Hạng B2
22/6/12
246
74
28
Vũng Tàu
Em chào các bác, chúc các bác buổi sáng tốt lành-hạnh phúc-bình yên!
Các bác cho em hỏi nhé:
Mục đích của công nghệ tăng áp là nạp thêm nhiều hơn gió trời vào buồng đốt (theo cách này hoặc cách khác, kiểu Turbocharger hay các kiểu Supercharger khác).. để tăng thêm "sức mạnh" cho máy?

1. Vậy khi tăng được "gió" rồi thì "người ta" có tăng thêm nhiên liệu (xăng) tương ứng hay không? Ví dụ như khi đó sức chứa hỗn hợp khí/xăng trong động cơ 2.0L sẽ "trở nên" như động cơ 2.5L thông thường chẳng hạn, với tỷ lệ Xăng/Oxy không đổi, đồng thời lượng khí (độc hại)thải ra môi trường cũng tương tự như động cơ 2.5L thông thường?
2. Hoặc khi tăng được "gió" rồi thì "người ta" vẫn giữ nguyên lượng xăng với mục đích tăng lượng Oxy nhằm tăng hiệu quả đốt cháy xăng và xe sẽ 'mạnh" so với động cơ 2.0L thông thường, nhưng lượng khí (độc hại)thải ra môi trường sẽ ít hơn so với động cơ 2.5L thông thường?

Hai ý trên có ý nào đúng không các bác? hay là sai cả ạ?
Em xin cảm ơn các bác ạ.
 
Tập Lái
21/6/12
37
3
8
Tăng áp có 2 cách: Chỉ thông thường tăng lượng khí nạp và xăng được hòa trộn trước khi vào xi lanh (xăng được phun trước khi vào xi lanh), hỗn hợp sau đó được nén chung. Hay tăng áp và chỉ nén không khí, đến cuối hành trình của piston thì xăng mới được phun vào giống như ở động cơ diesel (phun xăng trực tiếp).
Với cách đầu tiên thì lượng không khí ban đầu sẽ bị giới hạn do nhiệt độ của hỗn hợp bị nén sẽ tăng nhanh và khi đạt đến giới hạn hỗn hợp sẽ tự cháy trước khi bugi đánh lửa làm động cơ nóng, giảm công suất. Tất nhiên nếu tính toán lượng khí nén hợp lý nạp cho xi lanh để hỗn hợp không nổ trước thì không chỉ công suất của động cơ sẽ tăng mà cả hiệu suất cũng được cải thiện. Động cơ dạng này cần loại xăng có chỉ số ốc tan (chống nổ trước) cao.
Cách thứ 2 đang được sử dụng ở nhiều loại xe hiện tại của Volkswagen, BMW và Mercedes với những tên thương mại khác nhau. Ngoài turbo thường (sử dụng luồng khí xả của động cơ để nén không khí vào) còn có loại turbo kép dùng điện hỗ trợ tăng áp suất khí nạp. Đương nhiên khi không khí bị nén cao cũng làm tăng nhiệt độ, họ bổ sung thêm phần làm mát trước khi được nạp vào xi lanh (intercooler). Lượng không khí vào nhiều cho phép tăng lượng nhiên liệu phun vào và tăng công suất của động cơ lên rất nhiều. Ở xe Xciroco (hay Tiguan Mỹ) thì động cơ dung tích 2.0 có thể cho công suất 210 ngựa, gần tương đương với loại động cơ 3.0 không dùng turbo!
 
Last edited by a moderator: