Hạng B2
16/1/15
138
222
43
Hôm nay em đọc bài này, định tạo thớt mới thì gặp thớt này. Các bác nào rảnh thì vào đọc nhé
http://vnexpress.net/tin-tuc/oto-xe...nam-that-bai-ai-chiu-trach-nhiem-3208433.html
Cá nhân em suy nghĩ các vị hoạch định đã đúng khi xác định là làm từng bước có lộ trình, nhưng mà với mặt hàng như otô, hầu hết người dân vẫn coi đó là tài sản lớn, đến như chiếc xe máy nhà em cũng coi là tài sản lớn thì bỏ một đống tiền ra mua thì phải chọn mặt hàng nào cũng được được một chút cho bằng bạn bằng em theo tâm lý chung. Vì vậy em thiết nghĩ thế này:
- Đã thực hiện 20 năm cho chính sách mà kỹ thuật công nghệ otô của mình đã đạt được đến đâu? Ít nhất cũng như các bác Bắc Triều gửi một đoàn quân sang nước ngoài bí mật đào tạo để bây giờ quân đội các bác í rất mạnh về IT dù đất nước mới cho phép truy cập Internet được có vài năm... Dù sao theo em thì thời đại nào con người cũng quan trọng nhất.
- Đã 20 năm thực hiện chính sách mà em chưa thấy nước mình có sản xuất được linh kiên để xuất cho các hãng khác lắp ráp. Phải chăng mình đang mơ là sản xuất được nguyên chiếc xe oto chi cho thị trường Việt. Mỗi chiếc xe có biết bao nhiêu bộ phận mà không kêu gọi đầu tư tìm chỗ đứng được cho chi tiết bộ phận nào thì nghĩ chi đến việc tự sản xuất oto. Đầu tư cả dây chuyền để lắp ráp cho vài chiếc xe nội thì ai dám làm.
- Chấp nhận sự thật đối với tâm lý người Việt đó là oto là tài sản, là vợ 2 vì thu nhập của dân mình còn thấp. Và muốn oto Viêt có thể bán được thì chỉ có cách là giảm giá thành sản phẩm với chất lượng cạnh tranh. Nhiều người muốn có oto lắm nhưng mà không mua được vì giá cao. Ai cũng muốn mua xe thương hiệu nhưng nhìn vào túi tiền, thấy xe Việt mình có thể mua được, chất lượng hàng VN chất lượng cao có uy tín hơn hàng tàu nên có thể mua được.
- Các bác chính sách nhà mình cứ lấy lí do là đường xá nhà mình chưa có đáp ứng được, kẹt xe triền miên...đó là ở các thành phố lớn thôi, chứ ở nông thôn quê em thì chó chạy cong đuôi, cò bay thẳng cánh, đường xá chạy oto vô tư, các bác nông dân cũng khoái oto nữa chứ, chỉ là không có xiền mua. Em thấy bên xứ Mã nông dân người ta chạy oto bán tải rất nhiều, xe máy thì lèo tèo. Có oto rồi nhiều khi thương vợ hai quá lại đề nghị đóng góp cho nhà nước để làm đường xá không chừng. Rồi nhờ có oto, người ta có thể đi xa hơn, có thể phát triển kinh tế ở các vùng đất xa hơn chứ không phải ở mấy mảnh đất bé tẹo quanh nhà.
- Quyết tâm thực hiện chính sách hạn chế xe cá nhân, tăng phương tiện công cộng. Chính sách như thế nào thì nhìn sang các nước bạn để học tập. Người ta cứ nói oto gây kẹt xe chứ bản thân em thấy là xe máy mới đúng. Nhà em ai cũng có xe máy, nếu mà yêu cầu không đi xe máy em cũng ok. Có điều phải đặt cái trạm xe buýt gần nhà em chút xíu, cỡ vài ba trăm mét là được. Mà rõ ràng kẹt xe thì ở thành phố lớn vì vậy chính sách này chỉ giảm ở thành phố lớn thôi. Còn ở nông thôn thì để cho mọi người tự do chút. Cái này có vẻ như hạn chế người ta mua xe oto. Nhưng nó lại tạo ra cái văn hóa giao thông lành mạnh, và khi đó người Việt mình không còn thần thánh hóa oto nữa và mua oto sẽ theo nhu cầu thực dụng hơn.