Tập Lái
1/8/19
31
23
3
36
Phương án tài chính của dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông ngay từ khi lập đã phải bù lỗ nhưng các bên có liên quan chưa đề xuất phương án khai thác hiệu quả.
Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông xác định phải bù lỗ ngay từ khi lập dự án đầu tư

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Kết luận Kiểm toán Nhà nước cho thấy, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sử dụng vốn vay chưa hiệu quả do việc phối hợp triển khai thực hiện và giải quyết những khó khăn trong thực hiện cơ chế tài chính của dự án chậm.
Cụ thể: Hiệp định vay 1,2 tỷ Nhân dân tệ tương đương 169 triệu USD ký ngày 22/10/2008 có hiệu lực ngày 27/4/2010, bắt đầu tạm ứng 15% từ năm 2009 và thanh toán cho khối lượng xây lắp từ tháng 12/2012 đến tháng 9/2015.
Hợp đồng vay ưu đãi bên mua 250 triệu USD ký ngày 8/11/2009, có hiệu lực ngày 15/11/2010, bắt đầu tạm ứng cho gói thầu tư vấn giám sát từ ngày 21/2/2012 và thanh toán cho gói thầu EPC từ ngày 3/9/2015 đến 30/6/2018 khoản văn 250 triệu USD mới giải ngân hết.
Hiệp định vay bổ sung 1,597 tỷ Nhân dân tệ tương đương 250,62 triệu USD ký ngày 11/5/2017 đến ngày 25/12/2017 mới có hiệu lực, ngày 17/4/2018 mới bắt đầu giải ngân lần đầu đến ngày 30/6/2018 giải ngân được 9,3 triệu USD, chiếm 3,7%.
Bên cạnh đó, Kiểm toán Nhà nước thừa nhận, việc vay vốn của Trung Quốc trước mắt giải quyết được các vướng mắc về vốn đầu tư cho các dự án nhưng cũng gặp những ràng buộc, bất lợi cho phía Việt Nam như: Phải thực hiện chỉ định thầu cho nhà thầu Trung Quốc thực hiện 13.751,4 tỷ đồng, chiếm 77% tổng mức đầu tư.
Tại báo cáo lần này, Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra rằng, hồ sơ dự án, phụ lục tính toán tổng mức đầu tư ban đầu chưa thể hiện cơ sở tính toán đơn giá các hạng mục chi phí làm cơ sở xây dựng tổng mức đầu tư.
Đáng lưu ý, tổng mức đầu tư điều chỉnh từ 8.769 tỷ đồng lên hơn 18.000 tỷ đồng nhưng chủ đầu tư chưa chứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại. Chi phí dự phòng điều chỉnh theo quyết định của Bộ Giao thông Vận tải chưa xem xét yếu tố trượt giá có xu hướng giảm của 3 năm liền kề.
Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư bao gồm chi phí trả nợ gốc phần vay lại của Hiệp định vay 250 triệu USD chưa đúng quy định; phê duyệt bổ sung vào tổng mức đầu tư chi phí xây lắp tăng thêm 21,07 triệu USD (tương đương 6% chi phí xây dựng) do một số nguyên nhân khách quan, thay đổi biện pháp thi công từ đầu dự án khi chưa có dự toán chi tiết, thiếu cơ sở.
Về hiệu quả kinh tế của dự án, lưu lượng khách hàng do đơn vị tư vấn lập dự án giải định tính toán, phân tích hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội tăng cao hơn nhiều so với số liệu dự báo của Viện Chiến lược Giao thông Vận tải.
Theo phân tích hiệu quả tài chính của dự án cho thấy tỷ suất nội hoàn 2,44% vẫn thấp hơn lãi suất vay, giá trị hiện tại ròng âm, nên xét trên góc độ tài chính dự án sẽ phải bù lỗ. Tuy nhiên, các đơn vị có liên quan chưa thẩm tra, đánh giá nội dung này.
“Khi phân tích tính kinh tế của dự án, chủ đầu tư không xem xét đến chi phí vận hành chiếm tỷ trọng lớn trong giai đoạn khai thác, dẫn đến kết luận dự án hiệu quả về mặt kinh tế là chính xác. Phương án tài chính của dự án ngay từ khi lập đã phải bù lỗ nhưng các bên có liên quan chưa đề xuất phương án khai thác hiệu quả”, Kiểm toán Nhà nước cho biết.

Theo Dân Trí
 
Tomb Raider
29/6/17
1.957
35.894
113
Phương án tài chính của dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông ngay từ khi lập đã phải bù lỗ nhưng các bên có liên quan chưa đề xuất phương án khai thác hiệu quả.
View attachment 2012328
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Kết luận Kiểm toán Nhà nước cho thấy, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sử dụng vốn vay chưa hiệu quả do việc phối hợp triển khai thực hiện và giải quyết những khó khăn trong thực hiện cơ chế tài chính của dự án chậm.
Cụ thể: Hiệp định vay 1,2 tỷ Nhân dân tệ tương đương 169 triệu USD ký ngày 22/10/2008 có hiệu lực ngày 27/4/2010, bắt đầu tạm ứng 15% từ năm 2009 và thanh toán cho khối lượng xây lắp từ tháng 12/2012 đến tháng 9/2015.
Hợp đồng vay ưu đãi bên mua 250 triệu USD ký ngày 8/11/2009, có hiệu lực ngày 15/11/2010, bắt đầu tạm ứng cho gói thầu tư vấn giám sát từ ngày 21/2/2012 và thanh toán cho gói thầu EPC từ ngày 3/9/2015 đến 30/6/2018 khoản văn 250 triệu USD mới giải ngân hết.
Hiệp định vay bổ sung 1,597 tỷ Nhân dân tệ tương đương 250,62 triệu USD ký ngày 11/5/2017 đến ngày 25/12/2017 mới có hiệu lực, ngày 17/4/2018 mới bắt đầu giải ngân lần đầu đến ngày 30/6/2018 giải ngân được 9,3 triệu USD, chiếm 3,7%.
Bên cạnh đó, Kiểm toán Nhà nước thừa nhận, việc vay vốn của Trung Quốc trước mắt giải quyết được các vướng mắc về vốn đầu tư cho các dự án nhưng cũng gặp những ràng buộc, bất lợi cho phía Việt Nam như: Phải thực hiện chỉ định thầu cho nhà thầu Trung Quốc thực hiện 13.751,4 tỷ đồng, chiếm 77% tổng mức đầu tư.
Tại báo cáo lần này, Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra rằng, hồ sơ dự án, phụ lục tính toán tổng mức đầu tư ban đầu chưa thể hiện cơ sở tính toán đơn giá các hạng mục chi phí làm cơ sở xây dựng tổng mức đầu tư.
Đáng lưu ý, tổng mức đầu tư điều chỉnh từ 8.769 tỷ đồng lên hơn 18.000 tỷ đồng nhưng chủ đầu tư chưa chứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại. Chi phí dự phòng điều chỉnh theo quyết định của Bộ Giao thông Vận tải chưa xem xét yếu tố trượt giá có xu hướng giảm của 3 năm liền kề.
Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư bao gồm chi phí trả nợ gốc phần vay lại của Hiệp định vay 250 triệu USD chưa đúng quy định; phê duyệt bổ sung vào tổng mức đầu tư chi phí xây lắp tăng thêm 21,07 triệu USD (tương đương 6% chi phí xây dựng) do một số nguyên nhân khách quan, thay đổi biện pháp thi công từ đầu dự án khi chưa có dự toán chi tiết, thiếu cơ sở.
Về hiệu quả kinh tế của dự án, lưu lượng khách hàng do đơn vị tư vấn lập dự án giải định tính toán, phân tích hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội tăng cao hơn nhiều so với số liệu dự báo của Viện Chiến lược Giao thông Vận tải.
Theo phân tích hiệu quả tài chính của dự án cho thấy tỷ suất nội hoàn 2,44% vẫn thấp hơn lãi suất vay, giá trị hiện tại ròng âm, nên xét trên góc độ tài chính dự án sẽ phải bù lỗ. Tuy nhiên, các đơn vị có liên quan chưa thẩm tra, đánh giá nội dung này.
“Khi phân tích tính kinh tế của dự án, chủ đầu tư không xem xét đến chi phí vận hành chiếm tỷ trọng lớn trong giai đoạn khai thác, dẫn đến kết luận dự án hiệu quả về mặt kinh tế là chính xác. Phương án tài chính của dự án ngay từ khi lập đã phải bù lỗ nhưng các bên có liên quan chưa đề xuất phương án khai thác hiệu quả”, Kiểm toán Nhà nước cho biết.

Theo Dân Trí
hay thật, dự đoán đc cả tương lai 3 năm sau luôn
2736856-08f4b391768cca7a4b256476f366dd49.jpg
 
  • Like
Reactions: Osin