Chủ đề tương tự
Đậu Hà Lan tốt cho thận và tim mạch
Các nhà khoa học Canada vừa phát hiện ra rằng, trong quả đậu Hà Lan có chứa các chất có ảnh hưởng rất tốt tới hoạt động của hệ tim mạch cũng như chức năng làm việc của thận.
Theo phát hiện của các nhà khoa học, trong thành phần của hạt đậu Hà Lan có chứa các chất có lợi cho sức khoẻ con người như protein và vitamin, đồng thời thành phần trong đậu Hà Lan không có cholestorol.
Đậu Hà Lan có thể trở thành liệu pháp phòng ngừa hữu hiệu chống lại các loại bệnh có liên quan đến sự suy giảm chức năng của thận
Các chất này kết hợp với nhau và có tác động tích cực tới cơ thể con người, giúp duy trì huyết áp luôn ở trạng thái ổn định, đồng thời hỗ trợ quá trình hoạt động của thận.
Một trong số các nhà khoa học Canada khẳng định, đối với những người bị huyết áp cao thì đậu Hà Lan có thể trở thành liệu pháp phòng ngừa hữu hiệu chống lại các loại bệnh có liên quan đến sự suy giảm chức năng của thận.
Và ngược lại, đối với những người bị chẩn đoán là mắc bệnh thận thì đậu Hà Lan cũng là một trong những dược liệu tốt giúp ngăn ngừa tăng huyết áp và duy trì huyết áp luôn ở trạng thái ổn định.
Các nhà khoa học đang dự tính sẽ chế tạo loại bột nêm làm từ đậu Hà Lan để bổ sung cho gia vị, cũng như tăng thêm hương vị cho món ăn. Nếu sử dụng các sản phẩm làm từ đậu Hà Lan liên tục trong thời gian từ 6-8 tháng có thể giảm nguy cơ bị huyết áp cao, bệnh thận tới 20%.
(ST)

Theo phát hiện của các nhà khoa học, trong thành phần của hạt đậu Hà Lan có chứa các chất có lợi cho sức khoẻ con người như protein và vitamin, đồng thời thành phần trong đậu Hà Lan không có cholestorol.
Đậu Hà Lan có thể trở thành liệu pháp phòng ngừa hữu hiệu chống lại các loại bệnh có liên quan đến sự suy giảm chức năng của thận
Các chất này kết hợp với nhau và có tác động tích cực tới cơ thể con người, giúp duy trì huyết áp luôn ở trạng thái ổn định, đồng thời hỗ trợ quá trình hoạt động của thận.
Một trong số các nhà khoa học Canada khẳng định, đối với những người bị huyết áp cao thì đậu Hà Lan có thể trở thành liệu pháp phòng ngừa hữu hiệu chống lại các loại bệnh có liên quan đến sự suy giảm chức năng của thận.
Và ngược lại, đối với những người bị chẩn đoán là mắc bệnh thận thì đậu Hà Lan cũng là một trong những dược liệu tốt giúp ngăn ngừa tăng huyết áp và duy trì huyết áp luôn ở trạng thái ổn định.
Các nhà khoa học đang dự tính sẽ chế tạo loại bột nêm làm từ đậu Hà Lan để bổ sung cho gia vị, cũng như tăng thêm hương vị cho món ăn. Nếu sử dụng các sản phẩm làm từ đậu Hà Lan liên tục trong thời gian từ 6-8 tháng có thể giảm nguy cơ bị huyết áp cao, bệnh thận tới 20%.
(ST)
Từ từ bác, gop nhặt những thông tin để....né.Focus09 nói:may quá, ko có món nào ở boke hết.
Ăn thịt ếch chưa chín kỹ có thể bị mù</h1> Thịt ếch là thức ăn bổ dưỡng, hay được dùng cho người già, trẻ nhỏ để bồi bổ sức khoẻ. Tuy nhiên, ít ai biết, thực phẩm này cũng có thể gây nguy hiểm.
Nguy hại ở ấu trùng ký sinh
Đã có không ít người mắc bệnh do ăn những món ếch nấu chưa thật chín phải vào bệnh viện điều trị. Nguyên nhân do trong thịt ếch thường có một loại ấu trùng sán ký sinh tên khoa học là Sparganum.
Loại ký sinh trùng này thường sống ký sinh ở ruột chó, mèo và đẻ trứng ở đấy. Trứng sán theo phân chó, mèo xuống nước nở thành ấu trùng chui vào ký sinh trong thịt ếch, nhái.
Nếu ta ăn thịt ếch nấu chưa thật chín, những ấu trùng này chưa chết sẽ vào cơ thể gây bệnh.
Nếu nấu không chín, món thịt ếch trở thành... độc dược (Ảnh: amthuc365.vn) Theo các tài liệu nghiên cứu, tỷ lệ ếch, nhái có ấu trùng sán ở nước ta cao tới 75%. Trong thịt ếch có chứa nhiều ấu trùng màu trắng lẫn màu thịt nên khó phát hiện. Sau khi vào ruột người, các ấu trùng sán này nhanh chóng di chuyển tới các bộ phận trong cơ thể và khu trú thành những nang bệnh nguy hiểm.
Nhiều trường hợp chúng di chuyển từ ruột lên mắt và làm tổ ngay ở mắt, nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ bị mù.
Trong thịt ếch còn một loại ấu trùng ký sinh độc hại nữa là giun đầu gai (Gnathostoma spinigerum). Sau khi vào dạ dày, ấu trùng này sẽ chui qua vách dạ dày và di chuyển khắp cơ thể. Nguy hiểm nhất là chúng có thể chui vào mắt, gan, phổi, ổ bụng...
Nếu vào mắt, sẽ gây sưng, xuất huyết trong mắt, có thể mù mắt. Nếu chui vào gan, phổi, chúng sẽ gây đau ở vùng gan, viêm phổi, tràn dịch màng phổi, đau bụng, viêm tuỵ cấp...
Vì thế, tuyệt đối không ăn thịt ếch xào nấu chưa thật chín, còn lòng đào.
Biết cách dùng - đây là vị thuốc quý
Thịt ếch ăn ngon và có nhiều chất bổ dưỡng. Da ếch, nhất là "tù và" ếch cũng đều là thức ăn ngon. Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g thịt ếch có 75g nước, 20g protit, 1,1g lipit, 3,9g tro, 22mg canxi, 159mg photpho, 1,3mg sắt, 0,04mg vitamin B1, 0,22mg vitamin B2, 2,1mg vitamin PP... cung cấp cho cơ thể được 92kcal.
Trong nhân dân, ếch thường được dùng trong các trường hợp: Trẻ em bị cam tích, bụng ỏng, đít beo, những trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng; trẻ em về mùa hè hay bị rôm sẩy, mụn nhọt, ngứa lở, quấy khóc, ngủ không yên; phụ nữ sau khi sinh bị phù, sức khoẻ kém, da mặt vàng sạm; bệnh nhân lao phổi lâu ngày, các bệnh viêm loét miệng và họng do nhiệt, bệnh ngoài da viêm tấy, sưng đau.
Dùng ếch chữa bệnh nội thương: Dùng thịt ếch cả da hấp ăn thịt. Để chữa bệnh, thêm nước sôi vào hấp chín, lấy nước uống là chủ yếu, ăn thịt là phụ.
Bồi dưỡng khi yếu mệt, mới ốm dậy: Nên dùng thịt ếch để cả da.
Chữa mụn nhọt mùa hè: Lấy 100g thịt ếch và 150g gạo, nấu cháo ếch. Khi cháo chín, cho gia vị vừa đủ, lấy một chiếc lá sen tươi úp lên nồi cháo, tắt lửa, để nguội, bỏ lá sen ra múc cháo ăn.
Nguy hại ở ấu trùng ký sinh
Đã có không ít người mắc bệnh do ăn những món ếch nấu chưa thật chín phải vào bệnh viện điều trị. Nguyên nhân do trong thịt ếch thường có một loại ấu trùng sán ký sinh tên khoa học là Sparganum.
Loại ký sinh trùng này thường sống ký sinh ở ruột chó, mèo và đẻ trứng ở đấy. Trứng sán theo phân chó, mèo xuống nước nở thành ấu trùng chui vào ký sinh trong thịt ếch, nhái.
Nếu ta ăn thịt ếch nấu chưa thật chín, những ấu trùng này chưa chết sẽ vào cơ thể gây bệnh.

Nhiều trường hợp chúng di chuyển từ ruột lên mắt và làm tổ ngay ở mắt, nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ bị mù.
Trong thịt ếch còn một loại ấu trùng ký sinh độc hại nữa là giun đầu gai (Gnathostoma spinigerum). Sau khi vào dạ dày, ấu trùng này sẽ chui qua vách dạ dày và di chuyển khắp cơ thể. Nguy hiểm nhất là chúng có thể chui vào mắt, gan, phổi, ổ bụng...
Nếu vào mắt, sẽ gây sưng, xuất huyết trong mắt, có thể mù mắt. Nếu chui vào gan, phổi, chúng sẽ gây đau ở vùng gan, viêm phổi, tràn dịch màng phổi, đau bụng, viêm tuỵ cấp...
Vì thế, tuyệt đối không ăn thịt ếch xào nấu chưa thật chín, còn lòng đào.
Biết cách dùng - đây là vị thuốc quý
Thịt ếch ăn ngon và có nhiều chất bổ dưỡng. Da ếch, nhất là "tù và" ếch cũng đều là thức ăn ngon. Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g thịt ếch có 75g nước, 20g protit, 1,1g lipit, 3,9g tro, 22mg canxi, 159mg photpho, 1,3mg sắt, 0,04mg vitamin B1, 0,22mg vitamin B2, 2,1mg vitamin PP... cung cấp cho cơ thể được 92kcal.
Trong nhân dân, ếch thường được dùng trong các trường hợp: Trẻ em bị cam tích, bụng ỏng, đít beo, những trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng; trẻ em về mùa hè hay bị rôm sẩy, mụn nhọt, ngứa lở, quấy khóc, ngủ không yên; phụ nữ sau khi sinh bị phù, sức khoẻ kém, da mặt vàng sạm; bệnh nhân lao phổi lâu ngày, các bệnh viêm loét miệng và họng do nhiệt, bệnh ngoài da viêm tấy, sưng đau.
Dùng ếch chữa bệnh nội thương: Dùng thịt ếch cả da hấp ăn thịt. Để chữa bệnh, thêm nước sôi vào hấp chín, lấy nước uống là chủ yếu, ăn thịt là phụ.
Bồi dưỡng khi yếu mệt, mới ốm dậy: Nên dùng thịt ếch để cả da.
Chữa mụn nhọt mùa hè: Lấy 100g thịt ếch và 150g gạo, nấu cháo ếch. Khi cháo chín, cho gia vị vừa đủ, lấy một chiếc lá sen tươi úp lên nồi cháo, tắt lửa, để nguội, bỏ lá sen ra múc cháo ăn.
- BS Kim Minh
- http://bee.net.vn/channel/1981/200910/Bi-mu-vi-an-thit-ech-chua-chin-ky-1725255/
Thịt ếch là món ăn dân gian được ưa thích, trong thịt ếch có chứa nhiều chất khoáng tốt như kali, sắt, kẽm, đồng… Tuy nhiên, các bệnh nhân đến khám tại Viện Dinh dưỡng đều được khuyên nên hạn chế ăn thịt ếch vì lý do bảo toàn sức khỏe.
Nhập viện vì “ếch xào măng”
Anh Hoàng Văn Ba (Thanh Oai - Hà Tây) kể cho chúng tôi về việc anh suýt hỏng mắt trái vì món ếch xào măng.
Bình thường, vợ anh Ba thường làm cho chồng món ếch tẩm bột hoặc đổ ếch vào chảo mỡ đang sôi rán vàng ươm. Nhưng hôm đó sẵn có măng đắng trong nhà, vợ anh liền trổ tài món ếch xào măng. Tuy nhiên, vì măng quá đắng nên vợ và con gái anh Ba chỉ ăn ít, còn lại bao nhiêu phần bố.
Món ăn được làm từ thịt ếch Chỉ sau hơn 1 tuần ăn món ếch xào măng, anh Ba thấy có biểu hiện mắt trái bị sưng đỏ, giảm thị lực và thi thoảng lại chảy nước mắt. Tưởng bị đau mắt đỏ thông thường, anh Ba bảo vợ ra hiệu thuốc mua thuốc nhỏ mắt về tự chữa. Tuy nhiên đã nhỏ hết 2 lọ thuốc nhỏ mắt nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm, thậm chí mắt trái còn sưng mọng hơn và nhìn lờ mờ hơn trước
Anh Ba quyết định vào viện điều trị, tại đây, các bác sĩ cho biết trong giác mạc mắt trái của anh đã bị nhiễm một loại ấu trùng sán có tên khoa học là Sparganum erinacei. Loại ấu trùng này này thường sống ký sinh ở ruột chó, mèo. Sau đó, trứng sán theo phân chó, mèo xuống nước nở ra ấu trùng lông chui vào ký sinh ở giáp (Cyclops). Rất có thể con ếch anh ăn phải đã nhiễm ấu trùng sán nhái. Rất may vì anh Ba đến viện kịp thời, nếu để lâu, những ấu trùng này sẽ có dịp “tung hoành” ở “hang ổ” mới. Khi đó, nhãn cầu sẽ bị lồi lên gây mờ mắt.
Tương tự như anh Ba, trường hợp của chị Bùi Thị Trang (Tân Lạc - Hoà Bình) cũng bị sưng đỏ mắt vì ăn thịt ếch. Theo kinh nghiệm dân gian, bà của chị Trang đã lấy thịt ếch đắp lên mắt của cháu với hy vọng những con sán trong mắt chị Trang sẽ bò ra ngoài để ăn thịt ếch.
Tuy nhiên, càng đắp, chị Trang càng thấy đôi mắt của mình trở nên tồi tệ, sưng đỏ và khó nhìn hơn. Sau nửa tháng trời bỏ công việc đồng áng để ở nhà “trị bệnh”, chị Trang đã phải nhập viện vì đôi mắt bị nhiễm khuẩn trầm trọng.
Thịt ếch chưa chín kỹ có thể gây mù mắt
TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Giám đốc Viện Dinh dưỡng Quốc gia Những nghiên cứu gần đây cho thấy, tỷ lệ ếch nhái có ấu trùng sán ở Việt Nam là 75%. PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó giám đốc Viện Dinh dưỡng cho biết: Trong thịt ếch có chứa rất nhiều các ký sinh trùng ở dạng sợi màu trắng. Những ký sinh trùng này rất khó bị phát hiện do lẫn với màu thịt của ếch nên khi ăn thường theo đường tiêu hoá vào ruột.
Sau khi vào ruột, chúng nhanh chóng di chuyển tới các bộ phận trong cơ thể và khu trú thành những nang bệnh nguy hiểm. Nhiều trường hợp ký sinh trùng làm tổ ở mắt do khi chế biến thịt ếch, các ký sinh trùng bắn vào mắt hoặc ký sinh trùng di chuyển từ ruột lên mắt, nếu không phát hiện kịp thời sẽ bị mù mắt.
Tương tự, ThS. BS Lê Thị Tuyết Phượng, Bệnh viện Nhân dân 115 cũng cho biết một loại ấu trùng ký sinh độc hại trong thịt ếch có tên là giun đầu gai, sau khi chui xuống dạ dày sẽ chui qua vách dạ dày và di chuyển khắp nơi trong cơ thể.
Loài ấu trùng này di chuyển đến đâu sẽ tiết dịch gây viêm, hoại tử vùng đó vì vậy bệnh nhân sẽ có những cơn đau nhói, thậm chí đau như xé thịt ở các cơ quan tương ứng. Nếu ấu trùng di chuyển đến da sẽ tạo thành những cục u, khi sờ thấy nhúc nhích dưới da và thay đổi vị trí nhanh chóng, biến mất nhanh. Đôi khi sưng phù và đỏ ngứa ở nhiều vùng vì vậy bệnh nhân dễ bị chẩn đoán nhầm là dị ứng da.
Nguy hiểm nhất của loại ấu trùng này là có thể chui vào mắt, gan, phổi, ổ bụng... gây đỏ mắt, sưng mắt, xuất huyết trong mắt, nặng hơn là mù mắt. Ngoài ra, nếu chui vào các bộ phận khác như gan, phổi... có thể khiến đau vùng gan, viêm phổi, tràn dịch màng phổi, đau bụng rối loạn tiêu hoá và viêm tuỵ cấp.
Về khía cạnh dinh dưỡng, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm khuyên mặc dù thịt ếch chứa nhiều đạm và khoáng chất tốt nhưng mọi người cũng nên hạn chế ăn vì loài ếch chủ yếu sinh sống ngoài đồng ruộng, dễ bị lây nhiễm các ký sinh trùng gây bệnh từ môi trường độc hại. Những chất độc này có thể vẫn còn tồn tại trong thịt ếch và rất dễ ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Do vậy nếu có sử dụng thì phải hết sức chú trọng khi chế biến và phải nấu chín kỹ.
(Bài viết có sự tư vấn chuyên môn của TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Giám đốc Viện Dinh dưỡng Quốc gia)
Theo Mai Thúy
Nhập viện vì “ếch xào măng”
Anh Hoàng Văn Ba (Thanh Oai - Hà Tây) kể cho chúng tôi về việc anh suýt hỏng mắt trái vì món ếch xào măng.
Bình thường, vợ anh Ba thường làm cho chồng món ếch tẩm bột hoặc đổ ếch vào chảo mỡ đang sôi rán vàng ươm. Nhưng hôm đó sẵn có măng đắng trong nhà, vợ anh liền trổ tài món ếch xào măng. Tuy nhiên, vì măng quá đắng nên vợ và con gái anh Ba chỉ ăn ít, còn lại bao nhiêu phần bố.

Anh Ba quyết định vào viện điều trị, tại đây, các bác sĩ cho biết trong giác mạc mắt trái của anh đã bị nhiễm một loại ấu trùng sán có tên khoa học là Sparganum erinacei. Loại ấu trùng này này thường sống ký sinh ở ruột chó, mèo. Sau đó, trứng sán theo phân chó, mèo xuống nước nở ra ấu trùng lông chui vào ký sinh ở giáp (Cyclops). Rất có thể con ếch anh ăn phải đã nhiễm ấu trùng sán nhái. Rất may vì anh Ba đến viện kịp thời, nếu để lâu, những ấu trùng này sẽ có dịp “tung hoành” ở “hang ổ” mới. Khi đó, nhãn cầu sẽ bị lồi lên gây mờ mắt.
Tương tự như anh Ba, trường hợp của chị Bùi Thị Trang (Tân Lạc - Hoà Bình) cũng bị sưng đỏ mắt vì ăn thịt ếch. Theo kinh nghiệm dân gian, bà của chị Trang đã lấy thịt ếch đắp lên mắt của cháu với hy vọng những con sán trong mắt chị Trang sẽ bò ra ngoài để ăn thịt ếch.
Tuy nhiên, càng đắp, chị Trang càng thấy đôi mắt của mình trở nên tồi tệ, sưng đỏ và khó nhìn hơn. Sau nửa tháng trời bỏ công việc đồng áng để ở nhà “trị bệnh”, chị Trang đã phải nhập viện vì đôi mắt bị nhiễm khuẩn trầm trọng.
Thịt ếch chưa chín kỹ có thể gây mù mắt

TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Giám đốc Viện Dinh dưỡng Quốc gia Những nghiên cứu gần đây cho thấy, tỷ lệ ếch nhái có ấu trùng sán ở Việt Nam là 75%. PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó giám đốc Viện Dinh dưỡng cho biết: Trong thịt ếch có chứa rất nhiều các ký sinh trùng ở dạng sợi màu trắng. Những ký sinh trùng này rất khó bị phát hiện do lẫn với màu thịt của ếch nên khi ăn thường theo đường tiêu hoá vào ruột.
Sau khi vào ruột, chúng nhanh chóng di chuyển tới các bộ phận trong cơ thể và khu trú thành những nang bệnh nguy hiểm. Nhiều trường hợp ký sinh trùng làm tổ ở mắt do khi chế biến thịt ếch, các ký sinh trùng bắn vào mắt hoặc ký sinh trùng di chuyển từ ruột lên mắt, nếu không phát hiện kịp thời sẽ bị mù mắt.
Tương tự, ThS. BS Lê Thị Tuyết Phượng, Bệnh viện Nhân dân 115 cũng cho biết một loại ấu trùng ký sinh độc hại trong thịt ếch có tên là giun đầu gai, sau khi chui xuống dạ dày sẽ chui qua vách dạ dày và di chuyển khắp nơi trong cơ thể.
Loài ấu trùng này di chuyển đến đâu sẽ tiết dịch gây viêm, hoại tử vùng đó vì vậy bệnh nhân sẽ có những cơn đau nhói, thậm chí đau như xé thịt ở các cơ quan tương ứng. Nếu ấu trùng di chuyển đến da sẽ tạo thành những cục u, khi sờ thấy nhúc nhích dưới da và thay đổi vị trí nhanh chóng, biến mất nhanh. Đôi khi sưng phù và đỏ ngứa ở nhiều vùng vì vậy bệnh nhân dễ bị chẩn đoán nhầm là dị ứng da.
Nguy hiểm nhất của loại ấu trùng này là có thể chui vào mắt, gan, phổi, ổ bụng... gây đỏ mắt, sưng mắt, xuất huyết trong mắt, nặng hơn là mù mắt. Ngoài ra, nếu chui vào các bộ phận khác như gan, phổi... có thể khiến đau vùng gan, viêm phổi, tràn dịch màng phổi, đau bụng rối loạn tiêu hoá và viêm tuỵ cấp.
Về khía cạnh dinh dưỡng, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm khuyên mặc dù thịt ếch chứa nhiều đạm và khoáng chất tốt nhưng mọi người cũng nên hạn chế ăn vì loài ếch chủ yếu sinh sống ngoài đồng ruộng, dễ bị lây nhiễm các ký sinh trùng gây bệnh từ môi trường độc hại. Những chất độc này có thể vẫn còn tồn tại trong thịt ếch và rất dễ ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Do vậy nếu có sử dụng thì phải hết sức chú trọng khi chế biến và phải nấu chín kỹ.
(Bài viết có sự tư vấn chuyên môn của TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Giám đốc Viện Dinh dưỡng Quốc gia)
Theo Mai Thúy

Vì quan niệm thịt lươn bổ âm nên sau khi sinh 3 tháng, chị Trâm thường xuyên mua lươn về xào. Một thời gian sau, chị Trâm thấy xuất hiện nhiều vết đỏ giống như mề đay, đôi khi có những u cục nổi lên dưới da, sờ vào có cảm giác nhúc nhích và cục u biến mất. Chị Trâm uống thuốc chống dị ứng, rồi thuốc Đông y giải độc nhưng không đỡ. Chị còn bị chán ăn, mệt mỏi, đôi khi gây sốt.
Chỉ khi đi khám và xét nghiệm máu, chị mới biết mình nhiễm ký sinh trùng từ lươn. Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong lươn có một loại ấu trùng ký sinh sống rất dai và chịu được nhiệt độ cao. Nếu chỉ xào qua lươn, chúng vẫn sống và đi vào ruột.
Thông thường, chỉ sau nửa tháng, người ăn phải ký sinh trùng trong thịt lươn sẽ sốt cao, chán ăn, nổi mụn cơm ở cổ, nách và da bụng. Khi đó, cần đến viện cấp cứu ngay vì cơ thể đã bị nhiễm độc.
Bác sĩ Lê Thị Tuyết Phượng, Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM cũng cho biết, bệnh nhân còn có những cơn đau nhói ở nơi ấu trùng di chuyển do chất dịch của chúng gây loét, hoại tử. Ấu trùng có thể chui qua vách dạ dày và di chuyển khắp các bộ phận, gây viêm phổi, tràn dịch màng phổi, đau bụng, rối loạn tiêu hoá, viêm tụy cấp. Chúng có thể chui vào tuỷ sống và não gây nôn, rối loạn tâm thần, co giật, động kinh.
Không chỉ lươn mà thịt các động vật khác như dê, chó cũng có thể nhiễm ký sinh trùng và gây bệnh cho những người ăn đồ không chín kỹ. Anh Tùng ở Hà Nội là một ví dụ. Người đàn ông này rất thích ăn thịt dê và quan niệm là chỉ nấu chín đến 70-80% mới ngon. Các bữa tiệc gia đình hay tụ họp bạn bè của anh đều món tái dê hoặc lẩu dê chần tái. Gần đây, thấy hay buồn nôn, sốt cao, đau bụng đi ngoài, đau đầu và bắp chân, anh đi khám và được phát hiện nhiễm giun kim, phải điều trị một thời gian dài.
Giun kim trưởng thành ký sinh trong ruột non súc vật bị bệnh. Loại chưa trưởng thành khi vào ruột người sẽ lớn lên và sinh sản. Các giun kim con từ ruột vào máu, xâm nhập khắp cơ thể rồi vào định cư ở bắp thịt, dẫn đến các triệu chứng mà anh Tùng đã gặp. Giun kim con nếu vào trong não và tủy sống có thể gây viêm màng não.
Do đó, các chuyên gia y tế khuyên nên nấu chín kỹ thức ăn động vật, nhất là các loại thịt kể trên.
(Theo Khoa Học & Đời Sống, Gia Đình & Xã Hội)

lamdat nói:Chắc phải ăn chay quá!
Thức ăn chay làm sẳn thời buổi này cũng đầy độc tố. Em thấy chỉ có "trồng rau" và "ăn rau" là an toàn cho sức khỏe thôi