Sẵn dịp em xin tám thêm 1 chút về người H'mong - dân tộc chỉ sống ở những vùng núi cao đến rất cao. Vừa là chờ upload hình ảnh cái đọan đèo thuộc lọai hiểm trở hùng vĩ nhất nước, vừa là cố tình câu giờ cho cả nhà ghiền chơi...
Dù phân nhánh ra làm nhiều lọai tộc như H'mong Đen / H'mong Đỏ / H'mong Trắng / H'mong Xanh / H'mong Hoa (có thể phân biệt được qua màu sắc trang phục hoặc vật dụng đeo trên người trong đó phụ nữ H'mong Hoa ăn mặc vô cùng sặc sỡ với rất nhiều chỉ thêu ngũ sắc trên váy áo và khăn đội đầu) và có một số điểm khác nhau tùy theo đặc điểm vùng miền Tây hay Đông Bắc nhưng nói chung người H'mong có những tập quán truyền thống khá tương đồng. Không kể rất nhiều hủ tục ngày xưa đã được hủy bỏ hoặc điều chỉnh cho phù hợp với cuộc sống văn minh ngày nay thì tập tục "kéo vợ" hoặc "tiễn ma" có nhiều cái rất hay khiến không ít người tò mò mà em sẽ hầu chuyện các bác vào 1 dịp khác.
Không như các dân tộc khác như Thái - Tày - Dao thì người H'mong có vẻ "khó gần" hơn, gặp khách lạ họ luôn để ý quan sát hoặc giao tiếp bằng 1 thái độ thận trọng nhất định, không đe dọa nhưng cũng không vồn vập. Một tập quán khác của người H'mong rất nổi bật khi có đám ma với mức độ "hòanh tráng" mà có thể khiến không ít người dưới phố thị phải há miệng dựng tóc gáy vì sợ
, hoặc gia đình nếu là người Kinh mà tổ chức giống như họ có thể tán gia bại sản trong vài hôm. Tùy theo vùng, khi trong nhà có người chết thì người nhà sẽ thổi 1 lọai kèn hoặc đánh vài tiếng trống để báo hiệu cho xóm làng biết, cả làng lập tức xúm lại mỗi người 1 tay giúp chủ nhà với các việc đi chặt vài khúc tre làm cáng đặt người chết lên đó và để vắt ngang qua cửa sổ chính gian nhà trong suốt 4-5 ngày (họ không tẩn liệm người chết hay bỏ hòm như mình, chỉ khi nào đem chôn mới khiêng cáng ra thả xuống huyệt đã đặt hòm sẵn trước đó), trừ người nhà đang khóc than thì trước sân những người khác nhanh chóng mổ trâu / bò / lợn / gà thậm chí cả ngựa để làm chảo thắng cố khổng lồ, rượu ngô được rót tràn trề cho cả làng ăn uống 24/24g bên cạnh người chết trong suốt mấy ngày đêm (cứ đến bữa ăn thì người nhà cũng mang thức ăn đút vào miệng người chết). Khách đến viếng thì dù "nghèo rách mồng tơi" cũng bắt buộc phải có con gà, khá hơn tí thì cắp nách con lợn hoặc khá giả hơn nữa thì dắt con trâu hoặc ngựa và mọi người cùng giết thịt ngay tại chỗ quăng vào chảo thắng cố để cùng ăn uống. Điều buồn cười là rất nhiều người say bí tỉ lăn đùng ra tại sân ngủ hoặc lăn cả vào gần xác chết đến khi tỉnh rượu lại ngồi dậy tiếp tục uống cho đến khi chết ngất 5-7 lượt nữa
. Sau mấy ngày đêm lo ma chay, số trâu bò bị thịt cũng lên đến gần một chục chưa tính lợn gà (nhẩm tính giá 1 con trâu hiện tại vào khỏang trên dưới 10 triệu), số thịt ăn không hết thì chia mỗi người 1 ít mang về nhà. Hix, gặp người Kinh mà tổ chức thết đãi kiểu này chắc không ai muốn chết
Trước đây lúc em mới vào nghề, dù đã được học từ sách vở và khuyến cáo của rất nhiều đồng nghiệp nhưng 1 lần ở Hà Giang không tránh khỏi tò mò cộng thêm sự thôi thúc xúi giục của anh bạn Tây đi cùng, em "lỡ dại" bước chân vào 1 đám ma của đồng bào H'mong. Sau khi được tư vấn cặn kẽ và giúp đỡ phiên dịch tiếng H'mong từ cô bán hàng nước người Kinh gần đó, bọn em cũng mua sẵn 1 con lợn nhỏ vào biếu chủ nhà và xin tham dự cùng để được quay phim chụp ảnh. Người chết là 1 người đàn ông trung niên mất vì bệnh gì không rõ, cái khốn khổ nhất của em lúc đó là đám ma đã được hơn 4 ngày và hôm sau là ngày đem chôn rất nhiều người tham dự, thêm 1 con trâu và cả con lợn vừa mua cũng được mổ ngay để quăng luôn vào chảo thắng cố và rượu ngô lập tức được rót ra mời bọn em. Dù cố gắng nín thở chịu đựng hết mức nhưng em cũng khộng thể chịu nổi quá 10' giữa trưa trong cái không khí nóng hầm hập đặc quánh mùi tử khí tóat lên từ đống nước vàng đang ri rỉ chảy ra từ người chết với hàng đàn ruồi nhặng bay tứ tung, cái mùi đặc biệt ấy quyện lẫn với hơi người, mùi phân trâu bò, mùi bùn đất, mùi tanh của máu, mùi củi khét từ chảo thắng cố và mùi oi nồng của rượu ngô...
khiến em và người cùng đi phải cố gắng lịch sự hết mức có thể để tháo chạy khỏi chỗ ấy trong tiếng nhao nhao mời uống rượu của họ. Báo hại cả ngày không dám ăn uống gì, có lúc về đến thành phố nhìn nồi lẩu mà em cũng chẳng động đũa vì trong đầu cứ liên tưởng đến món thắng cố "tuyệt hảo" kia
Em kể kỷ niệm trên vì không phải ai và lúc nào cũng "may mắn" có dịp gặp đám ma của đồng bào vùng cao. Nhưng chuyến đi này em lại may mắn chiêm ngưỡng 1 lần nữa ngay tại Mèo Vạc vào buổi sáng trước khi khởi hành. Đám này đã được 4 ngày và tổ chức khá lớn, đúng lúc gia đình chuẩn bị đưa đi chôn và mổ thêm 2 con trâu. Lần này kinh nghiệm đầy mình rồi
, bọn em chỉ dám đứng xa xa lia ống kính mà chụp.
Dù phân nhánh ra làm nhiều lọai tộc như H'mong Đen / H'mong Đỏ / H'mong Trắng / H'mong Xanh / H'mong Hoa (có thể phân biệt được qua màu sắc trang phục hoặc vật dụng đeo trên người trong đó phụ nữ H'mong Hoa ăn mặc vô cùng sặc sỡ với rất nhiều chỉ thêu ngũ sắc trên váy áo và khăn đội đầu) và có một số điểm khác nhau tùy theo đặc điểm vùng miền Tây hay Đông Bắc nhưng nói chung người H'mong có những tập quán truyền thống khá tương đồng. Không kể rất nhiều hủ tục ngày xưa đã được hủy bỏ hoặc điều chỉnh cho phù hợp với cuộc sống văn minh ngày nay thì tập tục "kéo vợ" hoặc "tiễn ma" có nhiều cái rất hay khiến không ít người tò mò mà em sẽ hầu chuyện các bác vào 1 dịp khác.
Không như các dân tộc khác như Thái - Tày - Dao thì người H'mong có vẻ "khó gần" hơn, gặp khách lạ họ luôn để ý quan sát hoặc giao tiếp bằng 1 thái độ thận trọng nhất định, không đe dọa nhưng cũng không vồn vập. Một tập quán khác của người H'mong rất nổi bật khi có đám ma với mức độ "hòanh tráng" mà có thể khiến không ít người dưới phố thị phải há miệng dựng tóc gáy vì sợ


Trước đây lúc em mới vào nghề, dù đã được học từ sách vở và khuyến cáo của rất nhiều đồng nghiệp nhưng 1 lần ở Hà Giang không tránh khỏi tò mò cộng thêm sự thôi thúc xúi giục của anh bạn Tây đi cùng, em "lỡ dại" bước chân vào 1 đám ma của đồng bào H'mong. Sau khi được tư vấn cặn kẽ và giúp đỡ phiên dịch tiếng H'mong từ cô bán hàng nước người Kinh gần đó, bọn em cũng mua sẵn 1 con lợn nhỏ vào biếu chủ nhà và xin tham dự cùng để được quay phim chụp ảnh. Người chết là 1 người đàn ông trung niên mất vì bệnh gì không rõ, cái khốn khổ nhất của em lúc đó là đám ma đã được hơn 4 ngày và hôm sau là ngày đem chôn rất nhiều người tham dự, thêm 1 con trâu và cả con lợn vừa mua cũng được mổ ngay để quăng luôn vào chảo thắng cố và rượu ngô lập tức được rót ra mời bọn em. Dù cố gắng nín thở chịu đựng hết mức nhưng em cũng khộng thể chịu nổi quá 10' giữa trưa trong cái không khí nóng hầm hập đặc quánh mùi tử khí tóat lên từ đống nước vàng đang ri rỉ chảy ra từ người chết với hàng đàn ruồi nhặng bay tứ tung, cái mùi đặc biệt ấy quyện lẫn với hơi người, mùi phân trâu bò, mùi bùn đất, mùi tanh của máu, mùi củi khét từ chảo thắng cố và mùi oi nồng của rượu ngô...


Em kể kỷ niệm trên vì không phải ai và lúc nào cũng "may mắn" có dịp gặp đám ma của đồng bào vùng cao. Nhưng chuyến đi này em lại may mắn chiêm ngưỡng 1 lần nữa ngay tại Mèo Vạc vào buổi sáng trước khi khởi hành. Đám này đã được 4 ngày và tổ chức khá lớn, đúng lúc gia đình chuẩn bị đưa đi chôn và mổ thêm 2 con trâu. Lần này kinh nghiệm đầy mình rồi



