Hạng B2
30/7/09
155
254
63
Bác chủ có thể chi tiết thủ tục và chi phí qua các cửa khẩu V-C-L giúp em được không, nhất là mấy khoản .... cho từng CK XNK. Em cũng đang lên CT 1 chuyến như bác vào dịp tết té nước của Lào năm 2018.
Cám ơn Bác.
 
Cám ơn bác đã chia sẻ. Tết ta này em và gia đình nữa định đi Cam một chuyến. Nhờ bác chia sẻ thêm một số thông tin về thủ tục như:
- Các giấy tờ nào cần chuẩn bị từ VN (bằng lái xe, bảo hiểm, giấy tờ tuỳ thân...)? Gia đình bọn em đi có cả trẻ em thì có cần mang giấy khai sinh không (tất nhiên các cháu có hộ chiếu riêng)?
- Trên đường bên Cam có nhiều trạm - chốt kiểm tra giấy tờ không? Các bác có bị hỏi và thấy tình hình xxx bên đó thế nào?
- Đi với trẻ em sang bên đó có an toàn không?
Rất cảm ơn sự tư vấn của bác!

Xin lỗi bác, lâu nay em bận quá nên không vào otosaigon.com.
- Giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm: giấy phép liên vận (bác đọc lại trang đầu của em), sổ đăng kiểm xe, giấy phép lái xe (có giấy phép QT càng tốt), hộ chiếu, bảo hiểm xe thì bác liên hệ với các đơn vị bán bảo hiểm tại VN xem họ có bán riêng khi xuất ngoại không? Trẻ em nên có hộ chiếu riêng ạh.
- Đường bên Cam rất đẹp, trên đường em đi không gặp chốt CSGT nào. Chắc tuỳ khu vực.
- Đi với trẻ em ok bác ạh
 
  • Like
Reactions: www.LEDL8.com
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (tiếp theo)
Thành phố Parkse, Lào.
Thời gian vừa qua em bận việc quá không vào trang này được. Hôm nay vào Facebook thấy Admin Otosaigon.com tổ chức chuyến đi Vờ - Cờ - Lờ tương tự như hành trình em đã đi qua nên em lại trồi lên viết tiếp hành trình này chia sẻ với các bác. Một số bác bên trên hỏi han về hai đất nước anh em Cam-Lào, hành trình của em đi không ở lại Cam nên em xin phép lướt qua ạh. Bên Lào thì bọn em ở lại hai ngày 2 đêm nên có nhiều thứ để viết và chia sẻ. Em tổng quát vài điểm như sau:

Thức ăn ở Parkse có 3 vị chính: chua-cay-ngọt, thiếu 2 vị: mặn-đắng nữa là đủ ngũ vị tạp trần
PACMAN.png
PACMAN.png
PACMAN.png
.Riêng món ớt ở đây có đến hàng chục món. Món nào cũng cay xé lưỡi. Gọi món cá sông hấp nhà hàng bê lên lúc đầu nhìn nghĩ món ớt hấp
PACMAN.png
.

Tiền tệ nên dùng là đồng Kíp Lào, có rất nhiều điểm đổi tiền ở Parkse. Các quán ăn có thể chấp thuận đồng USD nhưng đổi với tỉ giá thấp. Một đồng Kíp Lào ăn khoảng 2.7 lần đồng VNĐ. Hồi trước đọc đâu đó bảo tiền Việt Nam đứng thứ 2 trong danh sách 100 đồng tiền tệ mất giá nhất thế giới. Em không tin, tưởng bọn tư bổn giãy chết bêu xấu đảng và nhà nước chứ với sự lãnh đạo tài tình của đảng, đất nước mình có khi nào "được như thế này chưa". Nhưng lần này đi Lào thì em tin là thật các bác ạh. Tiền Kíp Lào hay Riel Campuchia có giá trị còn cao hơn tiền đồng VN.

Hệ thống đường xá của Lào khá tốt, biên báo tuy ít nhưng rõ ràng và dễ thấy. Trong suốt hành trình bọn em đi chỉ có 1 trạm thu phí khi qua cầu hữu nghị Lào-Nhật bắc qua sông Mekong khi đi đền Wat Phou. Không có cảnh sát giao thông đứng đường canh bắn tốc độ. Chỉ duy nhất lần đi về đến tỉnh Attapeu thì bị xe cảnh sát Lào đuổi theo chặn lại, sau một hồi xi lô xi lào bên mình đưa 50,000 Kíp Lào (~135,000VND, má ơi), 3 anh cảnh sát Lào vui vẻ bắt tay với 3 thành viên trong đoàn rồi đi tiếp.

Văn hoá giao thông ở đây ở môt trình độ cao, em đánh giá thế vì ngoài đường có rất nhiều loại xe tham gia giao thông, kể cả các phương tiện giao thông thô sơ nhưng không hề có một tiếng còi xe nào. Người Lào không đi vội, chen lấn, họ có câu nói: Nếu vội sao không đi từ hôm qua?! Hay rất quá lắm.

Cầu hữu nghị Lào - Nhật nối hai bờ sông Mekong và là tuyến đường mới đi biên giới Thái Lan. Qua khỏi cầu là trạm thu phí
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
[BCOLOR=rgb(255, 255, 255)]
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
[/BCOLOR]


[BCOLOR=rgb(255, 255, 255)]Em có thói quen thức dậy rất sớm vào buổi sáng, đi đến đâu cũng vậy. Buổi sáng dậy sớm ra khỏi khách sạn và vác theo máy ảnh chụp linh tinh, bắt chuyện với những người dân địa phương để tìm hiểu về văn hoá, cuộc sống của họ cũng là một điều hay. Ở Parkse, sáng sớm dậy ra chợ mới có nhiều thứ hay ho các bác ạh. [/BCOLOR]

[BCOLOR=rgb(255, 255, 255)]Khách sạn bọn em đặt gần Chợ mới Parkse, sáng dây bước vài bước là tới. [/BCOLOR]
[BCOLOR=rgb(255, 255, 255)]
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
[/BCOLOR]
[BCOLOR=rgb(255, 255, 255)]
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
[/BCOLOR]
[BCOLOR=rgb(255, 255, 255)]4 anh em đồng hành cùng với em chụp lưu niệm tại chợ mới Parkse[/BCOLOR]
[BCOLOR=rgb(255, 255, 255)]
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
Những chiếc xe bên cổng chợ mới Parkse. Nhìn những chiếc xe này khiến mình nhớ Việt Nam của những năm 90 TK20:
[/BCOLOR]
[BCOLOR=rgb(255, 255, 255)]
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
[/BCOLOR]
[BCOLOR=rgb(255, 255, 255)]
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
[/BCOLOR]
[BCOLOR=rgb(255, 255, 255)]
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
[/BCOLOR]
[BCOLOR=rgb(255, 255, 255)]Người dân ở chợ mới Parkse rất thân thiện, em xin phép chụp hình là ok ngay. Có bác thấy em chụp hình mấy chiếc xe liền ra hiệu cho em chụp cho bác ấy một tấm[/BCOLOR]
[BCOLOR=rgb(255, 255, 255)]
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
[/BCOLOR]
[BCOLOR=rgb(255, 255, 255)]Bác này đứng trong chốt cạnh cổng chợ, giống như chốt dân phòng ở ta. Bác biết nói tiếng Việt chút chút nhưng hát toàn những bài tiếng Việt ca ngợi tình hữu nghị Việt-Lào anh em, bác rất hứng thú với bài ca Hồ...Chí...Minh...Em nghĩ bác í là đảng viên đảng cộng sản Lào anh em
PACMAN.png
PACMAN.png
PACMAN.png
[/BCOLOR]


Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Một bác tài xe lôi bên cạnh chợ mới Parkse, bác không biết tiếng Việt, còn em thì không biết tiếng Lào nhưng hai bên nói chuyện rất tâm đầu ý hợp...bằng cách bắt tay liên tục
PACMAN.png
PACMAN.png
PACMAN.png

Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Một số hình ảnh người dân Lào ở chợ mới Parkse:
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
 
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (tiếp theo)
Thành phố Parkse, Lào (tiếp theo)
Lào là một quốc gia theo đạo Phật. Thường là vào các buổi sáng các nhà sư sẽ tập trung lại, ổn định vị trí và bắt đầu đi khất thực quanh phố. Có những nơi như cố đô Luang Prabang các nhà sư sẽ đi khất thực khi bóng đêm còn bao phủ. Khất thực tiếng Lào là "pay vin bạt". Vin nghĩa là đi, bạt là cái bát mỗi nhà sư ôm trước ngực. Người dân cúng dường bên đường gọi là "pay xay bạt"
Trong đoàn có những nhà sư xuất gia nhưng cũng có những người vào chùa tu trong một thời gian ngắn để bày tỏ lòng kính trọng cha mẹ. Người Lào gọi họ bằng cái tên chung là "chau hủa". Em hay đọc nhầm thành "chua hảu" ;););)
Khất thực là một trong nhiều hình thức tu tập của người theo đạo Phật có từ khi Đức Phật Thích Ca khai sáng. Truyền thống này giúp cho người tu hành độ nhật và bỏ lòng sân si, tâm kiêu căng, ngãn mạn và gián tiếp tạo công đức cho người cúng dường vật phẩm.
Khi các "chau hủa" đi khất thực, các "pay xay bạt" quỳ bên đường chờ sẵn hoặc đặt lễ vật lên một chiếc bàn nhỏ trước mỗi nhà để dâng lễ vật. Họ cũng khoác lên mình một tầm vải mang chéo qua người, thêu hoa văn và không mang giày dép để thể hiện sự lòng kính
Ở Champasak (hay Vientiane), các "chau hủa" đi khất thực lúc 6h sáng, họ đi chân trần. Đi đầu bao giờ cũng là những “chau hủa” có thâm niên tu trong chùa, các sư trẻ tiếp theo sau.
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Theo truyền thống của Phật giáo Nam môn, mỗi buổi khất thực của các nhà sư không đi quá bảy nhà, không phân biệt nhà này giàu, hay nhà kia nghèo, không phân biệt thức ăn dở hay ngon, họ không bỏ xót nhà nào cả, không ngó nghiêng trước sau, không trò chuyện huyên náo, không đứng trước chợ.
Bình bát của các nhà sư khi đi khất thực thường làm bằng gốm tráng men, không được làm bằng kim loại quý, làm bằng đồng hay mạ bạc, có dây đeo và nắp đậy bằng vải. Ngày nay, qui định này đã bị biến thể đi rất nhiều.
Lễ vật dâng lên cho các vị sư gồm có xôi, bánh các loại, nước lọc và các loại thức ăn chín, để các vị sư ăn hàng ngày. Lễ vật tuyệt đối không được dâng các lễ vật sống, các loại thức ăn chiên xào và tiền.
Các vị sư nhận đồ khất thực và cầu nguyện, ban phước cho mọi người. Nước dâng lễ được tạt xuống đất, tưới vào cây cối như gửi lời cầu nguyện bình yên đến những người đã mất.
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

[BCOLOR=#ffffff]
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
[/BCOLOR]
 

Attachments

Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (tiếp theo)
Thành phố Parkse, Lào (tiếp theo)
Đền Wat Phou
Sau khi đi loanh quanh chợ mới Parkse rồi về khách sạn ăn sáng, bọn em tiếp tục hành trình ở Parkse và đích đến là Di sản văn hoá Thế giới - Đền Wat Phou. Đổ dầu đầy bình, bọn em nhắm hướng đền Wat Phou thẳng tiến. Giờ em mới thấy quyết định mua Sorento máy dầu là một quyết định đúng đắn, suốt hành trình chẳng tốn một giọt xăng nào ;););) và giờ cũng không phải lăn tăn xăng E5 hay A95 he he. Ở Lào, PetroVietnam đầu tư khá nhiều cây xăng: PV Oil, Petrolimex
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Toạ lạc ở độ cao 1600m về phía bắc của ngọn núi Phu Kao (núi Voi - ở đây có tảng đá khắc hình con voi) là đền Wat Phou, được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào năm 2001. Đền Wat Phou có diện tích khoảng 15 km2 với vị trí địa lý "tựa núi nhìn sông". Đây là một di chỉ khảo cổ học cổ nhất của Lào, từng là trung tâm của đạo Hindu thờ thần Silva được xây dựng vào thể kỷ thứ V, sớm hơn đền Angkor Wat, Angkor Thom của nền văn minh Angkor-xây dựng từ thế kỷ VII-VIII. Wat Phou được xem là ngôi đền thiêng nhất của vương triều Khmer trước khi chuyển đến phía Nam để xây dựng khu dền Angkor Wat của ước Campuchia ngày nay. Đến thể kỷ XIII Wat Phou trở thành trung tâm Phật giáo của vùng Nam Lào cho đến nay.
Đền Wat Phou gồm 2 khu: đền Hạ và đền Thượng. Phía trước khu đền có hai hồ nước lớn, ở giữa có con đường lát đá, có tượng rắn thần Naga chắn giữ, hai bên đường là hai hàng trụ đá được tạc theo hình Linga dẫn lối vào khu đền hạ. Ở đây có hai ngôi đền lớn nằm đối xứng hai bên. Hai ngôi đền được xây bằng đá sa thạch nguyên khối nặng hàng tấn và đều quay mặt về hướng Đông để đón mặt trời mỗi sớm mai, nơi có dòng sông Mekong. Cổng trước và mặt chính của hai ngôi đền vẫn còn những bức phù điêu chạm khắc các vị thần linh của đạo Hindu với những họa tiết tinh tế, sắc sảo.
Qua khu đền Hạ lại một con đường lát đá và hai bên đường vẫn là hai hàng trụ đá hình linga dẫn lối lên đền thượng được đặt trên một quả đồi có hình Linga. Đường lên đền Thượng cao ngất được xếp bằng 77 bậc cấp đá sa thạch xếp chồng lên nhau. Hai bên đường là những cây hoa sứ cổ thụ (gọi là hoa Champa) hàng nghìn năm tuổi.
Trên một cánh rừng hoang vu, lưng tựa vào vách đá núi là ngôi đền Thượng, ngôi đền cổ vẫn tồn tại suốt hơn nghìn năm tuổi. Khác với hai ngôi đền Hạ, quy mô không lớn bằng nhưng cấu trúc đền thượng hầu như còn nguyên vẹn. Được làm bằng những khối đá sa thạch nhưng cả bốn mặt đều được chạm khắc tinh xảo. Mặt trước đền có ba cửa, cửa chính lớn hơn ở giữa, hai cửa phụ hai bên được trang trí bằng những tượng đá và những mảng phù điêu với hoa văn tinh tế khắc chạm tượng thần Shiva, vũ nữ Apsara, và những linh vật của đạo Hindu.

Trong hình là hai hàng trụ đá được tạc theo hình Linga dẫn lối vào khu đền Hạ
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

4 anh em đồng bọn chụp lưu niệm bên những tảng đá dưới chân đền Hạ. Mỗi hòn đá ở đây cũng là di sản văn hoá thế giới
1f642.png


Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Đền Hạ trong một ngày nắng đẹp:
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
Một gốc hoa Champa mọc trên di tích:
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
Năm anh em trên hai chiếc Sò huyết chụp lưu niệm trên đường lên đền Thượng. Phía sau là hai hàng hoa Champa nghìn năm tuổi đang mùa trổ bông:
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
Du khách kẻ xuống - người lên, chính giữa là hàng trụ đá hình Linga:
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
Các dãy trụ đá hình Linga dẫn lối từ đến hạ đến đền Thượng:
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Nằm ở giữa đền Hạ và đền Thượng là nơi thờ tự vị Vua - người đã xây dựng nên đền Wat Phou. Tượng Vua và nơi thờ tự của Ngài nằm ngoài trời cùng mưa nắng
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Tác giả chụp lưu niệm trên con đường đá hàng nghìn năm tuổi dẫn lên đền Thượng:p:p:p
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Con đường đá hàng nghìn năm tuổi, 77 cấp xếp chồng lên nhau dẫn lên đền Thượng:
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Leo đá mõi cả chân nhưng vẫn chưa đến nơi cần đến. Cả nhóm bèn dừng lại, nhờ máy ảnh gia chụp lưu niệm để ghi dấu chân
PACMAN.png
PACMAN.png
PACMAN.png
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
Những gốc hoa Champa hàng nghìn năm tuổi:
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Ah, đền Thượng đây rồi:
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Mặt trước đền có ba cửa, cửa chính lớn hơn ở giữa, hai cửa phụ hai bên:
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Được trang trí bằng những tượng đá và những mảng phù điêu với hoa văn tinh tế khắc chạm tượng thần Shiva, vũ nữ Apsara, và những linh vật của đạo Hindu:
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Chính giữa ngôi đền là một tượng Phật lớn và các tượng Phật nhỏ cùng hương án để du khách dâng hương cầu bình an, may mắn:
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
 

Attachments

Chỉnh sửa cuối:
Chính giữa ngôi đền là một tượng Phật lớn và các tượng Phật nhỏ cùng hương án để du khách dâng hương cầu bình an, may mắn:
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Thế "tựa núi nhìn sông" của đền Wat Phou nhìn từ đền Thượng, xa xa là hai hồ nước lớn, hai bên là hai đền Hạ và những gốc hoa Champa nở trắng trời:
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Phía sau bên phải của đền chính là con đường dẫn ra tượng voi khắc trên đá:
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Và chụp hình lưu niệm cùng gia đình du khách người Pháp đi xuyên Đông Dương:
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Đền Thượng khá nhỏ, sau khi thắp hương cầu Bình An và loanh quanh tham quan, chụp ảnh lưu niệm bọn mình xuống núi để trở về Parkse, trên đường về tìm quán ven bờ sông ăn trưa, thấy vậy mà cũng hết cả buổi sáng. Cùng nhìn lại sự vĩ đại của một Di sản văn hoá Thế giới trước khi chia tay:
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
Và chụp lưu niệm cùng bạn Cào cào ở nước Lào :D:D:D
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
Một số ảnh linh tinh em chụp tại đền Thượng:
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Trên đường về Parkse, bọn em ghé nhà hàng ven sông để ăn trưa. Em không nhớ tên quán là gì, đồng bọn của em có đánh dấu trên bản đồ để lần sau quay lại. Khi vào thì gặp một đoàn Lãnh đạo CA tỉnh Thừa Thiên Huế cũng ăn trưa ở đây. Ở đất khách quê người mà gặp đồng hương nó quý lắm các bác ạh, hơn thế nữa lại gặp lãnh đạo của đảng và nhà nước nữa. Em theo dõi trên diễn đàn Otosaigon nói CA Huế bắn tốc độ ác lắm, nhờ chuyến đi này mà em có số điện thọi của anh trưởng phòng CSGT Huế, ảnh còn dặn bọn em ra Huế gọi anh cafe. Mà gần cả năm rồi em chưa chạy tới Huế he he..
Món cá sông ở đây rất tươi và ngon, nhưng món nào cũng cay xé lưỡi. Mấy em gái phục vụ bên Lào rất dễ thương [BCOLOR=rgb(252, 252, 255)]:D[/BCOLOR][BCOLOR=rgb(252, 252, 255)]:D[/BCOLOR][BCOLOR=rgb(252, 252, 255)]:D[/BCOLOR]
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Tượng Phật trong gốc cây Bồ Đề trên đường từ Wat Phou về Parkse:
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Em gái Lào phục vụ tại quán ăn, em đi sau năn nỉ gãy lưỡi em ấy mới cho chớp được tấm hình :D:D:D
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
Ăn trưa xong bọn em về khách sạn nghỉ ngơi và suy nghĩ buổi chiều đi đâu chơi, một anh bạn nói ở Parkse có nhiều thác nước đẹp nên buổi chiều bọn em quyết định đi vô thác. Chạy loằng ngoằn thế nào lạc đến Parksong lạnh.
Paksong là một huyện của tỉnh Champasak. Dân địa phương chia Paksong thành hai vùng: Paksong nóng & Paksong lạnh, căn cứ vào thời tiết của mỗi vùng.
Paksong lạnh khá giống vùng Tây Nguyên nước ta ở cuối thập niên 80, đầu thập niên 90-thế kỷ 20. Dân cư thưa thớt, mới hơn 6h chiều nhiệt độ đã xuống dưới 20oC.
Một buổi chiều ở đây khiến em nhớ lại tuổi thơ của em ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng khoảng năm 198x (x>5). Thời đó Lâm Hà là một vùng kinh tế mới, nơi khỉ ho cò gáy. Dân cư thưa thớt, nhà này cách nhà kia gần 1000m, buổi tối đèn dầu leo lét. Nhóm nhà người Kinh ở giữa làng. Đầu làng là nhà đồng bào dân tộc K'ho. Cuối làng là nhà đồng bào cũng. Phía sau là đồi núi và lính Fulro. Sợ sợ là :eek::eek::eek:
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Ở Parksong lạnh lại gặp anh chị đồng hương. Đây là chị Hạnh quê ở Huế với thâm niên sống ở Lào 20 năm. Anh chị có 3 đứa con thì hai đứa con lớn phải gởi lại ở Huế cho ông bà nội - ngoại chăm sóc, học hành.
Anh chị đã giúp tụi em về lại thành phố Parkse sau khi lạc lối ở Parksong lạnh. Lần tới nhất định sẽ chạy vô lại Parkson lạnh thăm anh chị này.
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)

Hơn 8h tối mới về đến Parkse, vừa mệt vừa đói bụng nên cả bọn kéo đến một quán Fork Song mà đêm hôm trước đã ghé để ăn tối vì không còn thời gian để tìm quán khác :( . Vậy là hết 2 đêm-1 ngày ở thành phố Parkse xinh đẹp với nhiều kỷ niệm đáng nhớ.

Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
Hành trình Vờ-Cờ-Lờ (Việt-Cam-Lào)
 

Attachments