Chủ đề tương tự
nó chỉ là một cái khó hiểu nhỏ trong muôn vàn cái khó hiểu ở đất nước Việt Nam thôi bác. có khi translate y nguyên bộ luật của đất nước nào đó về còn ít chỗ khó hiểu hơn
khó hiểu nhưng em nghĩ tự giác là chính....sự cố xảy ra thì bao nhiêu việc xảy đến .........cải cở bầu kiên là cùng à a aaaaaa
Mình giải thích cho bạn như thế này nhé:
- KHi thiết kế cầu thì người ta sẽ tính tải trọng tĩnh(tĩnh tải) chất đầy( phủ kín) mặt cầu là 50T chẳng hạn nhân hệ số vượt tải là 1.1-1.3 Cộng với trọng lượng bản thân của cầu. Vì thế khi chất đầy các xe < 50T thì không ảnh hưởng gì. Nhưng khi chất đầy(kẹt xe) có 5,10,20 xe > 50T thì sẽ vượt quá sức chịu tải của cầu.
- Mặt đường nhựa người ta chỉ thiết kế cho xe < 50T chạy, > 50T sẽ dẫn tới biến dạng mặt đường.
- Khi thiết kế hoạt tải ( tải trọng xe chạy) cũng nhân hệ số vượt tải trong tiêu chuẩn. Bạn chỉ hỏi về việc đậu kín xe trên cầu thì mình chỉ trả lời phần đấy.
- KHi thiết kế cầu thì người ta sẽ tính tải trọng tĩnh(tĩnh tải) chất đầy( phủ kín) mặt cầu là 50T chẳng hạn nhân hệ số vượt tải là 1.1-1.3 Cộng với trọng lượng bản thân của cầu. Vì thế khi chất đầy các xe < 50T thì không ảnh hưởng gì. Nhưng khi chất đầy(kẹt xe) có 5,10,20 xe > 50T thì sẽ vượt quá sức chịu tải của cầu.
- Mặt đường nhựa người ta chỉ thiết kế cho xe < 50T chạy, > 50T sẽ dẫn tới biến dạng mặt đường.
- Khi thiết kế hoạt tải ( tải trọng xe chạy) cũng nhân hệ số vượt tải trong tiêu chuẩn. Bạn chỉ hỏi về việc đậu kín xe trên cầu thì mình chỉ trả lời phần đấy.
Theo ngu kiến của em thì khi thiết kế cầu người ta cũng tính hết mấy chuyện kẹt xe hay có vài chục chiếc xe trên cầu cùng lúc rồi. Cầu có thể chịu được 20 chiếc có tải trọng 30 tấn cùng lúc nhưng nếu không có biển báo cấm tải trọng thì nếu có 20 chiếc 50 tấn sẽ làm cầu giảm tuổi thọ hoặc có thể sập. Lúc này người ta chỉ cho phép tải trọng qua cầu tầm khoảng 20 hay 25 tấn/chiếc. Tóm lại, tổng tải trọng cho phép qua cầu + rung lắc + độ gió + các điều kiện khác < tổng tải trọng thiết kế của cầu
Em cũng có chút ít hiểu biết về cầu đường thì nó như thế này bác: Về tải trọng cho phép qua cầu thì nếu biển đề <=50T thì các xe đủ tổng tải trọng 50 tấn khi qua cầu khoảng cách giữa các xe ít nhất là 10m. Trong thiết kế người ta đã tính đến tất cả các loại tải trọng: tĩnh tải, hoạt tải, hệ số do gió, hệ số động đất, hệ số cộng hưởng (tổng hợp các nội lực sinh ra trong trường hợp bất lợi nhất). Ngày trước em có thấy khi tính đến hoạt tải qua cầu thì có 2 loại tải trọng động: H30 và XB80
H30 là tải trọng của tất cả các xe qua cầu có tải trọng đến 30 tấn xếp hàng qua cầu.
XB80 là tải trọng tính toán cho 1 xe có tải trọng đến 80 tấn qua cầu, phòng khi có xe siêu trọng cần qua cầu hoặc có chiến tranh thì xe tăng còn đi qua được.
Đó là ngày trước, còn bây giờ có khi hoạt tải họ tính >H50 và >XB100 vì xe thời nay họ chở toàn siêu trọng (đôn nhíp cơi thùng để chở VLXD).
H30 là tải trọng của tất cả các xe qua cầu có tải trọng đến 30 tấn xếp hàng qua cầu.
XB80 là tải trọng tính toán cho 1 xe có tải trọng đến 80 tấn qua cầu, phòng khi có xe siêu trọng cần qua cầu hoặc có chiến tranh thì xe tăng còn đi qua được.
Đó là ngày trước, còn bây giờ có khi hoạt tải họ tính >H50 và >XB100 vì xe thời nay họ chở toàn siêu trọng (đôn nhíp cơi thùng để chở VLXD).
