Hạng D
23/10/15
2.780
4.775
113
TPHCM
16:46 - 13/08/2019 0 Thanh Niên Online
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị bãi bỏ ngay hoặc có lộ trình bãi bỏ hàng loạt các quỹ tài chính như Quỹ bảo trì đường bộ, Quỹ phòng chống thiên tai, Quỹ bình ổn giá xăng dầu...

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Trưởng Đoàn giám sát trình bày báo cáo kết quả giám sát /// Ảnh Gia Hân
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Trưởng Đoàn giám sát trình bày báo cáo kết quả giám sát
Ảnh Gia Hân

Chiều 13.8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2018”.
Nhiều quỹ thu chi bất cập, không hợp lý
Trình bày báo cáo của đoàn giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Nguyễn Đức Hải, Trưởng đoàn giám sát, đánh giá hệ thống pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ khá phức tạp, chưa rõ ràng, chưa có một văn bản pháp luật để thống nhất quản lý các quỹ. Bên cạnh đó, hiện nay cũng chưa có các cơ quan cả ở trung ương và địa phương được giao nhiệm vụ thống nhất quản lý các quỹ này.
Ông Hải cũng cho hay, nguồn thu hình thành các quỹ tài chính còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước khi chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, hoặc trùng với nguồn thu của ngân sách nhà nước, trong khi các nguồn thu khác không đáng kể; tỉ lệ thu so với kế hoạch đạt thấp ở một số quỹ như Quỹ bảo trì đường bộ, Quỹ phòng chống thiên tai...
Trong khi đó, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ các quỹ còn trùng lặp, hiệu quả chưa cao khi nhiều quỹ được thành lập có chức năng, nhiệm vụ (có thể toàn bộ hoặc một phần) trùng với nhiệm vụ chi của ngân sách.
Một số quỹ trong quá trình thực hiện các chức năng nhiệm vụ không mang lại hiệu quả kỳ vọng, hoặc rất khó đánh giá hiệu quả một cách tích cực, không đạt được mục tiêu hoặc phải thay đổi mục tiêu, hoặc chỉ thực hiện được một số nhiệm vụ đặt ra theo quy định.
Một số quỹ có các nội dung chi thực hiện nhiệm vụ không hợp lý, quá chú trọng vào các mục chi cho hoạt động truyền thông, báo chí, quảng cáo chiếm tỷ lệ rất lớn, trong khi nhiệm vụ tuyên truyền thuộc chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên ngành của Chính phủ.

“Một số quỹ có các nội dung chi không đúng với bản chất quỹ; việc chia sẻ nguồn thu giữa các địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan ở một số quỹ chưa thực sự hợp lý, còn nhiều bất cập”, ông Hải cho hay, đồng thời chỉ rõ, một số quỹ chi phí quản lý lớn hơn so với nội dung chi hoạt động; có quá nhiều quỹ tại địa phương làm phát sinh chi phí quản lý và tổ chức biên chế...
Đề nghị bãi bỏ hàng loạt quỹ
Từ đánh giá nói trên, đoàn giám sát đề nghị Quốc hội nghiên cứu ban hành nghị quyết về tăng cường quản lý, sử dụng các quỹ; Chính phủ xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện việc rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các quỹ, thực hiện cơ cấu lại, sáp nhập, dừng hoạt động hoặc giải thể đối với các quỹ hoạt động không hiệu quả, không đúng mục tiêu đề ra hoặc không còn phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, trùng lặp về mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ; không có khả năng độc lập về tài chính, trùng lặp nguồn thu, nhiệm vụ chi với ngân sách nhà nước.
Cụ thể, báo cáo của Đoàn giám sát đề nghị bãi bỏ ngay các Quỹ bảo trì đường bộ T.Ư và địa phương; Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp; Quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS; Quỹ hỗ trợ các hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế và Quỹ hỗ trợ vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; Quỹ Phòng chống chống thiên tai.
Đoàn giám sát cũng đề nghị xây dựng lộ trình bãi bỏ các quỹ: Phòng chống tác hại thuốc lá; Bình ổn giá xăng dầu; Dịch vụ viễn thông công ích. Theo ông Hải, Đoàn giám sát đề nghị cần nghiên cứu, xác định rõ lộ trình hoặc bãi bỏ ngay Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để mặt hàng xăng, dầu cũng được quản lý giá như các mặt hàng khác theo luật Giá mà không cần quỹ bình ổn.
Còn đối với Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá, Đoàn giám sát đề nghị xác định lộ trình bỏ quỹ này và bỏ quy định về chế độ thu gắn với lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chuyển các nhiệm vụ chi của quỹ thành nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, Đoàn giám sát cũng đề nghị sáp nhập đối với các quỹ trùng lặp về mục tiêu, nhiệm vụ, phương thức hoạt động, đối tượng phục vụ hoặc trùng lặp về đối tượng hoặc trùng với nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước và thực hiện cơ cấu lại hoạt động đối với một số quỹ như: Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam; Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng; Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia va Quỹ phát triển khoa học công nghệ quốc gia.
Một số quỹ tài chính khác ở địa phương, như Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; Quỹ hỗ trợ nông dân; Quỹ đầu tư phát triển; Quỹ hỗ trợ phát triển đất; Quỹ bảo lãnh tín dụng;… Đoàn giám sát đề nghị thực hiện rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động các quỹ, xem xét, sáp nhập để giảm đầu mối quỹ, giảm chi phí quản lý, tập trung nguồn lực tài chính để hình thành các định chế tài chính mạnh ở địa phương, có bộ máy quản lý chuyên trách đủ năng lực, phát huy vai trò và hiệu quả của các quỹ.
 
  • Like
Reactions: ntt61
Hạng D
5/2/15
3.609
6.477
113
55
TP.Hồ Chí Minh
Quỹ nhiều nhưng tiền đi đâu? Em thấy đúng 2 cái quỹ bác chủ nêu nó vô lý. Xăng dầu theo giá thị trường mà bình ổn cái ... gì? Còn cái quỹ bảo trì đường bộ cũng vậy, tất cả đường giao thông từ nâng cấp, sửa chữa đến làm mới đều là BOT thì bảo trì ở đâu nữa, nội đô thì phí đậu xe. Em đi làm ngày nào nhiều thì 60k, ít cũng 30k phí trạm mà đến kỳ vẫn phải nộp quỹ sửa đường. Chưa kể đi xa là nộp khẳm luôn.
 
  • Like
Reactions: Ar Tran and camry06
Hạng D
23/10/15
2.780
4.775
113
TPHCM
Em cop & pas tiếp !

Bộ trưởng Tài chính: Thủ tướng đồng ý bỏ quỹ Bảo trì đường bộ

13/08/2019 19:38 GMT+7
logo.gif
Bộ trưởng Tài chính cho biết, Thủ tướng đã đồng ý bỏ quỹ Bảo trì đường bộ và giao Bộ GTVT sửa các quy định liên quan.


Thảo luận về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách giai đoạn 2013-2018 tại phiên họp UB Thường vụ QH chiều nay, nhiều ý kiến quan tâm đến việc bãi bỏ một số quỹ "có tên tuổi".
Bỏ quỹ "có tên tuổi" tác động rất lớn
Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, qua kết quả giám sát cho thấy vấn đề công khai minh bạch hoạt động một số quỹ là có vấn đề.
“Tham nhũng trong lĩnh vực này rất dễ xảy ra, đề nghị Chính phủ có báo cáo rõ, trong số những quỹ này có những vụ việc lớn nào đã xảy ra, nguyên nhân vì sao. Từ những vụ việc cụ thể chúng ta rút ra vấn đề gì?”, bà Nga đặt vấn đề.
Chủ nhiệm UB Tư pháp cũng lưu ý việc bỏ quỹ nào, để quỹ nào trước hết phải từ rà soát của Chính phủ và đề nghị đoàn giám sát phối hợp với Chính phủ, giao một thời hạn hoàn thành cụ thể.
Bộ trưởng Tài chính: Thủ tướng đồng ý bỏ quỹ Bảo trì đường bộ
Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga
Chủ nhiệm UB Khoa học Công nghệ Phan Xuân Dũng cho rằng, các loại quỹ đoàn giám sát đề nghị bỏ ngay là những quỹ có tên tuổi, được quan tâm và có nhiều đóng góp còn những loại quỹ không ai nhắc đến thì báo cáo giám sát không đề cập kỹ.
“Tôi nói ví dụ, quỹ Bảo trì đường bộ, quỹ Hỗ trợ phát triển DN… bỏ ngay là tác động rất lớn đến đời sống".
Ông Dũng cũng lưu ý cân nhắc việc đề nghị có lộ trình bãi bỏ quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá, quỹ Bình ổn giá xăng dầu, quỹ Viễn thông cũng như việc đề nghị sáp nhập các quỹ liên quan đến khoa học, công nghệ.
Chủ nhiệm UB Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho hay, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam nói nếu bỏ quỹ Bình ổn giá xăng dầu thì thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát sẽ rất khó khăn. Bởi lẽ, khi giá xăng dầu thả nổi sẽ ảnh hưởng đến giá cả của nhiều mặt hàng khác.
Vì vậy theo ông, cần lộ trình xử lý, nếu bỏ ngay quỹ này sẽ khó kiểm soát được lạm phát.
Đóng nhiều, chi không bao nhiêu phải xem lại
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân ví von: “Tôi nhớ có hình tượng sông thì cạn nước nhưng có nhiều hồ nhỏ thì vẫn còn chứa nước. Ngân sách Nhà nước là một dòng sông chảy luân chuyển đã cạn nước nhưng hồ lớn hồ nhỏ xung quanh thì giữ nước lại. Như vậy là phân tán nguồn lực”.
Bà đề nghị phải rà soát, đánh giá lại quỹ nào hoạt động tốt, đúng tôn chỉ mục đích, mang lại hiệu quả; còn quỹ nào cần dẹp bỏ phải làm rõ.
Bộ trưởng Tài chính: Thủ tướng đồng ý bỏ quỹ Bảo trì đường bộ
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân
“Bây giờ quỹ Phòng chống thiên tai theo báo cáo chi rất ít, cứ thiên tai xảy ra thì chúng ta lại đóng góp, cơ quan nào cũng đóng góp, rồi ngân sách Nhà nước, ngân sách địa phương, dự phòng ngân sách rồi các DN, các tổ chức, đoàn thể đều đóng góp. Đã thế còn tồn tại quỹ này thì phải xem lại”, Chủ tịch QH lưu ý.

Bà đề nghị UB Thường vụ QH ban hành 1 nghị quyết mang tính đánh giá thực trạng và hiệu quả mang lại, kết quả thực hiện của các quỹ, đưa ra đề xuất, định hướng cần rà soát, đánh giá kỹ từng quỹ.
Trên cơ sở đó, Chính phủ rà soát, đánh giá lại sẽ có lộ trình sắp xếp, sáp nhập, giải thể quỹ nào và phải có kế hoạch và lộ trình chứ nghị quyết không nêu cụ thể.
“Vừa rồi chị Phóng chủ trì để ra luật Phòng chống tác hại rượu bia, có ý kiến đòi có quỹ thuốc lá, tới khi thấy QH không mặn mà thì có đồng chí nói không có quỹ thì ra luật làm gì. Đây là sự thật”, Chủ tịch QH nêu thực tế.
Bà lưu ý việc cứ “chăm chăm để ra một cái quỹ để được quyền thu, được quyền chi trong này”.
“Quốc hội khi ra luật không thành lập quỹ, không hình thành thêm tổ chức và tăng biên chế nếu không có chủ trương của cấp cao, việc này phải quán triệt”, Chủ tịch QH nhấn mạnh.
Để giá xăng dầu biến động hàng ngày thì không cần quỹ bình ổn
Giải trình sau đó, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, theo thống kê có 48 quỹ gồm 28 quỹ ở TƯ và 20 quỹ ở địa phương.
Về quỹ Bảo trì đường bộ, ông Dũng cho hay, Bộ Tài chính đã 2 lần báo cáo Thủ tướng bỏ quỹ này và Thủ tướng đã đồng ý, giao Bộ GTVT sửa nghị định 18 cùng quyết định của Thủ tướng về thành lập quỹ.
“Quỹ này tuy trong luật, nhưng 5 năm qua không còn tồn tại vì đã đưa vào ngân sách”, ông nói.
Bộ trưởng Tài chính: Thủ tướng đồng ý bỏ quỹ Bảo trì đường bộ
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng
Về quỹ Bình ổn xăng dầu, ông Dũng cho biết, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng vài lần về nghiên cứu sửa đổi nghị định 83, trong đó có quỹ này.
“Trong điều hành chung, một tay chúng ta phải điều hành kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, một tay thả ra thị trường. Nhưng nếu có cú sốc của thị trường, ảnh hưởng kiểm soát lạm phát”, Tư lệnh ngành Tài chính giải thích.
Theo ông Dũng, nếu bỏ cả thời hạn điều chỉnh giá 15 ngày hiện nay, để giá xăng dầu biến động hàng ngày thì lúc đó không cần quỹ nữa.
“Việc này chúng tôi đã báo cáo Chính phủ, Chính phủ đã giao Bộ Công thương chủ trì đánh giá tổng kết nghị định 83, trong đó có quỹ này để sửa đổi thời gian tới”, ông nói.