Chủ đề tương tự
Ngày đăng:
Luật hình sự
Điều 285. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 144, 235 và 301 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.
3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
------
Hành vi thiếu trách nhiệm là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao của người có Chức vụ, quyền hạn.
Không thực hiện nhiệm vụ được giao là trường hợp người có chức vụ quyền hạn không làm những việc theo đúng quy định của pháp luật, của điều lệ công tác như: Nội quy, Quy chế, Quy trình… có tính chất bắt buộc phải thực hiện theo.
Người có chức vụ quyền hạn lại không thực hiện đúng nhiệm vụ, chức vụ, quyền hạn của mình như: Thực hiện không đúng, không đầy đủ hoặc không kịp thời do đó không đáp ứng được yêu cầu của công việc đã đề ra.
Hậu quả nghiêm trọng là những thiệt hại được xác định và có cơ sở xác định là nghiêm trọng về tài sản, về vật chất hay tinh thần, thiệt hại về uy tín, danh dự, tài sản của cơ quan Nhà nước, của tổ chức và cá nhân…
Người có chức vụ quyền hạn được coi là phạm tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng khi họ có khả năng thực tế hoàn thành công việc được giao, tuy nhiên họ đã lơ là trong công việc, không thấy trước khả năng gây hậu quả nghiêm trọng mặc dù điều này là họ phải biết hoặc có thấy trước nhưng tin rằng hậu quả không xảy ra hay có thể ngăn ngừa được. Qua đó thấy rõ lỗi của họ ở đây là lỗi vô ý, có thể vô ý do quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả.
Dấu hiệu về chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” cũng được coi là chủ thể đặc biệt, chỉ những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức mới có thể là chủ thể của tội phạm này.
------
Luật Công Chứng
Điều 3. Chức năng xã hội của công chứng viên
Công chứng viên cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
Điều 4. Nguyên tắc hành nghề công chứng
Điều 33. Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
- Khách quan, trung thực.
- Tuân theo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng.
----------------------
- Quản lý công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình trong việc tuân thủ pháp luật và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
- Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình theo quy định tại Điều 37 của Luật này và bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 38 của Luật này.
Từ những điều trên, tôi nghĩ rằng, nếu xảy ra sự việc công chứng giấy tờ giả, cả công chứng viên và văn phòng công chứng đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
ừ thì chịu trách nhiệm! nhưng chốt lại là trách nhiệm gì? hình sự or dân sự? liên đới or 01 phần??
bạn chỉ rõ thêm đi??
![]()
Chỉ rõ để làm gì vậy bạn?
Ở đây bàn chơi cho vui. Tôi chỉ đưa ra 1 vài điều được coi là đơn giản dễ hiểu theo góc nhìn của một người bình thường muốn tìm hiểu vấn đề theo khía canh pháp luật, để có thể thấy được những ai có trách nhiệm gì.
Còn đi sâu giải quyết vấn đề thì có phải việc của tôi đâu, cả một đám xúm lại còn chả được cái việc gì.
Mà ở cái thế giới này, nếu mà ai cũng thượng tôn pháp luật thì đã đẹp mnr.