OSOM
23/4/07
9.165
10.192
113
Lỗi vượt phải liên quan gì đến điều 13 luật GTĐB? Tại sao trường hợp nào ở trạm này cũng nghe lý luận kiểu này vậy ta.
Nếu dẫn điều 13 thì phải lập biên bản lỗi sai làn, lập biên bản lỗi vượt phải thì dựa vào điểm c khoản 5 điều 5 khiếu nại tới cùng thôi các bác.
Đúng thế, nếu muốn phạt vì lỗi vượt xe thì phải theo điều 14 Luật GTDB nhưng phải xét đến mục c khoản 5 điều 5 ND171 chứ.
 
Hạng D
19/7/10
1.699
1.754
113
49
Tham khảo thêm box này
https://www.otosaigon.com/threads/bb-di-lane-trong-duong-vanh-dai-2.8642470/page-18

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


ĐƠN KHIẾU NẠI
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}

Kính gửi:{/td}
{td}

Ban Chỉ huy Đội CSGT Suối Tre - Công An Đồng Nai{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Đồng kính gửi:{/td}
{td}báo ABC...{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
- Tôi tên: Ngọt Pro Sinh ngày: 01/01/1881.
- CMND số: 999999999, do CA Bình Thuận cấp ngày: 07/03/2008.
- Hộ khẩu thường trú: Thôn 2, xã Suối Kiết, huyện Tánh Linh ,tỉnh Bình Thuận
Nay tôi làm đơn này kính gửi đến Quý cơ quan khiếu nại vụ việc như sau:

NỘI DUNG SỰ VIỆC:
Lúc khoảng 14:20 ngày 15 tháng 01 trên km1828-1829 đoạn đèo Mẹ Bồng Con hướng từ Dầu Giây về TX Long Khánh (đây là đoạn đường 2 làn, phân cách bằng vạch liền), tôi điều khiển xe ô-tô BKS 86A-019.71 lưu thông với tốc độ khoảng 50km/h ở làn bên phải và chạy nhanh hơn xe con 7 chỗ và xe khách ở làn bên trái (hoàn toàn độc lập nhau về làn đường). Băng ghi hình của CSGT sau đó mở cho tôi xem cũng thể hiện điều này. Đến hết vạch liền chuyển sang vạch đứt quãng, tôi quan sát thấy an toàn, đủ điều kiện chuyển làn nên mở tín hiệu và chuyển vào làn bên trái tiếp tục lưu thông.

Sau đó, xe ôtô tuần tra do 3 CBCS yêu cầu dừng xe và thông báo tôi lỗi vi phạm“Lưu thông vượt phải xe khác trong trường hợp không được phép vượt”. Tôi trình bày tình huống thực tế và nêu rõ quan điểm tôi chủ động lưu thông trên làn bên phải trong một quãng đường dài có vạch phân làn là nét đứt. Lúc này một đồng chí CSGT nói tôi lưu thông sai làn, vào làn đường dành cho xe thô sơ. Tôi không đồng ý với lỗi này và cho rằng xe cơ giới có quyền lưu thông ở làn bên phải trên đoạn đường này. Sau đó tổ tuần tra giao thông lập Biên bản vi phạm hành chính số ABC, quyển số EFG do đ/c XXX lập và ký tên lúc 14:20 ngày 15 tháng 01 năm 2015, lỗi vi phạm “Lưu thông vượt phải xe khác trong trường hợp không được phép vượt”.

Không đồng ý với các đ/c CSGT về lỗi vi phạm trên, tôi ghi ý kiến vắn tắt tình huống trên vào biên bản hẹn ngày lên Trạm Kiểm Soát Giao Thông Suối Tre thực hiện việc giải trình, khiếu nại.

Qua sự việc trên tôi kính đề nghị Quý cơ quan xem xét nội dung khiếu nại sau:

Tôi đã lưu thông theo đúng quy định của Luật GTĐB về tốc độ, làn đường, chuyển làn và các quy định khác trong trường hợp trên. Việc tôi lưu thông trong làn bên phải của đường có nhiều làn và chuyển làn tại nơi được phép chuyển, có đủ điều kiện an toàn chuyển làn là hoàn toàn theo đúng quy định pháp luật về sử dụng làn đường tại điều 13 Luật GTĐB 2008.

Bên cạnh đó, tại điểm c khoản 5 Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP cũng có quy định rõ “...Trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái.” (Không xử phạt lỗi vượt phải trong trường hợp này).

Như vậy, việc lập BB tôi là không thoả đáng, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tôi. Do vậy, bằng đơn khiếu nại này, tôi đề nghị Quý cơ quan xem xét:
  • Hủy biên bản vi phạm hành chính số số ABC, quyển số DEF, lập ngày 15/01/2015 về lỗi vi phạm “Vượt phải xe khác trong trường hợp không được phép vượt” vì không phản ánh đúng bản chất sự việc, sai với quy định. Trả lại cho tôi GPLX đã bị tạm giữ.
  • Yêu cầu đ/c XXX bổ sung kiến thức, nghiệp vụ liên quan đến lĩnh vực giao thông đường bộ của tổ công tác trên để tránh lặp lại những sai sót tương tự sau này.
  • Yêu cầu đ/c XXX xin lỗi vì đã làm phiền và ảnh hưởng công việc người đi khiếu nại.
Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Quý cơ quan.
Chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}


Đính kèm (bản photo):

- Trích Điều 14 Luật Giao Thông Đường Bộ ngày 13/11/2008.
- Biên bản vi phạm hành chính số ABC, lập ngày 15/01/2015.
- Ảnh chụp vạch kẻ đường hiện trường.
- Các tài liệu tham khảo khác kèm theo



Xác nhận của cơ quan Công An
Tiếp nhận, thụ lý đơn khiếu nại ngày ..../.... /.........{/td}
{td}

TP.Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 03 năm 2015
Người viết đơn



NGỌT PRO
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
 
Hạng B1
28/11/14
71
52
18
50
Về quy tắc vượt xe, tại Khoản 4, Điều 14, Luật Giao thông đường bộ quy định khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:

- Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái.

- Khi xe điện đang chạy giữa đường.

- Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

Ngoài ra, với phương tiện là xe ô tô, theo quy định tại Điểm c, Khoản 5, Điều 5, Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì người điều khiển xe ô tô có thể vượt phải trong trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái.
(Trích dẫn trong mục hỏi đáp trên website UBATGTQG).
Đã phân làn đường thì ko còn khái niệm vượt trái hay phải nửa.Mà lúc này chỉ có lỗi đè vạch,lỗi chuyển làn ko tín hiệu,lỗi đi sai làn đường.
p/s: yêu cầu mấy tên xxx đầu tôm nên bổ túc lại VH & luật gt để đọc và hiểu cho dân bớt khổ.
 
Hạng D
19/7/10
1.699
1.754
113
49
Về quy tắc vượt xe, tại Khoản 4, Điều 14, Luật Giao thông đường bộ quy định khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:

- Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái.

- Khi xe điện đang chạy giữa đường.

- Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

Ngoài ra, với phương tiện là xe ô tô, theo quy định tại Điểm c, Khoản 5, Điều 5, Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì người điều khiển xe ô tô có thể vượt phải trong trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái.
(Trích dẫn trong mục hỏi đáp trên website UBATGTQG).
Đã phân làn đường thì ko còn khái niệm vượt trái hay phải nửa.Mà lúc này chỉ có lỗi đè vạch,lỗi chuyển làn ko tín hiệu,lỗi đi sai làn đường.
p/s: yêu cầu mấy tên xxx đầu tôm nên bổ túc lại VH & luật gt để đọc và hiểu cho dân bớt khổ.
Ai cũng hiểu chỉ có họ cố tình éo hiểu thôi bác
 
Hạng D
8/6/12
1.193
1.762
113
Cảm ơn các bác đã theo dõi. Vụ này chắc em kiện luôn, tại cũng đang rảnh. Có bác nào am hiểu luật, trình tự các bước thực hiện như thế nào thì tư vấn em với nhé. Bác ngotpro theo với e vụ này cho vui
Em có vài ý , nếu bác khởi kiện :
- Bác phải chờ khi họ ra QĐ xử phạt VPHC và bác nhận được QĐ này --> đối tượng để khởi kiện là QĐ xử phạt .
- Trong QĐ xử phạt có ghi nội dung thời gian bác được quyền khiếu nại, khởi kiện, ..
Về thủ tục :
- Nếu quyết tâm khởi kiện để làm rõ ràng đúng sai, bác nên liên hệ 1 VP luật sư có uy tín để họ làm thủ tục đầy đủ, hợp lệ, nhanh chóng và nhất là khi ra tranh luận sẽ có áp lực cao với bên bị kiện.
- Tự thân mình làm thủ tục vẫn được nhưng sẽ có nhiều vấn đề về thời gian, công sức tác động đến tâm lý đi kiện của bác.
 
Hạng B2
26/2/12
155
153
43
-Vãi ..ái...mấy xxx ở đây nhỉ. Cãi và gài từ ngữ để ép tội cho dân cho bằng được. Chắc đã cbi hết rồi nên cứ bắt vào là bao cho dân đi kiện
 
  • Like
Reactions: HUNG BK
Mất thời gian đi kiện cáo, khiếu nại, mất một khoản thu nhập vì phải nghỉ làm việc, hao tổn tiền bạc, sức lực,...
Những tổn thất ở trên mình có được quyền yêu cầu bồi thường không các bác? Thằng nào làm sai thì bắt thằng đó chịu trách nhiệm, chứ cứ làm sai rồi xin lỗi, rút kinh nghiệm suông vậy là xong sao được
 
  • Like
Reactions: HP HCM