Hạng C
19/7/05
593
4
0
RE: Chuyện của Bill Gate..

Trích đoạn: Born free

Chuyện cực ngắn.
World Bank mời họp. Chuyến bay Hà nội - London - Hà nội. Một số người Việt mua vé hạng business, 3000 USD/ 1 vé khứ hồi. Andrew Steer - Nguyên Giám đốc WB tại VN khóa trước , lẳng lặng mua vé hạng economy ngồi.
Thâm ! :D:D:D

Cũng không hẳn dzậy bác. Em yếu, đi economy từ đây sang London (1 lần transit chẳng hạn) đủ để em ngất ngây con gà tây rồi. Đi xa bằng hạng economy không luôn luôn là lựa chọn tốt cho sức khỏe.

Nhiều công ty đa quốc gia cho phép hoặc khuyến cáo nếu chuyến bay kéo dài hơn một số tiếng nhất định (ví dụ 5 hoặc 6 tiếng chẳng hạn) thì nên đi business. Nếu không, sang đến nơi còn ngất ngây, đối tác bảo gì cũng ký thì bỏ mịa :D:D:D
 
Hạng C
14/2/05
735
2
18
57
Hà Nội
RE: Chuyện của Bill Gate..

Trích đoạn: anhbq

Tôi thấy cũng hơi lạ cho cái dân VN. Bill sang chỉ là để nói 1 câu ở nhiều chỗ khác nhau: ""tôn trọng bản quyền đê (tức trả tiền tao đây)"... rồi thì "5 năm tới chưa thấy gì" .... Thế nhưng tất cả cứ xôn xao, tự hào... như MS sắp sửa tài trợ/đầu tư hàng G$.

Bác nói phải. Tất cả các yêu cầu của phía VN như bớt lại 80-90% tiền bản quyền để lập quỹ phát triển ICT, giúp xây dựng CP điện tử, mở trung tâm nghiên cứu của MS ở VN... đều bị từ chối. Chưa được cái gì cả mà báo chí cứ ầm ĩ cả lên.
 
Hạng C
11/2/06
589
0
16
yahoo.com
RE: Chuyện của Bill Gate..

Mình mà siết cái bản quyền cho chặt thì làm sao mua nổi cái offít như Sop hay Word đây, thu nhập bình quân dân mình có bấy nhiêu đâu mà kham nổi, rồi làm sao mà phổ cập công nghệ thông tin cho bá chúng được ??? Mai mốt 1 cái vi tính giá 300us + phần mềm 200 thì dân mình làm sao mua[:-][:-]
 
Hạng B1
22/4/05
91
1
8
53
HAN
RE: Chuyện của Bill Gate..

Trích đoạn: natusa

Bác này chả hiểu gì về điện. Đầu tư công nghệ là phải đầu tư theo dạng panel structure. Việc đầu tư của hãng này sẽ dẫn tới quyết định đầu tư của hãng khác. Nó có dự án đầu tư là mấy thằng khác lại nhăm nhe nhẩy vào ngay.

Trích đoạn: anhbq

Tôi thấy cũng hơi lạ cho cái dân VN. Bill sang chỉ là để nói 1 câu ở nhiều chỗ khác nhau: ""tôn trọng bản quyền đê (tức trả tiền tao đây)"... rồi thì "5 năm tới chưa thấy gì" .... Thế nhưng tất cả cứ xôn xao, tự hào... như MS sắp sửa tài trợ/đầu tư hàng G$.
Thực ra, theo tôi Intel đầu tư 605 M$ mới là điểm nhấn rất quan trọng trong lĩnh vực CNTT, chip design... tạo ra được bao công ăn việc làm công nghệ cao, dần chúng ta sẽ được nhiều hãng phần cứng khác nữa sẽ đầu tư tiếp theo ở SG cùng Intel, Nidec, Renesas... phía bắc có Canon, Brother... VN sẽ nổi về phần cứng - như Shenzhen chứ chưa chắc đã nổi về phần mềm.

Thế bác thấy MS nó đầu tư gì và ở đâu chưa? (Tất nhiên không kể làm từ thiện) - Tôi chẳng thấy lợi gì khi Bill đến VN, ngoài việc các bạn trẻ được nhìn thấy BG tận nơi. Nếu bác thấy thì nhờ bác chỉ giúp.
Nếu nói về Intel thì tôi công nhận, nhưng sao 2 lần Chủ tịch Intel sang VN, chẳng thấy các quan chức quan tâm mấy.
 
Hạng C
4/2/05
576
30
28
RE: Chuyện của Bill Gate..

Trích đoạn: anhbq

Thế bác thấy MS nó đầu tư gì và ở đâu chưa? (Tất nhiên không kể làm từ thiện) - Tôi chẳng thấy lợi gì khi Bill đến VN, ngoài việc các bạn trẻ được nhìn thấy BG tận nơi. Nếu bác thấy thì nhờ bác chỉ giúp.
Nếu nói về Intel thì tôi công nhận, nhưng sao 2 lần Chủ tịch Intel sang VN, chẳng thấy các quan chức quan tâm mấy.

Em chưa hiểu ý bác là đầu tư là như thế nào, theo quan điểm của bác thì MS sẽ cần phải đầu tư như thế nào?

Mô hình kinh doanh của MS ở tất cả các nước đều là mô hình bán hàng thông qua kênh phân phối, tức là không bán trực tiếp tới người tiêu dùng cuối. Việc nghiên cứu phát triển sản phẩm và công nghệ của MS được thực hiện chủ yếu tại Mỹ, có một số nghiên cứu phát triển được thực hiện tại vài trung tâm R&D trên thế giới (số lượng rất hạn chế) còn việc bản địa hóa được thực hiện với sự trợ giúp của các đối tác trong nước.

Thế thì MS có những đầu tư gì vào Việt Nam? (ngoài việc làm từ thiện như bác nói, mặc dù các chương trình từ thiện của MS tại VN không phải là nhỏ và các chương trình đó thường là đầu tư vào các phòng lab ở các trường, các địa phương để giúp thu hẹp khoảng cách số. Trong chuyến thăm của Bill Gates vừa qua có công bố chương trình từ thiện Unlimited Potential kết hợp với các đối tác trong và ngoài nước với số tiền lên tới hàng triệu đô, bác đọc báo chắc cũng biết).

Có những đầu tư tính ra được bằng tiền, có những đầu tư không tính ra được bằng tiền. Có thể bác sẽ bảo, OK, anh muốn bán được hàng thì anh phải đầu tư, tuy nhiên xin thưa ngay là thị trường VN quá bé nhỏ, và sẽ còn bé nhỏ trong nhiều năm nữa, cho nên việc thuyết phục đầu tư vào thị trường nội địa này là cực kỳ khó.

Nhưng có những đầu tư chúng ta nhìn thấy có tác dụng rõ ràng, em đơn cử việc Việt Hóa sản phẩm Windows và Office, bắt đầu từ việc đưa tiếng Việt vào thành một ngôn ngữ bình đẳng trên thế giới, bộ phông chữ Việt Unicode có sẵn ngay trong bộ phông chuẩn của Windows (rất ít ngôn ngữ có được điều này), các thuộc tính của ngôn ngữ và văn hóa được đưa ngay vào Windows và các ứng dụng phổ biến khác như Office. Nhờ có nó các bác có thể đọc bất kỳ một trang web tiếng Việt nào sử dụng Unicode mà không phải tải về hay cài đặt phông chữ, việc mà trước đây chúng ta thường xuyên phải thực hiện hồi còn ABC hay VNI. Hiện nay kể cả khi đã có Unicode, nhiều ngôn ngữ khác muốn đọc được thì phải tải về các bộ phông chữ vì trong các bộ phông chuẩn như Arial, Verdana không có sẵn ký tự ngôn ngữ đó.

Bác có thể bảo, ôi dào, cái vụ Việt hóa đó thì ai dùng, xin thưa rằng chỉ trong 6 tháng đầu tiên, đã có trên 40 nghìn bản giao diện tiếng Việt cho Windows XP được tải về miễn phí để cài đặt lên các máy tính có bản quyền (máy không có bản quyền không tải về được, sorry :)), một con số không phải là nhỏ, chứng tỏ rất nhiều người dùng tại Việt Nam gặp khó khăn khi dùng máy tính có cài đặt Windows tiếng Anh.

Việc đầu tư vào giáo dục giúp nâng cao năng lực và kỹ năng của 50 nghìn giáo viên phổ thông và kèm theo đó là 2 triệu học sinh từ lớp 12 trở xuống (Chương trình Partner in Learning – PIL) cung cấp từ nội dung đào tạo, đào tạo thầy để tái đào tạo, giảm giá cực kỳ - phải dùng chữ cực kỳ vì nó ngang cho không - cho các đơn vị giáo dục đào tạo tham gia vào chương trình PIL này, với tổng trị giá cũng lên tới hàng triệu đôla. Chương trình đó được khẳng định bằng cam kết Bộ GDDT ký thỏa thuận với MS trong đợt Thủ tướng PVK sang thăm Mỹ năm ngoái và nó đã và đang được thực hiện rất thành công với các đánh giá khả quan từ phía giáo viên và học sinh của các trường ở các địa phương.

Một chương trình khác cũng được MS kết hợp với VCCI thực hiện, nằm trong một định hướng của chính phủ, thường được gọi là QĐ191, đó là giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) nâng cao năng lực, nhất là trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay khi VN chuẩn bị gia nhập WTO, thỏa thuận đó cũng được ký năm ngoái tại Mỹ và đang được thực thi. Nhắc tới WTO và IPR, MS cũng là đơn vị có những cố gắng nhất định trong việc giúp VN trở thành thành viên của WTO và xây dựng bộ luật SHTT.

Ngoài ra, MS cũng giúp các đối tác (phần cứng, phần mềm, dịch vụ) trong nước có đủ các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để có thể hỗ trợ khách hàng tốt hơn, cung cấp được nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng, và cũng giúp họ vươn ra thị trường khu vực và quốc tế cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ nước ngoài (FPT là một ví dụ, họ là đối tác vàng được chứng nhận bởi MS toàn cầu, đang chiếm lĩnh dần các thị trường CNTT mạnh như Malaysia hoặc Singapore)

Còn riêng chuyến thăm và làm việc của Bill Gates tại VN vừa qua, các báo chí quốc tế cũng như nước ngoài đánh giá rất cao, đặc biệt họ nhấn mạnh tới việc Việt Nam được đưa vào bản đồ CNTT thế giới với một vị thế khác hẳn. Xin mời bác tham khảo một bài mới tinh dưới đây, tin từ AFP, BBC hay Reuters cũng rất nhiều:

http://vietnamnet.vn/cntt/2006/04/564567/

Financial Times: "Gates kỳ vọng vào 'Phép màu IT' tại Việt Nam"
16:54' 26/04/2006 (GMT+7)

Chuyến thăm một ngày của Bill Gates tới VN đã nhận được sự ưu ái đặc biệt của báo chí quốc tế. Cho đến hôm 24/4, tức là 2 ngày sau khi Gates đến VN, tờ Financial Times, tờ báo chính thống uy tín nhất nước Anh, vẫn tiếp tục đăng tải bài bình luận về sự kiện này.

Dưới tiêu đề "Gates sang thăm VN: Mở ra những cánh cửa mới", Financial Times viết: "Bill Gates, người sáng lập kiêm chủ tịch Microsoft đã có chuyến thăm đầu tiên trong đời tới Việt Nam, cùng với lời hứa hẹn sẽ giúp quảng bá nền công nghiệp outsourcing phần mềm còn đang chập chững tại đây và lời khuyên giới trẻ VN nên đầu tư lớn cho học tập nếu muốn VN trở thành một nền kinh tế thông tin.

Các nhà lãnh đạo nước ta đánh giá cao Bill Gates bởi vì họ chia sẻ được với ông về tầm nhìn và vai trò của phần mềm. Trong buổi nói chuyện với sinh viên, ông có nói rằng khi bỏ học để mở công ty MS, ông có đi gặp các khách hàng và nói với họ rằng “không phải phần cứng mà chính là phần mềm sẽ làm thay đổi cả thế giới”, khi đó thì mọi người không ai tin, nhưng bây giờ thì họ đã hiểu. Cũng năm 1975, Bill Gates đã đưa ra một kỳ vọng mà đến giờ trên thế giới rất nhiều nước vẫn chưa thực hiện được, đó là “một máy tính trên mỗi bàn làm việc tại mỗi gia đình”, khi đó thì mọi người nghĩ đó là mơ ước điên rồ, ai mà cần máy tính ở nhà làm gì, nhưng 30 năm sau chúng ta vẫn đang phấn đấu để đạt được điều đó, thì bây giờ ông đưa ra những tầm nhìn mới, mà có thể 5, 10 năm sau mọi người mới thấy nó định hình một cách rõ ràng.

Em viết hơi dài, các bác thông cảm cho em nhé, chỉ muốn làm rõ các thông tin mà thôi. Xin nói thật là Bill không phải là thần tượng của em, nhưng mà em quý ông thật lòng.

Có thời gian em sẽ lại vào hầu chuyện các bác về chuyến thăm của Bill, có nhiều thông tin cũng hay nhưng không được đăng tải trên báo chí và truyền hình.
 
Hạng B1
22/4/05
91
1
8
53
HAN
RE: Chuyện của Bill Gate..

Quả bác có nhiều thông tin về chuyến viếng thăm của BG tới VN và qua đây tôi mới biết MS đóng góp nhiều cho VN, thực ra tôi không quan tâm lắm đến sự kiện này, như đã nói trên.
Hình như: BG ký được 15.000 bản Office 2003 cho bộ tài chính? Giá đâu lên tới 600/700$. Nếu nước nghèo như VN phải mua bản quyền bằng giá các nước phát triển thì không hợp lý lắm, vì giá trị tạo sản phẩm bằng công cụ đó hiệu quả không cao bằng người khác. Vấn đề ở đây có một số ít người tung hô, họ là những kênh bán hàng cho các hãng nước ngoài (như kiểu bản quyền WC ý mà)

Tôi đồng ý BG thì rất giỏi, quá vĩ đại và là người thành đạt nhất hiện nay. Nhưng thử đặt vấn đề từ 25 năm về trước, nếu lúc đó IBM không chọn MS-DOS mà chọn DR-DOS cho PC thì không biết BG đang ở đâu? Rồi thì nếu Tòa án Liên bang chia tách MS thành 2 phần như AT&T năm nào,...

Về phần cứng hay phần mềm mới làm thay đổi thế giới - tôi cho rằng nói thế nào cũng được.
Về thành công trong bộ GD&ĐT, cũng nhiều ý kiến trái ngược, nhất là nghe ý kiến của những người trong cuộc trong diễn đàn edu.net.vn (như kiểu 112 ấy mà)

Ngoài lề một chút, sáng nay nghe 1 ông chủ doanh nghiệp nói cũng thấy buồn: sinh viên các trường ĐH danh tiếng của VN, như BK, TH đều đi bán hàng cho nước ngoài, nền công nghiệp trong nước chỉ trông vào mấy trường top dưới và ks tại chức..."

Bài nói trên của tôi chỉ có ý rằng: "Sao Intel đến VN 2 lần, các quan chức chính phủ không đón long trọng như MS" vì theo tôi sau khi Intel đầu tư vào VN thì sẽ có nhiều Cty khác vào hơn là MS đi qua, thế thôi.
 
Hạng B1
27/11/05
63
0
0
RE: Chuyện của Bill Gate..

Trích đoạn: anhbq

Tôi đồng ý BG thì rất giỏi, quá vĩ đại và là người thành đạt nhất hiện nay. Nhưng thử đặt vấn đề từ 25 năm về trước, nếu lúc đó IBM không chọn MS-DOS mà chọn DR-DOS cho PC thì không biết BG đang ở đâu? Rồi thì nếu Tòa án Liên bang chia tách MS thành 2 phần như AT&T năm nào,...

Lịch sử không chấp nhận chữ "nếu". Vì nếu BG ở VN thì giỏi lắm thành chủ cửa hàng bán CD 8,000. Và Michael Dell đang hàng ngày đi giao máy tính bằng xe wave tàu. BG đã từng chào IBM một lượng cổ phiếu lớn đủ để nắm quyền quyết định tại Microsoft. Sản phẩm đầu tiên của Microsoft không phải MS-DOS mà là BASIC cho các dòng máy khác nhau. Có lẽ ít người biết rằng IBM vẫn có PC-DOS, được phát triển tới phiên bản 2000, hỗ trợ cả FAT32, Long File Name, hay OS/2 của IBM mới bó giáo quy hàng gần đây, khi MS đã cho ra Windows 2000 và XP, mặc dù khi mới ra đời OS/2 mạnh hơn và chạy ổn đinh hơn rất nhiều so với Windows 3.x và 95.

Sự hấp dẫn có phần khó hiểu của BG đối với đại đa số chúng ta có lẽ nằm ở chỗ, ông ta không quan tâm nhiều đến số tiền kiếm được bằng sự say mê sáng tạo dành cho công nghệ phần mềm. Tiền chỉ như sideeffect của niềm say mê đó.
 
Hạng C
4/2/05
576
30
28
RE: Chuyện của Bill Gate..

Trích đoạn: anhbq

Quả bác có nhiều thông tin về chuyến viếng thăm của BG tới VN và qua đây tôi mới biết MS đóng góp nhiều cho VN, thực ra tôi không quan tâm lắm đến sự kiện này, như đã nói trên.

Hình như: BG ký được 15.000 bản Office 2003 cho bộ tài chính? Giá đâu lên tới 600/700$. Nếu nước nghèo như VN phải mua bản quyền bằng giá các nước phát triển thì không hợp lý lắm, vì giá trị tạo sản phẩm bằng công cụ đó hiệu quả không cao bằng người khác. Vấn đề ở đây có một số ít người tung hô, họ là những kênh bán hàng cho các hãng nước ngoài (như kiểu bản quyền WC ý mà)

Tôi đồng ý BG thì rất giỏi, quá vĩ đại và là người thành đạt nhất hiện nay. Nhưng thử đặt vấn đề từ 25 năm về trước, nếu lúc đó IBM không chọn MS-DOS mà chọn DR-DOS cho PC thì không biết BG đang ở đâu? Rồi thì nếu Tòa án Liên bang chia tách MS thành 2 phần như AT&T năm nào,...

Về phần cứng hay phần mềm mới làm thay đổi thế giới - tôi cho rằng nói thế nào cũng được.
Về thành công trong bộ GD&ĐT, cũng nhiều ý kiến trái ngược, nhất là nghe ý kiến của những người trong cuộc trong diễn đàn edu.net.vn (như kiểu 112 ấy mà)

Ngoài lề một chút, sáng nay nghe 1 ông chủ doanh nghiệp nói cũng thấy buồn: sinh viên các trường ĐH danh tiếng của VN, như BK, TH đều đi bán hàng cho nước ngoài, nền công nghiệp trong nước chỉ trông vào mấy trường top dưới và ks tại chức..."

Bài nói trên của tôi chỉ có ý rằng: "Sao Intel đến VN 2 lần, các quan chức chính phủ không đón long trọng như MS" vì theo tôi sau khi Intel đầu tư vào VN thì sẽ có nhiều Cty khác vào hơn là MS đi qua, thế thôi.

Mỗi câu trong bài này của bác nếu dùng để làm đề tài để tranh luận thì sẽ thành ra rất nhiều bài dài, cho nên em sẽ không đi sâu vào nội dung của từng phần mà trả lời 1 cách rất vắn tắt như sau:

1. Giá của Office thì không ai biết chính xác là bao nhiêu vì thông tin đó là tin tuyệt mật, tuy nhiên giá bán lẻ của Office có những bản dưới 300$ thì chắc chắc giá trong hợp đồng chính phủ lớn như thế không thể lên tới 600/700$ được.

2. Đồng ý rằng VN là nước nghèo, thu nhập người dân VN thấp, tuy nhiên IPR là bài toán hội nhập, mục tiêu lớn của chúng ta là WTO, cho nên không chỉ các đại lý bán hàng của các hãng lớn tung hô, ngay cả bản thân các nhà lãnh đạo cao cấp nhất của CP cũng ủng hộ việc tôn trọng và mua bản quyền phần mềm, thể hiện bằng việc đích thân PTT thường trực NTD và khoảng 4, 5 bộ trưởng các bộ liên quan chứng kiến lễ ký giữa MS và BTC. Theo như báo chí đã đề cập, nội dung này cũng được TT CP đề cập trong cuộc làm việc buổi sáng với BG.

3. Khi nói đến mua bản quyền, ở đây chúng ta nói đến các đối tượng cụ thể (ở đây chúng ta tính tới các tổ chức, còn người dùng gia đình ở nước nào cũng có tỷ lệ vi phạm cao, kể cả Mỹ). MS có chính sách rất rõ ràng với từng đối tượng khác nhau. Với các đơn vị GDĐT hoặc các tổ chức từ thiện MS có chính sách giá đặc biệt ưu đãi, chưa kể khi đưa ra những chương trình như PIL thì doanh số trong mảng thị trường này của MS coi như bị âm vì tiền đầu tư giúp đỡ phát triển giáo dục của MS còn cao hơn rất rất nhiều so với doanh số thu về.

Với các cơ quan của chính phủ, MS cũng có những chính sách đặc biệt, ngoài ra còn có các hoạt động đầu tư ngược lại giúp các cơ quan này nâng cao năng lực, giúp cho đội ngũ công chức khai thác hiệu quả CNTT tác nghiệp.

Riêng với các doanh nghiệp, MS cũng có các chương trình hỗ trợ ví dụ như chương trình thực hiện cùng với VCCI. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp thì môi trường hội nhập là môi trường cạnh tranh bình đẳng. Một doanh nghiệp VN có thể phải mua một chiếc xe phục vụ cho công việc kinh doanh của mình với giá đắt hơn chi phí phải bỏ ra từ một doanh nghiệp ở nước ngoài, tuy nhiên họ vẫn bắt buộc phải đầu tư. Vì vậy các doanh nghiệp không thể dùng các lý do về thu nhập đầu người để trốn tránh việc trả tiền cho bản quyền phần mềm. Sắp tới đây khi luật SHTT có hiệu lực thì việc bắt buộc nếu sử dụng phần mềm thì sẽ phải trả tiền sẽ được thực thi một cách bài bản hơn.

Việc bản quyền WC, chi phí bỏ ra để mua bản quyền đó thực chất được lấy từ doanh số thu lại được từ quảng cáo, nói ngắn gọn thì có sự trao đổi giữa bản quyền WC với thời lượng quảng cáo trên đài truyền hình. Có bản quyền WC mọi người đều có lợi, người hâm mộ được xem trực tiếp, đài truyền hình đạt được mục tiêu chính trị và kinh doanh, doanh nghiệp quảng cáo có nhiều người quan tâm hơn tới chương trình quảng cáo của mình trong giờ vàng đó.

3. BG giỏi vì ông không chỉ là nhà khoa học vĩ đại mà ông còn là nhà kinh doanh tài ba. Trong lịch sử MS đã nhiều lần xảy ra sóng gió, MS không phải chỉ bị kiện 1 lần mà gần như thường xuyên luôn, MS bị nói là độc quyền và như bác đề cập, nếu là AT&T thì đã phải tách ra thành nhiều công ty, tuy nhiên dưới sự chỉ huy của BG, MS vẫn phát triển đều đặn và những vụ kiện đó không làm ảnh hưởng tới quá trình MS đưa ra các sản phẩm mới ra thị trường. Với một người nhạy bén như BG, nếu không có khởi đầu với IBM ông cũng có thể tìm ra được một hướng đi đúng đắn để đưa ra được những phần mềm tới người tiêu dùng, mặc dù không thể phủ nhận ông rất may mắn, như ông cũng công nhận trong bài trả lời sinh viên vừa qua.

4. Về phần cứng hay phần mềm, chuyện đó không quan trọng vì với người tiêu dùng người ta không cần tách bạch ra thành những cấu thành riêng rẽ như vậy. Tuy nhiên có thể thấy rất rõ ràng một điều là các sản phẩm phần cứng không đạt được tiếng vang như các sản phẩm phần mềm. Ngay từ giữa năm 2000, khi MS chưa tung ra Windows XP cũng như SQL 2000 thì lúc đó các phương tiện thông tin đại chúng đã bàn tán về những sản phẩm kế tiếp như Windows Longhorn (Vista) hay SQL Yukon (2005), nhưng với phần cứng thì không được như vậy, kể cả với các phần cứng hàng đầu trên thế giới. Ngay cả bản thân MS mặc dù không trực tiếp sản xuất nhiều phần cứng nhưng MS chính ra người đưa ra các mẫu thiễt kế phần cứng cho các phần mềm của mình, câu chuyện HTC với các mẫu điện thoại SmartPhone và Pocket PC Phone là một ví dụ, chính MS là người cùng với HTC đưa ra các mẫu thiết kế các loại điện thoại này và sau đó các đơn vị như O2 hoặc T-Mobile mua lại để dán mác của mình vào. Nếu bác đọc báo, bác có thể thấy sản phẩm nổi nhất trong hội chợ CNTT toàn cầu đợt vừa rồi chính là sản phẩm Origami của MS mặc dù công ty không trực tiếp sản xuất phần cứng.

5. Chuyện MS đầu tư rất nhiều giúp VN trong lĩnh vực giáo dục đào tạo là rất rõ ràng, hiệu quả trong lĩnh vực này thường sẽ thu được không phải trong một hai năm mà có thể trong 5-10 năm tới và bản thân BG cũng nhận định tiềm năng lớn nhất của VN chính là con người là chất xám. Chính vì vậy ông nhấn mạnh vào việc đào tạo con người tại VN và ông cũng rất ấn tượng với SVVN trong chuyến công du vừa qua. Tuy nhiên vì kết quả của những đầu tư trong lĩnh vực này khó có thể thể hiện một cách rõ ràng chỉ trong một thời gian ngắn nên có những ý kiến trái chiều là việc đương nhiên, không những thế những ý kiến phê bình sẽ giúp cho những người thực hiện có thể rút ra được các bài học cần thiết để cải tiến nâng cao chất lượng của chương trình.

6. Chuyện 1 ông chủ DN nói về việc sinh viên ra trường đi làm ntn chúng ta không đề cập ở đây vì những chuyện như thế đòi hỏi phải có con số thống kê và phân tích rõ ràng, những ý kiến như vậy chỉ dưới quan điểm cá nhân đơn thuần.

7. Không biết bác nắm được thông tin về Intel đến đâu, tuy nhiên Intel không chỉ đến VN 2 lần như bác nói. Chắc bác đang muốn đề cập đến chuyện Chủ tịch hoặc TGĐ Intel đến thăm VN? Xin thưa rằng mỗi lần như thế CP VN đều đón tiếp các ông ấy rất là long trọng và để thuyết phục được Intel đầu tư nhà máy lắp ráp ở đây nước ta cũng phải mất nhiều công sức chứ không có chuyện người ta đơn giản mang nhà máy đặt uỵch một cái ở VN. Còn hàng năm trước khi chính thức quyết định xây nhà máy ở đây, hàng đoàn chuyên gia Intel từ Mỹ rồng rắn lên mây đi khảo sát phân tích tình hình chả có bỏ sót cái gì ở thị trường VN. Nói về tiền đầu tư thì Intel chưa phải là công ty đầu tư nhiều tiền nhất trong lĩnh vực CNTT ở VN, tuy nhiên với tiếng tăm và tên tuổi, việc Intel đầu tư giúp nâng cao vị thế của VN.

Còn chuyện BG sang VN được đón tiếp long trọng một phần vì MS là hãng lớn (nhưng so với Intel thì cũng ngang nhau thôi, không cần so sánh) nhưng lý do chủ đạo lại vì chính bản thân BG, ông được đích thân TT PVK mời tới VN từ tháng 6 năm ngoái và chuyến đi này ông là khách mời đặc biệt của CP. Chính tên tuổi của BG cũng là một thương hiệu lớn, mọi người ở VN biết đến BG với nhiều lý do khác nhau, nhưng nếu không phải là người trong ngành sẽ không biết TGĐ của IBM, MS hay Intel là ai cả.
 
Hạng B2
27/12/04
380
1
18
RE: Chuyện của Bill Gate..

Khách về rồi, các bác tranh luận vui thế;).
 
Hạng C
19/7/05
593
4
0
RE: Chuyện của Bill Gate..

Khổ thế, ở VN cứ phải tiền tươi thì mới gọi là "giúp". Cho 100$ thì sướng run người, nhưng bỏ tiền cho đi đào tạo cả năm cả tháng cho cả làng cả tổng thì thờ ơ... [8D]

Mua phần mềm của người ta thì đòi mua thật rẻ. Nhưng bán tôm bán cá cho người ta thì lại đòi giá quốc tế cho nó công bằng. [8D]
 
Last edited by a moderator: