trường hợp Việt Nam có thể bị khởi kiện. Ước tính, ngân sách sẽ giảm thu khoảng 5.200 tỷ đồng khi tiếp tục chính sách này.
Xem thêm:
Các bác nghĩ sao về lần giảm phí trước bạ này?
Theo Nghị định, mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ được giảm 50%. Nghị định có hiệu lực từ 1/9/2024 - 30/11/2024.
Như vậy, việc giảm lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước sẽ kéo dài trong 3 tháng. Từ ngày 1/12/2024 trở đi: Mức thu lệ phí trước bạ tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 10 của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ.
Theo tính toán, chính sách có thể làm giảm thu ngân sách Nhà nước về lệ phí trước bạ bình quân khoảng 867 tỷ đồng/tháng.
Đây là năm thứ 4 ưu đãi lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được áp dụng. Lần đầu tiên là từ nửa cuối năm 2020, sau đó là tháng 12/2021 - tháng 5/2022 và lần gần nhất là nửa cuối năm 2023. 3 lần giảm phí này đều kéo dài 6 tháng.
Nhưng thời gian thực hiện chính sách lần này rút ngắn một nửa so với các đợt điều chỉnh trước đây (6 tháng). Thực tế, giảm phí trước bạ không giúp giảm giá xe nhưng sẽ hạ các chi phí để xe lăn bánh. Việc giảm loại phí này cũng nhằm kích cầu tiêu dùng thị trường xe trong nước trong bối cảnh các doanh nghiệp lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn.
Theo số liệu từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), nửa đầu năm nay, tổng doanh số bán ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước chỉ đạt 67.849 xe, giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ tháng 4, doanh số bán ôtô lắp ráp, sản xuất trong nước thấp hơn xe nhập khẩu nguyên chiếc 3-14%.
Hiện lệ phí trước bạ xe con được tính theo tỷ lệ phần trăm từng loại và từng địa phương khi đăng ký. Chẳng hạn, mức phí lần đầu với ôtô con tại Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng là 12% giá trị xe; TP HCM 10%, Hà Tĩnh 11%... Riêng xe bán tải, phí trước bạ bằng 60% mức thu phí lần đầu với xe con. Từ lần nộp lệ thứ hai, mức thu lệ phí trước bạ là 2% và áp dụng thống nhất trên toàn quốc.
Trước đó, khi xây dựng chính sách này, Bộ Tài chính từng đề nghị Chính phủ cân nhắc không thực hiện. Lý do là thời gian qua Việt Nam nhận được nhiều yêu cầu giải thích khi chính sách có sự phân biệt áp dụng giữa xe sản xuất, lắp ráp trong nước và nhập khẩu. Để ứng phó, Bộ này đề nghị Chính phủ giao Bộ Công Thương rà soát, đưa ra phương án xử lý trong trường hợp Việt Nam có thể bị khởi kiện. Ước tính, ngân sách sẽ giảm thu khoảng 5.200 tỷ đồng khi tiếp tục chính sách này.
Bộ Tài chính cho biết, bước vào đầu năm 2024, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung tiếp tục phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức đến từ cả yếu tố trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, sức ép lạm phát, tỷ giá, giá vàng cao... làm ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng, dẫn đến xu hướng thắt chặt chi tiêu đối với các mặt hàng có giá trị cao, trong đó có ô tô. Căn cứ thực tế thị trường ô tô các tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024, doanh số toàn thị trường ô tô 03 tháng đầu năm 2024 (bao gồm cả xe du lịch và xe thương mại) sụt giảm đáng kể. Theo báo cáo bán hàng của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA): doanh số bán hàng các doanh nghiệp thuộc VAMA đạt 58.165 xe, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2023 (trong đó xe du lịch đạt 41.858 chiếc, giảm 21%; xe thương mại đạt 15.915 chiếc, giảm 6% và xe chuyên dùng đạt 392 chiếc, giảm 48% so với Quý I năm 2023).
Theo VAMA, sản lượng bình quân 1 tháng trong 4 tháng đầu năm 2024 khoảng 14.167 xe/tháng. Trong giai đoạn phục hồi sản xuất kinh doanh, dự kiến trong năm 2024, nền kinh tế nói chung và thị trường ô tô nói riêng còn phải ứng phó với những tác động tiêu cực khác do suy thoái kinh tế và xung đột địa chính trị toàn cầu và tình trạng đứt gãy nguồn cung, đặc biệt trở nên căng thẳng từ sau giai đoạn dịch bệnh. Năm 2024, trong khi sản lượng và doanh số bán ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước liên tục giảm thì ô tô nhập khẩu nguyên chiếc lại tăng nhanh. Bên cạnh đó, từ đầu năm 2024, nhiều mẫu xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc đã được nhà phân phối mạnh tay ưu đãi, hạ giá sâu giúp tăng doanh số, vượt lên, thu hẹp khoảng cách đáng kể so với xe sản xuất trong nước. Việt Nam đã ký kết 17 Hiệp định FTA, trong đó có nhiều FTA cam kết đưa thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc về 0%. Việc thực hiện các cam kết này sẽ gây sức ép xe nhập khẩu có chất lượng, công nghệ cao, giá thành cạnh tranh đối với sản phẩm ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Đây là những khó khăn đặc biệt trong giai đoạn hiện nay nếu chỉ dựa vào nguồn lực và các giải pháp kích cầu riêng lẻ của từng doanh nghiệp sẽ không đủ để tạo ra sự ổn định trong duy trì sản lượng và doanh số bán hàng cũng như sức bật giúp thị trường tăng trưởng trở lại, đồng đều và bền vững.
Do vậy, để góp phần kích thích tiêu dùng, hỗ trợ tài chính cho người dân, doanh nghiệp, tạo đà để phục hồi tăng trưởng cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước trước bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, thách thức thì việc thực hiện giảm mức thu lệ phí trước bạ đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước là một trong những giải pháp cần thiết.
Xem thêm:
- Thông tin các lần giảm phí trước bạ
- Thị trường xe Việt "nín thở" chờ giảm phí trước bạ
- Đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid tại Việt Nam
Các bác nghĩ sao về lần giảm phí trước bạ này?
Chỉnh sửa cuối: