Hạng F
7/8/14
8.544
7.353
113
58
Cái nào cũng theo nguyên tắc luật lệ cả, nhưng đôi khi cũng có ngoại lệ.
Nhường cho xe cứu thương là đúng, nhưng không có nghĩa là khi nhường mình sẽ gây tai nạn giao thông cho người khác. Ngược lại mình còn phải cẩn trọng hơn, đừng cho sứ cố xãy ra.

Bài nầy thì chủ xe không bị phạt nửa.
Bài này không cổ xúy cho việc không nhường xe cứu thương khi có thể nhường, mục đích bài này là để phản biện lại các câu trả lời trớt quớt của vị đại diện Cục CSGT.
Đại diện cho cơ quan thi hành luật mà trả lời sai luật, thế thì ai tin vào mấy ông nữa.
 
  • Like
Reactions: longsd and Osin
Hạng F
7/8/14
8.544
7.353
113
58
Luật xử phạt VPHC đá nêu rõ ở
Điều 11. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:
1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
5. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này.

Điều 2; Khoản 11 nêu rõ:
11. Tình thế cấp thiết là tình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Những quy định về nhường xe trong luật GTĐB cũng ghi rõ:
Điều 22. Quyền ưu tiên của một số loại xe

1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:

a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

đ) Đoàn xe tang.

2. Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.

3. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Chốt lại là trong trường hợp dừng đèn đỏ, nếu có xe cứu thương ở ngay sau xe bạn, mà phía trước bạn còn chỗ trống cho 1 thân xe, mặc dù muốn vượt lên để nhường cho xe cứu thương đi qua, bạn sẽ đè lên vạch kẻ đường, thậm chí đè lên vạch đi bộ, bạn có tiến lên để nhường xe cứu thương vượt đèn đỏ hay không?
Câu trả lời của tôi là:Tôi sẽ tiến lên để nhường xe cứu thương. Chứ không suy xét xem tính mạng của người trên xe cứu thương đó có nguy hiểm hay không.
Người CSGT trong trường hợp này ko có quyền hạn xử phạt vi phạm do bạn gây ra đâu. Chỉ có những thằng ăn bẩn hoặc ko hiểu luật mới dám xử phạt. Lời khuyên: Trong trường hợp đó bạn cứ chỉ cần nhớ 2 điều khoản trên trong luật xử phạt VPHC và đọc cho thằng ăn bẩn đó là đc.
Còn các lập luận chủ thớt đưa ra, theo mình chỉ làm rắc rối thêm vấn đề mà thôi.
Tôi dựa vào luật để phản biện, bạn nên đọc cho kỹ các điều kiện cần để được xem là tình thế cấp thiết. Việc nhường xe cứu thương không hề thỏa các điều kiện này nên không thể xem là tình thế cấp thiết được.
Việc bạn nhường hay không nhường là quyền của bạn, tuy nhiên những người không nhường cũng có lý của họ, không ai được quyền lên án quyền cá nhân của họ.
Mục đích bài này nhằm chứng minh phát biểu của vị đại diện Cục CSGT kia là không chính xác, phát biểu của vị này mới gây hoang mang, rắc rối vấn đề hơn.
 
Hạng F
7/8/14
8.544
7.353
113
58
Cái nào cũng theo nguyên tắc luật lệ cả, nhưng đôi khi cũng có ngoại lệ.
Nhường cho xe cứu thương là đúng, nhưng không có nghĩa là khi nhường mình sẽ gây tai nạn giao thông cho người khác. Ngược lại mình còn phải cẩn trọng hơn, đừng cho sứ cố xãy ra.

Bài nầy thì chủ xe không bị phạt nửa.


Đã có người bị phạt vì nhường xe cứu thương nhé.
CSGT khẳng định ôtô nhường đường cho xe cứu thương dù vượt qua vạch kẻ đường trong pha đèn đỏ cũng không bị xử phạt?
 
Hạng D
10/10/09
4.178
720
113
Tôi dựa vào luật để phản biện, bạn nên đọc cho kỹ các điều kiện cần để được xem là tình thế cấp thiết. Việc nhường xe cứu thương không hề thỏa các điều kiện này nên không thể xem là tình thế cấp thiết được.
Việc bạn nhường hay không nhường là quyền của bạn, tuy nhiên những người không nhường cũng có lý của họ, không ai được quyền lên án quyền cá nhân của họ.
Mục đích bài này nhằm chứng minh phát biểu của vị đại diện Cục CSGT kia là không chính xác, phát biểu của vị này mới gây hoang mang, rắc rối vấn đề hơn.
Bạn đang nhầm lẫn giữa luật Xử phạt vi phạm hành chính và Luật hình sự rồi.
CSGT họ đang dựa trên cơ sở của Luật xử phạt vi phạm hành chính để giải thích vấn đề, vì các vi phạm GTĐB về cơ bản là vi phạm hành chính (Trừ trường hợp gây tai nạn hay hậu quả nghiêm trọng). Còn bạn lại lấy dẫn chứng từ LS đang phân tích về luật Hình sự là không đúng, 2 bộ luật đó khác xa nhau nhé! Và trong GTĐB, CSGT chỉ được quyền xử lý dựa theo luật xử phạt VPHC thôi!
Mình khẳng định lại: Phía CSGT họ đã trả lời đúng.
Bạn lập luận trên cơ sở của luật Hình sự để phản bác là sai!
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: VUCONS
Hạng F
29/10/16
11.611
22.356
113
Pháp
Bài này không cổ xúy cho việc không nhường xe cứu thương khi có thể nhường, mục đích bài này là để phản biện lại các câu trả lời trớt quớt của vị đại diện Cục CSGT.
Đại diện cho cơ quan thi hành luật mà trả lời sai luật, thế thì ai tin vào mấy ông nữa.
Theo em , nhường cho xe cứu thương, không có nghĩa là mình "được và ưu tiên" vi phạm vào quy định giao thông đường bộ.

Nó chỉ nói lên là các phương tiện giao thông trong trường hợp trên nên cố gắng nhường cho xe cứu thương, nhưng không phải là ưu tiên. Và hành động nầy không bị xử phạt theo điều lệ giao thông. Chỉ làm sao và cố gắng đừng gây tai nạn mà thôi

Còn vị đại diện CSGT thì viết chung chung ...Nhưng quang trọng là không nên phạt người nhường xe đang thực hành nhiệm vu, ngay cả ....vượt đèn đỏ..là thật sự cần thiết

Theo lẽ là như thế.


Thí dụ đây là những tình huống rất khó đở, dở khóc dở cuời, dành để tham khảo ...
Vậy từng trường hợp trong clip, các bác nghĩ thế nào ?
 
Hạng B1
27/10/20
55
72
18
Không có ý kiến gì, nhưng quy định về việc nhường thế nào cho đúng để không bị xử phạt cảm thấy rất chung chung:
Về việc xử phạt vi phạm trong trường hợp trên, Cục CSGT cho hay cơ quan chức năng cần làm rõ nhiều yếu tố khác như thời gian, địa điểm, tính chất của xe ưu tiên và thiệt hại liệu có đúng như những gì được đăng tải. Đồng thời, bên cạnh ôtô Toyota Vios, các xe đỗ ở chiều bên phải của xe cứu thương cũng mắc lỗi không nhường đường cho xe ưu tiên.
Cũng có nghĩa là khi nhường đường người điều khiển cũng "cần làm rõ nhiều yếu tố khác như thời gian, địa điểm, tính chất của xe ưu tiên và thiệt hại" để nhường đường đúng luật mà không bị phạt nhỉ.
 
Hạng D
8/2/17
1.114
1.715
113
36
Thế mấy anh có khi nào vượt đèn đỏ chưa, vừa tới giao lộ thì đèn đỏ, xe đang chạy tốc độ cao và có xe khác đang ở phía sau? Dĩ nhiên là vượt trong điều kiện an toàn nha.
Mình bị rồi, tới gần đèn là chuyển vàng nên dừng lại. Ông xe tải 47 chở rau phía sau chắc nghĩ mình cũng như ổng nên không giảm tốc độ dí sát sau lưng xe mình. Nghe nhiều vụ xe tải chạy ẩu nên mình đã cảnh giác trước, vừa nghe tiếng thắng rít lại trời mưa nên cắn răng đạp ga vượt luôn. Hôm đó nếu dừng đèn đỏ thì 100% là dính.
 
Hạng C
5/12/16
527
776
93
41
Anh này nhường đường cho xe cứu thuơng bị phạt lỗi dừng trên lối đi dành cho người đi bộ à các bác ?

:rolleyes:
Câu chuyện này đã được bàn luận rõ rồi nhé bác.
Xe Innova này muốn rẽ trái, mà lại chen vào làn bên phải. Đường này có kẻ vạch hướng dẫn phía dưới lòng đường rồi, xe này khôn lỏi chen vào đứng chờ ở làn bên phải khi đèn đỏ. Tình huống này nếu ông Innova muốn quẹo trái thì đâu phía sau xe Vios kia là xong chuyện, đúng luật và chả phải gọi là nhường đường cho xe cấp cứu cả. Ông tài xế Innova khôn lỏi, chen vào làn bên phải rồi đứng chờ quẹo trái, đi vậy ko ách tắc sao được.
Đã vậy, khi lên gặp công an thì dạ vâng nghe rất êm tai, xong về đưa lên mạng định bóc phốt, nhưng trong trường hợp này có bà công an trong clip đã bảo là sẽ xem xét lại tình huống chứ chưa hẳn đã phạt, dù tình huống này ông tài xế Innova xứng đáng bị phạt.
Vấn nạn conan ăn bánh mì hay xử ép tài xế thì rất nhiều, ai cũng lên án, nhưng cái nào ra cái đó, trường hợp này ông tài xế Innova xứng đáng bị phạt vì cái tội loi nhoi khôn lỏi.
 
Hạng F
7/8/14
8.544
7.353
113
58
Bạn đang nhầm lẫn giữa luật Xử phạt vi phạm hành chính và Luật hình sự rồi.
CSGT họ đang dựa trên cơ sở của Luật xử phạt vi phạm hành chính để giải thích vấn đề, vì các vi phạm GTĐB về cơ bản là vi phạm hành chính (Trừ trường hợp gây tai nạn hay hậu quả nghiêm trọng). Còn bạn lại lấy dẫn chứng từ LS đang phân tích về luật Hình sự là không đúng, 2 bộ luật đó khác xa nhau nhé! Và trong GTĐB, CSGT chỉ được quyền xử lý dựa theo luật xử phạt VPHC thôi!
Mình khẳng định lại: Phía CSGT họ đã trả lời đúng.
Bạn lập luận trên cơ sở của luật Hình sự để phản bác là sai!
Bác không dẫn được luật mà lại tự khẳng định CSGT đúng?
Mời bác so sánh định nghĩa tình thế cấp thiết của 2 luật xem khác gi nhau không nhé.

Đây là điều 23 Luật hình sự
Điều 23. Tình thế cấp thiết


1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Còn đây là khoản 11, điều 2 Luật xử lý vi phạm HC

11. Tình thế cấp thiết là tình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
 
  • Like
Reactions: Zoka07
Hạng D
10/10/09
4.178
720
113
Bác không dẫn được luật mà lại tự khẳng định CSGT đúng?
Mời bác so sánh định nghĩa tình thế cấp thiết của 2 luật xem khác gi nhau không nhé.

Đây là điều 23 Luật hình sự
Điều 23. Tình thế cấp thiết


1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Còn đây là khoản 11, điều 2 Luật xử lý vi phạm HC

11. Tình thế cấp thiết là tình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Bài viết của bạn dẫn luật Hs để phản bác lại phát biểu của CSGT, trong khi họ đang dẫn luật Xử lý VPHC để giải thích. Trong comt ở trang 1 mình đã dẫn tất cả các điều khoản liên quan của luật GTĐB và luật Xử lý VPHC rồi.
Thiết nghĩ bài viết của bạn dẫn luật Hình sự ra để phản bác, nên mình mới tham gia để làm rõ vấn đề.. Bạn nên đọc lại nhé.
Câu chữ giống nhau, nhưng hành vi để tạo nên tội, lỗi được quy định ở 2 bộ luật là hoàn toàn khác nhau.
Nói tóm lại, đem luật Hình sự để tranh luận về đúng sai trong việc áo dụng luật Xử phạt VPHC trong vi phạm GTĐB là sai hoàn toàn rồi.