Cẩn thận đấy bác à. Quy định của OS là đừng và không nên có liên quan đến chính trị mà.namhx nói:mình không hiểu việc lái xe thì lại liên quan đến chính trị, chính em nhỉ. Xã hội chủ nghĩa làm gì tồn tại thật sự đâu mà cái gì cũng gán ghép vô tội vạ. Cái này đưa cho mấy bố ở trên đọc thì hay hơn. Càng đưa mấy cái vớ vẩn này vào thì càng tăng tiêu cực, luồn lách trong thi cử chứ chả giải quyết vấn đề gì. Để giải quyết vấn đề an toàn giao thông thì cách cơ bản nhất là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phạt thật nặng các lỗi vi phạm của tài xế.... Một vài ý kiến nhỏ...
Năm 2006 em học lấy bằng B1, phải viết một bài về "Đạo đức người lái xe" nộp rồi mới được thi. Em về ngồi máy tính viết 1 bài khoảng 2 trang, dựa trên tài liệu được phát. Khi mang nộp thì trường không nhận và nói rằng chỉ nhận bài nộp viết tay không nhận bài đánh máy. Em điên quá, làm ầm ĩ lên, em nói rằng "bây giờ thời buổi vi tính công nghệ hiện đại, tôi nộp bài đánh bằng máy in ra đàng hoàng mà các ông bà không nhận lại muốn bài viết tay, tôi chẳng hiểu căn cứ vào đâu mà các ông bà lại đưa ra cái quy định đi ngược với thời đại như vậy?" và tôi được giải thích rằng "nộp bài viết tay để chứng tỏ rằng mình làm và mình bỏ công sức ra viết, còn bản đánh máy thì có thể copy lại từ nhiều người khác". Điều này chứng tỏ ban tổ chức cũng không đọc bài nộp. Cuối cùng tôi là trường hợp duy nhất được chấp nhận nộp bài đánh máy do mồm to. Cái trung tâm đào tạo lái xe này là Trung tâm đào tạo lái xe hàng không nằm ở đường Giảng Võ, hình như bây giờ giải tán rồi hay sao ấy.
Em thấy học đạo đức lái xe chứ có học lịch sử cách mạng đâu mà có trong giáo trình này nữa! Bó hand, chuyện quá khứ không tốt đẹp thì hãy để đi vào quá khứ, chứ đâu khơi dậy lòng thù hận làm gì chi nhỉ? Chán như con gián....cars_love nói:3.1. Phát huy truyền thống đạo đức người lái xe ô tô trong cách mạng.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc ta, giao thông vận tải được xác định là nhiệm vụ trung tâm đột suất của toàn Đảng, toàn dân, trong đó ngành Vận tải ô tô có vị trí đặc biệt quan trọng. Trên các tuyến đường hàng ngày, hàng giờ phải đánh trả máy bay địch, rất nhiều chiến sỹ lái xe của quân đội và ngành Giao thông vận tải đã nêu cao phẩm chất đạo đức cách mạng, phát huy tinh thần quyết chiến, quyết thắng, lập thành tích vẻ vang, xứng đáng là những người con ưu tú của giai cấp công nhân tiên phong, những “ Dũng sỹ đánh Mỹ trên mặt trận Giao thông vận tải”. Nhiều tập thể và cá nhân lái xe đã được tặng thưởng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang anh hùng lao động (đội xe 202, độ xe 806...) và các lái xe (Trần Chí Thành, Cao Bá Tuyết, Nguyễn Minh Ro, Trần Văn Thi...) được tặng danh hiệu Anh hùng lao động. Hàng ngàn chiến sỹ lái xe đã nằm lại vĩnh viễn trên núi rừng Trường Sơn. Hàng chục ngàn chiến sỹ lái xe đã để lại một phần thân thể của mình trên tuyến đường ra trận.
Các thế hệ lái xe cha anh đã để lại cho chúng ta những tấm gương sáng về đạo đức của người lái xe cách mạng “ Sẵn sằng quên mình vì độc lập tự do của Tổ Quốc, dũng cảm mưu trí hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển trong mọi hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, đưa hàng tới đích danh, nhiều tốt. Luôn luôn trau dồi đức tính cần kiệm, liêm chính chí công vô tư, có ý thức tôn trọng, yêu quý giữ gìn của cải của Nhà nước và nhân dân, thực hiện đầy đủ lời dạy của Hồ Chủ Tịch “Yêu xe như con, quý xăng như máu, vượt khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ”.
Bài học của chiến sỹ lái xe giỏi Đặng Văn Soạn đạt 35 vạn km an toàn đã chỉ rõ: Muốn lái xe an toàn, không chỉ cần có nhiều năm cầm tay lái, mà trước hết cần có tinh thần quý trọng tính mạng khách hàng trên xe và người đi đường như tính mạng cha mẹ, quý trọng của công, không chạy ẩu để xảy ra va quyệt, đâm đổ gây thiệt hại cho nhà nước và nhân dân.
em mới đọc có chút xíu mà choáng...
tiện thể em post bài này luôn cho bác nào đọc mà chưa choáng thì đọc tiếp bài của em.
===================
[font=arial,helvetica,sans-serif]KỸ THUẬT LÁI XE GIỎICó thể bạn đã cảm thấy mình là “tay lái lụa”, nắm vững các kỹ thuật điều khiển xe. Vậy bạn thử kiểm tra xem câu trả lời của mình có giống với câu trả lời của những người vượt hàng trăm nghìn km mà chưa từng xảy ra tai nạn không? 1- Yếu tố nào là quan trọng nhất để lái xe?
Có 2 yếu tố.
+ Thứ nhất, đó là kiến thức kỹ thuật cao.
+ Thứ hai là khả năng phán đoán và đánh giá tình huống.
Để trở thành một tài xế giỏi, cần có 2 kỹ năng này và biết áp dụng chúng đồng thời.
2- Điều gì quan trọng hơn đối với tài xế - khoẻ mạnh về thể lực hay tinh thần?
Những yếu tố này không thể tách rời nhau. Phản xạ nhanh của tài xế không chỉ phụ thuộc vào cơ bắp , mà còn phụ thuộc vào nhận thức cần thực hiện thao tác này hay thao tác khác hay không.
3- Có tồn tại kỹ thuật đặc biệt nào được coi là ưu việt hơn các kỹ thuật lái xe khác?
Kỹ thuật lái xe tốt nhất được coi là kỹ thuật “tự vệ”. Người cầm lái càng cẩn thận và bình tĩnh thì lái xe càng an toàn. Tất nhiên, kiềm chế được mình trong làn xe cộ đông đúc không phải là chuyện dễ dàng, nhưng đó mới là đức tính của một tài xế giỏi.
4- khoảng cách nào luôn phải giữ đối với các xe khác?
Phép tính rất đơn giản: một thân xe cho 15km/h của vận tốc. Cũng có cách tính đơn giản hơn – theo thời gian. Khoảng cách cần tính là 2 giây. Hãy chọn vật định hướng mà chiếc xe đi trước vừa chạy qua. Nếu xe của bạn chạy qua trước 2 giây thì có nghĩa là khoảng cách chưa đủ.
5- Vị trí tay trên vô-lăng thế nào được coi là đúng?
Người ta thường được dạy hãy coi vô-lăng như mặt đồng hồ và vị trí đúng nhất là tay trái đặt ở số 9, tay phải- số 2. Tuy nhiên, vị trí 10 và 3 được ưa thích hơn do đảm bảo độ cơ động cao hơn và cơ tay đỡ mỏi hơn - điều này rất quan trọng khi đi đường trường.
6- Trạng thái nào cho phép người lái “sẵn sàng” cho những chuyến đi xa nhiều giờ đồng hồ?
Phương pháp tốt nhất bảo đảm sự minh mẫn và phản xạ nhanh nhạy cho người lái chính là sự luôn sẵn sàng của toàn bộ cơ thể, hay cụ thể hơn là tư thế ngồi hợp lý. Không nên ngồi trong tư thế “co ro” và phải “lắng nghe” chiếc xe của mình bằng cả cơ thể. Vòng cua quá gấp sẽ được các cơ hông cảm nhận đầu tiên, còn sau đó mới đến tay cảm nhận “sự bất thường”. Chính vì vậy người lái phải ngồi trong tư thế thoải mái, nhưng không quá “thư giãn” để mất đi cảm nhận từ xe và mặt đường một cách kịp thời.
7- Có phải vận tốc tối đa ghi trên biển báo là luôn luôn đúng?
Không phải. Giới hạn vận tốc trên đường luôn được xác định đối với các điều kiện tối ưu, còn trong điều kiện giao thông đông đúc, trời tối hay đường xấu thì lẽ dĩ nhiên cần đi chậm hơn, nhơng cũng không nên quá chậm để tránh gây cản trở cho các xe khác. Tốt nhất nên đi với cùng tốc độ như các xe khác.
8- Rẽ tráI như thế nào tại ngã tư đông xe cộ?
[/font] [font=arial,helvetica,sans-serif]Không vội vã quay vô-lăng. Khi nhường các xe chạy ngược chiều nên giữ vị trí bánh xe thẳng. Đó là một trong các nguyên tắc an toàn cơ bản của kỹ thuật lái xe: nếu bánh xe quay sang trái thì khi bị đâm từ phía sau, xe sẽ bị hất sang làn đường ngược chiều và tai nạn là khó tránh. Trong trường hợp như vậy, xe của bạn sẽ chiếm nhiều chỗ hơn , tăng thêm độ nguy hiểm và cản trở các xe khác[/font]
[font=arial,helvetica,sans-serif]
[/font] [font=arial,helvetica,sans-serif]9- Làm gì nếu xe phía trước thu hẹp khoảng cách an toàn?[/font]
[font=arial,helvetica,sans-serif]
[/font] [font=arial,helvetica,sans-serif]Rất thường xảy ra việc xe bạn chạy sau chiếc xe nào đó với khoảng cách an toàn, nhưng tài xế trước “ cố tình” rút ngắn khoảng cách đó: bạn giảm tốc độ xe trước cũng giảm tốc độ. Khi đó phải luôn ghi nhớ rằng không bao giờ “cảm xúc” được vượt qua lý trí; hoặc báo hiệu xin vượt, hoặc bình tĩnh giữ khoảng cách an toàn.[/font]
[font=arial,helvetica,sans-serif]
[/font] [font=arial,helvetica,sans-serif]Để thực sự trở thành một tài xế giỏi, cần phải ghi nhớ 3 nguyên tắc:[/font]
[font=arial,helvetica,sans-serif]
[/font] [font=arial,helvetica,sans-serif]- Đường giao thông không phải đường đua, không phóng nhanh, vượt ẩu. Luôn lịch sự và giúp đỡ các tài xế khác vì không loại trừ khả năng có lúc bạn cũng cần sự giúp đỡ của họ.[/font]
[font=arial,helvetica,sans-serif]
[/font] [font=arial,helvetica,sans-serif]- Không tự cô lập mình – hãy báo hiệu trước cho các tài xế khác về ý định của mình như chuẩn bị rẽ, vượt, đỗ…[/font]
[font=arial,helvetica,sans-serif]
- Luôn luôn biết mình đang làm gì – đó là nguyên tắc quan trọng nhất. Hãy nhớ rằng lái xe là công việc không dễ dàng và lái xe giỏi phải là lái xe an toàn.
[font=arial,helvetica,sans-serif][/font][/font]
tiện thể em post bài này luôn cho bác nào đọc mà chưa choáng thì đọc tiếp bài của em.
===================
[font=arial,helvetica,sans-serif]KỸ THUẬT LÁI XE GIỎICó thể bạn đã cảm thấy mình là “tay lái lụa”, nắm vững các kỹ thuật điều khiển xe. Vậy bạn thử kiểm tra xem câu trả lời của mình có giống với câu trả lời của những người vượt hàng trăm nghìn km mà chưa từng xảy ra tai nạn không? 1- Yếu tố nào là quan trọng nhất để lái xe?
Có 2 yếu tố.
+ Thứ nhất, đó là kiến thức kỹ thuật cao.
+ Thứ hai là khả năng phán đoán và đánh giá tình huống.
Để trở thành một tài xế giỏi, cần có 2 kỹ năng này và biết áp dụng chúng đồng thời.
2- Điều gì quan trọng hơn đối với tài xế - khoẻ mạnh về thể lực hay tinh thần?
Những yếu tố này không thể tách rời nhau. Phản xạ nhanh của tài xế không chỉ phụ thuộc vào cơ bắp , mà còn phụ thuộc vào nhận thức cần thực hiện thao tác này hay thao tác khác hay không.
3- Có tồn tại kỹ thuật đặc biệt nào được coi là ưu việt hơn các kỹ thuật lái xe khác?
Kỹ thuật lái xe tốt nhất được coi là kỹ thuật “tự vệ”. Người cầm lái càng cẩn thận và bình tĩnh thì lái xe càng an toàn. Tất nhiên, kiềm chế được mình trong làn xe cộ đông đúc không phải là chuyện dễ dàng, nhưng đó mới là đức tính của một tài xế giỏi.
4- khoảng cách nào luôn phải giữ đối với các xe khác?
Phép tính rất đơn giản: một thân xe cho 15km/h của vận tốc. Cũng có cách tính đơn giản hơn – theo thời gian. Khoảng cách cần tính là 2 giây. Hãy chọn vật định hướng mà chiếc xe đi trước vừa chạy qua. Nếu xe của bạn chạy qua trước 2 giây thì có nghĩa là khoảng cách chưa đủ.
5- Vị trí tay trên vô-lăng thế nào được coi là đúng?
Người ta thường được dạy hãy coi vô-lăng như mặt đồng hồ và vị trí đúng nhất là tay trái đặt ở số 9, tay phải- số 2. Tuy nhiên, vị trí 10 và 3 được ưa thích hơn do đảm bảo độ cơ động cao hơn và cơ tay đỡ mỏi hơn - điều này rất quan trọng khi đi đường trường.
6- Trạng thái nào cho phép người lái “sẵn sàng” cho những chuyến đi xa nhiều giờ đồng hồ?
Phương pháp tốt nhất bảo đảm sự minh mẫn và phản xạ nhanh nhạy cho người lái chính là sự luôn sẵn sàng của toàn bộ cơ thể, hay cụ thể hơn là tư thế ngồi hợp lý. Không nên ngồi trong tư thế “co ro” và phải “lắng nghe” chiếc xe của mình bằng cả cơ thể. Vòng cua quá gấp sẽ được các cơ hông cảm nhận đầu tiên, còn sau đó mới đến tay cảm nhận “sự bất thường”. Chính vì vậy người lái phải ngồi trong tư thế thoải mái, nhưng không quá “thư giãn” để mất đi cảm nhận từ xe và mặt đường một cách kịp thời.
7- Có phải vận tốc tối đa ghi trên biển báo là luôn luôn đúng?
Không phải. Giới hạn vận tốc trên đường luôn được xác định đối với các điều kiện tối ưu, còn trong điều kiện giao thông đông đúc, trời tối hay đường xấu thì lẽ dĩ nhiên cần đi chậm hơn, nhơng cũng không nên quá chậm để tránh gây cản trở cho các xe khác. Tốt nhất nên đi với cùng tốc độ như các xe khác.
8- Rẽ tráI như thế nào tại ngã tư đông xe cộ?
[/font] [font=arial,helvetica,sans-serif]Không vội vã quay vô-lăng. Khi nhường các xe chạy ngược chiều nên giữ vị trí bánh xe thẳng. Đó là một trong các nguyên tắc an toàn cơ bản của kỹ thuật lái xe: nếu bánh xe quay sang trái thì khi bị đâm từ phía sau, xe sẽ bị hất sang làn đường ngược chiều và tai nạn là khó tránh. Trong trường hợp như vậy, xe của bạn sẽ chiếm nhiều chỗ hơn , tăng thêm độ nguy hiểm và cản trở các xe khác[/font]
[font=arial,helvetica,sans-serif]
[/font] [font=arial,helvetica,sans-serif]9- Làm gì nếu xe phía trước thu hẹp khoảng cách an toàn?[/font]
[font=arial,helvetica,sans-serif]
[/font] [font=arial,helvetica,sans-serif]Rất thường xảy ra việc xe bạn chạy sau chiếc xe nào đó với khoảng cách an toàn, nhưng tài xế trước “ cố tình” rút ngắn khoảng cách đó: bạn giảm tốc độ xe trước cũng giảm tốc độ. Khi đó phải luôn ghi nhớ rằng không bao giờ “cảm xúc” được vượt qua lý trí; hoặc báo hiệu xin vượt, hoặc bình tĩnh giữ khoảng cách an toàn.[/font]
[font=arial,helvetica,sans-serif]
[/font] [font=arial,helvetica,sans-serif]Để thực sự trở thành một tài xế giỏi, cần phải ghi nhớ 3 nguyên tắc:[/font]
[font=arial,helvetica,sans-serif]
[/font] [font=arial,helvetica,sans-serif]- Đường giao thông không phải đường đua, không phóng nhanh, vượt ẩu. Luôn lịch sự và giúp đỡ các tài xế khác vì không loại trừ khả năng có lúc bạn cũng cần sự giúp đỡ của họ.[/font]
[font=arial,helvetica,sans-serif]
[/font] [font=arial,helvetica,sans-serif]- Không tự cô lập mình – hãy báo hiệu trước cho các tài xế khác về ý định của mình như chuẩn bị rẽ, vượt, đỗ…[/font]
[font=arial,helvetica,sans-serif]
- Luôn luôn biết mình đang làm gì – đó là nguyên tắc quan trọng nhất. Hãy nhớ rằng lái xe là công việc không dễ dàng và lái xe giỏi phải là lái xe an toàn.
[font=arial,helvetica,sans-serif][/font][/font]
[font=arial,helvetica,sans-serif][font=arial,helvetica,sans-serif]Nguồn: Cẩm nang dành cho người điều khiển xe ô tô (NXB Giao thông vận tải)[/font][/font]