Hạng B2
26/5/13
469
995
118
Theo điểm c, khoản 4, điều 5 NĐ46 thì lỗi vi phạm điều khiển xe không đi theo bên phải chiều đi của mình, đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định, mức phạt tiền từ 800k đến 1.2tr, không phải lỗi vượt xe.
Thanks bác ! đễ em sale lại mốt còn cái giải bày hihi.
 
Hạng B1
24/8/19
74
27
18
36
tham gia giao thông là phải nắm vững các loại vạch kẻ đường rồi
 
Hạng B1
1/4/18
77
46
18
lúc mới lái em chưa hiểu hết ý nghĩa các loại vạch cơ, giờ thì nằm lòng rồi
 
Tập Lái
28/7/23
26
12
3
Xin phép đào mộ bài viết hỏi lại anh chị xíu, đường có 2 vạch vàng nét liền song song, nhà mình bên trái.
1. Mình có được đè lên vạch để vào nhà không?
Hiểu rõ về các loại vạch kẻ đường khi tham gia giao thông

2. từ nhà ra mình có được đè qua vạch để đi về hướng trái không?
Hiểu rõ về các loại vạch kẻ đường khi tham gia giao thông
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
25/8/23
3.595
1.995
113
Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu thông dụng và cơ bản nhất khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các dạng khác nhau của vạch kẻ đường dẫn đến nhẹ thì mất tiền phạt, nặng thì gây ra những tai nạn đáng tiếc.

View attachment 2086769

Bộ GTVT ban hành Điều lệ báo hiệu Đường bộ; trong đó có quy định về “Vạch kẻ đường”, là một dạng báo hiệu đường bộ để hướng dẫn, quy định các phần đường khác nhau, điều khiển giao thông nhằm nâng cao ATGT và khả năng thông xe, thường có màu trắng và màu vàng.

1. Vạch trắng nét liền
Là dạng vạch kẻ đơn, màu trắng, nét liền dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Tuy nhiên xe không được phép chuyển làn hoặc sử dụng làn xe khác, không được lấn sang làn xe bên cạnh hay đè lên vạch kẻ đường.


2. Vạch trắng nét đứt
Là dạng vạch kẻ đơn phân chia các làn xe cùng chiều, màu trắng, đứt nét. Khi thấy vạch này, các xe được chuyển làn đường qua vạch (được đi sang làn xe bên cạnh). Tốc độ các loại xe được phép lưu thông càng cao, khoảng cách giữa các nét đứt càng dài.


3. Vạch vàng nét liền
Dùng để phân chia 2 chiều xe chạy cho đường có 2 hoặc 3 làn xe mà không có dải phân cách ở giữa. Ở những đoạn đường có vạch kẻ vàng nét liền, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Vạch này thường thấy ở những đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn.


Trước đây các vạch kẻ phân biệt hai chiều xe chạy vẫn được sơn trắng, dễ gây nhầm lẫn với các vạch kẻ trong cùng một chiều xe chạy. Do đó, hiện nay nhiều địa phương, thành phố đang đồng loạt thay đổi vạch kẻ đường từ trắng sang vàng ở nhiều con đường để dần đồng bộ với Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc Gia về báo hiệu đường bộ.

4. Vạch vàng nét đứt (vạch 1.1)
Là kiểu vạch đơn, đứt nét, màu vàng, dùng để phân chia 2 chiều xe ngược chiều nhau ở đoạn đường có từ 2 làn xe trở lên và không có dải phân cách. Khác với vạch vàng nét liền, xe lưu thông được phép cắt qua để đi ở làn ngược chiều từ cả 2 phía.


5. 2 vạch vàng song song
Cũng có tác dụng phân chia hai chiều xe chạy, tuy nhiên loại vạch này dùng ở những đường có từ 4 làn xe trở lên và không có dải phân cách ở giữa. Loại vạch này có hai biến thể chính là hai vạch liền song song và một vạch liền – một vạch đứt nét.

Với dạng hai vạch liền song song, các phương tiện không được lấn làn hay đè lên vạch. Loại vạch này thường sử dụng ở những đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn ở phía đối diện, có thể xảy ra tai nạn đối đầu.

Với dạng thứ hai – một vạch liền một vạch đứt nét sẽ cho phép các phương tiện ở bên phải phần đứt nét được phép vượt và lấn làn khi cần thiết. Các phương tiện ở phía còn lại không được vượt hay lấn làn.


Đặc biệt, trường hợp có 2 hoặc 3 làn xe, không có dải phân cách giữa có thể sử dụng vạch kẻ màu vàng song song để nhấn mạnh mức độ nguy hiểm, không được lấn làn, đè lên vạch. Khi đó vạch này có tác dụng như vạch màu vàng nét liền nêu trên.

6. Vạch làn đường ưu tiên
Vạch giới hạn làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên gồm 2 loại:
  • Vạch trắng nét liền: dành riêng cho một loại xe nhất định, các loại xe khác không được đi vào làn xe này;
  • Vạch trắng nét đứt: dành riêng cho một loại xe nhất định nhưng các xe khác có thể sử dụng làn đường này và phải nhường đường cho xe được ưu tiên.


Đặc biệt, xe trên làn đường dành riêng hoặc ưu tiên có thể cắt qua vạch này khi làn đường bên cạnh không cấm sử dụng loại xe này. Ngoài ra, khi chuẩn bị tiến vào những đường có nhiều làn xe, người lái có thể quan sát bảng phân làn để biết phương nên đi theo làn nào.

Cụ thể:
  • Nếu vạch kẻ phân cách các làn theo hướng đi là vạch liền, các phương tiện phải chuyển làn để di chuyển theo hướng định đi trước khi vào khu vực đó và không được đè vạch.
  • Nếu vạch kẻ là vạch nét đứt, các phương tiện được chuyển sang các làn theo hướng di chuyển khác nhưng phải chuyển xong trước khi tới vạch dừng xe.
  • Thứ tự ưu tiên chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ: Đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường.
7. Các loại vạch và ký hiệu khác

Vạch trắng hình con thoi
Đây là vạch kẻ báo hiệu sắp đến nơi có vạch đi bộ qua đường: theo quy chuẩn 41 về báo hiệu đường bộ, đây là vạch 7.6: chỉ dẫn sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường. Đặc biệt, đối với các chỗ bố trí vạch đi bộ qua đường ở giữa đoạn đường nối hai nút để cảnh báo người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ qua đường.


Vạch xương cá chữ V
Theo quy chuẩn 41/2016, đây là loại vạch kênh hóa dòng xe, tức dùng để chia dòng phương tiện thành hai hướng đi, ví dụ một hướng lên cầu vượt, một hướng đi phía dưới cầu vượt. Các phương tiện KHÔNG được phép đi vào vùng vạch này.


Vạch mắt võng tại ngã 4
Đây là loại vạch mắt võng màu trắng không có trong quy chuẩn 41 nên không có hiệu lực về luật. Tuy nhiên trên thực tế, loại vạch này chỉ mang tính chất hình ảnh, giúp người tham gia giao thông phân biệt rõ hơn, vì đi cùng nó là mũi tên chỉ phần đường rẽ phải. Nếu xe chạy vào phần đường này nhưng lại đi thẳng thì sẽ bị xử phạt lỗi “không tuân thủ hiệu lệnh của biển báo, vạch kẻ đường”.

Thông thường các bài viết quá chú trọng và những gì mọi người đã biết, nên phần cần thiết nhất lại để cuối và bị bỏ sót.
 
Hạng D
25/8/23
3.595
1.995
113
Một số bài khác Để lẫn lộn giữa cái sai rồi đúng nên mọi người chỉ nhớ cái sai :(:(