Cũng nên biết các bước cần thiết này để bình tĩnh xử lý khi tình huống xấu mà chẳng ai mong muốn xảy ra các bác nhỉ.
Khi tai nạn giao thông xảy ra, theo quy định chung của pháp luật, chủ xe cơ giới hoặc người điều khiển xe cơ giới cần tiến hành ngay lập tức các công việc sau: Tổ chức đưa những người bị thương đi cấp cứu tại bệnh viện nơi gần nhất; tổ chức bảo vệ các đồ vật, hàng hoá, hành lý, phương tiện và các tài sản khác liên quan trong tai nạn; giữ nguyên hiện trường và các dấu vết; thông báo ngay cho cơ quan công an hoặc cảnh sát giao thông nơi gần nhất để xử lý giải quyết tai nạn; thụng bỏo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm hoặc đơn vị đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm ở nơi gần nhất về tỡnh hỡnh xảy ra tai nạn để phối hợp giải quyết tai nạn.

Việc chủ xe kịp thời thông báo tai nạn đến các cơ quan CSGT và chính quyền địa phương có ý nghĩa quan trọng như sau: Tạo điều kiện cho các cơ quan hữu quan làm tốt các công việc xử lý tai nạn như: Cứu chữa kịp thời cho người bị nạn, khám nghiệm hiện trường, xác định dấu vết, phân định lỗi và trách nhiệm, xác định mức độ thiệt hại do tai nạn gây ra, hạn chế gia tăng thiệt hại... trên cơ sở đó giải quyết vụ tai nạn theo đúng quy định của pháp luật.

Liên quan đến quyền lợi của chủ xe, việc thông báo tai nạn kịp thời đến các cơ quan hữu quan sẽ đảm bảo cho chủ xe thực hiện được trách nhiệm theo hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm.
Ý nghĩa của việc thông báo tai nạn kịp thời của chủ xe với doanh nghiệp bảo hiểm: Chủ xe được doanh nghiệp bảo hiểm phối hợp cùng khắc phục hậu quả tai nạn; chủ xe được doanh nghiệp bảo hiểm hỗ trợ tư vấn về pháp lý đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ của chủ xe khi gây tai nạn theo quy định của pháp luật; chủ xe được doanh nghiệp bảo hiểm hướng dẫn thực hiện đúng các quy định của hợp đồng bảo hiểm nhằm đảm bảo quyền lợi cho chủ xe tham gia bảo hiểm như: Tư vấn xác định chi phí hợp lý, xác định mức độ lỗi và trách nhiệm đền bù tương ứng, phối hợp tham gia hoà giải, thoả thuận đền bù đối với người bị hại, hướng dẫn thu thập hồ sơ thủ tục cần thiết cho việc yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm.

Đối với thiệt hại về tài sản, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiến hành giám định, kịp thời xác định mức độ thiệt hại, cùng với chủ xe đàm phán với chủ tài sản về phương án khắc phục sửa chữa tài sản và chi phí hợp lý cho công việc đó. Trong trường hợp tổn thất lớn,chủ xe sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm tạm ứng bồi thường một phần để đáp ứng ngay việc giải quyết tai nạn
(Nguồn : www.giaothongmienbac.com.vn)
 
Hạng D
1/12/06
3.031
100
38
RE: Công việc của chủ xe khi tai nạn xảy ra.

Lý thuyết hay quá.

Trong thực tế lái xe hay làm khác, thí dụ mới như sáng hôm qua
 
Hạng C
5/12/06
674
14
18
-) từ :-) từ :-) từ
RE: Công việc của chủ xe khi tai nạn xảy ra.

Nhiều lái xe phải tung cửa mà chạy vì chưa biết đúng sai thế nào, một đám đông bên đường có thể bu đến mỗi người một đấm một đạp một cục gạch, bác tài có thể lên nóc tủ ngồi luôn. Luật là thế, ai chả muốn làm thế, nhưng đám đông vô tình không hiểu như thế. Dân trí như thế mà mình cứ khư khư theo luật nhiều khi oan mạng.
 
Hạng D
1/12/06
3.031
100
38
RE: Công việc của chủ xe khi tai nạn xảy ra.

một đám đông bên đường có thể bu đến mỗi người một đấm một đạp một cục gạch, bác tài có thể lên nóc tủ ngồi luôn

Cái này kêu bằng Tòa án nhân dân :)

Nói vậy chứ gây TNGT không sơ, cấp cứu người bị thương mà lại bỏ chạy thì luật ở nước nào cũng phải xử nặng hết.

Không thể có biện hộ nào cho hành vi này. Bác nào gặp trường hợp này mà tính dọt lẹ thì phải nghĩ đến là mình sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nói nôm na là phạt tiền và ngồi khám.
 
Hạng C
5/12/06
674
14
18
-) từ :-) từ :-) từ
RE: Công việc của chủ xe khi tai nạn xảy ra.

Trong luật cũng có cho tài xế được quyền tạm lánh mặt sau khi đã báo cáo với CSGT đó bác.

Nhưng nhỡ người bị tai nạn tỏi rồi, chả cứu cấp gì được nữa, một đám đông gậy búa kéo ra trong khi chính quyền thì chưa tới liệu bác có đứng đó để thêm một mạng nữa không hay là cũng dz..ọt? Ngộ biến tòng quyền bác ui. Em chỉ ước gì được sống đúng luật :D:D:D
 
Lờ... đờ :-D
18/9/04
3.594
90.643
113
RE: Công việc của chủ xe khi tai nạn xảy ra.

Luật Việt Nam cho phép lái xe tránh đi khi xảy ra tai nạn nhưng phải để nguyên phương tiện tại hiện trường và tốt nhất là trốn đến đồn công an!
 
Hạng D
1/12/06
3.031
100
38
RE: Công việc của chủ xe khi tai nạn xảy ra.

Luật Tây thì các thứ tự công việc như sau:

- đảm bảo an toàn cho những người trong cuộc, khoanh vùng an toàn cho địa điểm tai nạn. An toàn ở đây là cho tất cả các bên có dính lứu tới tai nạn (trong đó tất nhiên có bản thân) và những người khác đang cùng lưu thông trên đường. Nhưng an toàn không có nghĩa là lái xe được lánh đi mà thí dụ là đưa ngay người (cả bản thân) ra khỏi vùng nguy hiểm, sau đó phải đặt ngay biển báo cách nơi xảy ra tai nạn (tam giác cảnh báo) để các xe sau không bị tan nạn dây truyền tiếp,

- báo cảnh sát, cưú thương,

- sơ cứu cho người bị thương khi cần thiết.

Công việc còn lại do CS đến đo đạc giải quyết cũng như cứu thương, cứu hộ trong trường hợp cần thiết. Hai người cũng phải trao đổi số liệu về hãng bảo hiểm cho nhau. Ai sai bảo hiểm của người đó sẽ đền bù.

Tóm lại tất cả đều liên quan chủ yếu tới vấn đề An toàn.

Soi lại luât VN ở trên xem nào: "Tổ chức đưa những người bị thương đi cấp cứu tại bệnh viện nơi gần nhất; tổ chức bảo vệ các đồ vật, hàng hoá, hành lý, phương tiện và các tài sản khác liên quan trong tai nạn; giữ nguyên hiện trường và các dấu vết; thông báo ngay cho cơ quan công an hoặc cảnh sát giao thông nơi gần nhất để xử lý giải quyết tai nạn; thụng bỏo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm hoặc đơn vị đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm ở nơi gần nhất về tỡnh hỡnh xảy ra tai nạn để phối hợp giải quyết tai nạn."

Điều quan trọng nhất của luật Tây thì có vẻ không rõ ràng lắm trong luật ta, thứ tự các công việc thì nghe qua có vẻ nhân đạo nhưng có thực là nên làm như thế? Thí dụ việc đầu tiên là "Tổ chức đưa những người bị thương đi cấp cứu tại bệnh viện nơi gần nhất" thì sau khi xảy ra tai nạn người trong cuộc có thực sự làm được điều này hay không khi tinh thần họ đang bấn loạn? Họ cũng làm sao có đủ kỹ năng và hiểu biết để làm tốt được việc này (hiểu biết sơ đẳng về cứu thương, vận chuyển người bị thương - đa phần chết trên đường tới bệnh viện do không biết đặt đúng tư thế, cầm máu v.v. - hoặc đơn giản nữa là biết cái Bệnh viện gần nhất ở đâu?

Và việc "đảm bảo an toàn cho những người trong cuộc, khoanh vùng an toàn cho địa điểm tai nạn" thì cũng không thấy đặt ra? Hay đó là do đường xá ở VN chưa có nhiều xe cũng như tốc độ còn chậm nên chưa cần quan tâm đến vấn đề này?

Nói tóm lại là luật pháp nên làm cụ thể, để có khả năng thực thi hơn là chỉ mang tính khẩu hiệu.

Và trên thực tế, khi đọc các tin về tai nạn thì thấy các bác tài đều dọt mất tiêu, thực hiện an toàn cho mình trước [8|] Nếu không bị phát hiện ra thì chắc các bác cũng "ỉm" luôn, và như vậy đã trở thành hành vi tội ác. Vì vậy theo ý kiến cá nhân tui, luật VN nên bỏ điều "cho phép lái xe tránh đi khi xảy ra tai nạn" này.
 
Hạng C
5/12/06
674
14
18
-) từ :-) từ :-) từ
RE: Công việc của chủ xe khi tai nạn xảy ra.

Thế bác vẫn muốn ở lại ăn đá củ đậu đến lúc toi mạng à? Bác anh hùng nhể?
Dân chúng mà hiểu biết một chút, ai điên mà bỏ xe bỏ của chạy làm giề? Nếu dân chúng rành rẽ luật pháp, cư xử có tình, có lý, không có những người manh động côn đồ, em bảo đảm mọi bác tài đều ở lại lo liệu mọi việc chứ không ai lủi đi đâu cả.
Ở VN, cái qui định 'cho phép lái xe có thể tạm lánh' cũng đã nói lên thực trạng dân trí của mình rồi đó. Người ta không hiểu đúng sai là phải do tòa án, luật pháp phán xử, chứ không phải bằng gậy gộc dao búa.
Tóm lại, trong nhiều lựa chọn thì buộc phải chọn thiệt hại ít nhất.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
28/3/07
205
1
0
47
Ha Noi
vnexpresss.net
RE: Công việc của chủ xe khi tai nạn xảy ra.

Theo em cứ phải lánh đi chứ sau đó ra trình diện CA trong vòng 24 h chứ nếu đứng lại chờ và giải quyết thì khỏi có cơ hội tham dự phiên tòa luôn, ăn đòn hội chợ là chắc chắn.