Tập Lái
28/11/20
1
0
0
24
VietNam
cpakiemtoan.blogspot.com
Điểm khác biệt Chứng chỉ hành nghề kế toán và chứng chỉ Đại lý thuế
Tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi của các bạn thực tập sinh của mình hoặc các bạn sinh viên mới ra trường về ý nghĩa và điểm khác biệt giữa chứng chỉ hành nghề kế toán và chứng chỉ Đại lý thuế. Nhìn chung, Về cơ bản khi có chứng chỉ hành nghề kế toán thì các bạn sẽ được đào tạo về một loạt chủ đề liên quan đến kế toán bao gồm: kiểm toán, luật kinh doanh, tài chính và thuế. Còn về Đại lý thuế thì các bạn sẽ phải tính toán và khai thuế cho doanh nghiệp. Đấy là cách hiểu cơ bản, còn nếu chuyên sâu hơn thì bài viết này, tôi sẽ giải đáp những thắc mắc chi tiết hai loại chứng chỉ này.
K5r_z1lUE3p7deSB6dyu6OZqyMO-flAKrpXot84Dos0GgpUsK6KUZtH8C8v0H21T4vdHXCmCY5yblyIvIINRkeQvJrRw-iv11UfUq4EHG6Y8Zffas8vSMOCzWyfTLsYlYklkZkgs

Chứng chỉ hành nghề kế toán

Chứng chỉ hành nghề kế toán là gì?
Chứng chỉ hành nghề kế toán(Certified Public Accountants) là cơ sở để xác định năng lực của một kế toán viên xem họ có đủ khả năng, năng lực, trình độ hoạt động ở công ty kiểm toán, kế toán hay không?. Người thi muốn lấy chứng chỉ hành nghề kế toán phải thi tổng cộng 4 môn: Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp, Tài chính và quản lý tài chính nâng cao, Thuế và quản lý thuế nâng cao, Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao. Khi được cấp chứng chỉ CPA thì việc kiếm được một công việc với mức thu nhập ổn định là việc không quá khó khăn. Những công việc yêu cầu phải có chứng chỉ kế toán CPA là những công việc dưới đây:
  • Kế toán trưởng
  • Cá nhân kinh doanh trong nghề kế toán
  • Chủ sở hữu của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán
  • Người hành nghề kế toán trong các doanh nghiệp kế toán
Chia sẽ hay về Đại lý thuế: https://www.youtube.com/playlist?list=PLwmaNrf-HlxYHr4lcv533gaeEBRtZDSIO

Chứng chỉ đại lý thuế là gì?
lZytoLXwqKaSZPZD0ct4Y0C_UaKw0eu4QDIPr5IOes8zvFwD7EO6w0qoR9A-y_WoDnm5a4V1zRbAeEIobSuAD4LkEKrSgHv6QMXSIgMc57ElOInLYkM8s7djT_S5T-VwvB0WTCTd

Chứng chỉ đại lý thuế(Tax Agent) là chứng chỉ làm dịch vụ về việc khai thuế bao gồm các công việc như: khai thuế cho doanh nghiệp, nộp thuế, quyết toán thuế, lập hồ sơ dự toán thuế, miễn thuế... Muốn được cấp chứng chỉ Đại lý thuế, bạn sẽ phải thi 2 môn đó là : Pháp luật thuế và kế toán. Người có chứng chỉ đại lý thuế do chi cục thuế Việt Nam cung cấp là người: Có tư duy đúng đắn và hiểu biết về luật thuế trong doanh nghiệp, là người có kỹ năng tư vấn, nhận định vấn đề về thuế và phân tích hoàn cảnh trong doanh nghiệp.
Điểm khác nhau giữa Chứng chỉ đại lý thuế và chứng chỉ hành nghề kế toán trong doanh nghiệp.


Các tiêu chí đánh giáChứng chỉ Đại lý thuếChứng chỉ hành nghề kế toán
Tiêu chí trong công việc- Chứng chỉ đại lý thuế được phép sử dụng các dịch vụ theo quy định áp dụng khoản 3 Điều 20 luật quản lý thuế.
  • Khai thuế cho doanh nghiệp
  • Nộp thuế
  • Quyết toán thuế,
  • Lập hồ sơ dự toán thuế
- Chứng chỉ hành nghề kế toán được phép sử dụng các điều luật theo hoạt động kinh doanh áp dụng thông tư số: 129/2004/NĐ-CP.
Được hoạt động các công việc sau đây:
  • Được làm Kế toán trưởng
  • Cá nhân kinh doanh trong nghề kế toán
  • Chủ sở hữu của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán
  • Người hành nghề kế toán trong các doanh nghiệp kế toán.
  • - Tư vấn tài chính
Cơ quan cấp chứng chỉTổng cục thuế Việt NamBộ tài chính Việt Nam
Điều kiện để hoạt động dịch vụĐại lý thuế chỉ được thực hiện các dịch vụ thủ tục về thuế khi có đầy đủ các điều kiện sau:
  • Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
  • Có ít nhất 02 nhân viên được cấp chứng chỉ Đại lý thuế.
Doanh nghiệp dịch vụ kế toán chỉ được thực hiện các dịch vụ kế toán của mình khi đáp ứng các điều kiện sau:
  • Có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán;
  • Có đăng ký hành nghề với Hội hành kế toán và kiểm toán Việt Nam;
  • Có ít nhất 02 người có Chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ Tài chính cấp;
  • Giám đốc doanh nghiệp phải là người có Chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên từ 02 năm trở lên.
Điều kiện để dự thi và được cấp chứng chỉ- Có bằng cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật (chuyên ngành pháp luật kinh tế)

- Có thời gian làm việc trong lĩnh vực này từ hai 2 năm trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi.

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Kế toán, Kiểm toán…

- Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 60 tháng trở lên hoặc thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán từ 48 tháng trở lên tính từ tháng ghi trên quyết định tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học đến thời điểm đăng ký dự thi;


Xem thêm về trung tâm dạy chứng chỉ Đại lý thuế và chứng chỉ hành nghề kế toán: https://taca.edu.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-dai-ly-thue/

Trên đây là các kiến thức của tôi giúp các bạn phân biệt được Chứng chỉ hành nghề kế toán và Chứng chỉ Đại lý thuế. Nhìn chung, hai chứng chỉ này được yêu cầu trong những công việc khác nhau về ngành thuế và kế toán.