Hạng B2
10/7/12
437
188
43
Tình hình là em đã tháo cái điện trở quạt cấp 1 ra thì thấy trên cụm điện trở có cuộn dây điện trở và linh kiện như điện trở thường gặp trong các bảng mạch linh kiện, nhưng em đoán nó là cầu chì vì trên thân nó có thông số 4A , đo cuộn dây điện trở thì thông mạch nhưng đo cái cầu chì thì không? Em nghĩ xả hàn và thay mới cầu chì này là xong nhưng không biết ở ngoài có bán không. Không hiểu tính năng của cái cầu chì này để làm gì? vì ở hộp cầu chì đã có cái cầu chì cho quạt cấp độ 1 rồi. Nếu nó chỉ là cầu chì phụ thêm thì e có thể bỏ được không các bác? Em định dùng cọng dây đồng nối tắt qua cầu chì trên điện trở luôn. Hoặc nếu mua nguyên cụm điện trở cho quạt cấp 1 thì ở ngoài có bán không các bác?
 
Hạng B2
19/12/11
357
530
93
mercedesdanang.net
nopower nói:
Xe em bị kẹt xe sôi nước, quạt không chạy cấp độ 2, đem qua anh Thạch tháo quạt thay bạc đạn và than giờ thì quạt chạy im rui, nhiệt độ ổn, không biết mình thay bạc đạn và quạt vậy thì chạy được bao lâu các bác nhì.
Đi xe thì cũng thỉnh thoảng dỡ nắp capo lên kiểm tra sơ tình trạng chứ bác. Bác cứ chạy đến khi nào nghe tiếng quạt quay không còn êm ru nữa thì lại xử lý tiếp , chỗ bạc đạn và than thay vào tùy theo chất lượng nhưng chắc cũng được chắc cũng vài năm.
 
Hạng D
8/2/12
1.023
1.977
113
danangfiatcu nói:
nopower nói:
Xe em bị kẹt xe sôi nước, quạt không chạy cấp độ 2, đem qua anh Thạch tháo quạt thay bạc đạn và than giờ thì quạt chạy im rui, nhiệt độ ổn, không biết mình thay bạc đạn và quạt vậy thì chạy được bao lâu các bác nhì.
Đi xe thì cũng thỉnh thoảng dỡ nắp capo lên kiểm tra sơ tình trạng chứ bác. Bác cứ chạy đến khi nào nghe tiếng quạt quay không còn êm ru nữa thì lại xử lý tiếp , chỗ bạc đạn và than thay vào tùy theo chất lượng nhưng chắc cũng được chắc cũng vài năm.
Cám ơn bác, em mới mua xe chưa được 01 tháng nên chưa nghe tiếng quạt quen, giờ em phải để ý mới được, capo thì trước khi đi em đều mở lên kiểm tra nước hết bác.
 
Hạng B2
19/12/11
357
530
93
mercedesdanang.net
maihuuluong nói:
lebaoanh nói:
Em theo giõi diễn đàn thì xe em kim nhiệt như vậy là bình thường, nhưng có điều quạt chỉ chạy ở cấp độ 3. Cái bình nước phụ em mới thay, nước được đổ đúng vạch max.Tối qua chạy xe về nhà, tắc máy ( quạt vẫn quay 1 tí rồi mới tắc . cái này bình thường) em xem bình nước phụ thì thấy nước nó lên gần đến cái nắp ( gần đầy bình ). em không hiểu như vậy có bình thường không. có người nói em xe nay nên tháo van hằng nhiệt. Các bác xem có nên hay không. Cám ơn
Người ta thiết kế sao thì để vậy đi bác, đừng có tháo, lắp lung tung
Như vậy là bình thường. Máy nóng lên thì nước cũng nóng theo, nước nóng lên thì tăng thể tích, cái bình phụ là nơi tạm chứa phần thể tích nước giản nở khi nóng. Máy nguôi lại thì nước sẽ xuống mức bình thường.
Tháo làm gì bác ? Nhiều người đang tìm lắp lại mà không có đấy chứ. Nếu bác định tháo van hằng nhiệt thì cho tôi xin (hoặc để rẻ rẻ lại cũng được) nhé. :)
 
Hạng D
5/5/12
1.540
214
63
15
niềm đam mê
những hỏng hóc của hệ thống làm mát Hệ thống làm mát & nước làm mát đối với động cơ là vô cùng quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy 50% trường hợp hỏng động cơ sớm là do hỏng & sự cố với hệ thống làm mát. 1. Tầm quan trọng của hệ thống làm mát và nước làm mát đông cơ

Bảo dưỡng hệ thống làm mát hợp lý cũng quan trọng như các bạn sử dụng lọc và nhiên liệu tốt. Động cơ quá nóng, quá lạnh, rỗ, bọt, ăn mòn, vỡ nắp, kẹt pít tông, tắc & thủng két nước là những sự cố thường gặp với hệ thống làm mát. Bảo dưỡng hệ thống làm mát tốt sẽ giúp các bạn tránh được những hỏng hóc, sửa chữa tốn kém.
0.912254001252815077.jpg

Động cơ hoạt động ở tối ưu ở nhiệt độ xấp xỉ 80-90 độ C. Quá nóng hay quá mát đều không tốt dễ dẫn tới tăng độ ăn mòn của sơ mi, xéc măng, tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn, các chi tiết của động cơ bị ăn mòn nhanh hơn.

Những nguyên nhân đặc trưng của hệ thống làm mát bị quá nóng:

1. Mức nước làm mát thấp: Có thể do lỏng đầu nối, nắp két nước, van xả, nứt nắp máy, thân máy...
2. Tắc két nước, truyền nhiệt kém do cặn đóng trong két nước và đường ống, van hằng nhiệt bị tắc.
3. Lượng khí qua bộ tản nhiệt giảm: tắc gàn tản nhiệt, cánh tản nhiệt bị cong, hỏng, quạt hỏng, puly hay dây cu roa quạt bị lỏng.
4. Áp lực hệ thống làm mát không đạt do nắp két nước, van xả hỏng, áp kế hỏng,
5. Tràn nước làm mát do nước sôi, két bị hở, có khí ở trong hệ thống làm mát do lỗi khi nạp nước làm mát mới.
6. Động cơ quá tải.
7. Hỏng bơm nước hay van hằng nhiệt dẫn tới lưu lượng nước làm mát không đảm bảo.

Những nguyên nhân đặc trưng của hệ thống làm mát bị quá mát:

1. Nhiệt độ môi trường thấp & tải nhẹ.
2. Van hằng nhiệt bị tắc ở vị trí luôn mở hoặc bị tháo bỏ.

Nếu nước làm mát có clo, sulphua hay tạp chất thì dễ gay cặn, lắng làm tắc két nước và hỏng bơm nước.

Nếu nước làm mát có độ pH không thích hợp thì nó sẽ phá các chi tiết đồng, nhôm & thép của đông cơ, gây rỗ và hỏng đế xu páp.

Nếu nước làm mát có điểm sôi thấp thì không đảm bảo tốt chức năng làm mát động cơ, dễ hao nước.

Chức năng hệ thống làm mát là làm mát động cơ (khi đốt cháy nhiên liệu, nhiệt độ của động cơ có thể lên tới 1500 độ C), duy trì nhiệt độ động cơ ở nhiệt độ tối ưu giúp động cơ đạt hiệu suất cao nhất. Chức năng của chất làm mát (dung dịch làm mát) là:
1. Truyền nhiệt từ những chi tiết động cơ đang nóng ra bộ tản nhiệt hay trao đổi nhiệt,
2. Bảo vệ bằng phụ gia để cải thiện chất lượng nước nền.

Đặc tính cần có của nước làm mát:
1. Nhiệt độ sôi cao
2. Chống đông lạnh.
3. Chống rỗ mặt.
4. Chống đóng cặn nước cứng.
5. Không tạo bọt.
6. Giảm thiểu cặn bám.
7. Giữ độ pH.
0.587393001252815083.jpg

Dưới đây là 1 số hình ảnh chi tiết máy bị hỏng do dùng sai nước làm mát hoặc do sự cố liên quan đến hệ thống làm mát để các bác thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng nước làm mát đúng.

Do nước làm mát có bọt, xi lanh sẽ bị rỗ nhanh chóng:
0.209580001252815081.jpg

Và dưới đây là 1 số hình ảnh các chi tiết, bộ phận của động cơ bị hỏng do nước làm mát không đạt yêu cầu:
0.659748001252815085.jpg

0.638029001252815087.jpg

2 Kiểm tra những hỏng hóc của hệ thống làm mát
Hệ thống làm mát đảm bảo động cơ không bị quá nhiệt và hoạt động ổn định. Những vấn đề chủ yếu của hệ thiết bị này là rò rỉ chất làm mát ra ngoài hoặc vào động cơ, chất làm mát bị quá nhiệt gây sôi và bơm yếu hoặc không hoạt động.

Quá nhiệt là một trong những vấn đề quan trọng với động cơ bởi nó có thể phá hủy các mối nối, vỡ miếng đệm, méo xi-lanh và nhiều hậu quả khác. Mặc dù nhiệt đóng vai trò quan trọng khi xe khởi động, nhất là vào những ngày trời lạnh, nhưng thông thường khi xe được làm ấm vừa phải, nó hoàn toàn có thể khởi động một cách dễ dàng. Để giải tỏa nhiệt sinh ra từ động cơ, xe nhất thiết phải có hệ thống làm lạnh nhằm giữ khoảng nhiệt độ phù hợp. Khi xe gặp phải hiện tượng quá nhiệt, nó làm tăng nhiệt độ chất làm mát, qua đó tăng áp suất chất lỏng, khiến van giảm áp trên nắp áp suất mở rộng nên chất lỏng vào bình giãn nở nhiều hơn. Nếu lượng chất làm mát quá nhiều, hiện tượng sôi có thể xảy ra.
0.689624001252815074.jpg

Hệ thống làm mát trên xe hơi
Kiểm tra

Hệ thống làm mát thường không nằm trong tầm quan tâm của các lái xe và vì vậy, nhiều người không để ý tới khi nhiệt kế chạm mức vạch báo động tới mức xe không thể khởi động được nữa hay thấy chất lỏng màu xanh rơi ở gầm máy. Mặc dù không thể kiểm tra thường xuyên như áp suất lốp hoặc mức dầu nhưng hệ thống làm mát nên được bảo dưỡng một cách định kỳ.

Sau khi kiểm tra mức dầu, bạn nên xem hệ thống làm mát. Bạn có thể tìm các vết nứt, rạn hay các nút phồng trong cụm gia nhiệt hay ống lưới tản nhiệt, các vị trí gần vòng kẹp hoặc gần vật chuyển động. Tiếp đến làm kiểm tra màu sắc chất làm mát. Tùy thuộc vào từng nhà sản xuất khuyến cáo, từng loại nhớt có thể có màu xanh neon, hồng hoặc vàng cam. Nếu chất làm mát có màu của gỉ sét, chứng tỏ hệ thống bị hở do chúng ăn mòn các chi tiết. Bạn nên kiểm tra lưới tản nhiệt, đặc biệt tại các khớp nối bị han và các vị trí có hơi ẩm.

Nếu các thiết bị trên không có hỏng hóc, bạn có thể kiểm tra bộ điều nhiệt và các mối hàn của bơm nước. Sau đó là kiểm tra các mối nối bộ gia nhiệt, bao gồm cả động cơ và bộ cách nhiệt. Nếu có hơi nước hoặc thảm ghế trước bị ẩm chứng tỏ bộ gia nhiệt bị hỏng.
0.831771001252815075.jpg

Bình chống tràn chất làm mát
Nếu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân, bạn nên kiểm tra phần dưới của lưới tản nhiệt, nơi liên kết với động cơ. Cuối cùng là kiểm tra ngay cả động cơ. Nếu khi khởi động ống xả có khói trắng, bạn nên nghĩ tới việc chất làm mát đã vào xi-lanh. Đây là một trong những vấn đề nghiêm trọng bởi chất lỏng sẽ làm đầy một phần xi-lanh. Khi khởi động, sự di chuyển của piston có thể làm thanh truyền bị cong hoặc đầu xi-lanh bị nứt. Tình trạng này được gọi là sự nghẹt thuỷ tĩnh.

Nếu lưới tản nhiệt hay bình chống tràn vẫn có mức nước thấp mà không tìm thấy chỗ thủng, có thể do chất làm mát rỉ qua lưới tản nhiệt và bị quạt gió hóa hơi. Để kiểm tra, hãy khởi động động cơ và xem có sương mù ở cánh quạt không, nhưng bạn nên giữ khoảng cách an toàn với cánh quạt bởi nó rất nguy hiểm.

Sửa chữa

Nếu phát hiện thấy hiện tượng rò rỉ, bạn có thể tự sửa bằng cách sử dụng các chất làm kín. Khi cho vào hệ thống làm mát, chất làm kín sẽ hàn các vết rỉ tại những nơi không dễ hàn như lưới tản nhiệt. Tuy nhiên, nếu hiện tượng quá nhiệt nghiêm trọng trong khi bạn không thể tự xác định nguyên nhân, hãy đưa xe tới các garage để các thợ có kinh nghiệm hơn phán đoán và tìm cách sửa tối ưu.
3. Mục đích và ý nghĩa của việc làm mát động cơ là :
1) Duy trì nhiệt độ làm việc của động cơ ở trong một khoảng nhất định (các pac nghĩ tiếp nha ). Ai chẳng biết rằng động cơ sử dụng trên ô tô là động cơ nhiệt (động cơ đốt trong). Khi nó làm việc thì đương nhiên là phải sinh ra nhiệt rồi. Vì hiệu suất của động cơ đốt trong là không cao ( cao nhất hiện nay là 52 %) nên tổn thất nhiệt trong động cơ là rất lớn. Phần nhiệt này thoát qua vách xi lanh sẽ làm cho các cơ cấu khác của động cơ và cả dầu bôi trơn nóng lên. Khi nhiệt tăng sẽ làm dầu bôi trơn loãng ra ( hệ số nhớt thay đổi) và ma sát giữa các chi tiết có chuyể động tương đối với nhau trong động cơ sẽ tăng lên (điển hình là ma sát giữa xéc măng và xilanh) và cuối cùng là có thể gây bó máy.

2) Việc lựa chọn khoảng giới hạn nhiệt làm mát còn cân đối giữa mô men kéo của động cơ (Me), công suất kéo của động cơ (Ne) và đặc biệt là lượng tiêu hao nhiên liệu của động cơ ( cái này liên quan tới tính kinh tế) phải nằm trong khoảng thấp nhất

Để cân đối 2 chỉ tiêu trên, người ta đã tiến hành thử động cơ trên bệ thử (còn gọi là băng tải). Để thu được đường đặc tính ngoài của động cơ người ta sẽ cho động cơ chạy ở chế độ nhiên liệu được cung cấp là lớn nhất ( với động cơ xăng thì bướm ga được mở hoàn toàn và với động cơ Diezel thì thanh răng bơm cao áp được đặt ở chế độ cực đại). Từ đường đặc tính ngoài của động cơ cộng với các thí nghiêm khac về mài mòn giữa các chi tiết và dầu bôi trơn, ngưởi ta tìm ra được khoảng nhiệt độ tối ưu (cân đối giữa chỉ tiêu kinh tế và kĩ thuật ) là xấp xỉ 72 độ C ( không phải là 90 độ C như ở trên ).Tuy nhiên do năng lực của hệ thống làm mát và đặc điểm của ô tô là tải trọng luôn luôn thay đổi (nhất là đối với xe tải) nên người ta xác định khoảng làm việc tối ưu đối với động cơ ô tô là nằm trong khoảng 70 - 80 độ C.

Tiện đây em phân loại luôn hệ thống làm mát :
Theo môi chất làm mát thì phân ra :
1) Làm mát bằng không khí (dùng trông động cơ có công suất nhỏ chẳng hạn như động cơ xe máy, động cơ máy nổ cỡ nhỏ- thằng này là có một cái quạt để tự làm mát khi hoạt động )
2) Làm mát bằng nước :
a)Loại bốc hơi ( đầu nổ xe công nông...)

b) Loại đối lưu tự nhiên (dùng trên động cơ có công suất vừa phải)

c) Loại tuần hoàn cưỡng bức ( điển hình trên ô tô)

Các pac sử dụng xe muốn động cơ làm việc ổn định và tuổi thọ lâu dài thì phải đặc biệt quan tâm tới hệ thống làm mát động cơ, phải thường xuyên theo dõi nhiệt độ và mức nước của nước trong hệ thống làm mát, chỉ nên sử dụng nước làm mát theo khuyến cáo của nhà sản xuất, không nên dùng các loại dung dịch khác ( nhiệt độ sôi thay đổi sẽ ảnh hưởng tới năng lực của hệ thống làm mát ), không nên sử dụng nước trong thiên nhiên (nước sông ngòi ao hồ...) vì đó là nước cứng ( nước có chứa nhiều ion magie Mg và canxi Ca) khi bị nung nóng nó sẽ kết hợp với nước tạo thành kết tủa, bám vào các thành vách ở bên trong và cản trở quá trình trao đổi nhiêt giứa động cơ và nước. Trong trường hợp bất khả kháng, ta chỉ nên dùng nước đã đun sôi (làm mềm nước - loại bỏ các chất gây kết tủa ), khi về đến ga ra thì phải thay ngay nước làm mát mới.

Việc điều chỉnh nhiệt độ nước làm mát phụ thuộc nhiều vào van hằng nhiệt và két làm mát nên 2 cái này các pac cũng phải quan tâm tới, tránh để bụi bẩn hay bùn đất bám vào két làm mát

http://www.nttgroup.com.v...a_he_thong_lam_mat.htm
 
Hạng B2
12/3/13
133
34
28
thay nắp bình nước phụ là hết, ghé An dương Vương Q 5 mà mua, giá 200VND, kín hơi áp suất < 1.4bar thì nước ko sôi , nhiệt độ đảm bảo cho đ/c làm việc, còn quạt giải nhiệt thì làm thêm công tắc chạy không tự động khi cân thiết. nếu có thời gian ghé Thủ Đức, tôi làm cho ko không tiền nong gì cả. ( nhơ ghé tiệm phụ tùng mua rơ le 30A và 4 m giây điện ô tô , 1 công tắc )
 
  • Like
Reactions: MrTrần
Hạng D
16/2/13
1.260
1.289
113
ĐỒNG NAI
ckdl nói:
thay nắp bình nước phụ là hết, ghé An dương Vương Q 5 mà mua, giá 200VND, kín hơi áp suất < 1.4bar thì nước ko sôi , nhiệt độ đảm bảo cho đ/c làm việc, còn quạt giải nhiệt thì làm thêm công tắc chạy không tự động khi cân thiết. nếu có thời gian ghé Thủ Đức, tôi làm cho ko không tiền nong gì cả. ( nhơ ghé tiệm phụ tùng mua rơ le 30A và 4 m giây điện ô tô , 1 công tắc )
em cám ơn Bác.
033102beer_1_prv.gif
. xe em thì hiện tai quạt cấp 1 và 2 không hoạt động . em khắc phục trường hợp này nữa là xe em ok rồi. đã hẹn bên Bác Thạch cuối tuần sau ghé
 
Hạng D
5/5/12
1.540
214
63
15
niềm đam mê
Cái zụ này em nghe một số tay đua nói, mong các bác cho ý kiến:
Khi xe chạy ko máy lạnh thì chỉ có một quạt giải nhiệt chạy. Khi mở máy lạnh thì cà hai quạt giải nhiệt điều chạy và động cơ cũng phải làm việc nhiều hơn. Vậy tính riêng về vấn đề giải nhiệt thì nên mở AC để 2 quạt chạy tốt hơn hay ko cần mở AC (ko bàn về vấn đề xăng và nhiệt độ trong xe)

Khi lên đèo thì nên mở hay tắt AC sẽ tốt hơn? (ko bàn về vấn đề xăng và nhiệt độ trong xe)
Sao xe fiat thiết kế kim nhiệt dao động lớn, em thấy dòng Honda (Accord) thì kim nhiệt hầu như chết một chỗ.
Các bác nào rành về phần này cho em tí kinh nghiệm với ạ!
 
Hạng D
16/2/13
1.260
1.289
113
ĐỒNG NAI
em phát hiện xe em bị hao nước nhẹ. Em có nghe nói có một số nguyên nhân làm xe hao hước :
1/ các ống dẫn bị hở( thủng)
2/ két nước bị xì
3/ bình nước phụ bị xì ( nắp bình nước phụ bị xì)
4/ joan máy có chổ nào đấy hỏng làm nước chảy vào máy ( cái này em co nghe người ta nói không biết đúng không)
5/ … em không biết còn gì nữa.
Nếu loại trừ các trường hợp 1,2,3 , xe em rơi vào trường hợp 4 thì vấn đề này có dễ khắc phục không. Nếu rơi vào trường hợp 4 này thì động cơ xe sẽ bị hỏng những loại gì
 
Hạng C
26/3/12
583
224
43
lebaoanh nói:
em phát hiện xe em bị hao nước nhẹ. Em có nghe nói có một số nguyên nhân làm xe hao hước :
1/ các ống dẫn bị hở( thủng)
2/ két nước bị xì
3/ bình nước phụ bị xì ( nắp bình nước phụ bị xì)
4/ joan máy có chổ nào đấy hỏng làm nước chảy vào máy ( cái này em co nghe người ta nói không biết đúng không)
5/ … em không biết còn gì nữa.
Nếu loại trừ các trường hợp 1,2,3 , xe em rơi vào trường hợp 4 thì vấn đề này có dễ khắc phục không. Nếu rơi vào trường hợp 4 này thì động cơ xe sẽ bị hỏng những loại gì
E bổ sung thêm
5/ Do “đồng tiền nước” (Còn gọi là “nắp công nghệ”).
Nhưng để khỏi phải lo lắng, bác đến chổ bác Thạch nén áp suất vào hệ thong giải nhiệt thì sẽ biết ngay. Nén không thấy xì thì 100% là nắp.
 
Last edited by a moderator: