So với các tỉnh như Đồng Nai, Long An, Bình Dương tốt hơn do đã được đầu tư nhiều năm trước. Từ trung tâm Bình Dương di chuyển về TPHCM, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu hay lên Bình Phước, các tỉnh Tây Nguyên đều rất dễ dàng qua các tuyến quốc lộ 13, quốc lộ 14, đại lộ Mỹ Phước - Tân Vạn - Nhơn Trạch, các tuyến đường Vành đai 3, vành đai 4...
Đồng thời các dịch vụ như khách sạn 5 sao, trung tâm hội nghị - triển lãm, khu vui chơi giải trí, bệnh viện, trường học quốc tế… cũng đã phát triển hoàn chỉnh
Nhưng bđs Bình Dương đánh mất niềm tin của giới đầu tư là bài toán đưa dân về ở các khu đô thị. Thành phố mới Bình Dương sau hơn 10 năm được hình thành, đến giờ, thành phố vẫn vắng lặng, nhiều khu đô thị thị khác tại đây cũng đang rơi vào tình trạng nhà có người không.
Chà ,hạ tầng vô địch ,mật độ dân BD 670 ng/km2 cũng gấp 1.5 ĐỒNG NAI mà còn vậy thì ....
Ông Hùng phải trọ ở thị xã Bến Cát, hàng ngày chạy xuống Thành phố mới làm việc. Ông tiếc rẻ, “Phí quá, người thì không có nhà ở, chỗ thì bỏ một đống tiền, xây xong rồi bỏ hoang”.
1 nhân viên cho hay, trước đây cũng có một số ngân hàng, doanh nghiệp thuê hoặc mua các căn nhà mặt tiền trong khu làm văn phòng. Tuy nhiên, do quá vắng người, việc kinh doanh ế ẩm nên hầu hết đã dọn đi từ vài năm nay
Đi sâu vào khu đô thị Mỹ Phước 3, tình trạng càng thảm hại hơn khi chỉ có vài nhà dân được xây dựng, còn lại phần lớn diện tích đất đang bỏ hoang. Những con đường nội khu dần trở nên hoang phế, cỏ dại mọc len lỏi, mặt đường đầy rác thải, phân gia súc do người dân chăn thả.
Ông Năm, một người dân địa phương tâm sự, khu đất này trước đây được người dân sản xuất cây nông nghiệp ngắn ngày. Khoảng 10 năm trước, khu đất được quy hoạch, “chuyển mình” thành khu đô thị mới. Nhưng nhà cửa, biệt thự, hạ tầng đường sá xây xong, không có người đến ở kéo theo nhiều hệ lụy.
Ông Năm kể, dự án Khu đô thị Mỹ Phước 3 được xây dựng khiến cho cuộc sống của người dân địa phương bị xáo trộn rất nhiều. Sau khi nhận được tiền đền bù giải tỏa mặt bằng, nhiều người đã chọn phương án dọn đến các địa phương khác làm ăn, sinh sống.
Chị Lê Thị Hiền, chủ một dãy nhà trọ chia sẻ, sau khi giải tỏa mặt bằng, gia đình chị được cấp lại mảnh đất khoảng 200m2, gần chợ Mỹ Phước 3. “Do khu đô thị này được xây dựng gần Khu công nghiệp Mỹ Phước 3, nhà lại được cấp đất gần chợ nên tôi đi vay 500 triệu đồng cất nhà cùng dãy phòng trọ 5 phòng với ý định cho công nhân thuê. Tuy nhiên, mấy năm nay chỉ có vài người đến hỏi thuê, ở một thời gian ngắn rồi dọn đi. Kinh doanh không được khiến chúng tôi lâm vào cảnh nợ nần”, chị Hiền vừa nói vừa chỉ tay vào dãy phòng trọ bắt đầu xuống cấp, mục nát của nhà mình và thở dài. Nhiều người dân ở Mỹ Phước 3 cũng đang lâm vào tình trạng tương tự như chị Hiền
=> tiền trong dân VN ít ,tương ứng 1 mặt với GDP bèo của VN,TIỀN GỬI 6 TR TỶ = 264,3 TỶ USD
GDP VN = 200,5 tỷ USD .
TQ = 11. 300 tỷ USD ,GẤP 56,4 lần VN
http://bizlive.vn/thi-truong/vi-dang-sau-con-sot-dat-tai-binh-duong-2861235.html