Hạng F
8/4/09
5.635
416
83
51
đâu nhỉ?
Coi vậy mà rắc rối to nhỉ! Nhớ cách đây mấy hôm đi Phan thiết với đoàn, có bác bị tuýt vì lỗi giao thông, các bác còn lại trong đoàn nhơn nhơn vác bộ đàm trên cổ đứng nghinh xxx nữa chứ! May nhỉ???
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.950
18.798
113
Sài Gòn - HCM
tuandq nói:
1. Tất cả các công ty bán bộ đàm chính ngạch đều phải có giấy chứng nhận hợp quy khi nhập khẩu. Bác cứ thử đàng hàng gửi một cái bộ đàm từ nước ngoài về xem có được không nhé! Bên cạnh đó, việc xin phép sử dụng tần số là do người sử dụng thực hiện nên bên bán không phải chịu trách nhiệm này.
2. Việc quản lý tần số này ở nước ngoài còn chặt chẽ hơn Việt Nam nhiều. Nếu các bác chú ý thì ở nước ngoài các bộ đàm bán tự do đều là loại có công suất nhỏ (0.5-1W) và sử dụng các kênh được đặt sẵn trong dải tần công cộng được gọi là GMRS.
3. Đối với cá nhân thì vụ sử dụng bộ đàm này cũng tương tự như đối với các lỗi vi phạm giao thông. Bình thường thì CSGT không có quyền chặn xe nếu không có dấu hiệu vi phạm rõ ràng. Nhưng khi đã chặn xe thì họ có quyền kiểm tra những vi phạm khác. Vụ bộ đàm này cũng vậy, bình thường không sao nhưng nếu bị kiểm tra thì hoàn toàn có thể bị phạt. Tuy nhiên, nếu không sử dụng tại những khu vực nhạy cảm và không làm can nhiễu các hệ thống thông tin khác thì chắc cũng nhẹ thôi!
Như vầy là rõ rồi nhé,không cần giải thích nữa.
Đăng ký thì chẳng bao nhiêu/tần số/năm.Nên đăng ký cho chắc cú vì mỗi tòa nhà bên em sử dụng cả chục cái.Nếu cá nhân thì nên tập hợp cho nó rẻ như BLĐ OS đứng ra thu chẳng hạn
Việc không đăng ký tần số rất nguy hại vì nó
- làm nhiễu loạn thông tin của các đơn vị khác có tính chất cạnh tranh như taxi...
- Không thể điều hành như báo bão của hàng hải,biên phòng,luồng lạch của hải quan...
- Lộ bí mật của An ninh...
...
Có Bác nói nếu dùng nó rẻ và lợi thì họ trang bị cho xe tốc hành rồi,cái này sai nhé.Nó phải có một tổng đài với bộ phát đủ lớn,ănten đủ dài (như anten của biên phòng nó có chiều cao tới cả trăm mét và tổng diện tích của các nhánh râu hàng mấy trăm mét vuông) để phủ sóng cho các máy con thu/phát.Đừng nghĩ là rẻ nhé.
Cục quản lý tần số nằm ở D2 Bình Thạnh
 
Hạng D
13/9/09
3.006
10.479
113
53
pqm7777 nói:
Cứ chiếu theo Luật của VN thì hầu hết người dân ta phạm Luật hết, vì Luật thì cứ y như là bao vây, cứ giở Luật ra là thế nào mình cũng phạm 1 lỗi gì đó :(

Cũng chiếu theo Luật thì tất cả các cty nhập khẩu & phân phối bộ đàm hiện nay đều sai Luật hết: vì 3 không
a) Chứng nhận hợp quy;
b) Công bố hợp quy;
c) Sử dụng dấu hợp quy.

Một số nước có để tần số "mở" để người dân được phép dùng kênh & tần số đó cho mục đích liên lạc, tuy nhiên tại VN ta trường hợp tần số "mở" có hay không thì 7777 không rõ.

Mời các bác tiếp nào...

Nhập chính ngạch đều có chứng nhận hợp quy hết. Vì quy định hiện nay tại cửa khẩu phải có 2 giấy, cộng với tất cả chứng từ mua bán mới thông quan được. Còn hàng tiểu ngạch trôi nổi thì đầy nhưng bị ốp lúc nào thì phải chịu lúc đó thôi.
 
Hạng D
25/6/09
1.662
11.330
113
Bác Hà nói đúng rồi.
Bên em thì chuyên phải đăng ký sử dụng bộ đàm cho công trường (thường thì bên bán làm giúp, như bên em thì mua của Viễn tín nên bên đó làm luôn). Đăng ký với Cục tần số khu vực 2 (văn phòng bên quận 2). Trước đây thì đóng phí theo máy (hình như cũng nhiều, em không nhớ lắm) nhưng giờ đóng phí theo tần số, VND 1,5m/tần số. Thủ tục đăng ký rất đơn giản.
Việc kiểm tra sử dụng máy bộ đàm là do Thanh tra cục tần số làm việc, thường thì họ có 1 xe quét sóng đi dò và ghi lại nội dung của các cuộc gọi, sau đó vào kiểm tra giấy phép, nếu chưa có thì họ yêu cầu làm giấy phép, nhưng đồng thời yêu cầu nộp phạt (500k/máy). Hồi làm Bitexco 68 tầng, bọn em xin giấy phép 1 năm, hết hạn quên ko gia hạn, mấy bác Thanh tra vào hỏi "Bên anh sử dụng mấy cái" em cũng thật thà (nghĩ là hết hạn thì gia hạn giấy mới, chắc không bị phạt) nên bẩu: "tất cả 8 cái" thế là các bác ấy gửi cái giấy phạt 4triệu. Trong khi xin giấy mới có 1,5triệu. Bên em cũng....quên nộp phạt luôn :cool::cool:. Nhìn chung là thu được tiền phạt sử dụng máy bộ đàm không phép cũng hơi....khó.
Lý do các xxx không để ý chuyện bộ đàm, vì họ không có chức năng và cũng không phải việc của họ thôi.
 
Hạng D
21/6/11
1.049
4.622
113
39
Em nghĩ là không phải đăng ký với cái loại bộ đàm "củ chuối" chúng ta đang sử dụng đâu, có điều ở khu vực được sử dụng thì chung chung quá nhưng cũng không dễ dàng mà phạt được. link đây rfd.gov.vn
Các bác thêm http và www vào nhé (em chưa đủ tuổi để đưa link)
Các thiết bị vô tuyến điện sử dụng có điều kiện không cần cấp giấy phép phải đáp ứng các điều kiện kỹ thuật và khai thác sau:
Các loại thiết bị vô tuyến điện sử dụng có điều kiện bao gồm các thiết bị cự ly ngắn có công suất hạn chế, ít khả năng gây nhiễu có hại và không được bảo vệ khỏi nhiễu có hại.
Các điều kiện kỹ thuật và khai thác của loại thiết bị vô tuyến điện sử dụng có điều kiện, bao gồm: phân kênh tần số, mức công suất phát hạn chế, phương thức phát được chỉ định, khu vực được phép khai thác và các điều kiện khác.
Theo từng thời kỳ, Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định và công bố danh mục thiết bị vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện. Nội dung thông báo phải nêu đầy đủ điều kiện về kỹ thuật và khai thác của loại thiết bị được sử dụng có điều kiện.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
17/12/10
1.082
9
38
Saigon
Nếu đúng như lời Bác chủ nói thì các Mod phải đăng ký cho đúng thủ tục mà pháp luật đã qui định rồi
 
Hạng C
6/6/11
876
407
63
51
Đâu đó trên chữ S
Nên đăng ký tần số riêng cho OS, thành viên nào sử dụng bộ đàm thì đóng lúa. Em sẽ đóng ngay để được sử dụng hợp pháp. Giá 1,5tr/tần số có tính đến số lượng máy không bác Taylaihanoi?
 
Chi Hội Trưởng S.O.S
8/1/11
21.500
170.888
113
13
tp HCM
trenduonggiobui.wordpress.com
Em mới tìm ra cái này:
Thiết bị không phải cấp phép,sử dụng có điều kiện
....
<h3>VIII. Thiết bị mạng nội bộ không dây (WLAN)</h3> <h3>A.Qui định chung</h3> <h3>Thiết bị không phải cấp phép là các thiết bị được hoạt động với một số điều kiện nhất định do Bộ Thông tin Truyền thông công bố, người sử dụng thiết bị này không phải xin cấp giấy phép, không phải nộp phí sử dụng tần số, nhưng phải tuân thủ theo đúng các điều kiện.</h3> - Các thiết bị này khi sử dụng không được gây nhiễu có hại cho các thiết bị vô tuyến điện đã được cấp giấy phép tần số vô tuyến điện và phải chấp nhận nhiễu từ các thiết bị vô tuyến điện khác.
- Trong trường hợp thiết bị gây ra nhiễu có hại thì phải ngừng ngay việc sử dụng và chỉ được hoạt động trở lại khi can nhiễu đã được khắc phục.
- Phải chấp nhận nhiễu do các thiết bị ứng dụng trong công nghiệp, khoa học và y tế (ISM) gây ra khi dùng chung các băng tần sau đây dành cho ISM:
a)Băng tần 13,553 ¸ 13,557 MHz;
b)Băng tần 26,957 ¸ 27,283 MHz;
c)Băng tần 40,66 ¸ 40,70 MHz;
d)Băng tần 2400 ¸ 2483 MHz;
- Việc sản xuất, nhập khẩu thiết bị phải tuân theo các quy định của pháp luật về nhập khẩu, chứng nhận và công bố phù hợp tiêu chuẩn.
.........
<h3>D. Các thiết bị được sử dụng với một số điều kiện nhất định</h3> ...........................................................................................
<h3>VIII.Thiết bị mạng nội bộ không dâyWLAN</h3> Được sử dụng có điều kiện tại các băng tần:
2400 ÷ 2483,5 MHz
5150 ÷ 5250 MHz
5250 ÷ 5350 MHz
Và phải tuân theo những quy định cụ thể:
1. Điều kiện về phát xạ.
Phát xạ chính: Công suất phát và mật độ phổ công suất của phát xạ chính không được lớn hơn các giá trị tương ứng với các băng tần cụ thể như sau:
100 mW EIRP trong băng tần 2400 ÷ 2483,5 MHz và 100 mW/100 KHz EIRP đối với thiết bị sử dụng điều chế FHSS hoặc 10 mW/1 MHz EIRP đối với thiết bị sử dụng điều chế khác
200 mW EIRP và 10 mW/MHz trong băng tần 5150 ÷ 5250 MHz
200 mW EIRP và 10 mW/MHz trong băng tần 5250 ÷ 5350 MHz
Phát xạ giả: Thiết bị WLAN khi hoạt động tại các băng tần trên phải tuân thủcác giới hạn phát xạ giả:
Tại băng tần 2400 ÷ 2483,5 MHz:
Phát xạ giả băng hẹp:
Chế độ hoạt động: Công suất phát xạ giả không vượt quá các giá trị tương ứng dưới đây.
+Các tần số 30 MHz<= f <= 1 GHz: -36 dBm
+Các tần số 1,8 MHz<= f <= 1,9 GHz; 5,15 GHz <= f <=5,3 GHz : -47 dBm
+Các tần số khác trong khoảng1 GHz<= f <= 12,75 GHz:-30 dBm
Chế độ chờ: Công suất phát xạ giả không vượt quá các giá trị tương ứng dưới đây.
+Các tần số 30 MHz<= f <= 1 GHz: -57 dBm
+Các tần số 1 GHz<= f <= 12,75 GHz:-47 dBm
Phát xạ giả băng rộng:
Chế độ hoạt động: Công suất phát xạ giả không vượt quá các giá trị tương ứng dưới đây.
+Các tần số 30 MHz<= f <= 1 GHz: -86 dBm/Hz
+Các tần số 1,8 MHz<= f <= 1,9 GHz; 5,15 GHz <= f <=5,3 GHz : -97 dBm/Hz
+Các tần số khác trong khoảng1 GHz<= f <= 12,75 GHz:-80 dBm/Hz
Chế độ chờ: Công suất phát xạ giả không vượt quá các giá trị tương ứng dưới đây.
+Các tần số 30 MHz<= f <= 1 GHz: -107 dBm/Hz
+Các tần số 1 GHz<= f <= 12,75 GHz:-97 dBm/Hz
Tại các băng tần 5150 ÷ 5250 MHz, 5250 ÷ 5350 MHz:
+Tần số 47 MHz <= f <= 74 MHz; 87,5 MHz <= f <= 118 MHz; 174 MHz <= f <= 230 MHz; 470 MHz <= f <= 862 MHz: -54 dBm ERP (với băng thông 100 kHz)
+Các tần số khác giữa 30 MHz và 1000 MHz: -36 dBm ERP (với băng thông 100 kHz)
+Tần số 1 GHz <= f <= 26,5 GHz: -30 dBm ERP (với băng thông 1 MHz)
2. Các điều kiện khác
Các thiết bị WLAN hoạt động trong băng tần 5150 ÷ 5250 MHz chỉ được sử dụng trong nhà (Indoor use).
Các hệ thống truy nhập vô tuyến họat động trong băng tần 5250 ÷ 5350 MHz phải có khả năng lựa chọn kênh tần số động (DFS: Dynamic Frequency Selection) và điều khiển công suất máy phát (TPC: Transmitter Power Control).
Các thiết bị WLAN được sử dụng cho mục đích cung cấp dịch vụ phải tuân theo các quy định về cung cấp dịch vụ của Bộ Thông tin Truyền thông.

Nguồn trích dẫn: http://www.rfd.gov.vn/Noi...epsu_dung_co_dieu_kien

Có lẽ (em đoán ... vì em không biết rõ phương tiện O.Ser xài là phương tiện gì) O.Ser xài loại bộ đàm được quy định ở đều khoản em trích dẫn ở trên chăng?
Cám ơn các bác đã tốn công đọc và trả lời em.:p
Tuy nhiên ... cá nhân em "lăn tăn" bởi: trên đường thiên lý, từ lúc bị kiểm tra, tạm giữ phương tiện TTLL vô tuyến điện, xác minh, kiểm tra...đến lúc kết luận "được phép sử dụng" hình như ... hơi lâu! (ĐB là khi bị ... dân quân kiểm tra mời về ... xã!!!Tính em ... nhát cáy nó thế ) à ... mà bác Vĩnh Nam đã bảo "chẳng cần gì phải lo lắng" mà em lại ... lắm lời rồi. Xin lỗi và cám ơn ạ!
15.gif
18.gif
63.gif
 
Lờ... đờ :-D
18/9/04
3.594
98.329
113
Chắc chắn là loại bộ đàm VHF (137-174 MHz), UHF (450 - 470 MHz) mà mọi người vẫn đang sử dụng hiện nay không nằm trong diện băng tần được sử dụng thoải mái. Tuy nhiên vụ xin giấy phép cho một tổ chức phi lợi nhuận như OS thì hình như chưa có tiền lệ.
 
Lờ... đờ :-D
18/9/04
3.594
98.329
113
Tôi vừa xem lại các văn bản quy định và được biết hiện giờ tất cả các bộ đàm đều phải xin cấp phép sử dụng (không còn vụ miễn cho máy công suất nhỏ hơn 500mW nữa), công suất càng lớn thì càng phải trả phí nhiều. Quy định có thể xem tại đây:
http://rfd.gov.vn/Noi_dung/Cap_phep/Cap_giay_phep_su_dung_tan_so_moi

Tuy nhiên, trước mắt chắc sẽ chỉ tập trung xử lý được những máy phát công suất lớn và sử dụng băng tần UHF vì làm nhiễu các mạng khác. Có thể xem thêm tại:
http://www.dic.gov.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=604

Ngoài ra còn có một quy định nữa trong hồ sơ xin cấp phép phải nêu rõ khu vực sử dụng, dùng ngoài khu vực này cũng bị tính là vi phạm. Vậy nên thành viên OS chắc phải tự chịu trách nhiệm khi sử dụng bộ đàm chứ ban điều hành không lo được vụ này rồi!