Hạng D
21/3/08
4.893
4.644
113
hcm
Bác chủ có lỗi rồi, lỗi quá tin vào công lý! :D
Mấy đứa nó không sao là quá may rồi, không rút cho nhanh, ở đó mà còn ngồi chờ người lớn tới, người lớn tới gặp đúng cái ben đang ngồi nhậu với nhau, nó về nó gọi ra thì còn vui nữa!
 
Hạng B2
1/12/16
114
119
43
44
Không nói chuyện lỗi
Lần đầu tiên thấy csgt tích cực vậy đó. Tâm lý oto sợ rắc rối nên dễ bị làm khó.
Đầu tiên phải để 2 bên tự thoả thuận lúc này có hỏi csgt cũng không trả lời lỗi bên nào đâu.
Nguyên nhân chắc do bác đi xe xịn quá nên người ta sợ mất mối.
Thời buổi này người dân chỉ đứng vị trí Á quân thôi nhé. Bác cẩn thận đó.
 
  • Like
Reactions: xlive
Hạng F
7/8/17
7.962
11.187
113
nói chung là ra đường nên nhường mấy con bò chạy 2 bánh( em đang nói mấy con bò nhé), mà em cứ thấy ở VN có cái kiểu đi xe cỏ là ban là càn quét, điển hình ra đường mà gặp kia morning với vios nó tạt đầu, lấn lane, đảo lane các kiểu gần như ko sợ va chạm. thấy rất ghét nhưng biết sao được mình xe đắt tiền hơn có va chạm thì mình thiệt hơn thôi
 
Hạng B2
13/2/15
192
82
28
45
Theo tôi bác lo cửa hậu và lấy giấy tờ càng sớm càng tốt còn bảo hiểm thì lấy xe làm thêm 1 cái vào tường nhà kêu bảo hiểm xuống... theo tôi vậy là nhanh nhất . Đừng kiện và làm lớn chuyện, bác chưa bị giam xe điều tra là may rồi vì lúc đó tốn thêm tiền lưu bãi nha...
 
Hạng D
21/3/08
4.893
4.644
113
hcm
Theo tôi bác lo cửa hậu và lấy giấy tờ càng sớm càng tốt còn bảo hiểm thì lấy xe làm thêm 1 cái vào tường nhà kêu bảo hiểm xuống... theo tôi vậy là nhanh nhất . Đừng kiện và làm lớn chuyện, bác chưa bị giam xe điều tra là may rồi vì lúc đó tốn thêm tiền lưu bãi nha...
Bác chủ nói bị giam xe mà bác?
 
Hạng D
23/10/15
2.780
4.775
113
TPHCM
Về mấy ông nhóc đó thì phía CA cũng xử lý nếu anh có cách chứng minh "đủ" để giảm mức "làm khó" cho anh ! Nhưng khi mình ngồi lên ô tô cứ nhớ BLDS 91/2015/QH13 "Bộ luật dân sư 2015" & NGHỊ QUYẾT 03/2006/NQ-HĐTP

BLDS 91/2015/QH13 :
Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại

03/2006/NQ-HĐTP :
III. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA (ĐIỀU 623 BLDS)
1. Xác định nguồn nguy hiểm cao độ

a) Khi có phương tiện giao thông, công trình, vật chất hoặc loại thú nào đó gây ra thiệt hại, để có căn cứ áp dụng các
khoản 2, 3 và 4 Điều 623 BLDS xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì phải xác định nguồn gây ra thiệt hại có phải là nguồn nguy hiểm cao độ hay không.
b) Để xác định nguồn nguy hiểm cao độ cần phải căn cứ vào
khoản 1 Điều 623 BLDS và văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan hoặc quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực cụ thể đó. Ví dụ: Để xác định phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thì phải căn cứ vào Luật Giao thông đường bộ. Theo quy định tại
điểm 13 Điều 3 Luật giao thông đường bộ thì phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật.

2. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra​
a) Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chủ sở hữu đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm là đang thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý nguồn nguy hiểm cao độ nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ nguồn nguy hiểm cao độ.
b) Người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thỏa thuận khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường.
Ví dụ: Các thỏa thuận sau đây là không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường:
- Thỏa thuận cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
- Thỏa thuận chủ sở hữu bồi thường thiệt hại trước, sau đó người được giao chiếm hữu, sử dụng sẽ hoàn trả cho chủ sở hữu khoản tiền đã bồi thường;
- Ai có điều kiện về kinh tế hơn thì người đó thực hiện việc bồi thường thiệt hại trước.
Trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không theo đúng quy định của pháp luật mà gây thiệt hại, thì chủ sỡ hữu phải bồi thường thiệt hại.
Ví dụ: Chủ sở hữu biết người đó không có bằng lái xe ô tô, nhưng vẫn giao quyền chiếm hữu, sử dụng cho họ mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại.
c) Về nguyên tắc chung chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
- Thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại.
Ví dụ: Xe ô tô đang tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật, thì bất ngờ có người lao vào xe để tự tử và hậu quả là người này bị thương nặng hoặc bị chết. Trong trường hợp này chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ô tô đó không phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ (xe ô tô) gây ra.
- Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Cần chú ý là trong trường hợp pháp luật có quy định khác về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó.
d) Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (đã tuân thủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật).
Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật) thì phải liên đới cùng với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
đ) Nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác mà gây thiệt hại thì phải xác định trong trường hợp cụ thể đó người được giao nguồn nguy hiểm cao độ có phải là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác định ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Ví dụ: A là chủ sở hữu xe ô tô đã giao xe ô tô đó cho B. B lái xe ô tô tham gia giao thông đã gây tai nạn và gây thiệt hại thì cần phải phân biệt:
- Nếu B chỉ được A thuê lái xe ô tô và được trả tiền công, có nghĩa B không phải là người chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà A vẫn chiếm hữu, sử dụng; do đó, A phải bồi thường thiệt hại.
- Nếu B được A giao xe ô tô thông qua hợp đồng thuê tài sản, có nghĩa A không còn chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà B là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp; do đó, B phải bồi thường thiệt hại. Nếu trong trường hợp này được sự đồng ý của A, B giao xe ô tô cho C thông qua hợp đồng cho thuê lại tài sản, thì C là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ô tô đó; do đó, C phải bồi thường thiệt hại.
 
Tập Lái
4/5/16
7
2
3
42
Thanks all,

Mình đã xử lý xong. Nói chung là được vạ thì má đã sưng, các cụ dạy khó thoát thật. :D
 
Hạng C
1/5/13
796
612
93
TpHCM
Nói chung là nên xì tiền để xxx tham vấn...nếu lỗi mình ko sao xe máy ko thưa kiện thì nên nhận đi bác ui chứ tụi nó tiền chó đâu đền...chả lẽ đè má tụi nó ra mần trừ?
 
Hạng B2
2/8/17
216
130
43
40
Thanks all,

Mình đã xử lý xong. Nói chung là được vạ thì má đã sưng, các cụ dạy khó thoát thật. :D
bác cũng kể chi tiết ra chút để ae rút kn chứ. ko phụ lòng các bác đã tham vấn :D