Không-bộ hiện đại:
Chiến Tranh Trung Đông lần thứ 3 nổ ra vào năm 1967(cuộc chiến 6 ngày, Six-day War). Israel là một quốc gia non trẻ, đựơc Mỹ cung cấp vũ khí đã mở mang tầm mắt cho người Mỹ cách sử dụng vũ khí một cách đúng đắn.
Các lực lượng Ả Rập thường chia làm 2 tuyến (học theo kiểu của Nga) Tuyến 1 thường là bộ binh chậm chạp, và tuyến 2 là lực lượng tank cũng như các sư đoàn-quân đoàn cơ giới. Ngay đêm trước chiến tranh Israel đã tiến hành không kích các vị trí chiến thuật (sân bay, trạm radar của. Kết quả là Israel kiểm soát hoàn toàn không trung. Các lực lượng tank của Ả Rập không được nguỵ trang tốt, trở thành mồi ngon cho không quân Israel trên sa mạc. Các mũi tiến công liên hiệp của tank và bộ binh của Israel cho các thành công cực kỳ bất ngờ trước liên quân Ả Rập hùng hậu. Bộ binh tuyến 1 của quân Ả Rập thường nhanh chóng bị cắt đứt và đầu hàng trứơc mũi tiến công của tank và bộ binh Israel. Còn tuyến 2 bao gồm tank và quân đội cơ giới thì bị chặt què chân bởi không quân Israel nên không thể ứng cứu tuyến 1.
Ngay sau1967, các bản thảo đầu tiên về chiến thuật Không-Bộ hiện đại bắt đầu hình thành trên nước Mỹ, nhưng nó chưa hề hoàn chỉnh. Nhưng từ bản thảo này, các đơn đặt hàng máy bay của Không Quân Mỹ hình thành nên các loại máy bay hiện đại của Mỹ. Mỹ không còn sử dụng máy bay tiêm kích thuần tuý để hộ tống đoàn máy bay ném bomb chiến lược, họ muốn sở hửu các loại máy bay đa năng để đựơc sự dụng ban đầu như là tiêm kích để làm chủ bầu trời, sau đó nó có thể mang bomb để tăng cường khả năng đánh phá của không quân. Kể từ thời điểm này, tất cả máy bay của Mỹ ra đời đều là máy bay có khả năng đánh không lẫn ném bomb, mang vác nặng và có tầm bay xa để yểm trợ máy bay ném bomb chiến lược.
Nơi thử lửa đầu tiên cho bản thảo của Không-Bộ: Việt Nam và chiến dịch Line-Backer lần 1 và 2.
Linebacker lần 1 : Mỹ ném bomb và các vị trí chiến thuật như các đường vận tải của ta đến Quảng Trị nhằm cứu vãn thế trận tại đây. Hệ thống đường rây, cầu cống, hệ thống vận tải, các trạm phòng không, hệ thống sân bay bị ném bomb nặng. Nhưng kết quả không được như mong đợi. Quảng Trị vẫn thúc thủ, dù ngay 1 hôm sau hoạt động ném bomb tần suất của pháo binh của Bắc Việt giảm còn 20% nhưng lý do chính là muốn tiết kiệm đạn đề phòng bất trắc, hơn là bị thiếu đạn pháo do hệ thống vận tải bị đánh bomb.
Kết quả của Linebacker
Thiệt hại của Không quân Bắc Việt : 40 Mig-21, 10 Mig-19, 13 Mig-17 tổng cộng 63 chiếc
Thiệt hại của Không Quân Mỹ-Nguỵ:
USAF : 51 chiếc trong giao tranh ( trong đó 27 là bị Mig bắn rơi, 20 chiếc bởi pháo phòng không và 4 bởi SAM)
Tổng số thiệt hại thật lên đến 70 do một số thiệt hại khác (giống như hỏng hóc, hay bị bắn bị thương nhưng về được căn cứ, không tính là bị bắn rơi nhưng máy bay cũng hết xài được)
USN (US Navy): 43 chiếc (3 bởi Mig, 27 bởi pháo phòng không và 13 bởi SAM)
Tổng thịêt hại thật lên đến 54 chiếc
USMC: 10 chiếc (1 mig, 8 bởi pháo phòng không và 1 bởi SAM)
Không quân của Miền Nam Việt Nam bị rơi 10 chiếc tổng cộng.
Tổng số máy bay Mỹ bị Mig bắn rơi : 31 chiếc, đấy là không tính các chiếc bị thiệt hại nặng, về được căn cứ nhưng không xài được nữa. Tỷ lệ Kill/lost của Mỹ/VN 2:1. Tuy nhiên không quân Mỹ chịu thịêt hại nặng bởi pháo phòng không và SAM. Tổng số máy bay của Mỹ-Nguỵ bị bắn rơi : 114 chiếc. Nếu tính cả hiệu quả của Sam và pháo phòng không vào thì Kill/lost nghiên hẳn về VN. Có thể thấy Linebacker 1 đã thất bại về mặt cơ bản. Mục tiêu của Linebacker đặt ra đã không đạt đựơc, và thịêt hại của không quân Mỹ rất nặng nề khi rải ra đánh bomb các vị trí chiến thuật(như cách mà Israel làm với Ả Rập)
Chiến dịch Linebacker II: lần này Mỹ trở lại với chiến thụât cũ ném bomb chiến lược. Pháo đài bay B-52 đựơc tung vào để ném bomb rải thảm quyết đưa Bắc Việt về thời kỳ đồ đá.
Kết quả: sau 12 ngày đêm lực lượng B-52 của Mỹ bị thiệt hại đáng kể nhưng cơ sở hạ tầng của Bắc Vịêt bị huỷ dịêt nghiêm trọng. Chính Linebacker II đã kéo dài thời gian của Chiến Tranh Vịêt Nam và cho Nam Việt Nam thêm thời gian.
Chiến dịch Linebacker II trên góc nhìn quân sự dù bị thiệt hại nặng nhưng là một chiến dịch thành công, nó đã đạt đựơc ít nhất 70% mục tiêu đề ra. Về mặt chính trị, Linebacker II là một thảm kịch cho nước Mỹ. Sau Linebacker II Mỹ cho rằng lực lượng ném bomb chiến lược vẫn có vai trò cực kỳ quan trọng.
Nghĩa là nước Mỹ sau 1967 với bản thảo đầu tiên của Không-Bộ theo tư duy đặt nặng ném bomb chiến thuật, lại trở về tư duy ném bomb chiến lược năm 1972. Tuy nhiên hệ thống radar, pháo phòng không và SAM của Việt Nam đã đặt ra những yêu cầu mới về máy bay ném bomb của Mỹ, câu hỏi về vịêc máy bay có thể tránh né được radar của địch bắt đầu đặt từ đây.
1973 Chiến Tranh Trung Đông lần 4 (Yom-Kippur War) Tại cuộc chiến tranh Trung Đông này, hoả lực hiện đại cho thấy mức độ tàn phá của nó ghê gớm ra sao.
Một sư đoàn tank của Israel gần 200 chiếc thiếu yếm trợ đường không đã bị tiêu diệt gần 80% khi chạm trán với bộ binh Ả Rập sử dụng AT-3. Điều này một lần nửa nhấn mạnh sự quan trọng của việc làm chủ bầu trời.
Các trực thăng chiến đấu bắt đầu thể hiện vai trò ưu việt của mình trong vịêc yểm trợ hoả lực chiến thuật với sức cơ động cao.
Hoả lực của tank và các vũ khí chống tank đã phát triển đến mức kinh ngạc. Điều này chứng tỏ rằng với sự huấn luyện tốt và trận địa chuẩn bị kỹ lưỡng, một lực lượng nhỏ binh lực có thể trụ lại rất vững với hoả lực mạnh và sự chi viện từ pháo và không quân.
Đến bài học mới nhất này học thuyết Không-Bộ dần được hoàn thiện. Học thuyết này bắt đầu được áp dụng vào khoảng năm 1978 đến 1990.
Cơ bản của Không-Bộ vẫn là ném bomb chiến lược như thời sơ khai của WWII nhưng có một số chỉnh sửa :
Hoạt động không quân chiến thuật vẫn rất quan trọng, không thể xem nhẹ.
Đội hình Deep Operation của Soviet có điểm yếu ở vịêc hợp đồng giửa tuyến 1 và 2, do đó yêu cầu đặc ra là các hoạt động ném bomb chiến thụât phải nhắm vào tuyến 2. Nhưng yêu cầu chiến thuật này không nhằm vào tiêu diệt tuyến 2 mà chỉ làm chậm tuyến 2, không cho nó kịp thời chi viện tuyến 1.
Về bố trí bộ binh thì Không-Bộ nhấn mạnh việc dồn quân vào tiền tuyến với hoả lực mạnh để giử vững trận địa và đánh bật sự tiến công của tuyến 1. Các trực thăng như Apache, AH-1 và máy bay A-10 đựơc thiết kế như một lực lượng hoả lực mạnh chi viện tiền tuyến chống tuyến 1 của Soviet.
Mục đích của vịêc bố trí quân như trên đó là luôn tạo ra ưu thế về hoả lực và quân số ở mặt trận. Do tuyến 2 sẽ bị không quân chiến thuật làm chậm bước tiến nên sự đe doạ từ tuyến 2 sẽ đến chậm hơn, tạo thời gian cho tiền tuyến có thể làm thiệt hại nặng hoặc tiêu diệt tuyến 1. F-16 ra đời như máy bay tiêm kích và ném bomb chiến thụât tiền tuyến, nhằm vào tuyến 2 của quân Nga. Sự tiến công vào tuyến 2 này nhắm chủ yếu vào lực lương hậu cần và phương tiện vận tải hơn là bản thân Tank của tuyến 2. Ý tưởng của Không-Bộ là làm tuyến 2 không thể tiếp vận xăng, đạn dược cho tuyến 1 (một kiểu bao vây chia cắt tuyến 1) và làm chậm bước tiến của tuyến 2 do thiếu xăng và hậu cần. Việc tiêu diệt các đơn vị chiến đấu của tuyến 1 và 2 nằm trong tay các đơn vị phòng thủ bộ binh, tên lửa chống tank, trực thăng chiến đấu???.
F-15, F-117, B-1, B-2, B-52 là xương sống của lực lượng không quân sẽ tiến hành ném bomb chiến lược vào hệ thống hậu cần, các cơ sở quan trọng khíên quân định nhanh chóng mất khả năng tiến công và phải ngồi vào bàn đàm phán.
Đặc bịêt F-117 và B-2 cũng như sau này là F-22 đựơc thiết kế như lực lượng tiến công hạt nhân chiến thuật. Với khả năng tàng hình các chiếc máy bay trên có thể ném bomb hạt nhân sâu 1000~2000km phía sau chiến tuyến (sâu hơn nữa thì có ICBM lo)
Về mặt cơ bản Không-Bộ dựa trên 2 yếu tố: Mỹ luôn làm chủ bầu trời, và họ có thể dùng máy bay tàng hình để đánh sâu, đánh đau.
Nhưng Mâu phát triển thì Thuẩn cũng phát triển, giống như trước WWII không có radar thì sau WWII radar ra đời. Các hệ thống phòng không phát hiện tàng hình cũng ra đời.
Không-Bộ về mặt cơ bản vẫn chưa nhấn mạnh và phát huy đựơc tìm lực to lớn từ vịêc cơ động các lực lượng cơ giới.
Trực thăng tấn công là lực lượng cơ giới thuộc biên chế bộ binh, nhưng khả năng cơ động của nó không kém gì không quân lại không đóng vai trò quan trọng lắm trong Không-Bộ.
Đầu những năm 90, không bộ được phát triển thành Shock and Awe(không biết dịch sao cho hay)
Về cơ bản nó vẫn giử sườn của học thuyết Không-Bộ. Nhưng thay cho hành động ném bomb chiến lược vào cơ sở hạ tầng, hành động này đựơc sử dụng vào các mục tiêu chiến thuật như : sân bay, đài chỉ huy, trạm thông tin liên lạc, trạm phòng không, trận địa pháo binh, căn cứ, doanh trại?????
Nghĩa là một lần nữa từ hoạt động ném bomb chiến lược, các lực lượng máy bay Mỹ lại trở về hoạt động chiến thuật. Tuy nhiên với sự yểm trợ của Máy Vi Tính các hoạt động ném bomb chiến thuật này có tầng suất cực cao và phạm vi rộng lớn, nó tự hồ như việc ném bomb chiến lựơc nhưng mở rộng phạm vi một khu vực thành một quốc gia.
Mục tiêu của Shock and Awe chính là mau chóng tiêu diệt khả năng chống đở của địch một cách đồng loạt, sau đó là hệ thống thông tin liên lạc của địch bị phá huỷ khiến địch thủ trở nên hoang mang lo sợ. Lục quân của địch sẽ mau chóng đầu hàng khi Lục Quân Mỹ tiến công.
Chiến tranh Iraq lần thứ 1 chính là nơi Mỹ test Shock and Awe. Kết quả là thành công, nhưng không được như mong đợi.
Kể từ đó Shock and Awe tiếp tục phát triển đến năm 1996 thì hoàn thiện nhưng vẫn không tạo đựơc sự hài lòng.
Bắt đàu từ những năm 1999 nghĩa là trước thềm Y2K ý tưởng về Digital Warfare đựơc hình thành, các chương trình Digital Warfare, Digital Battlefeild mau chóng được phát triển thành C[sup]4[/sup]I và C[sup]4[/sup]ISTAR
C[sup]4[/sup]I: Command, Control, Communication, Computer and Intelligence
STAR: Surveillance, Target Acquisition and Reconnaissance
Nghĩa là: xây dựng một hệ thống mạng lưới vi tính đảm nhiệm vai trò: thu nhận mệnh lệnh, điều khiển các vũ khí, thông tin liên lạc, tình báo
STAR thêm vào đó khả năng trinh sát, dò tìm mục tiêu và xác nhận mục tiêu.
Cuối cùng hệ thống hoàn thiện nhất là C[sup]5[/sup]I. Cái C thứ 5 là Combat System bao gồm cả trinh sát, dò tìm mục tiêu và xác định mục tiêu.
Từ đó phát triển nên ý tưởng Network-centric Warfare.
Về cơ bản Network-centric Warfare là một kiểu Manuever Warfare. Nhưng lực lượng cơ động không phải là một cánh quân mà là toàn quân đội.
Tận dụng tối đa công nghệ thông tin, lực lượng không quân, GPS, các trạm quan sát sẽ mau chóng nhận ra vị trí của kẻ địch và thông báo cho toàn quân đội trong mạng lưới. Mạng lưới sẽ nhanh chóng xác định các mục tiêu chiến thuật và chiến lược, phân chia lực lượng nào tấn công mục tiêu nào nhằm tận dụng tối đa lực lượng. Khi đó địch thủ sẽ mau chóng thúc thủ do bị tấn công liên tục, mọi lúc mọi nơi. Một dạng chiến tranh có chiều sâu và không biên giới, tuy nhiên nó vẫn dựa vào hoạt động tiên phong của không quân từ thời Không-Bộ.
Học thuyết Network-Centric Warfare cho phép tập trung tối đa quyền lực trong tay chỉ huy tối cao, nhưng cũng cho phép chỉ huy cấp dưới có quyền tự do cơ động. Học thuyết này cũng cho phép toàn quân đội có khả năng nắm bắt tình hình nhanh, phản ứng nhanh cũng nhơ cơ động tiến công-phòng thủ. Nghĩa là khi phòng thủ lẫn tiến công Network-centric Warfare tập trung cả cái hay của Bliztkreig ở chổ phân bổ quyền lực xuống cấp dưới tạo sự cơ động tốt về chiến thuật nhưng vẫn có khả năng cơ động chiến dịch toàn mặt trận, tập trung quyền lực như Deep Operation.
Tuy nhiên học thuyết trên vẫn gặp một số chỉ trích rằng nếu địch thủ có khả năng tác chiến điện tử làm nhiểu mạng lưới, hoặc có khả năng triệt tiêu các vệ tinh GPS, hoặc có thể gây nhiểu thông tin ngay trong mạng lưới(thông tin giả), hoặc các chương trình bị lỗi có thể dẩn đến việc dựa quá nhiều vào công nghệ lại trở thành thảm hoạ.
Đến bước phát triển sau cùng này, chúng ta có thể thấy một lần nữa không quân Mỹ lại quay trở về vai trò chiến thuật. Các thiết kế chiến đấu cơ tương lai sẽ pháp triển theo hướng này, và đó cũng là hướng mà người Nga theo đuổi từ bấy lâu nay.