Hạng D
18/12/10
2.042
2.494
113
Sài gòn - Huế - Hà nội
Lời kể của tài xế (trích từ TTO):
"Ông Lê Hoàng Quân (lái xe khách giường nằm) cho biết đoạn đường xảy ra tai nạn khá tối vì không có hệ thống đèn đường. Bản thân ông Quân cũng không nhìn thấy xe tải đang dừng bên vệ đường từ xa.

Đến khi xe khách chạy gần tới vị trí xe tải, ông Quân mới giật mình nhìn thấy nên đánh lái theo phản xạ. Phần đuôi xe khách quệt vào thùng xe tải khiến 2 người nằm sau xe tử vong."

Chúng ta đã học được gì từ những tai nạn liên tiếp trên cao tốc?

Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

BÀI HỌC:

Vài câu hỏi từ kỹ thuật 5 Whys là sẽ rõ tất cả nguyên nhân, nhưng ở đây tạm đi thẳng vào 3 điểm chính:

1. Trước tiên do tài xế xe tải không đặt biển cảnh báo thích hợp và đủ hiệu quả, nhất là vào ban đêm. Nếu đã có đặt cảnh báo một khoảng cách theo yêu cầu phía sau xe, thì vẫn chưa đủ. Phụ xe hoặc chính tài xế xe bị hư có linh hoạt trực tiếp dùng đèn Pin ra xa phía sau xe liên tục phát tín hiệu cảnh báo các xe đang đi tới, cho đến khi nhận được thêm sự hỗ trợ khác, hay không? Tài xế có gọi điện thông báo & yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp đến cơ quan chức năng?

2. Không có những kênh truyền thông chính thức để tài xế xe tải và cả những tài xế khác gửi cảnh báo kịp thời cho các phương tiện đang và sẽ lưu thông trong cùng khu vực, khi đã biết có xe tải bị hư nằm ngay giữa đường.

3. Trách nhiệm của BQL Cao tốc chủ động phát hiện hoặc khi được cung cấp tin báo đang có phương tiện hư nằm giữa đường, chính là một tình huống khẩn cấp trên CT mình quản lý, nhất là loại CT chỉ có 2 làn đường, không có làn đường khẩn cấp thì phải hành động ngay lập tức, họ đã làm gì? Đã khẩn cấp thì phải trực 24/24 bất kể ngày hay đêm. Có hay Không?

Chưa cần nói đến những hạn chế do việc xây dựng CT mà chỉ có 2 làn đường mà không có làn đường cho tình huống khẩn cấp.

Với tình huống này, nếu không có điểm (1), các xe chạy ban đêm đều khó trở tay kịp, cho dù chạy đúng tốc độ, vì chỉ nhờ vào ánh đèn của xe mình chiếu lên phía trước, khi nhận ra có xe đứng giữa đường thì đã quá trễ, giống tình huống tai nạn này.

Nom na vài ý.... nếu làm được những ý này đã tốt lắm rồi... chưa cần chờ đến khi nâng cấp, mở rộng thêm hệ thống làn đường và biển báo, ánh sáng, v.v.

CT mới được xây dựng những năm gần đây, phần lớn tài xế trước giờ chỉ có thói quen lái trên đường làng, đường phố, đường liên tỉnh, quốc lộ. Ngoài cách tự học, tự trang bị kiến thức lái xe an toàn của phần lớn người lái xe cá nhân thì những hoạt động giáo dục, đào tạo ý thức & qui định luật pháp cho đội ngũ tài xế chuyên nghiệp chưa đầy đủ, thiếu chuyên nghiệp, bên cạnh hoạt động xử lý những vi phạm trên CT chưa được nghiêm minh, vì vậy giao thông trên các tuyến CT là những nơi mà nguy cơ tai nạn luôn rình rập.

Sẽ còn tiếp tục những đau thương nếu sau mỗi tai nạn, chúng ta chỉ có viết trên các mặt báo, chỉ có các chỉ thị và các cơ quan chức năng chỉ có nói trong các hội nghị mà không có NHỮNG VIỆC LÀM NGAY.

What: Việc gì? Cụ thể làm gì?

Where: Ở đâu? Khu vực nào?

Who: Ai làm? Ai giám sát? Ai kiểm tra? Ai nghiệm thu?

When: Khi nào bắt đầu làm? Khi nào phải xong?

Rất đơn giản nhưng nếu thiếu hoặc vô trách nhiệm hoặc không qui được trách nhiệm cho ai, cho tổ chức nào thì việc gì có dễ dàng và có ý nghĩa quan trọng đến mấy cũng không thể rút ra được bài học giá trị để tránh, để phòng ngừa từ những đau thương nối tiếp của đồng bào.

Chúng ta đã học được gì từ những tai nạn liên tiếp trên cao tốc?

Tham khảo: TTO 11.03.2024 của Nhật Linh.
 
Last edited by a moderator:
kq confirmed
Hạng B2
9/9/05
482
4.043
93
Thắc mắc: nói thiệt là tui chưa từng thấy chiếc xe khách/tải nào đi đường dài mà đèn yếu cả, đi ngược chiều họ để pha và không quan tâm khi mình đá đèn xin họ hạ. Vậy với kiểu độ đèn như vậy mà xe khách không hề thấy xe tải ? Vậy là:
1. Xe khách này thuộc loại chưa độ đèn ?
2. Độ rồi vẫn không nhìn thấy xe tải ?

Còn việc xe bị sự cố phải tìm mọi cách để đặt cảnh báo nguy hiểm cho xe sau, thật ra chỉ là một trong những hành động cần làm thôi. Từ lúc xe gặp sự cố, tấp được nó vô sát lề đường rồi đi lục coi miếng cảnh báo mình ở đâu, đi kiếm đèn pin để đâu, đi bộ lại 100m phía sau đuôi xe mình rồi đặt cảnh báo, nhiêu đó cũng hết 15 phút, trong thời gian đó đủ để chục thằng nó phang vào đít xe mình rồi.
 
Hạng D
18/12/10
2.042
2.494
113
Sài gòn - Huế - Hà nội
Tại sao ở tình huống này, tôi chưa đề cập đến tài xế xe khách, mà đang tập trung vào phân tích chiếc xe tải bi hư đang đậu trên đường?

Thực tế, có khi não bộ con người nhìn xe đang đứng vẫn cứ nghĩ là xe đang chạy, điều này bình thường, ai đã lái xe thì hiểu được. Phần lớn nguyên nhân của tai nạn đều do con người, vì vậy trong khoa học về an toàn có nhiều "tầng kiểm soát", lọt qua cấp 1, thì còn cấp 2, v.v. Đó là thực tế, kết quả thống kê của khoa học an toàn cho thấy nhiều tai nạn lại xảy ra từ những người đã có kinh nghiệm chứ không chỉ do người thiếu kinh nghiệm. Case by case, tình huống này nếu đã đặt biển báo và bật đèn hazard (cấp 1) khả năng tai nạn vẫn có thể xảy ra. Nếu phụ xe hoặc chính tài xế (xe hư dừng trên đường là điều kiện mất an toàn) chủ động có thêm cảnh báo cấp 2 dùng đèn Pin ra tín hiệu trực tiếp thì có thể làm cho các tài xế phía sau kịp thời phản ứng.... chứ không chỉ dựa vào ánh đèn xe mà thôi.

Việc có thể làm được trong thực tế là qui định & kiểm soát những việc như nếu xe hư giữa đường thì BẮT BUỘC người tài xế phải thực hiện những việc CẢNH BÁO gì. Thực trạng nhận thức về cảnh báo cho các xe phía sau của các xe bị hư giữa đường còn thiếu và thậm chí bị chủ quan, xem thường.
Trong lúc lái xe, tài xế phải tập trung chú ý là đương nhiên nhưng sức "co giãn" của não bộ con người lại quyết định, tập trung liên tục nhưng chỉ cần không chú ý một tích tắc là đã có chuyện... bộ não con người không thể hoạt động đều đều như một cái máy mà sẽ mệt dần theo thời gian, nên các "tầng kiểm soát" sẽ giúp phòng ngừa được tình huống như trên. Từ đặc tính của não bộ con người, tôi nhớ không nhầm hình như cũng đã có qui định tài xế đường dài không được cầm lái liên tục 4 giờ, và không quá 10 giờ mỗi ngày.
 
Hạng D
9/1/16
1.665
3.235
123
48
Sài Gòn
BÀI HỌC:

Vài câu hỏi từ kỹ thuật 5 Whys là sẽ rõ tất cả nguyên nhân, nhưng ở đây tạm đi thẳng vào 3 điểm chính:

1. Trước tiên do tài xế xe tải không đặt biển cảnh báo thích hợp và đủ hiệu quả, nhất là vào ban đêm. Nếu đã có đặt cảnh báo một khoảng cách theo yêu cầu phía sau xe, thì vẫn chưa đủ. Phụ xe hoặc chính tài xế xe bị hư có linh hoạt trực tiếp dùng đèn Pin ra xa phía sau xe liên tục phát tín hiệu cảnh báo các xe đang đi tới, cho đến khi nhận được thêm sự hỗ trợ khác, hay không? Tài xế có gọi điện thông báo & yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp đến cơ quan chức năng?

2. Không có những kênh truyền thông chính thức để tài xế xe tải và cả những tài xế khác gửi cảnh báo kịp thời cho các phương tiện đang và sẽ lưu thông trong cùng khu vực, khi đã biết có xe tải bị hư nằm ngay giữa đường.

3. Trách nhiệm của BQL Cao tốc chủ động phát hiện hoặc khi được cung cấp tin báo đang có phương tiện hư nằm giữa đường, chính là một tình huống khẩn cấp trên CT mình quản lý, nhất là loại CT chỉ có 2 làn đường, không có làn đường khẩn cấp thì phải hành động ngay lập tức, họ đã làm gì? Đã khẩn cấp thì phải trực 24/24 bất kể ngày hay đêm. Có hay Không?



Tham khảo: TTO 11.03.2024 của Nhật Linh.

Kênh truyền thông là gì anh "Bạn hữu đường xa" FM 95.6Mhz hả :). Nói vui thôi, có cái app Waze rất hay (tài xế có thể thông báo mọi thứ cho nhau trên đó, mà do nó thông báo nhiều thứ nên mấy anh áo vàng chắc cũng không thích lắm) hoặc Navitel (tính phí, chức năng cảnh báo tương tự Waze). Nhưng các bác tài của chúng ta rất ít sài, mà không sài thì lượng tương tác không nhiều nên vô hiệu. Mấy anh dùng Vietmap thì chỉ chăm chăm vô vụ tốc độ thôi (mình không thích cái vụ đó nên dùng Navitel, không biết Vietmap có chức năng cảnh báo va chạm, sự cố như Waze không?)

TÓM LẠI:

(1); (2); (3) ngoại trừ việc không đặt biển cảnh báo thì tất cả đều "KHÔNG" thực hiện được vì không có sóng điện thoại. Đóng thớt :).
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Love
Reactions: aH0Ha
Hạng D
18/12/10
2.042
2.494
113
Sài gòn - Huế - Hà nội
Kênh truyền thông là gì anh "Bạn hữu đường xa" FM 95.6Mhz hả :). Nói vui thôi, có cái app Waze rất hay (tài xế có thể thông báo mọi thứ cho nhau trên đó, mà do nó thông báo nhiều thứ nên mấy anh áo vàng chắc cũng không thích lắm) hoặc Navitel (tính phí, chức năng cảnh báo tương tự Waze). Nhưng các bác tài của chúng ta rất ít sài, mà không sài thì lượng tương tác không nhiều nên vô hiệu. Mấy anh dùng Vietmap thì chỉ chăm chăm vô vụ tốc độ thôi (mình không thích cái vụ đó nên dùng Navitel, không biết Vietmap có chức năng cảnh báo va chạm, xự cố như Waze không?)

TÓM LẠI:

(1); (2); (3) ngoại trừ việc không đặt biển cảnh báo thì tất cả đều "KHÔNG" thực hiện được vì không có sóng điện thoại. Đóng thớt :).
Thật ra, còn tinh thần AEOS từ những ngày xa xưa, cũng là người cầm lái nên "tức cảnh sinh tình" chút, ôn lại chút ký ức từ công việc chia sẻ và học hỏi với nhau cho vui. Được chăng chỉ là AEOS cùng nhắc nhở lại nhau những hiểu biết cơ bản để lái xe an toàn vậy thôi. Chứ thật sự mà nói, chuyện gì có ý nghĩa, có ích cho cộng đồng, các chuyên gia đều biết...chỉ có làm thật là khó.
 
  • Like
Reactions: Forrest Gump
Hạng D
9/1/16
1.665
3.235
123
48
Sài Gòn
Mấy anh còn nói, còn chỉ ra kinh nghiệm thì đáng trân trọng. Thấy nhiều anh "mới", phát biểu ngán quá!
Mấy ae tài xế thấy chia sẽ nhau về các tình huống trên đường qua kênh FM 95.6 rất hay. Nhưng phủ sóng toàn quốc thì thua.
Trong Nam thì từ lúc có cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết thì bà con mới biết cảnh mất sóng điện thoại trên đường, kkkk. Lần đầu đi cái cao tốc đó mà lại đi trễ (đâu đó khoảng 22g), đường thì tối thui, không sóng điện thoại (vừa tách nút giao chỗ trạm dừng nghĩ là đã không có sóng, chạy gần tới khu dân cư chỗ Xuân Định - Bảo Bình thì mới có lại), ngẫm nghĩ lỡ có sự cố thì sao ta, lo cắm đầu chạy cho nó qua chỗ đó.
Còn mấy cái cao tốc ngoài đó, và cái cao tốc vừa xảy ra tai nạn nữa, không có sóng điện thoại là điều hiển nhiên vì nó đi giữa rừng, đoạn tiếp theo nó còn đi xuyên rừng quốc gia. Nếu có sự cố thì chỉ có nước nhờ xe khác chạy lên báo giùm :(.

Mấy hôm nay tính nói, nhưng để "Báo" nói trước đi cho nó yên bình.


Xe tải vô cái đường đó, không đi tốc độ cao được, toàn bò không, đường dốc lên dốc xuống mà dốc dài không, chạy sao nổi mà chạy. Ngoài những lỗi kia, giờ dính thêm một lỗi nữa là lưu thông dưới tốc độ cho phép.

Xe khách mất tín hiệu giám sát hành trình (không rõ cái hộp đen bắt buộc gắn, nó hoạt động và truyền thông tin về máy chủ dựa trên "sóng" gì, VN chưa đủ giàu để truyền GPS qua vệ tinh. Cuối cùng là có khả năng tài xế tự tắt. :(.

Ps: Tự tìm hiểu luôn để rút tiếp kinh nghiệm, kkk. "Thiết bị giám sát hành trình lắp trên phương tiện có được gắn 2 anten GPS và GSM, trong đó ăng-ten GPS (Global Positioning System - Hệ thống định vị toàn cầu) có nhiệm vụ kết nối lấy các dữ liệu tọa độ từ vệ tinh về thiết bị. Sau đó thông qua sim data và anten GSM (Global System for Mobile Communications - Hệ thống thông tin di động toàn cầu) để kết nối đến các trạm BTS (Base Transceiver Station - Trạm thu phát sóng di động) của nhà mạng, truyền dữ liệu thu thập được từ vệ tinh về máy chủ và thông qua mạng Internet và hiển thị cho người dùng xem qua máy tính hoặc điện thoại di động."

 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
18/12/10
2.042
2.494
113
Sài gòn - Huế - Hà nội
Mấy anh còn nói, còn chỉ ra kinh nghiệm thì đáng trân trọng. Thấy nhiều anh "mới", phát biểu ngán quá!
Mấy ae tài xế thấy chia sẽ nhau về các tình huống trên đường qua kênh FM 95.6 rất hay. Nhưng phủ sóng toàn quốc thì thua.
Trong Nam thì từ lúc có cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết thì bà con mới biết cảnh mất sóng điện thoại trên đường, kkkk. Lần đầu đi cái cao tốc đó mà lại đi trễ (đâu đó khoảng 22g), đường thì tối thui, không sóng điện thoại (vừa tách nút giao chỗ trạm dừng nghĩ là đã không có sóng, chạy gần tới khu dân cư chỗ Xuân Định - Bảo Bình thì mới có lại), ngẫm nghĩ lỡ có sự cố thì sao ta, lo cắm đầu chạy cho nó qua chỗ đó.
Còn mấy cái cao tốc ngoài đó, và cái cao tốc vừa xảy ra tai nạn nữa, không có sóng điện thoại là điều hiển nhiên vì nó đi giữa rừng, đoạn tiếp theo nó còn đi xuyên rừng quốc gia. Nếu có sự cố thì chỉ có nước nhờ xe khác chạy lên báo giùm :(.

Mấy hôm nay tính nói, nhưng để "Báo" nói trước đi cho nó yên bình.


Xe tải vô cái đường đó, không đi tốc độ cao được, toàn bò không, đường dốc lên dốc xuống mà dốc dài không, chạy sao nổi mà chạy. Ngoài những lỗi kia, giờ dính thêm một lỗi nữa là lưu thông dưới tốc độ cho phép.

Xe khách mất tín hiệu giám sát hành trình (không rõ cái hộp đen bắt buộc gắn nó hoạt động và truyền thông tin về máy chủ dựa trên "sóng" gì, VN chưa đủ giàu để truyền GPS qua vệ tinh. Cuối cùng là có khả năng tài xế tự tắt. :(.

Ps: Tự tìm hiểu luôn để rút tiếp kinh nghiệm, kkk. "Thiết bị giám sát hành trình lắp trên phương tiện có được gắn 2 anten GPS và GSM, trong đó ăng-ten GPS (Global Positioning System - Hệ thống định vị toàn cầu) có nhiệm vụ kết nối lấy các dữ liệu tọa độ từ vệ tinh về thiết bị. Sau đó thông qua sim data và anten GSM (Global System for Mobile Communications - Hệ thống thông tin di động toàn cầu) để kết nối đến các trạm BTS (Base Transceiver Station - Trạm thu phát sóng di động) của nhà mạng, truyền dữ liệu thu thập được từ vệ tinh về máy chủ và thông qua mạng Internet và hiển thị cho người dùng xem qua máy tính hoặc điện thoại di động."

Mình nhớ tinh thần AEOS ngày xưa lắc vui lắm, nhờ vào tính cách thân tình, nhẹ nhàng, không đao to búa lớn, dù tuổi hơi cao hay ít tuổi. Buồn, nhiều AE đã còn vào lại OS, một số đã không còn trực tiếp lái xe, một số thì đã R.I.P. Thật lòng AE đã chân tình chia sẻ kinh nghiệm cá nhân và học hỏi lẫn nhau rất nhiều, lại vui nữa. Có nhiều thớt duy trì liên tục đến cả ngàn trang hoăc hơn với bao nhiêu kỷ niệm đẹp...hihihi
Gần đây, liên quan đến tai nạn trên CT, bỗng đọc một comment chắc từ một tài xế trẻ hoặc không biết lái xe nhưng tuổi còn trẻ, nôm na: Tại nạn là do các tài xế già phản xạ kém chứ trẻ nhanh nhạy thì đâu có tai nạn. Đọc lướt qua xong, tôi hoảng quá vội chạy trốn nhanh không khéo bị chụp mũ, hết lái xe luôn....khakha..
 
Hạng B1
27/10/20
55
72
18
Học thuộc luật và đi đúng luật đã, sau đó tính tiếp kkk
Chính xác luôn, điều này cực kỳ quan trọng và rất hữu ích.

P/S: Nếu không thuộc luật thì mình đã mất bánh mì trên đường Hàm Nghi, Q.1 rồi.
 
  • Like
Reactions: aH0Ha and Perenco
Hạng F
3/10/15
9.840
12.114
113
Cái xe tải với xe công ai đụng vào nó cũng chết nhỉ.
Đúng là loại siêu bị thịt.
 
  • Like
Reactions: aH0Ha