Hạng C
25/7/18
588
2.007
93
Bình Thạnh, Tp HCM
Chủ yếu là bài toán dãn dân, việc làm cho các khu vệ tinh, đô thị khác, hiện nay hàng năm biết bao sv, hs vào sg học rồi ở lại, hạ tầng sao chạy theo nổi. Các tỉnh thành khác xa xa sg có bao giờ kẹt đâu.
 
  • Like
Reactions: MU_CEO
Hạng F
6/9/18
7.371
16.337
113
35
nhưng kẹt ở Mỹ hay China nó khác mình lắm, xe nối đuôi nhau dài thẳng tắp....ko có chuyện xuyên ngang, bẻ chéo như mình đâu !
Giáo dục ở bển tệ ko biết dạy tắc đón đầu nên vậy đó Chú C ơi,, có j hay đâu
 
  • Wow
Reactions: 2NúaMT
Hạng D
10/12/14
1.379
4.083
113
Thành phố Hồ Chí Minh
Tất cả là do cái tâm và cái tầm đầu của lãnh đạo mà ra hết, mà tình hình tham nhũng thì rất ổn định, bộ máy nát như tương bần thế này thì vô phương rồi. Một đc Bộ trưởng bảo "Hải Quan Bắc Ninh ăn 5 tỷ chỉ là ăn vặt", còn chủ tịch QH vừa nói với cử tri là "các đc ăn quá dày" kìa (vụ kê khống máy xét nghiệm covid), Nát lắm rồi, bệnh ung thư gai đoạn cuối hết thuốc chữa rồi:(
PS : Cứ ra đầu cao tốc đoạn An Phú mỗi buổi chiều cuối tuần quan sát sẽ thấy cái tài làm quy hoạch giao thông của lãnh đạo thành phố nha.....Cón tài chống ngập thì đỉnh nhất trên thế giới rồi, các nước phải theo học tập, chuẩn bị đóng phí chống ngập nha bà con
 
Hạng B2
17/4/17
365
352
63
42
TP cảu chúng ta vui lắm, dân số hơn 10 triệu, dân vp, dân đi làm shop, làm thêm, học thêm, ăn uống, nhậu nhẹt tiệc tùng... ít nhất 10pm mới ra. Bus quy hoạch 7pm ra đón xe run cầm cập sợ hết xe.
Sáng đi làm tính đi bus còn chiều về lỡ làm thêm tí coi như kiếm xe ôm về.
Dân đi làm parttime hay bán buôn ở tttm thì 10pm ra trưa đi bus tối là đặt grap
Bus thì bắt ko đúng tuyến phải bắt thêm 1 chuyến nữa, leo lên nhảy xuống là 7k vnd bất kể khoảng cách đi 1km hay 20km...

Mà cứ mở miệng ra là phương tiện công cộng, hạn chế phương tiện cá nhân... Vĩ đại thật
 
  • Haha
Reactions: 2NúaMT
Hạng B2
22/4/20
334
201
43
60
Kết thúc giai đoạn 5 năm với kỳ vọng tạo nên nhiều đột phá, bức tranh giao thông TP.HCM vẫn chưa thoát khỏi những mảng màu tối trong vòng luẩn quẩn kẹt xe, hạ tầng yếu kém vì thiếu vốn.


Sở GTVT TP.HCM vừa hoàn chỉnh dự thảo báo cáo tổng kết Chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, đến cuối năm 2019, trên địa bàn TP có 12 điểm đen thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông, trong đó có 4 điểm không tiếp tục xảy ra tai nạn và được Ban An toàn giao thông TP, Công an TP thống nhất xóa. 6 tháng đầu năm, TP không phát sinh thêm điểm đen nào. Như vậy, tính đến tháng 6 vừa qua, danh sách các điểm đen tai nạn chỉ còn lại 8 điểm.

Về xử lý các điểm nguy cơ ùn tắc giao thông, Sở đã lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan về việc công bố xóa đối với 6/28 điểm chuyển biến tốt và bổ sung các điểm phát sinh mới để xây dựng kế hoạch tập trung xử lý trong năm 2020. Đối với 22 điểm còn lại (chuyển tiếp từ cuối năm 2019), qua theo dõi đến tháng 6, có 7 điểm chuyển biến tốt, 11 điểm có chuyển biến nhưng còn phức tạp và 4 điểm không chuyển biến.

Kẹt xe đã thành “đặc sản”

Đáng chú ý, trong 6 điểm đã thoát danh sách điểm đen ùn tắc theo đánh giá của Sở GTVT, còn nhiều khu vực vẫn thường xuyên diễn ra tình trạng xe cộ chen chúc vào giờ cao điểm. Đơn cử, tại giao lộ Lê Văn Việt - Đình Phong Phú (Q.9), cứ tới khoảng 18 - 18 giờ 30 phút là bắt đầu kẹt xe. Không chỉ vậy, giao lộ này còn là nỗi ám ảnh của người dân sống tại khu vực vì tình trạng ngập nước. Mỗi khi trời mưa, cả đoạn đường hơn 1 km kéo dài từ đây hướng về phía ngã ba Mỹ Thạnh lại lênh láng nước, có khi ngập tới nửa bánh xe, khiến ùn tắc càng thêm trầm trọng. Tương tự, đường Hoàng Minh Giám (Q.Phú Nhuận và Q.Gò Vấp) cũng thường xuyên ùn ứ giờ cao điểm.

View attachment 2246174

Thực tế, tình trạng xe cộ đông đúc, đường phố quá tải gần như đã trở thành “đặc sản” của TP. Nhiều trục đường trước đây thông thoáng, phương tiện chỉ đông hơn vào giờ tan tầm chiều tối như Nguyễn Đình Chiểu, Trần Quốc Thảo (Q.3), Nguyễn Thái Học (Q.1), Bến Vân Đồn (Q.4) nay cũng liên tục tắc nghẽn.

TS Huỳnh Thế Du, giảng viên chính sách công - Trường đại học Fulbright, cho rằng do nhu cầu đi lại ngày càng tăng cao, kéo dài khoảng cách so với khả năng cung ứng của hạ tầng, giao thông TP.HCM đang bùng phát tới điểm ùn tắc và chỉ cần thêm một lượng nhỏ phương tiện cũng có thể đẩy lên tới mức ùn tắc kinh khủng. Khi đã tiến đến ngưỡng này, tốc độ ùn tắc sẽ tăng rất nhanh, theo chiều dốc thẳng đứng, thêm 1 chiếc xe máy có thể đẩy mức độ ùn tắc tăng lên đến 10 lần trong thực tế, thay vì chỉ tăng 2 - 3 lần theo lý thuyết.

Với tốc độ làm đường hiện tại, cần 150 năm

Theo đánh giá của Sở GTVT TP.HCM, một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông là quỹ đất dành cho giao thông trên địa bàn TP quá thấp. Cụ thể, tổng chiều dài các tuyến đường của TP khoảng 4.205,8 km, đạt mật độ 2 km/km2 (theo quy hoạch là 10 - 13,3 km/km2). Đất dành cho giao thông khoảng 7.987 ha (quy hoạch là 22.305 ha). Tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt 8,73% (quy hoạch là 22,3%). Các chỉ tiêu này đều thấp hơn so với các TP tương đồng, đang phát triển như Bangkok, Đài Bắc, Singapore… Chưa kể, hệ thống hạ tầng giao thông hiện hữu chủ yếu do lịch sử để lại, nhiều tuyến đường đã xuống cấp nghiêm trọng.


Quy hoạch giao thông TP.HCM đề cập đến đầy đủ mạng lưới đường xuyên tâm, đường cao tốc, đường trên cao, đường sắt đô thị nhưng suốt nhiều thập niên qua, các dự án này phần lớn vẫn giậm chân tại chỗ.

Trong buổi gặp mặt cán bộ cao cấp quân đội nghỉ hưu sinh sống tại TP.HCM cuối năm 2019, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đánh giá giao thông là vấn đề khó giải quyết nhất đối với TP.HCM hiện nay. “Với tốc độ làm đường như vừa qua thì cần tới 150 năm mới đủ”, ông Nhân nhận định.

Kỳ vọng phép màu giao thông công cộng

Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, thừa nhận kết thúc 5 năm triển khai chương trình đột phá, phát triển hạ tầng và giao thông công cộng TP.HCM là 2 nhiệm vụ lớn mà ngành giao thông TP vẫn chưa thực hiện tốt đủ đáp ứng nhu cầu của người dân và xứng tầm với 1 TP có mật độ dân số lớn nhất cả nước như TP.HCM. “Sở GTVT đang gấp rút hoàn thiện đề án “Tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát sử dụng xe cá nhân” trước khi trình UBND TP thông qua. Đề án dự kiến bao gồm 36 giải pháp được sắp xếp thành 3 nhóm, theo thứ tự ưu tiên kèm theo trách nhiệm của các cơ quan và nguồn lực thực hiện, được kỳ vọng sẽ cải thiện bức tranh giao thông của TP thông qua các biện pháp kéo - đẩy nhằm hạn chế xe cá nhân, thúc đẩy giao thông công cộng phát triển”, ông Lâm cho hay.

Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban QLDA), đơn vị đang nắm rất nhiều dự án giao thông lớn của TP, cũng thông tin theo lộ trình mà Ban QLDA đã xây dựng, giai đoạn 2021 - 2025 được coi là thời kỳ của hạ tầng giao thông khi một loạt dự án lớn có hẹn khởi công và về đích. Ông Phúc đánh giá hệ thống giao thông công cộng chính là lời giải mấu chốt cho bài toán giao thông của TP.HCM. Do đó, bên cạnh hệ thống metro, 1 trong 8 nhóm nhiệm vụ của đơn vị này đặt ra trong giai đoạn 2021 - 2025 là xây dựng được 6 tuyến buýt nhanh BRT và phát triển hoạt động của mạng lưới 150 tuyến xe buýt truyền thống. Các tuyến buýt BRT đã được nghiên cứu cho phù hợp với đặc điểm giao thông, đô thị của TP.HCM trên cơ sở rút kinh nghiệm từ tuyến BRT của Hà Nội. Trong đó, tuyến số 1 (Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ) dự kiến có thể được triển khai ngay trong năm sau.

Liên kết giao thông khu vực: thiếu và khó khăn

Theo Sở GTVT TP.HCM, sự liên kết giữa hệ thống giao thông đô thị TP với hệ thống giao thông các vùng lân cận trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam còn thiếu và gặp nhiều khó khăn.

Cụ thể, mạng lưới đường còn thiếu, hạn chế năng lực lưu thông; đường Vành đai 2 chưa khép kín, các tuyến quốc lộ 1, 13, 22, 50 chưa được đầu tư mở rộng theo quy hoạch, đường Vành đai 3, 4, hệ thống đường cao tốc hướng tâm (TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, Biên Hòa) chưa được đầu tư nên một lượng lớn phương tiện giao thông quá cảnh vẫn lưu thông trung tâm TP, gây quá tải cho hệ thống giao thông hiện hữu, cản trở lưu thông kết nối giữa TP.HCM với các tỉnh cũng như giữa các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía nam.

https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tphcm-bat-luc-voi-ket-xe-1242699.html
Làm gì có kẹt xe :" 30 phút còn nhúc nhích được" mà kẹt gì....
 
  • Like
Reactions: MU_CEO
Hạng B2
22/4/20
334
201
43
60
Hcm mấy nay e thấy đâu còn kẹt xe nữa đâu. Chiều nào về có ai than kẹt đâu mà a chủ nói quá, họ chỉ than ngập thôi ah.
Đôi lúc ngập nc làm họ quên mất cảm giác kẹt xe anh ah
"Nước Tụ Lại Có Tí" sao lại bảo ngập hè....
 
Hạng D
19/5/15
1.544
1.764
113
30
Dân Nam kỳ tính tình bon chen, chen lấn từng cm đường, dẫn đến kẹt xe, tất cả cùng gánh hậu quả. Nói chung là tự tay bóp rái nhau mà vẫn cười hô hố với nhau. Không hiểu
 
  • Haha
Reactions: MU_CEO
Hạng B2
22/4/20
334
201
43
60
Dân Nam kỳ tính tình bon chen, chen lấn từng cm đường, dẫn đến kẹt xe, tất cả cùng gánh hậu quả. Nói chung là tự tay bóp rái nhau mà vẫn cười hô hố với nhau. Không hiểu
Dân Vịt. ... chứ k phải Nam Kỳ ...Bắc Kỳ...chen lấn hơn cả Trung Kỳ....hì hì...
 
  • Haha
Reactions: Matiz22