Hạng C
4/4/15
810
1.370
93
49
NÈ, ĐỌC ĐI !
Nặng nhiu hả Bác?

Mấy thằng này chở số lượng ít, chắc lại phạt hành chính. Bắt tụi bán lẻ thì ra lề đường Trường Chinh bắt mỏi tay. Mà chắc được vài chục bao, chả bõ.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:0|cellspacing:0|100%x@]
{tbody}
{tr}
{td}Chính phủ ban hành Nghị định số 76/2010/NĐ-CP (29/7){/td}
{/tr}
{tr}
{td=right}Người gửi : administrator{/td}
{/tr}
{tr}
{td=@x10} {/td}
{/tr}
{tr}
{td}
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:0|cellspacing:0|100%x@]
{tbody}
{tr}
{td=top}
thuoc%20la(163172972010).jpg

Để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, đồng thời bảo đảm yêu cầu tăng cường đấu tranh quyết liệt phòng, chống các hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá trong tình hình hiện nay, ngày 12 tháng 7 năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2010//NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định số 06/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá (gọi tắt là Nghị định 76).
Nội dung chính của Nghị định 76 là sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định số 06/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá thành 3 Điều như sau:
Điều 11a. Vi phạm các quy định về kinh doanh rượu nhập lậu
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi kinh doanh rượu nhập lậu có trị giá đến 500.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có trị giá rượu nhập lậu từ trên 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có trị giá rượu nhập lậu từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có trị giá rượu nhập lậu từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có trị giá rượu nhập lậu từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có trị giá rượu nhập lậu từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có trị giá rượu nhập lậu từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
8. Đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này có trị giá rượu nhập lậu từ 100.000.000 đồng trở lên thì cơ quan phát hiện hoặc thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không truy cứu trách nhiệm hình sự mà chuyển sang xử phạt vi phạm hành chính thì mức xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền là 100.000.000 đồng.
9. Đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này có trị giá dưới 100.000.000 đồng và người vi phạm đã bị xử phạt hành chính nhưng chưa hết thời hạn quy định tại Điều 11 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008 mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm hoặc có dấu hiệu phạm tội thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không truy cứu trách nhiệm hình sự mà chuyển sang xử phạt vi phạm hành chính thì mức xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền là 100.000.000 đồng.
10. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 đến khoản 8 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 06 tháng đến 12 tháng đối với những hành vi vi phạm quy định từ khoản 4 đến khoản 8 của Điều này.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả: tiêu huỷ tang vật là rượu nhập lậu không đảm bảo chất lượng theo quy định gây hại cho sức khoẻ con người. Cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc tiêu huỷ tang vật vi phạm là rượu nhập lậu không đảm bảo chất lượng theo quy định gây hại cho sức khoẻ con người quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này. Trường hợp không thể áp dụng được biện pháp buộc cá nhân, tổ chức vi phạm tiêu huỷ thì tịch thu để tiêu huỷ theo quy định.
Điều 11b. Vi phạm các quy định về kinh doanh hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu
1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng đến 10 bao (1 bao = 20 điếu; đối với các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu được quy đổi 20g = 1 bao).
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có số lượng từ trên 10 bao đến 50 bao.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có số lượng từ trên 50 bao đến 100 bao.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có số lượng từ trên 100 bao đến 200 bao.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có số lượng từ trên 200 bao đến 400 bao.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có số lượng từ trên 400 bao đến 600 bao.
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có số lượng từ trên 600 bao đến 1.000 bao.
8. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có số lượng từ trên 1.000 bao đến dưới 1.500 bao.
9. Đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này có số lượng thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao trở lên thì cơ quan phát hiện hoặc thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không truy cứu trách nhiệm hình sự mà chuyển sang xử phạt vi phạm hành chính thì mức xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền là 100.000.000 đồng.
10. Đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này có số lượng dưới 1.500 bao và người vi phạm đã bị xử phạt hành chính nhưng chưa hết thời hạn quy định tại Điều 11 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008 mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm hoặc có dấu hiệu phạm tội thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không truy cứu trách nhiệm hình sự mà chuyển sang xử phạt vi phạm hành chính thì mức xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền là 100.000.000 đồng.
11. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 06 tháng đến 12 tháng đối với những hành vi vi phạm quy định từ khoản 5 đến khoản 9 của Điều này.
12. Biện pháp khắc phục hậu quả: tiêu huỷ tang vật là thuốc lá điếu nhập lậu theo quy định; cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc tiêu huỷ tang vật vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này. Trường hợp không thể áp dụng được biện pháp buộc cá nhân, tổ chức vi phạm tiêu huỷ thì tịch thu để tiêu huỷ theo quy định.
Điều 11c. Vi phạm các quy định về kinh doanh nguyên liệu thuốc lá nhập lậu
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ nguyên liệu thuốc lá nhập lậu dưới dạng lá khô chưa tách cọng có trọng lượng dưới 50 kg (đối với thuốc lá dưới dạng lá rời, lá đã sơ chế tách cọng hoặc thuốc lá sợi, thuốc lá tấm, cọng thuốc lá và các chế phẩm thay thế khác dùng để sản xuất ra các sản phẩm thuốc lá được quy đổi theo trọng lượng tương đương).
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có trọng lượng từ trên 50 kg đến 100 kg.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có trọng lượng từ trên 100 kg đến 300 kg.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có trọng lượng từ trên 300 kg đến 500 kg.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có số lượng từ trên 500 kg đến 700 kg.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có trọng lượng từ trên 700 kg đến 1.000 kg.
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có trọng lượng từ trên 1.000 kg đến 1.500 kg.
8. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có trọng lượng từ trên 1.500 kg đến dưới 2.000 kg.
9. Đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này có trọng lượng từ 2.000 kg trở lên thì cơ quan phát hiện hoặc thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không truy cứu trách nhiệm hình sự mà chuyển sang xử phạt vi phạm hành chính thì mức xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền là 100.000.000 đồng.
10. Đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này có trọng lượng dưới 2.000 kg và người vi phạm đã bị xử phạt hành chính nhưng chưa hết thời hạn quy định tại Điều 11 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008 mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm hoặc có dấu hiệu phạm tội thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không truy cứu trách nhiệm hình sự mà chuyển sang xử phạt vi phạm hành chính thì mức xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền là 100.000.000 đồng.
11. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 06 tháng đến 12 tháng đối với những hành vi vi phạm quy định từ khoản 5 đến khoản 9 của Điều này.
12. Biện pháp khắc phục hậu quả: tiêu huỷ tang vật là nguyên liệu thuốc lá nhập lậu không đảm bảo chất lượng theo quy định; cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc tiêu huỷ tang vật vi phạm không đảm bảo chất lượng quy định từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này. Trường hợp không thể áp dụng được biện pháp buộc cá nhân, tổ chức vi phạm tiêu huỷ thì tịch thu để tiêu huỷ theo quy định.
Nghị định 76 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2010./.​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
 
  • Like
Reactions: Tohoa and BinAn
Hạng C
4/4/15
810
1.370
93
49
Nữa nè, ai rảnh thì đọc ! :3dcuoi:
Vận chuyển 500 gói thuốc lá lậu có thể bị phạt tù đến 15 năm?

Dân trí Để đấu tranh với các đối tượng kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ thuốc lá lậu, Ban Chỉ đạo 389 đã có kiến nghị giảm số lượng thuốc lá nhập lậu từ 1500 gói xuống 500 gói để xử lý hình sự và các đối tượng này có thể nhận mức phạt tối đa là 15 năm tù.

Ngày 16/3, tại Đồng Tháp, Ban Chỉ đạo 389 đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy hơn 542.000 gói thuốc lá lậu do các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Tháp bắt giữ từ đầu năm đến nay. Đây là đợt tiêu hủy thuốc lá lậu lớn nhất trên địa bàn tỉnh từ trước đến giờ.
Xung quanh công tác phòng chống buôn lậu thuốc lá, ông Trương Văn Ba, Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia thông tin: “Công tác phòng chống thuốc lá lậu hiện nay đã rất bài bản, chúng ta đã có những mũi tấn công trên các tuyến đường bộ, biên giới. Về tuyến nội địa, để chống lại tình trạng buôn lậu thuốc lá một cách hiệu quả hơn thì chúng ta nên đi sâu, tăng cường càn quét những điểm bán thuốc lá lẻ. Về phía chỉ đạo ở tầm quốc gia, cuộc họp giữa các doanh nghiệp thuốc lá hợp pháp, giám đốc các Sở vừa diễn ra cho thấy sự quyết liệt trong công tác phòng chống thuốc lá lậu. Theo tôi, sự quyết liệt này cần có tính lâu dài thì mới giảm được tình trạng buôn lậu”.
Ông Trương Văn Ba, Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia
Tuy nhiên, Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia cũng thừa nhận một trong những khó khăn trong công tác phòng chống buôn thuốc lá lậu là phương tiện phục vụ cho công tác chống buôn lậu đang thiếu, ví dụ như xe cộ, thiết bị... Chi phí hỗ trợ cho lực lượng làm công tác chống buôn lậu vẫn chưa đủ.
Từ khi thành lập Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia tới nay, công tác chống buôn lậu nói chung trên địa bàn cả nước đã đạt được những kết quả rất khả quan. Đặc biệt, công tác chống buôn lậu thuốc lá từ khi có chỉ thị 30, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, các lực lượng chức năng vào cuộc rất quyết liệt, ban đầu đã đạt được những kết quả rất khả quan. Trong thời gian sắp tới, Ban chỉ đạo 389 tiếp tục tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo các ngành, địa phương để các lực lượng chức năng quyết liệt hơn nữa về tăng cường công tác phòng chống buôn lậu thuốc lá tại các tuyến miền Tây, miền Trung và một số tỉnh phía Bắc.
Xung quanh ý kiến về kiến nghị giảm số lượng thuốc lá nhập lậu từ 1.500 gói xuống 500 gói để xử lý hình sự với mức phạt tối đa là 15 năm tù, Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia Trương Văn Ba cho biết: “Tại Chỉ thị 30 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chống buôn lậu thuốc lá, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, các ngành, lực lượng chức năng để tiến hành chỉnh sửa chỉ thị, thông tư này. Trong chỉ thị 30, chúng tôi cũng đã tham mưu và đang theo dõi, đốc thúc các cơ quan chức năng đặc biệt là Bộ Công Thương để chỉnh sửa thông tư này. Không riêng gì về phía cá nhân tôi ủng hộ mà các Bộ, các ngành, lực lượng chức năng, địa phương đều ủng hộ, vì chính điều này sẽ giúp công tác chống thuốc lá lậu đạt được hiệu quả cao”.
Tham gia buổi tiêu hủy thuốc lá nhập lậu ngày 16/3, ông Nguyễn Chí Bắc, Phó giám đốc Sở Công Thương kiêm Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý Thị trường Đồng Tháp cho biết về công tác phòng chống buôn lậu thuốc lá trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp: “Trong 542.000 gói thuốc lá tiêu hủy đợt này, có tất cả 879 đối tượng bị bắt, trong đó có 2 vụ xử lý hình sự, còn lại là xử phạt hành chính. Nguyên nhân là do các đối tượng xé lẻ hàng hóa để trốn tránh xử lý hình sự. Từ bất cập này, tại Đồng Tháp cũng như một số tỉnh khác, công tác phòng chống nạn vận chuyển, buôn bán thuốc lá lậu còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, cần giảm số lượng thuốc lá xuống từ 500 gói (trước đây 1.500 trở lên) là có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì mới răn đe được các đối tượng này.
">
Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc đối ngoại công ty B.A.T tại Việt Nam
Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc đối ngoại, VPĐD B.A.T Marketing (Singapore) cho biết, việc tiêu hủy số lượng lớn thuốc lá lậu (542.000 gói) là một minh chứng cho tính hiệu quả của chỉ thị 30 của Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng chống thuốc lá lậu tại Việt Nam. Qua đây, chúng tôi cũng nhờ phương tiện truyền thông để gửi lời cám ơn của doanh nghiệp hợp pháp trong ngành thuốc lá đến các cơ quan chức năng đã rất quyết liệt trong công tác phòng chống thuốc lá nhập lậu. Chúng tôi ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực cũng như quyết tâm của của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cũng như của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Đồng Tháp trong việc quán triệt và thực hiện Chỉ thị 30, và chúng tôi cũng đồng tình với kiến nghị của Ban chỉ đạo 389 giảm số lượng vẫn chuyển từ 1.500 gói thuốc lá xuống 500 là bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu kiến nghị được thông qua thì mới có thể tăng cường tính răn đe và làm giảm vấn nạn nhập lậu thuốc lá vào Việt Nam trong thời gian tới.
Theo báo cáo của Cục Quản lý Thị trường (QLTT), năm 2014, lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra, xử lý 8.905 vụ buôn lậu, tịch thu khoảng 2 triệu bao thuốc lá... Lượng thuốc lá nhập lậu tăng mạnh về số lượng, chủng loại. Năm 2014, thuốc lá lậu đã tăng lên 30-40% so với 2013, chiếm trên 27% thị phần với hơn 1 tỷ bao. Năm 2013, thuốc lá nhập lậu gây thất thu ngân sách Nhà nước 6.500 tỷ đồng, năm 2014 lên đến hơn 8.000 tỷ đồng.
 
Hạng D
24/3/15
1.637
2.425
113
Me
Nữa nè, ai rảnh thì đọc ! :3dcuoi:
Vận chuyển 500 gói thuốc lá lậu có thể bị phạt tù đến 15 năm?

Dân trí Để đấu tranh với các đối tượng kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ thuốc lá lậu, Ban Chỉ đạo 389 đã có kiến nghị giảm số lượng thuốc lá nhập lậu từ 1500 gói xuống 500 gói để xử lý hình sự và các đối tượng này có thể nhận mức phạt tối đa là 15 năm tù.

Ngày 16/3, tại Đồng Tháp, Ban Chỉ đạo 389 đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy hơn 542.000 gói thuốc lá lậu do các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Tháp bắt giữ từ đầu năm đến nay. Đây là đợt tiêu hủy thuốc lá lậu lớn nhất trên địa bàn tỉnh từ trước đến giờ.
Xung quanh công tác phòng chống buôn lậu thuốc lá, ông Trương Văn Ba, Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia thông tin: “Công tác phòng chống thuốc lá lậu hiện nay đã rất bài bản, chúng ta đã có những mũi tấn công trên các tuyến đường bộ, biên giới. Về tuyến nội địa, để chống lại tình trạng buôn lậu thuốc lá một cách hiệu quả hơn thì chúng ta nên đi sâu, tăng cường càn quét những điểm bán thuốc lá lẻ. Về phía chỉ đạo ở tầm quốc gia, cuộc họp giữa các doanh nghiệp thuốc lá hợp pháp, giám đốc các Sở vừa diễn ra cho thấy sự quyết liệt trong công tác phòng chống thuốc lá lậu. Theo tôi, sự quyết liệt này cần có tính lâu dài thì mới giảm được tình trạng buôn lậu”.
Ông Trương Văn Ba, Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia
Tuy nhiên, Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia cũng thừa nhận một trong những khó khăn trong công tác phòng chống buôn thuốc lá lậu là phương tiện phục vụ cho công tác chống buôn lậu đang thiếu, ví dụ như xe cộ, thiết bị... Chi phí hỗ trợ cho lực lượng làm công tác chống buôn lậu vẫn chưa đủ.
Từ khi thành lập Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia tới nay, công tác chống buôn lậu nói chung trên địa bàn cả nước đã đạt được những kết quả rất khả quan. Đặc biệt, công tác chống buôn lậu thuốc lá từ khi có chỉ thị 30, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, các lực lượng chức năng vào cuộc rất quyết liệt, ban đầu đã đạt được những kết quả rất khả quan. Trong thời gian sắp tới, Ban chỉ đạo 389 tiếp tục tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo các ngành, địa phương để các lực lượng chức năng quyết liệt hơn nữa về tăng cường công tác phòng chống buôn lậu thuốc lá tại các tuyến miền Tây, miền Trung và một số tỉnh phía Bắc.
Xung quanh ý kiến về kiến nghị giảm số lượng thuốc lá nhập lậu từ 1.500 gói xuống 500 gói để xử lý hình sự với mức phạt tối đa là 15 năm tù, Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia Trương Văn Ba cho biết: “Tại Chỉ thị 30 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chống buôn lậu thuốc lá, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, các ngành, lực lượng chức năng để tiến hành chỉnh sửa chỉ thị, thông tư này. Trong chỉ thị 30, chúng tôi cũng đã tham mưu và đang theo dõi, đốc thúc các cơ quan chức năng đặc biệt là Bộ Công Thương để chỉnh sửa thông tư này. Không riêng gì về phía cá nhân tôi ủng hộ mà các Bộ, các ngành, lực lượng chức năng, địa phương đều ủng hộ, vì chính điều này sẽ giúp công tác chống thuốc lá lậu đạt được hiệu quả cao”.
Tham gia buổi tiêu hủy thuốc lá nhập lậu ngày 16/3, ông Nguyễn Chí Bắc, Phó giám đốc Sở Công Thương kiêm Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý Thị trường Đồng Tháp cho biết về công tác phòng chống buôn lậu thuốc lá trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp: “Trong 542.000 gói thuốc lá tiêu hủy đợt này, có tất cả 879 đối tượng bị bắt, trong đó có 2 vụ xử lý hình sự, còn lại là xử phạt hành chính. Nguyên nhân là do các đối tượng xé lẻ hàng hóa để trốn tránh xử lý hình sự. Từ bất cập này, tại Đồng Tháp cũng như một số tỉnh khác, công tác phòng chống nạn vận chuyển, buôn bán thuốc lá lậu còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, cần giảm số lượng thuốc lá xuống từ 500 gói (trước đây 1.500 trở lên) là có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì mới răn đe được các đối tượng này.
">
Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc đối ngoại công ty B.A.T tại Việt Nam
Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc đối ngoại, VPĐD B.A.T Marketing (Singapore) cho biết, việc tiêu hủy số lượng lớn thuốc lá lậu (542.000 gói) là một minh chứng cho tính hiệu quả của chỉ thị 30 của Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng chống thuốc lá lậu tại Việt Nam. Qua đây, chúng tôi cũng nhờ phương tiện truyền thông để gửi lời cám ơn của doanh nghiệp hợp pháp trong ngành thuốc lá đến các cơ quan chức năng đã rất quyết liệt trong công tác phòng chống thuốc lá nhập lậu. Chúng tôi ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực cũng như quyết tâm của của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cũng như của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Đồng Tháp trong việc quán triệt và thực hiện Chỉ thị 30, và chúng tôi cũng đồng tình với kiến nghị của Ban chỉ đạo 389 giảm số lượng vẫn chuyển từ 1.500 gói thuốc lá xuống 500 là bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu kiến nghị được thông qua thì mới có thể tăng cường tính răn đe và làm giảm vấn nạn nhập lậu thuốc lá vào Việt Nam trong thời gian tới.
Theo báo cáo của Cục Quản lý Thị trường (QLTT), năm 2014, lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra, xử lý 8.905 vụ buôn lậu, tịch thu khoảng 2 triệu bao thuốc lá... Lượng thuốc lá nhập lậu tăng mạnh về số lượng, chủng loại. Năm 2014, thuốc lá lậu đã tăng lên 30-40% so với 2013, chiếm trên 27% thị phần với hơn 1 tỷ bao. Năm 2013, thuốc lá nhập lậu gây thất thu ngân sách Nhà nước 6.500 tỷ đồng, năm 2014 lên đến hơn 8.000 tỷ đồng.
Mềnh không rãnh đọc được hôn ?
 
Hạng D
19/2/10
1.999
5.426
113
Cứ ngồi bên đường Bình Tây quận 6 là gặp bọn này chở hàng về à,chui vô hẻm nhiều lắm.
 
  • Like
Reactions: Tohoa