Hạng B2
1/12/20
198
774
93
52
Dưới các clip CSGT TP.HCM đo nồng độ cồn ban ngày, nhiều người thắc mắc khi thấy CSGT không thay ống thổi khi kiểm tra nồng độ cồn định tính vì lo ngại việc mất vệ sinh.

CSGT TP.HCM đo nồng độ cồn ban ngày: Kiểm tra cả trăm người có đổi ống thổi không?


CSGT TP.HCM đang thực hiện tổng kiểm soát vi phạm nồng độ cồn ban ngày lẫn ban đêm nhằm kéo giảm tai nạn giao thông từ nay đến tết. Theo đó, các đội/trạm CSGT sẽ phối hợp với nhau thành các cụm đi tuần tra liên tục, đo nồng độ cồn người tham gia giao thông.

Từ ngày 24.11 đến 2.12, CSGT toàn TP đã tổng kiểm tra hơn 51.300 trường hợp, lập biên bản phạt gần 1.500 trường hợp vi phạm (51 ô tô, còn lại là xe máy). Trong đó, có 2 người lái ô tô có ma túy trong cơ thể, 6 người lái xe máy có ma túy và 1 người lái xe máy vừa có cồn vừa có ma túy trong cơ thể.

Có người ngại dùng chung ống thổi​

Bằng cách kiểm tra nồng độ cồn theo kinh nghiệm quốc tế với máy đo nồng độ cồn định tính, mỗi ca tuần tra, CSGT có thể mời được từ vài trăm đến hơn 1.000 trường hợp.

Theo ghi nhận của PV, khi CSGT tổng kiểm soát nồng độ cồn khu vực bờ kè kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (Q.1, TP.HCM), với 3 máy đo nồng độ cồn định tính, từ 20 giờ - 2 giờ sáng hôm sau, tổ công tác đã tổng kiểm soát hơn 1.200 trường hợp.

Nhiều người khi được mời thổi vào máy đo nồng độ cồn định tính đã ngại ngùng hỏi CSGT: "Không thay ống thổi à anh?", "Thổi chung lây bệnh thì sao?"...

CSGT TP.HCM đo nồng độ cồn ban ngày: Kiểm tra cả trăm người có đổi ống thổi không?


Trong ca ghi nhận khác trên đường Phạm Văn Đồng (Q.Bình Thạnh), PV cũng ghi nhận một số người thắc mắc về việc CSGT dùng chung ống thổi cho nhiều người khi đo nồng độ cồn định tính.

CSGT giải thích khi nào đo nồng độ cồn định lượng xác định cụ thể mức vi phạm, người dân mới phải ngậm ống, còn phương pháp đo nồng độ cồn định tính, người dân không phải ngậm ống nên không phải thay. Dù vậy, nhiều người vẫn "hơi ớn" khi phải thổi nồng độ cồn bằng cách này.

Vì sao CSGT không thay ống thổi?​

Ống thổi nồng độ cồn gắn ở máy đo định tính xác định "có cồn" hay "không có cồn" có hình dạng như một chiếc phễu. Hình thức đo nồng độ cồn này được gọi là đo nồng độ cồn theo kinh nghiệm quốc tế. Khi vừa áp dụng tại TP.HCM vào năm 2014, CSGT chỉ dùng để đo nồng độ cồn đối với người lái xe ô tô, số lượng người được kiểm tra sẽ nhiều hơn vì không tốn nhiều thời gian.

Đặc điểm của máy đo nồng độ cồn này rất nhạy bén, một số trường hợp lái xe không sử dụng rượu, bia nhưng máy vẫn báo "có cồn" là vì trên xe có người đã sử dụng. Đây là tình huống thường gặp ở các lái xe taxi. Do vậy, khi máy báo "có cồn", lái xe sẽ được kiểm tra thêm một lần nữa bằng cách thổi vào máy đo cồn định lượng để xác định chính xác là có nồng độ cồn trong hơi thở hay không.

CSGT TP.HCM đo nồng độ cồn ban ngày: Kiểm tra cả trăm người có đổi ống thổi không?


Thời gian xuất hiện dịch Covid-19, CSGT TP.HCM đã ngưng kiểm tra nồng độ cồn theo phương pháp này để phòng, ngừa dịch. Trong đợt tổng kiểm soát nồng độ cồn ban ngày lẫn ban đêm từ nay đến tết, CSGT đã áp dụng đo nồng độ cồn theo kinh nghiệm quốc tế với cả người đi xe máy.

Lãnh đạo một đội CSGT cho biết, với hình thức đo nồng độ cồn định tính, CSGT sẽ hướng dẫn người tham gia giao thông để miệng cách ống từ 10 - 20 cm và nói chuyện bình thường hay đếm từ 1 đến 5 là máy đã xác định được có cồn hay không.

"Người tham gia giao thông không phải ghé sát miệng hay ngậm vào phễu/ống gắn trên máy đo. Ưu điểm của cách kiểm tra này là kiểm tra được nhiều trường hợp. Dù được CSGT hướng dẫn nhưng một số người không biết vẫn định kê sát miệng vào ống, CSGT sẽ chủ động kéo máy ra xa", vị này chia sẻ.

Theo Thanh niên
 
Hạng C
18/3/20
958
920
93
39
không tiếp xúc nhưng virus lây qua đường không khí vẫn lây nha , thấy thổi nước miếng văng búa xua :p:D


CSGT TP.HCM đo nồng độ cồn ban ngày: Kiểm tra cả trăm người có đổi ống thổi không?
 
  • Like
Reactions: hungloco
Hạng F
3/10/15
10.585
12.975
113
Nói chung cũng phải thấy xe cộ chạy quờ quạng thì mới kéo vào thổi
Nên cũng khả năng cao là xỉn rồi
 
  • Like
Reactions: Osin
Hạng F
29/10/16
12.038
24.693
113
Pháp
Trong đây có đoạn viết

Hiện nay không có bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về việc người dân được quyền yêu cầu CSGT thay ống thổi mới khi đo nồng độ cồn. Tuy nhiên, để đảm bảo các biện pháp an toàn về sức khỏe, y tế, CSGT sẽ thực hiện việc thay thế ống thổi mới sau mỗi lần sử dụng và thu gom xử lý các ống thổi đã qua sử dụng theo quy định.

Tuy nhiên, không có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về quyền yêu cầu thay ống thổi mới. Vì vậy, nếu CSGT không thực hiện, người dân có quyền khiếu nại đối với hành vi của CSGT khi thực hiện nhiệm vụ, nhưng không được quyền từ chối việc kiểm tra nồng độ cồn.

Nếu người dân không chấp hành việc kiểm tra nồng độ cồn có thể bị xử phạt
theo quy định tại Nghị định 100/2019 (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt), cụ thể:

Vậy nếu CSGT không đỏi ống thổi mà cứ dùng nghị định 100/2019 ...thì phải làm thế nào ...không lẽ thổi để tránh phạt rồi khiếu nại sau ...rủi người trước dính lung tung thì người sau phải chịu (để tránh phạt) ??? hình như hơi khó hiểu
 
  • Like
Reactions: duchuy19762003
Hạng D
1/4/15
1.297
2.368
113
Vài hôm covid 19 mà bùng lại thì thổi nồng độ cồn chung ko chỉ hạn chế ăn nhậu mà còn thực hiện mục tiêu chống bùng phát dân số, mấy ông nhậu có 1 cái ly xoay tua thì ngại gì, nhưng mấy ông mà sợ dơ thì ko biết làm sao.
 
  • Haha
Reactions: Osin
Hạng C
16/4/16
798
1.054
98
Vũng Tàu
Thay vì đếm 1 đến 5 thì nói đờ vợ tụi conan được không ta
 
Chỉnh sửa cuối: