Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B1
15/4/09
59
0
6
Re: RE: đi Campuchia thì cầm tiền j xài tiện nhất

Ý tưởng làm ta balô qua Cam nghe có vẻ hay đấy nhỉ?. Bác nào đi về tùi post vài hình ảnh và kinh nghiệm cho anh em tham khảo với. Em cũng stress quá tính làm 1 chuyến đây.
 
Hạng D
21/9/04
1.361
9.065
113
Saigon
www.dongbich.com
Re: RE: đi Campuchia thì cầm tiền j xài tiện nhất

mocgian nói:
Ý tưởng làm ta balô qua Cam nghe có vẻ hay đấy nhỉ?. Bác nào đi về tùi post vài hình ảnh và kinh nghiệm cho anh em tham khảo với. Em cũng stress quá tính làm 1 chuyến đây.

Đây, mời bác tham khảo, bài trên blog của tôi cũng khá cũ rồi... link gốc tới bờ lốc http://blog.360.yahoo.c...CmgJE_eqtRVX3SXUv9?p=386

23/11/06
Chúng tôi tụ hợp từ 6h sáng tại trụ sở công ty Vietravel, đoàn đi đông, tới 42 người, tôi ngao ngán khi thấy đa số trong đoàn là các vị "trưởng lão", tính tôi thích đi với các bạn đồng lứa hơn, nhưng thôi, đi theo tua vì các vị "bô lão" TRG không vị nào chịu đi chung.
Xe tốc hành của Vietravel chất đầy bụng hành lý, thẳng tiến ra xa lộ Xuyên Á, trực chỉ Tây Ninh, Mộc Bài là đích ngắm.
Bạn còn buồn ngủ vì phải thức dậy sớm, nên không màng ngắm cảnh 2 bên đường vốn dĩ chẳng phải đẹp đẽ gì.
Xe "tốc hành" chạy với tốc độ 60 km/h trên xa lộ Xuyên Á đầy bụi bặm, Sài Gòn đã lùi xa, độ 8h, chúng tôi ghé Trảng Bàng ăn bánh canh rồi tiếp tục cặm cụi vượt 30 cây số nữa đến cửa khẩu Mộc Bài để làm thủ tục xuất cảnh.
Cam-bốt còn bắt dân Việt xin VISA để được vào, và tất nhiên ngược lại, đây có thể là lý do lịch sử... Lịch sử Cam-bốt xuyên suốt cả 5, 6 thế kỷ gần đây hầu như có liên quan đến Việt Nam và ngược lại. Từ khi lớn lên 1 chút và thoát ra được những giáo điều sách vở lịch sử Việt giảng dạy, tôi nhận thức lờ mờ ra sự kiện "xâm chiếm" đất của người Cam-bốt và xót xa khi nhận thấy dân tộc mình cũng không chỉ là nạn nhân.

"Từ năm 1698 - 1759 là 60 năm ròng - các đời chúa Nguyễn dùng kế "tầm thực" để lấy được 6 tỉnh Nam Kỳ từ tay Cam-bốt. Ông Nguyễn Cư Trinh là người mách kế này cho Chúa Nguyễn
- Năm 1835 - Nguyễn Thánh Tổ (Vua Minh Mạng) cho chiếm Cam-bốt, lập thành trấn Tây Thành,
- ông Trương Minh Giảng lập Angmey (đặt cho tên Việt là Ngọc Vân Công Chúa) làm Quận Chúa

Chia ra làm 32 phủ và 2 huyện.
- Năm 1840 phải rút quân về vì không được lòng dân, làm điều bạo nghịch."

(Việt Nam Sử Lược - 1960 - Trần Trọng Kim)
Cửa Khẩu Mộc Bài còn khá mới và bề thế, tôi ngao ngán khi lại phải nhìn những bộ mặt rô-bốt của những vị Công An Cửa Khẩu (?), Hùng (Hương Dẫn Viên theo đoàn) kẹp tờ 100 ngàn vào chồng Hộ Chiếu đã có sẵn visa rồi nhét vào lỗ hẹp đối diện với viên sĩ quan mặt rô-bốt rồi kêu chúng tôi khỏi cần hàng lối gì hết, dzọt lẹ. 42 người lục tục tay kéo tay xách hành lý ngễu nghện qua cửa khẩu Việt.
Bên kia, đối diện 200 m đã là cửa khẩu nước bạn, Cửa Khẩu Bà Vẹt thật duyên dáng với lối kiến trúc mái tháp nhọn cong vút, bề ngang khoảng 100 m, hơi thất vọng khi không thể lấy hết hình của Bà Vẹt vào ống 28-200 mm của máy chụp hình được.
Thủ tục nhập cảnh vào Cam-bốt thật dễ dàng và thân thiện, chúng tôi chuyển sang xe của nước bạn, một chiếc xe ... không biển số, chỉ có 1 mảnh giấy dán lên xe làm biểu tượng phân biệt. Người hướng dẫn viên bên phía Cam-bốt gốc Hoa - Miên - Việt, có tên rất Việt: Cu Đen.
Xa Lộ Xuyên Á phía ở Việt còn rộng, sang tới nước bạn thì tịt, đường hẹp và bé, nhưng khá tốt, tương đương với tỉnh lộ ở nhà, lịch trình sẽ là chạy tiếp 550 km để tới Siêm Riệp vào 7h tối (lúc này đang là 11h) xuyên qua các tỉnh SvayRieng, KomPongCham, KomPong Thom rồi tới Siêm Riệp (Siem Reap) trên Quốc Lộ 6 (NW-6). Svay Rieng là tỉnh nghèo, trong 1 đất nước nghèo, làm cảnh nghèo thêm bi đát, trẻ em trần truồng đen đúa nô đùa, những chiếc xe lèn đầy khách, leo lên cả trên mui, bò trắng đi lững thững trên Quốc Lộ số 6, bên đường là làng thôn, là những cánh đồng thốt nốt, cây thật đẹp đứng uy phong, thẳng tắp đến đỉnh rồi tạo ra những hình tròn xoè ra thật đẹp nhờ các tán cây.
Hầu như không có núi ở phía Đông Nam Cam-bốt, những cánh đồng và làng mạc nhỏ bé nối tiếp nhau tạo thành những cảnh tượng nhàm mắt, ở vùng này, người dân sống trong những nhà sàn, ở dưới đất, phía dưới nhà sàn là nơi gia đình quây quần, trẻ em nô đùa, là nơi để xe, ăn cơm, uống trà. Đàn ông mặc xà rông, dáng tầm thước, da đen, tóc ngắn và quắn nhẹ, đàn bà cũng đen, không có gì ấn tượng. Cảnh đáng xem nhất khi chạy xe trên con đường này là những nhà chùa. Làng nào nghèo cách mấy cũng có 1 ngôi chùa, và rất khang trang, nếu không nói là đẹp, thế nên xe chạy chừng 30 phút là có 1 cảnh đáng để chụp hình.

Trời nắng như đổ lửa.
Cam-bốt có gần 14 triệu dân với diện tích gần bằng 1 nửa nước Việt, tuổi thọ trung bình người dân là 59 tuổi (VN ~ 70 tuổi), GDP 4,73 tỉ USD năm 2005, chỉ bằng xấp xỉ 1/10 GDP Việt Nam, số người sử dụng internet ở Cam-bốt là 41 nghìn người (so với 13 triệu người của xứ Việt) Cam-bốt có 20 tỉnh và 4 thành phố thuộc trung ương, người Cam-bốt gọi tên nước mình là Kampuchea hay đúng hơn, đầy đủ là …Preahreacheanachakr Kampuchea (!)
Xe chạy mệt mỏi trên NH6 liên tiếp 8 tiếng đồng hồ (sau khi có dừng lại ăn trưa tại 1 nhà hàng địa phương ở KrongThom và dừng lại nhiều lần cho các anh chị em giải quyết "những niềm riêng làm sao nói hết"). Tôi lim dim ngủ và đọc cuốn Lonely Planet về Cam-bốt do 1 người bạn trong công ty cho mượn.
19h30, chúng tôi đặt chân tới Siêm Riệp. Tôi nôn nao đón chờ ngày mai, đi thăm Angkor, kỳ quan thế giới mới.


Sáng sớm tỉnh dậy, ăn tiệc buffet tại khách sạn xong, chúng tôi nai nịt gọn gàng, đầu đội mũ, chân xỏ giày vải mềm, lưng đeo ba lô, tay xách… 2 chai nước, vai đeo máy ảnh, vậy là ổn. Khách sạn Angkor Land thật đẹp với hồ bơi trong xanh và phòng không chê chỗ nào được, theo lời Cu Đen, mọi khách sạn hay nhà ở ở thành phố Siêm Riệp này đều không được cao quá 5 tầng lầu, nôm na là nơi cao nhất của bất kỳ toà nhà nào trong thành phố du lịch này sẽ không được vượt quá chiều cao ở tháp cao nhất vùng Angkor, theo tôi đoán là "Thiên Đường" mà tôi sẽ kể sau, với chiều cao tính từ mặt đất lên đỉnh tháp: 65m.
[style="font-family: arial,helvetica,sans-serif;"]Siêm riệp là 1 thành phố du lịch phát triển rất mạnh về cơ sở hạ tầng, có tới vài trăm khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, Siêm Riệp, tiếng Cam-bốt là Siem Reap (see-em ree-ep) dịch nghĩa Việt là "Người Thái bại trận".
Sớm thứ sáu đó, trời đẹp, trong xanh, dậy từ 5h30 sáng quả thật là cảm giác khó chịu (đoàn đã được lệnh khởi hành vào lúc 6h40 sáng). Sáng đó tôi cố gắng bò ra ban-công để hi vọng có thể nhìn thấy đâu đó 1 góc Angkor, nhìn được 1 chút gì đó vào sáng sớm tinh sương, vết tích của 1 đế chế hùng mạnh (thế kỷ thứ 9 - thế kỷ 13 thống trị cả 1 khu vực rộng lớn bao gồm 1 phần Thái Lan, Lào, Myanmar, Nam Việt Nam và Cam-bốt hiện nay) đã sớm thất bại: từ bao lơn nhìn ra, là các mái nhà kiểu Cam-bốt, thấp đều, nhàm chán.

Mang theo 1 chút ngậm ngùi về sự tồn tại và diệt vong của 1 nền văn minh, 1 thời thịnh trị rồi cũng đến lúc suy tàn, vụt tắt, tôi lại liên tưởng tới đế chế Ba Tư hùng mạnh ở Trung Đông rồi nền văn minh của người Inca ở Châu Mỹ, phải chăng sự huy hoàng trong 1 giai đoạn đã là đủ cho 1 con người, cho 1 dân tộc? Và nếu vậy thì nước Việt chưa bao giờ trong thời lập quốc đến nay được vinh hạnh đó chăng?
[style="font-family: arial,helvetica,sans-serif;"]
Suy nghĩ lẩn thẩn theo tôi xuống tới phòng ăn của KS rồi bay biến như những ngọn gió thổi nóng rát mặt trong suốt ngày hành trình. Đã đến giờ khởi hành, Mai nhắc tôi còn quên gì không rồi ra xe, lịch trình sáng nay sẽ ghé thăm Cổng nam Angkor ThomTa Prohm, đền Bayon, cuối cùng là Baphuon với Quảng trường đấu voi, Angkor Wat - Đồi Bahkheng
Toàn bộ chu vị của khu Angkor tới 40km2, để thăm gần hết những nơi chính, hết tối thiểu 3-5 ngày!

Angkor Thom được xem như là đền thờ chính thức dưới thời vua Jayavarman VII vào khoảng cuối thể kỷ 12 sau khi bị tàn phá bởi Chăm-pa. Nhưng chúng tôi chỉ được xem… cổng thành phía Nam của Angkor Thom, tôi chụp cho Mai vài tấm ảnh 2 hàng tượng thật đẹp trước cổng thành rồi đi tiếp vào Bayon

[style="font-family: arial,helvetica,sans-serif;"]
[style="font-style: italic; font-family: arial,helvetica,sans-serif;"]Cổng Angkor Thom


Bayon


Được xây dựng vào cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13, Cách Angkor Wat 1 thập kỷ, Bayon là 1 thực thể đối lập với Angkor Wat, Bayon được bao bọc bởi những bức tường chạm trổ đầy phù điêu với kích thước 140m - 160m, Đặc trưng của Bayon là những toà tháp 4 mặt, do vị vua theo Phật giáo Jayavarman VII cho xây dựng, với 4 mặt tháp nhìn về 4 hướng chính, thể hiện sự hiện hữu khắp nơi của vị Bồ Tát Lokesvara, 1 vị thần theo quan niệm người Cam-bốt. Có tới 50 ngọn tháp tại khu Bayon, với các vẻ mặt hoàn toàn khác nhau, Còn có 1 quan niệm khác về Bayon, cho rằng 50 bức tượng Bayon này tượng trưng cho các vùng đất nước Angkor hùng mạnh.
[style="font-family: arial,helvetica,sans-serif;"]
Một vị sư ở Bayon.

Tôi ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của Bayon và cố gắng chụp càng nhiều hình càng tốt. Sau này khi về Phnom Phenh, tôi cũng mua rất nhiều tượng Bayon để làm quà.


Mai ở Đền Bayon


Đền Ta Prohm
(còn gọi là Lăng mộ Hoàng Hậu)
Ta Prohm có chu vi 100m x 100m, với 2 bức tường bao bọc bên ngoài, diện tích vòng ngoài lên đến 600m x 1000m, tức là 60 héc-ta. Trên bia còn khắc lại, khi còn được sử dụng, có tới 12.640 người đã sinh sống tại đây, bao gồm 18 vị cao tăng, 2.740 tu sĩ, 2.232 người phụ tá và 615 vũ công..



[style="font-family: arial,helvetica,sans-serif;"]
[style="font-style: italic;"]Những gốc cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi đang "nuốt" Ta Prohm

Những tấm bia ở Ta Prohm đã được tìm thấy ở 4 phía khu vực, được xây dựng xong vào năm 1186, tức năm năm sau khi vua Jayavarman lên ngôi. 3.140 ngôi làng với 79.365 người được huy động cho ngôi đền này.





Mai ở Nơi đóng cảnh của bộ phim Bí Mật Ngôi Mộ Cổ - Đền Ta-Prohm.




Ghé thăm biển Hồ
[font="arial,helvetica,sans-serif"]"Tiếng Campuchia gọi Biển Hồ là Tông-lê Sáp. Thật ra đây là một khúc con sông khởi nguồn từ các dãy núi vùng Tây Bắc Campuchia - Thái Lan chảy xuôi về hướng đông nam, sau vùng núi non đến ngay vùng đất trũng, chính nơi đây tạo nên Biển Hồ nổi tiếng. [/font]








Trẻ em Việt tại Biển Hồ

Khi đến gần Phnôm Pênh, gặp dòng Mê-kông rồi lại chia làm hai ngả qua đất Cam-pu-chia vào Việt Nam. Mê-kông với Tiền Giang và Tông-lê Sáp với Hậu Giang, rồi đổ nước ra biển Đông với chín cửa (Cửu Long). Điều kỳ diệu của tự nhiên do dãy núi Con Voi chạy dài từ Thái Lan qua vùng ven bờ biển của Cam-pu-chia tạo nên con đập tự nhiên ngăn nước ở đồng bằng Cam-pu-chia không chảy ra vịnh Thái Lan. Biển Hồ nằm cách Phnôm Pênh chừng tám chục cây số về hướng tây bắc. Về mùa khô, Biển Hồ chỉ sâu chừng một, hai mét. Sông Tông-lê Sáp dài 160 km và chỗ rộng nhất tới 36 km. Khi mùa mưa đến (ở Cam-pu-chia từ tháng năm đến tháng mười), nước bắt đầu lên. Nhưng nước của lưu vực Tông-lê Sáp chưa thể tạo nổi Biển Hồ. Chính dòng Mê-kông hùng vĩ có lưu lượng nước trung bình khoảng 475 tỷ m³ và tải xuôi 250 triệu tấn phù sa hằng năm. Khi chảy đến chỗ gặp Tông-lê Sáp, dòng nước Mê-kông một phần xuôi về châu thổ Cửu Long, một phần chảy ngược dòng Tông-lê Sáp theo hướng tây bắc đổ nước vào Biển Hồ. Biển Hồ lớn lên từng ngày trong mùa mưa, đều tiết lũ cho vùng châu thổ Mê-kông. Khi nước hồ đầy, diện tích có năm rộng tới 160 nghìn km² và chỗ sâu nhất từ chín đến 14 m, là kho chứa nước ngọt lớn nhất vùng Đông Nam Á và hồ cá nước ngọt lớn nhất thế giới. Khi mùa mưa ngớt, nước của Mê-kông ít dần, nước từ Biển Hồ lại theo sông Tông-lê Sáp và Cửu Long ra biển. Biển Hồ teo lại rồi lại đợi lúc lớn lên vào mùa mưa năm sau. " (Trích Báo Nhân Dân - tháng 7/2001 - Bùi Căn)




Khách sạn tại Biển Hồ!

[style="font-family: arial,helvetica,sans-serif;"]
Lonely Planet và nhiều web site du lịch khác có hẳn 1 đoạn nói về làng dân Việt ở Biển Hồ, chúng tôi ghé thăm nơi đây không theo dự định của lịch trình, Cu Đen và Hùng nói "Đã đến Cam-bốt mà chưa ghé thăm Biển Hồ thì coi như chưa biết" - Vậy là phải đi thôi. Nhìn cảnh đồng bào người Việt sống cơ cực trên biển Hồ, tôi thật khó hiểu vì sao họ phải tha phương, quanh năm suốt tháng ở trên những căn nhà tạm bợ, lụp xụp, con cái mất tương lai, quyền được học hành, vui chơi, và ai phải có trách nhiệm hỗ trợ đồng bào mình khi ở đây?

[link=http://www.flickr.com/photos/thanhmai/323853275/]
323853275_488707cf95_m.jpg

[/link]
[style="font-family: arial,helvetica,sans-serif;"]Trường học và sân chơi của trẻ em cho Unicef tài trợ trên Biển Hồ




Ăngkor Wat
[font="arial,helvetica,sans-serif"] [/font]






Viên ngọc của Angkor - Kinh đô Chùa.




[font="arial,helvetica,sans-serif"]


Đường lên Thiên Đàng - Leo lên những bậc tam cấp cực ngắn và nguy hiểm





[/font]




Một góc Angkor Wat


[font="arial,helvetica,sans-serif"]



Đồi Bahkheng

[/font]

Hoàng Hôn Siêm Riệp



[font="arial,helvetica,sans-serif"]Chiều đến thật nhanh, chúng tôi leo lên đồi Bahkheng chụp hình cảnh hoàng hôn Siêm Riệp, có hàng ngàn người đợi sẵn ở đây để đón cảnh hoàng hôn, phải rời Siêm Riệp vào ngày mai, những gì tôi thấy và viết ra được thật là ít ỏi, ngày mai chúng tôi sẽ về Phnông-pênh, tạm biệt nhé Siêm Riệp, nơi còn giữ lại cho thế giới 1 phần lịch sử cả ngàn năm trước - dẫu hoang tàn. Ai đến thăm Angkor để mà không cảm thấy sự vô thường của đời người trong cuộc sống, thăm phế tích của 1 đế chế huy hoàng, để thêm yêu đất nước nhỏ bé bên bờ biển Đông, để đọc lại quá khứ, để tiến tới tương lai, tưởng sẽ không bao giờ là thừa...[/font]




"Sắp tới rồi - còn 1 chút nữa thôi" - Hò Kéo Pháo - Hoàng Vân



Vì cái loạt bài cho Cam-bốt thân thương này dài quá, phải để tự trấn an mình bằng 1 bản nhạc yêu thích của Hoàng Vân vậy .
38.gif



Nhện: món đặc sản nên thử.

Trở về thủ đô Cam-bốt vào sáng thứ 7, ngày 25/11/2006, chúng tôi tạm biệt Siem Reap với lời cầu chúc cho sự trường tồn của Angkor tuyệt diệu, tôi tính rủ Đô sẽ đi "ta ba lô" lại nơi này để săn được những tấm ảnh ưng ý hơn (đi theo tua, bạn sẽ phải cuốn theo đoàn với tốc độ... chụp không kịp canh - chụp lấy chụp để - đến mệt). Hẹn gặp lại nhé Angkor.


Leo lên mui: Cảnh thường thấy trên phương tiện GT Công Cộng ở nước bạn.

Thủ đô Cam-bốt nhỏ nằm cách Saigòn chỉ vài trăm km, được ôm bởi dòng Mekông bao quanh, đường phố còn nguyên nét do Pháp quy hoạch, vuông vức và khá tốt. Chắc ai cũng biết là xe hơi là phương tiện phổ biến ở đây, do rất rất rất nhiều lý do (trời ơi) mà xứ Việt ta chưa có được, giá xe (cũ) khá rẻ, ước mong sở hữu 1 chiếc 4 bánh sẽ dễ thực hiện hơn khi... ta chuyển sang xứ này sinh sống. Xe máy cũng khá nhiều, luật lệ giao thông cũng như những nước nghèo đang phát triển như Việt Nam : hỗn loạn. Xe hơi tay lái nghịch - thuận, có biển số hay không, xe 2 bánh đa số không có biển kiểm soát, chở 3,4 thoải mái! (Đặc biệt Lexus rât nhiều! ) Tôi đứng lại 1 giao lộ, chỉ trong 20 phút đã thấy 1 vụ quẹt nhẹ giữa 4 bánh và 2 bánh, tuy nhiên không có xô xát gì, 2 bánh dựng xe dậy, hồn nhiên chạy tiếp... Các vị CSGT Cam-bốt vẻ mặt rất hiền, và không có vẻ... "sát thủ" như Công lộ xứ Việt.

Nền kinh tế Cam-bốt đang bị đô-la hoá, ở 1 mức nào đó, đồng tiền Mỹ thống trị ở đây (mặc dù Cam-bốt có đồng tiên riêng Ria - Không như Đông Timor, thành viên Asean mới nhất, dùng USD), bạn nhớ đổi mấy đồng 1 đô-la mỹ sang xài rất dễ, có nhiều nơi còn nhận tiền Việt, dễ chịu thiệt. Nếu ở Thái lan bạn sẽ không có cơ hội xài tiền Đô la mỹ thì ở đây hoàn toàn ngược lại. Chính phủ Cambốt có vẻ thất bại trong việc kiểm soát ngoại tệ mạnh, thật đáng tiếc.

Hàng hoá Việt bày bán ở đây thật nhiều, nền kinh tế Cam-bốt bị người Việt chiếm quyền kiểm soát tới 20%, điển hình 1 doanh nhân Việt thành đạt rực rỡ ở đây là ông Sáu Cọt và doanh nghiệp Sakima của ông (Quần thể Angkor là do công ty ông đứng ra đấu thầu với chính phủ Cam-bốt, ăn chia 4/6, đường sắt của Cam-bốt do Sakima đứng ra thầu toàn bộ. Xăng dầu, khách sạn, điện… đa số đều có dấu ấn đậm đà của ông - Đi khắp cam-bốt, đâu đâu cũng thấy cây xăng Sakima với biểu tượng đặc trưng), hầu hết những doanh nghiệp tương đối có tên tuổi ở xứ Việt đều muốn kiểm soát thị trường béo bở này.

Chúng tôi đến thủ đô vào buổi chiều, rồi đi thăm Hoàng Cung,
[font="arial,helvetica,sans-serif"] [/font]


Bức tượng trong hoàng cung.





[font="arial,helvetica,sans-serif"] [/font]


[font="arial,helvetica,sans-serif; font-style: italic"]Các vị sư trong Hoàng Cung - rất dễ chịu, họ đứng yên cho tôi chụp sau khi xin phép lịch sự, đa số đều nói bằng tiếng Anh rất tốt.




[font="arial,helvetica,sans-serif"]


Hoàng cung hiện nay vẫn có vua sinh sống, Bảo Đại và các hoàng tử ơi, giờ này các vị hoàng tử xứ Việt đang ở đâu?
[/font]



[font="arial,helvetica,sans-serif"] [/font]


1 ngọn tháp trong hoàng cung - vị sư và vua.



[font="arial,helvetica,sans-serif"]Sáng hôm sau, đoàn được "lùa" ra chợ Mới đẻ mua quà lưu niệm và lên xe trở về nướcViệt.

4 ngày, 3 đêm, chụp hơn 600 tấm hình và biết bao kỷ niệm khó chia sẻ hết được sau chuyến đi sang nước láng giềng bé nhỏ. Những dấu ấn về đất nước Cam-bốt đang vượt lên sau biết bao nhiêu thăng trầm, binh biến, nội chiến, ngoại xâm - thật sâu sắc, xin bình an mãi mãi trên xứ sở hiền hoà, giàu có sản vật, người dân lam lũ, chất phát này.
[/font]



 
Hạng C
26/4/07
817
1
16
39
www.dungquang.com
Re: RE: đi Campuchia thì cầm tiền j xài tiện nhất

tiền đô lẻ là ok rồi ,khỏi cân ria riếc cho mệt bác ah ,mang tiếng ở trên đất cam nhưng cái gì cũng quy ra đô được hết .chúc bác có chuyến đi thú vị .
 
Tập Lái
16/7/09
20
0
0
www.otosaigon.com
Re: RE: đi Campuchia thì cầm tiền j xài tiện nhất

em đi đây được đúng 1 lần,có điều em thấy dịch vụ ở đây hơi kém,kém hơn cả LÀo,đặc biệt là thỉnh thoảng lại có bác gạ gẫm mua cổ vật và đi "vật nhau".Hoảng vãi.
Cũng không cần tiếng Anh nhiều đâu,em thấy dân ở đó,nhất là các khu du lịch thì số người nói tiếng Việt cũng tương đối.
 
Hạng D
11/2/08
4.043
20
38
53
HCM
Re: RE: đi Campuchia thì cầm tiền j xài tiện nhất

Cho em hỏi ngoài lề một chút, em định đi du lịch ở Cam đồng thời tìm ít phụ tùng cho vợ 2 Lexus, các bác làm ơn chỉ giúp chổ nào chuyên bán phụ tùng xe hơi ở Cam?
 
Hạng B1
7/7/09
68
0
6
Re: RE: đi Campuchia thì cầm tiền j xài tiện nhất

đi Cam bạn đi uống bia garden vui lắm, đường thì mình k nhớ, nhưng nói xe tuktuk chở đi
 
Hạng D
10/4/06
1.722
143
63
44
Tp mang tên Bác
Re: RE: đi Campuchia thì cầm tiền j xài tiện nhất

hơ cái topic của em cũng sống lâu nhễ
em spam tý
 
6/3/13
66
2
0
ho chi minh
Re: RE: đi Campuchia thì cầm tiền j xài tiện nhất

tiền bên cam ưa chuộng là= usd nhõ (1.2.5.10) giá cả vừa phải...đất nước chùa tháp vietnam đầy...có cã khu saigon bạn nhé...sinh hoạt đô thị và nông thôn khác nhau rỏ rệt...người cam hiền hòa hiếu khách..người hoa ỡ những tp lớn...
 
Status
Không mở trả lời sau này.