[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]
Ngay tại các quốc gia ASEAN, giá một chiếc xe ôtô cùng chủng loại cũng thường thấp hơn 2 lần so với tại VN. [/font][font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]
Một công chức VN công tác tại Campuchia - đang sử dụng chiếc Lexus - cho biết anh mua chiếc xe này chỉ với giá 22.000USD. Nếu về VN, chiếc xe này chắc chắn lên hơn 70.000USD. Đó là cách so sánh dễ hiểu mà không cần cao siêu cũng có thể thấy được.
[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]Vậy xe ôtô tại VN đắt đỏ vì đâu?[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]Câu trả lời đầu tiên chính là mức thuế.[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung, mỗi chiếc xe ôtô bán tại VN thì thuế đã chiếm tới 55% - 60% trong tổng giá bán. Nếu cộng thêm tất cả các loại giấy tờ, thủ tục thì thường phát sinh vài ngàn USD là điều dễ hiểu.
[/font][font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]
Cũng liên quan đến thuế, câu hỏi được đặt ra hàng chục năm nay là tại sao mức thuế lại quá cao? Với các cơ quan hoạch định chính sách, đây là điều có lẽ... không nên hỏi. Bởi lẽ theo các cơ quan này, ôtô được liệt vào hàng tiêu dùng xa xỉ. Vì thế, VN không có chính sách khuyến khích người dân dùng ôtô. Bằng chính sách thuế (thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu - NK) các cơ quan quản lý hy vọng sẽ đảm bảo sự cân bằng trong quản lý - NK - tiêu dùng.
[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]
Thuế cao vì bảo hộ[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]
Cũng một câu hỏi... quá cũ, nhưng rất thời sự là tại sao VN lại áp dụng chính sách thuế cao đối với ôtô? Thậm chí khi đàm phán quốc tế, đây cũng là một "danh mục" khiến VN phải đàm phán cực nhọc. [/font][font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]
Cùng với việc "không khuyến khích sử dụng ôtô" thì chính sách bảo hộ công nghiệp sản xuất ôtô trong nước cũng là một trong những nguyên do chính của mức thuế cao này. Cụ thể, mục tiêu của bảo hộ chính là để các DN trong nước cũng như liên doanh có thời gian để dần "nội địa hoá" sản xuất ôtô; giảm thiểu lượng ôtô NK nguyên chiếc; hỗ trợ công nghiệp phụ trợ là sản xuất phụ tùng, linh kiện ôtô trong nước.
[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]Liệu có phải là sự thất bại?[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]
Tuy nhiên, dù được bảo hộ hàng chục năm, nhưng ngành công nghiệp này đến nay vẫn trì trệ, lẹt đẹt. Theo các chuyên gia kinh tế, với bất kỳ sự giải thích nào đều không thể phủ nhận được công nghiệp ôtô trong nước thuộc diện... nuôi không lớn và có thể nói là thất bại. [/font][font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]
Các chuyên gia phân tích: Tỉ lệ nội địa hoá chưa đạt như mong muốn. NTD vẫn phải chịu mức giá quá cao, mặc dù đã được nội địa hoá tỉ lệ nhất định. Đặc biệt, ngay cả khi chịu mức giá cao thì DN cũng không đáp ứng được nhu cầu. Cuối cùng, các DN chỉ chăm lo cho lợi ích của mình trong khi Nhà nước phải đi lo bảo hộ; NTD phải chịu những chi phí không hợp lý từ cơ chế và DN.
(Theo Lao động)
[/font]