Sau khi vượt tiếp 1 con đèo nữa, quá trưa bọn em dừng chân tại khu chợ thị trấn Bảo Lạc hi vọng tìm chút gì đó lót dạ. Sau khi may mắn tìm được 1 hàng phở còn bán, dù bụng đói cồn cào nhưng nhìn nồi nước lèo sôi sùng sục nhưng hỡi ôi thập cẩm vừa mỡ vừa thịt trâu nổi lều phều chẳng khác gì chảo thắng cố
(cũng chẳng trách được khi ở đây thực khách tòan dân H'mong địa phương), cả bọn đành cắn răng gọi mì gói pha nước sôi cho qua bữa.
Tiếp tục hành trình xuống Bảo Lâm và leo thêm 1 con đèo cao ngất ngưởng tít tắp nữa, bọn em cũng gần tới đích khi dọc đường chỉ gặp tòan dân tộc H'mong với những nương ngô bạt ngàn. Kể cũng lạ, ngòai dân Kinh thì nhiều dân tộc khác như Tày - Thái - Nùng chỉ chọn những vùng thung lũng thấp gần sông suối để dễ canh tác trồng trọt nhưng dân H'mong chỉ thích chọn những nơi cao khắc nghiệt và hiểm trở nhất để sinh sống
, nước sinh họat hầu như không có nên không lạ gì khi nhiều nơi người H'mong 1 năm chỉ tắm vài lần, nhà cửa người ngợm thì hôi khẳn 1 mùi đặc trưng không lẫn vào đâu được. Một điểm đặc biệt khác của người H'mong là đẻ rất nhiều, cứ chỗ nào nhung nhúc trẻ con đứa 3 tuổi cõng đứa 1 tuổi rách rưới lôi thôi lếch thếch thì cứ nhắm mắt cũng biết đó là người H'mong
(lo miếng ăn cho trẻ con chả quan trọng vì cũng chẳng có gì hơn ngòai ngô, quan trọng là sau này có thêm người lao động vì tầm 6 tuổi trở lên đã có thể lao động lặt vặt). Nhìn những đứa trẻ tầm 6-7 tuổi loắt choắt nhễ nhại mồ hôi vác gùi ngô 20-30kg leo ngược dốc cả chục cây số mà không có nổi 1 ngụm nước


, em không tưởng tượng được những đứa trẻ thành thị quanh năm chỉ biết chăn êm nệm ấm cơm nước dâng tận miệng mà vẫn bệnh lên bệnh xuống
. Trộm nghĩ con nhà ai khó nuôi chắc cứ gởi ngừơi H'mong nuôi hộ 1-2 năm, về thành phố cứ gọi là chuyện vặt với bệnh tật và kén chọn ăn uống