Thép đã tôi
2/6/11
7.937
18.796
113
Sài Gòn - HCM
Tháng 7/2017 và tháng 3/2018. Trung Quốc ngang ngược huy động hàng trăm tàu bao gồm : Hải cảnh, CSB, Hải Quân cùng với hàng trăm tàu cá trá hình (dân quân biển) để hộ tống dàn khoan HD-760 tiến vào đe dọa Việt Nam nhằm buộc Repsol của Tây Ban Nha phải dừng khoan tại lô 136/03 (Cá Kiếm Nâu) và lô 07/03 (Cá Rồng Đỏ) nằm trên thềm lục địa của Việt Nam - cách Vũng Tàu 400km . Hai lô dầu khí này kề bên một lô dầu khí lớn đang thuộc sở hữu của Brightoil (Trung Quốc) và cũng gây sức ép tại lô 118 (Cá Voi Xanh) cách bờ biển Đà Nẵng 88km
Tại lô 118, Exxon mobil của Mỹ ký với PVN quyền khai thác mặc dù nằm ngoài đường Lưỡi bò phi pháp, nhưng Trung Quốc vẫn lập luận rằng khi Exxon Mobil khai thác, họ có thể hút hết toàn bộ khí và dầu mỏ nằm trong đường 9 đoạn mà họ vẽ ra.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng. Chúng cực kỳ tham lam và thủ đoạn. Dùng tất cả sức mạnh của nước lớn để bắt nạt các nước nhỏ trong khi chúng luôn rao giảng đạo đức và không ngừng nhắc đến tình hữu hảo giữa Lãnh đạo 2 Đảng, 2 Nhà nước và tình hữu nghị của nhân dân 2 nước.
Chỉ cần 1 phút lơ là, chúng ta sẽ bị chúng cưỡng đoạt như bãi cạn Scarborough của Philippine.
Trong các tình huống này, gần như chúng ta đã dung hòa được cả 2 vấn đề Xung đột vũ trang và chính trị giao thương để không tổn hại đến các mặt của xã hội như Chính trị và kinh tế bởi chúng ta còn lệ thuộc rất nhiều vào TQ qua các con đường buôn bán tiểu ngạch.
 
  • Like
Reactions: Quocdp
Thép đã tôi
2/6/11
7.937
18.796
113
Sài Gòn - HCM
Tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, họ có như Việt Nam chúng ta không?
Có thể các bạn biết và có thể chưa biết.
Trung Quốc tranh chấp với tất cả các nước có chung đường biên giới với họ bao gồm Ấn Độ, Pakistan, Myanmar, Lào, Nepal, Bhuttan, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Ryukyu,Kyrgyzstan, Mông Cổ, tỉnh Bahdashan Nam Kazakhstan và Transbaikalia của Afghanistan tới vùng Viễn Đông và Nam Okhotsk thuộc Nga. Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippine ( chưa kể Malaysia, Indonesia, Brunay - các nước có cùng tranh chấp Trường Sa).
Đối với các hòn đảo và trên biển, có trên 300 hòn đảo trên Biển Đông, biển Hoa Đông, biển Hoàng Hải và nay họ tranh chấp cả Bắc Cực, Nam Cực không dính dáng tới phần lãnh thổ của họ.
Trong tất cả các vùng lãnh thổ họ chiếm, tranh chấp nêu trên. Có 2 khu vực nóng nhất và luôn rình rập chiến tranh và đã xảy ra chiến tranh đó là Ấn Độ và Việt Nam.
Vậy các nước có tranh chấp sẽ phản ứng như thế nào???
 
  • Like
Reactions: Quocdp
Thép đã tôi
2/6/11
7.937
18.796
113
Sài Gòn - HCM
Đối với Hàn Quốc.
Đảo Ieodo trên biển Hoa Đông có khoảng cách 136km so với bán đảo Triều Tiên - gần hơn khá nhiều so với Trung Quốc. Và Trung Quốc đang tìm mọi cách để mở rộng vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cũng như nhận dạng phòng không tại đây.
Cũng tại vùng biển này. TQ liên tục xua các đội tàu đánh cá đến vơ vét hải sản vào sâu trong lãnh thổ của Hàn Quốc và liên tục xảy ra chạm chán giữa đội tàu dân quân biển và tuần duyên Hàn Quốc.
Đối với Nhật Bản.
Quần đảo Senkaku mà TQ gọi là Điếu Ngư bao gồm 5 đảo hoang không người ở thuộc sở hữu của 1 công dân Nhật Bản. Cả hai nước cùng tuyên bố chủ quyền và tranh chấp trên một vùng biển Hoa Đông rộng lớn.
Đầu tháng 3-2019 Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan di động tại khu vực gần đường ranh giới chạy dọc vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản và gần các mỏ dầu khí.
Ngoài ra, một giàn khoan di động khác đang tiến hành hoạt động thăm dò nhằm khai thác dầu khí trên Biển Hoa Đông.
Cũng từ đầu 3-2019, Giàn khoan Hải dương 942 của Trung Quốc đã được điều đến khu vực gần đường ranh giới trên biển giữa hai nước trên Biển Hoa Đông. Sau đó đã nhiều lần khoan thăm dò và di chuyển liên tục trên biển.
Trong khi đó, giàn khoan Zhong You Hai 16 cũng đã triển khai các thiết bị khoan dầu và có khả năng đang tiến hành hoạt động khoan thăm dò.
Đối với trên không. Trung Quốc tuyên bố và lập ra vùng nhận diện phòng không mới, chồng lấn lên hầu hết các vùng mà Nhật bản đã công bố trước đó rất lâu dẫn đến các cuộc rượt đuổi nhau giữa 2 lực lượng Phòng vệ và không quân TQ.
Đối với Ấn Độ.
Vùng Aksai Chin nằm ở tỉnh Jammu và Kashmir của Ấn Độ, hoặc tỉnh Tân Cương của Trung Quốc, ở phía tây.
Đây là một vùng đất hoang hóa, độ cao lớn và gần như không có người ở, được cắt ngang bởi đường cao tốc Tân Cương - Tây Tạng. Lãnh thổ tranh chấp khác nằm ở phía nam của dòng McMahon Line. Nó trước đây được gọi là Cơ quan biên giới Đông Bắc, và nay được gọi là Arunachal Pradesh. Dòng McMahon là một phần của Công ước Simla năm 1914 giữa Ấn Độ thuộc Anh và Tây Tạng (bị Trung Quốc bác bỏ).
Năm 1962. Trung-Ấn đã xảy ra chiến tranh khốc liệt. Sáu đó, một thỏa thuận để giải quyết tranh chấp đã được ký kết vào năm 1996, bao gồm "các biện pháp xây dựng lòng tin" và một Dòng kiểm soát thực tế được hai bên thống nhất.
Năm 2006, đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ tuyên bố rằng tất cả Arunachal Pradesh đều là là lãnh thổ của Trung Quốc. Kể từ đó đến nay, hai bên liên tục xảy ra các vụ khẩu chiến cũng như các cuộc đột kích xâm nhập vào lãnh thổ Ấn Độ.
Như vậy, chúng ta đã biết. Trung Quốc chưa từng là bạn tốt với bất kỳ quốc gia nào - kể cả với chúng ta
 
  • Like
Reactions: Kirinman and Quocdp
Thép đã tôi
2/6/11
7.937
18.796
113
Sài Gòn - HCM
Trở lại sự kiện Tư Chính.
Khi tất cả các hãng truyền thông của VN không loan tin mà chỉ có các nguồn tin của NN. Chúng ta tạm hiểu là nó đã được giải quyết theo các phương thức ngoại giao. Ở đây, hiểu ngắn gọn là giữ nguyên hiện trạng và không bên nào phát động để làm tình hình thêm phức tạp.
Ngày xưa, tất cả mọi thông tin, hình ảnh đều mù mờ. Nhưng ngày nay các vệ tinh hiện đại chuyên theo dõi tình hình tại các điểm nóng luôn được ưu tiên và cập nhật từng giờ với các phân tích từng chuyển động của nhau. Đó không phải là điều khó hiểu.
Và hiển nhiên, lần này chúng ta có sức mạnh ngang bằng với họ - cho dù tiềm lực của chúng ta quá nhỏ bé so với 1 đội quân rất mạnh, hung hăng và thèm khát đánh đấm hàng đầu thế giới.
Ở bài trả lời báo chí của Bộ Ngoại Giao. Phát ngôn viên có nói chung chung rằng :
.... Việt Nam hết sức coi trọng hòa bình, hữu nghị, hợp tác, thiện chí và sẵn sàng giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình.
Trên cơ sở đó, trong thời gian qua, Việt Nam đã triển khai đồng bộ các biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề, đấu tranh yêu cầu tôn trọng vùng biển Việt Nam, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên vùng biển của mình, không có hành động làm phức tạp tình hình.
Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam đã và đang thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam...
Nếu các bạn tinh ý, các bạn sẽ hiểu điều ấy mà không cần phải tưởng tượng thêm.
Chúng ta đã giữ được biển, giữ được hòa khí và giữ được các vấn đề trong giao thương kinh tế
 
Hạng D
15/11/07
2.536
11.261
113
Việt nam - Sài gòn
os.com
Mình nghĩ rằng ký được cái phân định ranh giới trên bộ giữa VN và TQ là 1 thắng lợi lớn của VN .

Không có cái này thằng tàu cứ lải nhải mãi , lâu lâu nó chọt cho 1 cuộc chiến nho nhỏ thì cả nước lại lên ruột chả làm ăn thậm chí kêu gọi FDI đầu tư cũng khó .
 
  • Like
Reactions: viktor
Thép đã tôi
2/6/11
7.937
18.796
113
Sài Gòn - HCM
Trong các xung đột tại Trường Sa.
Việt Nam chúng ta tổn thất nhiều nhất với 64 CBCS và các quân nhân phục vụ tại nhà giàn DK1.
Nhưng chúng ta lại không mất nhiều lãnh thổ như Philippine (ngoài sự kiện gạc Ma năm 1988)
Bãi cạn Scaborough/đảo Hoàng Nham nằm cách bờ tây đảo lớn của Philippines 230 km và cách Trung Quốc hơn 800 km về phía bắc. Philippines khẳng định bãi cạn nằm gọn trong vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý của nước này, theo Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc 1982.
Năm 2012, khi Philippines phát hiện một số tàu cá của Trung Quốc tại bãi cạn, nhà chức trách đã phát hiện ra số lượng lớn hải sản bị đánh bắt trái phép. Philippines cáo buộc các ngư dân Trung Quốc đã xâm nhập và đánh bắt trái phép ở vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền.
Ngay tức khắc, 2 tàu hải giám của Trung Quốc đã tới khu vực này, chặn lối vào đầm phá và ngăn cản việc nhà chức trách Philippines bắt giữ ngư dân Trung Quốc. Soái hạm BRP của Philippines được cử đến nhưng bị 2 tàu hải giám của Trung Quốc ngăn chặn
Sau khi các tàu đánh cá rời bãi cạn, tàu của hai bên vẫn duy trì lực lượng nhằm bảo vệ tuyên bố chủ quyền với Scarborough.
Cuối tháng 5 năm 2012, Trung Quốc triển khai thêm 7 tàu hải giám và các tàu của Ủy ban nghề cá làm nhiệm vụ bảo vệ quanh bãi cạn tranh chấp.
Sau đó, TQ phát đi thông điệp tất cả cùng rút lui để giữ nguyên hiện trạng và Philippine đồng ý.
Đầu tháng 6/2012, Trung Quốc xua tàu Hải Quân, Hải Cảnh và hàng trăm tàu đánh cá ồ ạt kiểm soát bãi cạn Scarborough và cho quân đồn trú đến nay.
Tại bãi Cỏ Rong ở phía Tây đảo Palawan. Dưới thời Tổng thống Benigno Aquino đã phát hiện tàu thủy văn của TQ xuất hiện trong khu vực Bãi Cỏ Rong bất chấp việc Philippines đã đề xuất “đóng băng” mọi hoạt động trên Biển Đông và các máy bay chiến đấu Trung Quốc bay quá gần máy bay trinh sát của Philíppin tại khu vực này hôm 19/5/2011.
Bộ Năng lượng Philippines đã công khai đấu thầu quyền thăm dò 11 lô dầu khí. Trong số 11 lô dầu khi được đấu thầu nói trên, có "Khu vực 7" thuộc Bãi Cỏ Rong mà Trung Quốc cũng yêu sách chủ quyền. Chưa đầy hai tuần sau, ngày 21/5, tập đoàn Philex Petroleum Corp của Philippines thông báo công ty con Forum Energy Plc trụ sở tại London đầu năm 2016 có kế hoạch bắt đầu khoan thử các giếng tại mỏ khí đốt Sampaguita, cũng thuộc về Bãi Cỏ Rong.
Cũng như các tranh chấp khác, TQ luôn giành thế của kẻ lớn bất luận các phản ứng của dư luận quốc tế.
 
  • Like
Reactions: Kirinman
Thép đã tôi
2/6/11
7.937
18.796
113
Sài Gòn - HCM
Thế vụ kiện của Philippine đối với TQ là gì và VN tại sao không kiện.
Ở vế thứ nhất.
Philippine đưa vụ kiện ngày 22 tháng 1 năm 2013 ra Tòa án Trọng tài thường trực (PCA) kiện Trung Quốc theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) về việc nước này đơn phương tuyên bố chủ quyền Đường lưỡi bò đối với Biển Đông.
Ngày 29 tháng 10 năm 2015, Tòa án Trọng tài thường trực đã xác định thẩm quyền xét xử của mình về vụ kiện này cho dù Trung Quốc từ chối tham dự cuộc phân xử.
Nhưng, TQ ranh ma khi tuyên bố mời Philippine và các nước có tranh chấp cùng nhau khai thác, sống chung hòa bình tại vùng biển này.
Sau đó, tòa án đã tuyên bố TQ hoàn toàn sai trái trong việc đòi hỏi chủ quyền, quyền tài phán trong toàn bộ đường 9 đoạn. Cũng như mọi khi, TQ thẳng thừng bác bỏ tư cách của Tòa trọng tài và tiếp tục gây hấn với Philippines và Vn như cái cách họ thường làm.
Vào ngày 11 tháng 12 năm 2014, Việt Nam tham gia vào vụ kiện nộp lên 3 tuyên bố: Việt Nam ủng hộ vụ kiện của ; họ không chấp nhận "đường chín đoạn" mà Trung Quốc đưa ra và họ đề nghị toà án ghi nhận về những tuyên bố chủ quyền của Việt Nam về một số đảo như Hoàng Sa.
Để bảo vệ quyền lợi của mình, Việt Nam đã cử đoàn với tư cách quan sát viên đến dự phiên tranh tụng của vụ kiện liên quan đến Biển Đông giữa và Trung Quốc.
Ở vế thứ hai. Tôi, với khả năng hiểu biết của mình không có quyền trả lời, suy diễn hoặc tìm kiếm các thông tin khác vì nó nằm ở việc hoạch định chính sách của cả một dân tộc bởi các nhà ngoại giao, sử học, luật đầy kinh nghiệm trong nước và quốc tế.
Cũng vì thế, không ai nên đoán già đoán non làm gì đối với việc Tại sao chúng ta không kiện TQ như Philippines đã từng làm.
Cần nhớ rằng. Lý lẽ ở kẻ mạnh. Chân tay cũng ở kẻ mạnh. Và với một kẻ như họ thì không có pháp luật gì ở đây.
 
  • Like
Reactions: Kirinman and Quocdp
Thép đã tôi
2/6/11
7.937
18.796
113
Sài Gòn - HCM
Mình nghĩ rằng ký được cái phân định ranh giới trên bộ giữa VN và TQ là 1 thắng lợi lớn của VN .

Không có cái này thằng tàu cứ lải nhải mãi , lâu lâu nó chọt cho 1 cuộc chiến nho nhỏ thì cả nước lại lên ruột chả làm ăn thậm chí kêu gọi FDI đầu tư cũng khó .
Cả Cambodia nữa Bác ạ. Rất khó khăn và tốn kém lắm đấy chứ không phải đùa đâu
 
  • Like
Reactions: viktor
Thép đã tôi
2/6/11
7.937
18.796
113
Sài Gòn - HCM
Có một vài vấn đề về tương quan lực lượng giữa VN và TQ.
Đối với Hàn Quốc và Nhật Bản, là đồng minh của Mỹ. Hai nước này có một quân đội rất mạnh. Được trang bị khí tài hiện đại gấp nhiều lần VN và tất nhiên được Mỹ bảo hộ theo hiệp định.
Còn VN, chúng ta đơn độc và thô sơ.
Chiến tranh hiện đại, không thể dùng lòng dũng cảm và sức khỏe để vượt Trường Sơn như xưa mà nó cần vũ khí hiện đại, tấn công nhanh, chính xác và mạnh.
Vậy chúng ta có gì để bảo vệ lãnh thổ?
Ai cũng biết, chỉ mới đây thôi chúng ta gắng sức đầu tư cho Hải quân và Không quân
Với Hải quân chúng ta có 2 tàu hộ vệ Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ. Một số tàu ngầm vẫn đang trong quá trình huấn luyện/chuyển giao. Một số tàu tên lửa tấn công nhanh tự đóng và tàu pháo - Hết.
Với Phòng Không, Không quân. Chúng ta cũng chỉ mua được đội SU 30MK và vài hệ thống PMU chống tập kích đường không.
Gần như tất cả trang thiết bị còn lại đều cũ kỹ từ thời chiến tranh và cải hoán theo khả năng tài chính quốc phòng.
Đối với TQ. Họ đã có những con tàu Hộ vệ, tên lửa tấn công nhanh, tàu ngầm diesel, tàu ngầm, máy bay tự sản xuất từ thập niên 60. Và số lượng thì gấp ngàn lần quân đội chúng ta.
Chúng ta có nên đánh nhau với họ không?
Và tại sao ngay cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ ( có vũ khí hạt nhân) cũng phải tránh xung đột với họ. Điều đơn giản là hai bên tham chiến đều đi vào ngõ cụt bởi thương vong và các hệ lụy sau chiến tranh.
Với số vụ khí ít ỏi ấy, chúng ta khải hỏa trong bao lâu thì hết? Mọi người sẽ tự nhẩm tính được.
Và với mỗi quả tên lửa có giá hàng triệu USD ấy, nó sẽ cần phải bao nhiêu kg tôm cá, gạo, hạt tiêu... xuất khẩu mới mua được?
 
  • Like
Reactions: Kirinman and viktor
Thép đã tôi
2/6/11
7.937
18.796
113
Sài Gòn - HCM
Đánh đi, đâm đi, giết chúng đi. Là khẩu hiệu thường thấy của các dũng sỹ yêu nước trên bàn phím.
Họ tạo ra vô số giả thuyết và ma trận về chiến lược. Họ chửi bới chính phủ bất lực, tham nhũng, bất tài.... Họ cũng hừng hực khí thế đánh đấm y như bọn cư dân mạng của Weibo tại TQ khi nghĩ đến VN.
Cũng giết đi, đâm chết đi....
Nhưng họ không hiểu rằng : Bất cứ một va chạm nào trên biển thì trên đất liền là một tai họa.
Chỉ cần đóng cửa khẩu 1 tuần, hàng triệu nông dân, thương nhân, các ngành phụ trợ sẽ chết ngập trong nợ nần.
Và chuyện gì xảy ra khi kinh tế kiệt quệ? Là cướp bóc, là chiến tranh sắc tộc, tôn giáo, là những hậu quả kinh khủng như một số nước đang trình chiếu trên TV mỗi ngày như Lybi, Siry, Apganixtan... và Châu Phi xa xôi.
 
  • Like
Reactions: Kirinman