Hạng C
31/7/06
582
460
63
Quận 2
www.balloningmedia.com.vn
e đang tìm hiểu về máy ảnh, trước kia ở cơ quan có pro photographer nên em cần gì nhờ vả dễ dàng, giờ em thất nghiệp nên nghiên cứu theo nghề chụp hình xe hơi, muốn học thêm về máy ảnh, bác nào có nguồn nào về môn chụp ảnh hiệu quả nào chia sẻ với anh em nhé, em ví dụ một bài copy đây

Cách chọn mua máy ảnh DSLR

Camera đang hiện hữu ở mọi nơi. Một chiếc webcam trên laptop, hai chiếc camera trước sau trên điện thoại hay có thể bạn đã quên trên chiếc tablet của mình cũng có camera mà rất ít khi bạn dùng đến. Cái thời mà những chiếc máy ảnh du lịch cũng đã qua, thời điểm mà máy ảnh càng nhỏ gọn, càng thời trang càng tốt.

diendanbaclieu-98402-anh-1-1376059378438.png



Nói không riêng tại các nước công nghệ phát triển, Việt Nam cũng ghi nhận sự xuất hiện của nhiềumáy ảnh bán chuyên nghiệp, chuyên nghiệp đến với nhiều người dùng. Chất lượng cuộc sống nâng cao, giá thiết bị giảm cùng xu thế hội nhập sẽ không khó để bạn đầu tư cho một chiếc máy ảnh. Tuy nhiên trước khi quyết định chọn mua bạn nên làm quen với các thông số trên lý thuyết và các khái niệm cơ bản để có những cái nhìn tổng quan về nhiếp ảnh.

Khái niệm cơ bản trong nhiếp ảnh
Mỗi thiết bị ảnh từ chiếc webcam nhỏ gọn được tích hợp trên máy tính xách tay hay đến những chiếc máy ảnh full-frame chuyên nghiệp của Canon, Nikon đều được xây dựng trên cùng một nguyên tắc cơ bản. Khởi nguồn của nhiếp ảnh là một sơ đồ ghi nhận ánh sáng. Khi bạn nhìn thấy một cảnh vật nào đó tức là các nguồn sáng đó đang gửi đến mắt bạn một bản ghi phản chiếu ánh sáng từ vật thể.

diendanbaclieu-98402-anh-3-1376059401095.jpg




diendanbaclieu-98402-anh-2-1376059401085.jpg



Kỹ thuật phổ biến nhất để ghi nhận ánh sáng đó là việc thu nhận thông qua một ống kính được kết nối với vật liệu cảm quang và ghi nhận hình ảnh. Vật liệu hấp thụ ảnh sáng trước đây là phim mà sau này được thay thế bằng cảm biến điện tử trên các máy ảnh số. Dù là vật liệu gì thì việc ghi nhận ánh sáng đầu tiên được thực hiện bằng cách mở một màn trập ở đầu cảm quang. Bằng cách điều chỉnh màn trập mở bao nhiêu lâu (tốc độ màn trập), độ nhạy của cảm biến kỹ thuật số (ISO) và lượng ánh sáng được đi qua ống kính (khẩu độ) từ đó người chụp sẽ làm chủ được bức ảnh ghi nhận ở cảm biến.
Vì ánh sáng là thông tin duy nhất được máy ảnh thu thập do đó không gì là ngạc nhiên khi bạn thấy những bức ảnh đủ sáng sẽ đẹp hơn so với những bức ảnh chụp trong điều kiện ánh sáng yếu, phức tạp. Khi chụp ảnh thiếu sáng, hoặc là máy phải làm việc vất vả hơn để nhạy sáng với các nguồn sáng yếu (ISO cao hơn) hoặc ta phải chờ khoảng thời gian dài hơn để lượng sáng đi vào ống kính nhiều hơn (tốc độ màn trập chậm hơn). Những lúc đó đèn flash sẽ là “vị cứu tính” cho bạn. Nhưng bù lại bạn phải biết điều chỉnh cân bằng trắng nếu không các vật thể ở gần sẽ quá sáng do gần đèn còn các vật thể ở xa lại thiếu sáng hoặc nếu chụp chân dung chắc chắn sẽ bị hiệu ứng mắt đỏ quen thuộc từ khi bạn chụp ảnh với đèn flash trên điện thoại.

diendanbaclieu-98402-anh-5-1376059443528.jpg




diendanbaclieu-98402-anh-4-1376059443519.jpg



Cuối cùng, điều quan trọng nhất trong nhiếp ảnh là sự cân bằng. Nếu bạn muốn chất lượng hình ảnh luôn tốt nhất có thể, bạn sẽ cần các thiết bị chuyên nghiệp với giá cả đắt đỏ, thiết kế cồng kềnh. Nếu bạn cần một thiết bị di động cao bạn sẽ phải chấp nhận hài lòng với chất lượng hình ảnh mà thiết bị đó đem lại. Đó chính là lý do bạn nên đọc bài viết này để cân đối nhu cầu và lựa chọn cho mình một thiết bị phù hợp nhất.
Các chìa khóa để kiểm soát một bức ảnh
ISO
diendanbaclieu-98402-anh-6-1376059465015.jpg



Mức ISO được đặt trên cơ sở chuẩn hóa của Tổ chức tiêu chuẩn thế giới (International Organization for Standardization) và ISO không chỉ thể hiện độ nhạy sáng cho tất cả các máy ảnh chứ không riêng gì cảm biến. Ban đầu nó được gọi là “độ nhạy phim” vì nó là đại lượng để thể hiện mức độ hấp thụ ánh sáng trên phim và không thể thay đổi. Giờ đây với các máy ảnh kỹ thuật số, ISO đã dễ dàng thay đổi. ISO cao nghĩa là máy (cảm biến) sẽ dễ dàng tiếp nhận ánh sáng (nhạy sáng) và bức ảnh này sẽ sáng hơn (nếu giữ các thông số khác không đổi). Đương nhiên bạn sẽ phải hi sinh như chất lượng màu thay đổi đặc biệt là ảnh sẽ nhiễu hơn.
diendanbaclieu-98402-anh-7-1376059530865.jpg



Chất lượng của cảm biến cùng bộ vi xử lý sẽ giúp giảm độ nhiễu khi tăng ISO để bức ảnh trở nên hoàn hảo hơn. Trong thử nghiệm của phóng viên, những thiết bị chuyên nghiệp như Canon 5D Mark III và Nikon D4 cho phép xử lý ISO 12.800 mà chất lượng ảnh tương đương với các thiết bị ở ISO 1000.
Khẩu độ
diendanbaclieu-98402-anh-8-1376059590340.jpg



Khẩu độ tức là độ mở của ống kính cho ánh sáng (hình ảnh) đi vào phim hay cảm biến. Khẩu độ mở càng lớn thì lượng ánh sáng đi vào càng nhiều và ngược lại.
diendanbaclieu-98402-anh-9-1376059603830.jpg



Tuy nhiên khẩu độ không phải tăng theo các bậc mà có các khẩu độ phổ biến là f/1.4 – 1.8 – 2.8 – 3.2 - … - 11 – 16 – 22… Con số trên càng lớn tức là khẩu độ càng nhỏ. Khẩu độ quyết định đến 2 yếu tốt là độ sáng của hình và độ sâu của ảnh. Như định nghĩa từ đầu thì khẩu độ là “cánh cửa” cho phép ánh sáng đi vào. Nếu cửa mở càng rộng thì ánh sáng đi vào càng nhiều và hình sẽ càng sáng hơn. Một yếu tố khác đó là độ sâu của ảnh. Khi khẩu độ đóng càng nhỏ thì ảnh sẽ có độ sâu hơn khi là khẩu độ mở lớn hơn. Nhiều bạn xem ảnh thường thắc mắc chụp ảnh sao cho “mờ mờ” hậu cảnh hay nhìn các mode teen lung linh hơn chính là nhờ vào độ sâu trường ảnh do khẩu độ quyết định. Bên cạnh đó nếu khéo léo sử dụng khẩu lớn ta còn tạo nên bokeh với hiệu ứng ánh sáng lung linh.
Tốc độ
Ở đây với người mới làm quen với nhiếp ảnh cần chú ý. Tốc độ ta nhắc đến không phải là khả năng chụp được bao nhiêu ảnh trong 1 giây mà là khoảng thời gian màn trập mở để ánh sáng đi vào cảm biến.
Như ví dụ ở trên, khi ta mở cánh cửa ra ở độ rộng nhất định (cố định khẩu độ) thì muốn ghi nhận hình ảnh ta phải cửa trên lại (màn trập đóng). Tốc độ ở đây là thời gian mở cánh cửa trên, mở càng lâu thì ánh sáng lọt vào càng nhiều. Tốc độ được tính bằng 1/giây với các tốc độ tiêu biểu: 1/8000s - 1/6400s - 1/5000s - ... - 1/125s - 1/60s....1s - 2s - ... nhưng trên máy sẽ chỉ hiển thị phần mẫu số. Tức là trên máy con số càng lớn thì tốc độ càng nhanh, lượng ánh sáng vào càng ít.
diendanbaclieu-98402-anh-10-1376059627621.jpg



Tốc độ chụp cũng ảnh hưởng đến chất lượng bức ảnh. Cụ thể nếu tốc độ chụp càng chậm thì ảnh càng dễ bị rung. Trong điều kiện thiếu sáng ta thường chụp ở tốc độ chậm để ảnh sáng hơn nhưng ảnh sẽ dễ bị nhòe đặc biệt khi chụp vật thể di chuyển. Để khắc phục ta thường dùng chân giữ máy cố định, cố gắng cố định vật thể hoặc dùng đến các nguồn sáng ngoài. Ở tốc độ cao ta có thể bắt được các khoảnh khắc ấn tượng trong thể thao thậm chí là đường bay của viên đạn. Tuy nhiên khi chụp ở tốc độ chậm cũng mang lại những hiệu ứng nhất định ví dụ như ảnh chụp bánh xe đạp sẽ nhòe nhòe cho ta cảm giác bánh xe đang quay hay chụp phơi sáng với các nguồn sáng di chuyển, phơi sáng thác nước cho dòng nước chảy “mịn như một dải lụa”

Vậy máy thế nào là đủ, full frame semi pro có 6d, 5d mark3 hiện đang hot, 6d giá rẻ bằng một nửa nhưng anh em ai cũng khoái 5dm3, các cao thủ về môn này chỉ giáo ah.
 

Attachments

  • Like
Reactions: Kimnguu and DP
Hạng B2
7/1/15
234
182
43
40
Em ko bít chụp nên e mua cái máy xịn để chụp cho đẹp he he. E mới mua cái 6d với ống canon 35mm 1.4L

Bác chụp fix thì ko phải ko biết chụp rồi ;) (em dùng Sigma 35/1.4 bèo hơn lens L của bác :D)
 
Hạng B2
7/1/15
234
182
43
40
Vậy máy thế nào là đủ, full frame semi pro có 6d, 5d mark3 hiện đang hot, 6d giá rẻ bằng một nửa nhưng anh em ai cũng khoái 5dm3, các cao thủ về môn này chỉ giáo ah.

Đủ thì vô cùng lắm bác ah :)
Nếu bác nặng túi & cũng không ngại mang vác nặng thì làm 5Dmk3, còn không 6D cũng dùng tốt.

Cá nhân em đánh giá thì 5Dmk3 hơn 6D vài điểm thôi: (i) weather seal tốt hơn (đi chơi đỡ lo hơn chút); (ii) build trâu bò hơn (chắc bền hơn chút, nhưng đổi lại nó nặng hơn); và cầm chụp có vẻ oách hơn tý :D

Nếu bác không cần mấy tiêu chí trên thì múc 6D hợp lý hơn.
 
  • Like
Reactions: speedvn
Hạng C
7/4/11
674
275
63
Vựa lúa Miền Tây
Các bác tham khảo thử Fujifilm XT-1 (đi Subaru phải chơi Fujifilm nó mới đúng tông :) )
Trước đây em xài con Canon 7D ống 24-70 L đi chơi vác cái máy như thằng chụp hình dạo, từ ngày đổi Fuji XT-1 đổi luôn qua con Forester 14+ thấy cuộc đời nó sang trang hẳn! :)
Chất lượng ảnh theo con mắt của em thì con XT-1 nhỉnh hơn chút (hình sâu hơn, trong hơn) con 7D, được cái nhỏ nhẹ và chống nước! Các bác tham khảo thêm trên vnphoto.net :)
 
  • Like
Reactions: .HE and speedvn
.HE confirmed
Hạng B1
28/10/14
89
70
18
Các bác tham khảo thử Fujifilm XT-1 (đi Subaru phải chơi Fujifilm nó mới đúng tông :) )
Trước đây em xài con Canon 7D ống 24-70 L đi chơi vác cái máy như thằng chụp hình dạo, từ ngày đổi Fuji XT-1 đổi luôn qua con Forester 14+ thấy cuộc đời nó sang trang hẳn! :)
Chất lượng ảnh theo con mắt của em thì con XT-1 nhỉnh hơn chút (hình sâu hơn, trong hơn) con 7D, được cái nhỏ nhẹ và chống nước! Các bác tham khảo thêm trên vnphoto.net :)
Vote bác, con XT-1 xài ngon á
 
Hạng C
9/6/05
727
92
28
tinhyeumauxanh
www.facebook.com
Khi người chụp đã nắm vững về ánh sáng và biểu hiện của người mẫu, thì họ lại dễ dàng "quên đi" việc thiết lập máy ảnh và kết quả là tạo ra những hình ảnh chân dung không đẹp.

Sau đây là thiết lập về máy ảnh mà các nhiếp ảnh gia chụp chân dung luôn mắc sai lầm - và làm thế nào để sửa chữa những sai lầm đó

1. Sử dụng sai các điểm nét AF

6-camera-settings-portrait-photographers-always-get-wrong-01-autofocus-8fc97.jpg

Người dùng phải luôn luôn tự kiểm soát được các lựa chọn điểm nét AF khi chụp chân dung. Nếu người dùng "phó mặc" điều đó cho máy ảnh, nó có thể không tập trung vào những điểm mà họ muốn xuất hiện sắc nét - và đó thường là đôi mắt.

Có hai sự lựa chọn ở đây: sử dụng trung tâm điểm AF để khóa tập trung vào đôi mắt - hoặc mắt gần nhất với máy ảnh - sau đó chỉnh lại thiết lập chụp ảnh, hoặc chọn điểm AF tương ứng với mắt.

2. Sử dụng một tốc độ màn trập quá chậm

6-camera-settings-portrait-photographers-always-get-wrong-02-shutter-speed-8fc97.jpg

Chế độ ưu tiên khẩu độ (Aperture Priority) thường là chế độ chụp luôn được lựa chọn khi nói đến chụp ảnh chân dung. Điều này giúp các nhiếp ảnh gia kiểm soát khẩu độ và kết quả là độ sâu trường ảnh (DOF). Ít DOF có nghĩa là ít hơn hình ảnh xuất hiện sắc nét, qua đó cho phép người dùng làm mờ hậu cảnh và làm cho người nổi bật. Và khi máy ảnh xử lý tốc độ màn trập ở chế độ Aperture Priority, nếu mức độ ánh sáng giảm hoặc người dùng chuyển sang sử dụng khẩu độ nhỏ hơn, sẽ dẫn đến hậu quả là tốc độ màn trập quá chậm và hình ảnh không được sắc nét.

Bên cạnh đó, người dùng phải chắc chắn rằng tốc độ màn trập không chậm hơn so với tiêu cự được sử dụng. Vì vậy, tốc độ màn trập tối thiểu là 1/80 giậy hoặc nhanh hơn cho một ống kính 80mm. Và người dùng nên thiết lập tốc độ đó là nhanh gấp hai lần mức tối thiểu - ít nhất là 1/160sec với một ống kính 80mm.

Do đó, một lựa chọn để đảm bảo tốc độ màn trập không bao giờ quá thấp là chụp với chế độ chụp ưu tiên tốc độ (Shutter Priority), vì điều này cho phép người dùng điều chỉnh tốc độ màn trập trong khi máy ảnh điều chỉnh khẩu độ. Một lựa chọn khác là sử dụng tùy chọn Auto ISO của máy ảnh, vì điều này sẽ đảm bảo một tốc độ màn trập đủ nhanh để chụp ảnh cầm tay.

3. Gắn bó với chế độ Drive mode chụp một ảnh

6-camera-settings-portrait-photographers-always-get-wrong-03-drive-mode-single-shot-8fc97.jpg

Với chế độ drive mode chụp một ảnh duy nhất, người chụp sẽ phải liên tục đưa ngón tay khỏi nút chụp để có thể chụp ảnh khác.

Lựa chọn ở đây là sử dụng chế độ drive mode chụp liên tục. Lợi ích của việc sử dụng này là người chụp có thể chụp được một loạt ảnh tập trung vào một điểm/đối tượng và họ có cơ hội để lựa chọn bức ảnh đẹp nhất trong những loạt ảnh đó. Nó cũng tăng cơ hội tạo ra được những bức ảnh sắc nét. Tuy nhiên, tránh việc chụp liên tục quá nhiều ảnh, vì điều đó cũng sẽ khiến cho việc chỉnh sửa ảnh khó khăn và mất thời gian hơn.

4. Sử dụng đèn flash vào ngày nắng

6-camera-settings-portrait-photographers-always-get-wrong-04-fill-flash-8fc97.jpg

Khi chụp một bức chân dung ngoài trời vào ngày nắng, người chụp thường sử dụng một tấm phản quang hay đèn flash để loại bỏ bóng xấu xí gây ra bởi ánh nắng mặt trời. Trong thực tế, một trong những mẹo hữu ích là tạo kiểu cho người mẫu như thế nào để ánh nắng mặt trời phía sau họ, theo cách đó họ sẽ không bị nheo mắt vào ánh sáng và sử dụng đèn flash để cân bằng độ phơi sáng. Nhưng một thiết lập mà các nhiếp ảnh gia thường mắc sai lầm khi sử dụng kỹ thuật này là tốc độ màn trập. Đèn flash được giới hạn bởi tốc độ đồng bộ - tốc độ màn trập nhanh nhất có thể được thiết lập trên máy ảnh khi sử dụng đèn flash. Điều này cũng thay đổi giữa các loại máy ảnh, nhưng thường là khoảng 1/200-1/250 giây. Và khi máy ảnh chuyển sang tốc độ chụp đồng bộ flash chậm hơn, thì các cảm biến tiếp xúc với ánh sáng môi trường xung quanh sẽ lâu hơn ban đầu. Kết quả là tạo ra một bức chân dung quá sáng nghiêm trọng.

Do đó, một lựa chọn là sử dụng khẩu độ nhỏ hơn, nhưng điều này có thể khiến hậu cảnh nét hơn hay thậm chí mất nét. Thay vào đó, người dùng có thể gắn kính lọc Neutral Density vào ống kính vì nó giúp làm giảm lượng ánh sáng đi vào ống kính, thậm chí khi người dùng đang sử dụng khẩu độ lớn và các thiết lập ISO thấp. Ngoài ra, một số thiết bị giữ đèn nháy flashgun cung cấp một chế độ đồng bộ tốc độ cao, cho phép người chụp sử dụng đèn flash ở tốc độ màn trập nhanh hơn. Nhưng nhược điểm là sức mạnh của đèn flash bị giảm và do đó nó sẽ cần phải được đặt gần hơn với đối tượng.

5. Không thiết lập trước cân bằng trắng

6-camera-settings-portrait-photographers-always-get-wrong-05-white-balance-8fc97.jpg

Khi chụp chân dung, người chụp tốt hơn nên thiết lập trước cân bằng trắng phù hợp với các điều kiện thay vì chế độ tự động (AWB). Vì vấn đề thực sự là AWB không cung cấp tính nhất quán: máy ảnh có thể thay đổi các thiết lập cân bằng trắng giữa các bức ảnh dù cho các điều kiện ánh sáng không hề thay đổi. Điều này sẽ làm chậm quá trình chỉnh sửa, như thay vì áp dụng một điều chỉnh cân bằng trắng duy nhất cho tất cả các hình ảnh từ một buổi chụp hình, bạn có thể phải điều chỉnh từng bức ảnh một.

Bởi lẽ đó, việc thiết lập trước chế độ cân bằng trắng có thể giúp người dùng tiết kiệm thời gian vì khi chế độ cân bằng trắng giống nhau trong một chuỗi hình, và nếu người chụp thay đổi, nó sẽ ảnh hưởng đến tất cả các hình ảnh trong cùng chế độ giống nhau mà không phải mất thời gian chỉnh sửa.

6. Dựa vào đo sáng theo mẫu pattern metering

6-camera-settings-portrait-photographers-always-get-wrong-06-metering-8fc97.jpg

Nếu người mẫu được chiếu sáng đồng đều và không có bóng tối sâu hay vùng sáng trong hình ảnh, thì khi đó, đo sáng theo mẫu (aka Evaluative, aka Matrix) sẽ tạo ra tiếp xúc ánh sáng tốt hơn.

Tuy nhiên, nếu người dùng đang sử dụng một nền tối hay sáng để làm cho đối tượng nổi bật, khi đó khuôn mặt của họ có thể không được tiếp xúc một ánh sánh một cách chính xác.

Tất nhiên, người dùng có thể chỉnh thông số số bù sáng để khắc phục điều này, nhưng sau đó họ có thể dành nhiều thời gian kiểm tra mặt sau của máy ảnh hơn là tập trung vào đối tượng cần chụp. Một lựa chọn tốt hơn là có thể sử dụng chế độ đo sáng ưu tiên vùng giữa (centre-weighted metering) của máy ảnh hoặc lựa chọn đo sáng phần/điểm lấy nét (partial/spot metering).