Hạng B2
26/7/05
341
9
18
RE: HIMALAYSA, HÀNH TRÌNH TỪ ĐÔNG SANG TÂY

Trước hết xin cám ơn các bác đã cho ý kiến
@Noname: từ trước đến giờ em chỉ mới suýt ra nước ngoài 1 lần là hồi đi siêu thị miễn thuế Mộc Bài tháng trước, bác bảo em sang Tây Tạng "thực tế" thì chít em :D
@Caravan: vì em là phận "ếch ngồi đáy giếng" nên em mới nhờ bác là "người trong cuộc" cho ý kiến, hoá ra ý bác cũng giống ý Binh Nguyên. Tuy vậy em nghĩ Binh Nguyên trước khi "đá" ý kiến của ai đó cũng nên thận trọng vì mỗi người có trải nghiệm khác nhau.
@Tungrose: nếu nói là thần thánh hóa vấn đề thì Mùi Hương Trầm của Nguyễn Tường Bách hay hơn nhiều bác ạ. Em đọc truyện của NTB lâu rồi, đến khi đọc VCH cũng thắc mắc ghê lắm, tuy nhiên nghĩ lại thì thấy đâu cũng vậy thôi, phải có người này người khác chứ. Thật ra thông tin trên mạng nhiều lắm. Bác có thể tham khảo thêm trong
[link]http://www.tibet.net/tibbul/0101/news.html[/link]
Thông tin này lấy từ tibet.net, đây là trang web xưng là:Official website of the Central Tibetan Administration, em nghĩ chắc cũng không sai quá nhiều. Trong đó có nhắc đến ở Lhasa có khoảng 7000 ***, tỉ lệ Tibetan nhiều hơn Chinese.
Vậy nên em nghĩ khả năng Ms. Weixi "tuyên truyền" nhiều hơn là Văn Cầm Hải "hư cấu".
Kính các bác.
 
Hạng C
28/8/05
971
3
0
Hồ Chí MInh City
RE: HIMALAYSA, HÀNH TRÌNH TỪ ĐÔNG SANG TÂY

Thế này nhé, em cũng phận ếch ngồi đáy giếng thôi, đọc cuốn "Giọt Hoa Trong Nắng" của bác VCH xong em rất khoái Tibet nữa là khác, nhất là câu chuyện kể về 1 âm công.

Nhưng toàn bộ chuyến đi của bác Hải này chỉ có 3,4 ngày gì đó, làm sao cảm nhận được hết chừng đó sự kiện mà bác ấy viết ra trong cuốn sách nhỉ [8|] ?

Nhất là khi bác ấy vào cung điện Potala, một vị đại sư thình lình xuất hiện trong hốc đá và nói :"Anh không xa lạ với nơi này", tình tiết này theo em không thực lắm.

Chuyện nhà thổ, em không bàn là có thật hay không, nhưng em tin là nếu đúng bản chất của người Tây Tạng thì người ta không cần phải bán thân nuôi miệng. Còn nếu dân từ vùng khác tới thì maybe.

Em còn nhỏ nên chưa trải nghiệm được hết về cuộc sống, hy vọng là có dịp được như bác Xe gỉ nói :" Bứt khỏi vòng quay của cuộc sống hàng ngày, đi để hiểu biết thêm về những điều mình chưa cảm nhận được"

Em không có ý tranh luận gì đâu nhé bác thunder, chỉ muốn chia sẽ với bác cảm xúc về đất phật thui.
 
Hạng D
27/5/05
1.058
14
38
somewhere
RE: HIMALAYSA, HÀNH TRÌNH TỪ ĐÔNG SANG TÂY

tranh luận làm gì, em đi tìm đỏ mắt không thấy đây nè ...:D

thật ra không thấy không có nghĩa 100% không có, dưng mà phổ thông như VCH nói thì khó thiệt ...
39.gif


ở Lhasa đầy giẫy các "a múi leng leng" người Hán, cái đó thì là thật ...:(

vui đi các bác
033102beer_1_prv.gif
 
Hạng D
27/5/05
1.058
14
38
somewhere
RE: HIMALAYSA, HÀNH TRÌNH TỪ ĐÔNG SANG TÂY

bổ sung cho các bác quan tâm, thông tin sau đây được trích trong cuốn "Biển Trí Huệ" bằng song ngữ Việt / Anh tập hợp những bài viết, bài giảng của Dalai Lama thứ 14 trong một thời gian dài - NXB Phụ Nữ tháng 4/2006

SƠ LƯỢC VỀ ĐẠO PHẬT Ở TÂY TẠNG

Phật giáo Tây Tạng - hay Lạt ma giáo (Lamaism) vì người Tạng gọi các đạo sĩ là bla-ma và người Tây phương phiên âm thành lama - là một bộ phái Phật giáo đặc thù của xứ Tây Tạng (Tibet) và vùng núi Hy mã lạp sơn (Himalaya). Phật giáo Tây Tạng có hai đặc điểm sau :

1- tin ở sự tái sinh của một số lạt ma. Họ quan niệm Đạt lai Lạt ma (Dalai Lama) là hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm (Avalokitesvara) và Ban thiền Lạt ma (Panchen Lama) là hóa thân của Phật A di đà (Amita)

2- tin rằng Phật (Buddha) cũng có thể làm người. Đại sư Ấn Độ Liên Hoa Sinh (Padmasambhava), người đã đem đạo Phật truyền vào Tây Tạng và sáng lập tông Ninh mã (Nyingmapa), được các đệ tử gọi là 'Phật thứ hai'

Giống như các bộ phái Tantra (phép tu thiền định), Phật giáo Tây Tạng tin rằng những kinh văn phải được cao tăng giảng dạy; họ rất tôn trọng những nghi lễ cúng dường (ritual), đọc thần chú (mantra) và bắt ấn (mudra)

Giống như các bộ phái Đại thừa (Mahayana), Phật giáo Tây Tạng tin vào các vị Phật (Buddha), bồ tát (Bodhisattva) và hộ pháp (dharmapala). Bồ tát là những vị đã giác ngộ thành Phật nhưng vẫn chọn tái sinh làm người để cứu độ chúng sinh vào cõi Phật (tức niết bàn - Nivarna). Hộ pháp là những người nhà trời thường có khuôn mặt dữ tợn chuyên bảo vệ Pháp (Hharma - là những bài giảng của Phật)

Người ta cho rằng đạo Phật ở Tây Tạng ra đời trong thế kỷ thứ 8 do hai cao tăng Ấn Độ là Tịch Hộ (Santaraksita) và Liên Hoa Sinh (Padmasambhava) mang sang, thịnh hành ở vùng Trung Á và nhất là ở Mông Cổ và Mãn Châu từ thế kỷ thứ 11, trở thành quốc giáo trong thời gian Tây Tạng bị nhà Nguyên Mông và nhà Mãn Thanh đô hộ; trước đó quốc giáo của Tây Tạng là đạo Bon, vốn dĩ cũng đã từng du nhập học thuyết của đạo Phật từ nhiều ngàn năm trước. Mặc dù ở Tây Tạng có rất nhiều người thực hành Du già (yoga - là những phương pháp luyện tập thân thể, hơi thở và tâm thức để tiếp cận với cái tuyệt đối), nhưng phải nói nước này có rất nhiều tu viện. Suốt từ thế kỷ 16 đến khi Trung Quốc sáp nhập Tây Tạng, có đến 25% dân số nước này sống trong hàng ngàn tu viện. Các tu viện của Tây Tạng đều thuộc bốn dòng tu lớn là Ninh mã (Nyingmapa), Ca nhĩ cư (Kagyupa), Tát ca (Sakyapa) và Cách lỗ (Gelugpa - còn gọi là phái hòang mạo tức mũ vàng)

Năm 1587 viên quan người Mông Cổ cai trị xứ Tây Tạng là Altan Khan đã phong cho viện trưởng của tu viện Drepung thuộc dòng Cách lỗ là Sonam Gyatso (1543-1588) danh hiệu Đạt lai Lạt Ma (Dalai Lama) vì ngài là vị sư kiệt xuất thời đó. Theo tiếng Mông Cổ, Dalai có nghĩa là biển cả; theo tiếng Tây Tạng Lama có nghĩa là vị thầy, vị sư; do đó Dalai Lama có nghĩa là 'Biển tri thức'. Dù là người đầu tiên mang tước vị Đạt lai Lạt ma, nhưng vì là đời thứ ba của dòng tu này, nên ngài được kể là Đạt lai Lạt ma thứ 3; hai vị tiền nhiệm của ngài cũng được thụy phong tước này. Người Tây Tạng gọi Đạt lai Lạt ma là rgya ba rin po che (người phương Tây phiên âm là Gyawa Rinpoche) có nghĩa là 'Vinh quang Quý giá' hoặc là ye shes nor bu (người phương Tây phiên âm là Yeshe Norbu) có nghĩa là 'Ngọc trí huệ'. Vì tin ở sự tái sinh của Đạt lai Lạt ma nên từ đó về sau các vị được công nhận là Đạt lai Lạt ma đều được cải họ Gyatso. Kể từ năm 1617, Đạt lai Lạt ma thứ 5 tên là Losang Gyatso trở thành lãnh đạo chính trị và tinh thần của Tây Tạng. Để tỏ lòng tôn kính sư phụ của mình, Losang Gyatso đã tặng cho thầy danh hiệu Ban thiền Lạt ma (Panchen Lama). Vì Đạt lai Lạt ma là hóa thân của Bồ tát Quán thế Âm nên Ban thiền Lạt ma được cho là hóa thân của Phật A di Đà. Sau này vua Càn Long nhà Thanh còn đặt ra một quy định về việc chọn Ban thiền Lạt ma bằng cách viết tên những ứng viên rồi bọc vào trong những viên bi làm bằng lúa mạch để bốc thăm; Ban thiền Lạt ma có quyền thừa nhận vị Đạt lai Lạt ma mới.
 
Hạng D
27/5/05
1.058
14
38
somewhere
RE: HIMALAYSA, HÀNH TRÌNH TỪ ĐÔNG SANG TÂY

tiếp theo

THỜI THƠ ẤU CỦA ĐẠT LAI LẠT MA THỨ 14

14thdalailama1dq8.gif


14thdalailama2bv4.gif


Tenzin Gyatso tên khai sinh là Lhamo Thondrup sinh ngày 6 tháng 6 năm 1935 là con của một gia đình nông dân ở làng Taktser thuộc tỉnh Amdo trong một nông trang nhỏ trên sườn đồi nhìn xuống một thung lũng rộng. Cha mẹ ông tên là Choekyong và Dekyi Tsering thuộc hàng trung lưu trong số non hai chục hộ trồng lúa mạch, kiều mạch và khoai tây. Ông là con thứ năm trong số chín người con; chị cả Tsering Dolma lớn hơn ông 18 tuổi, anh thứ tên là Thupten Jigme Norbu được công nhận là kiếp sau của vị lạt ma cao cấp Takser Rinpoche

Năm sinh của ông cũng là năm mất của vị Đạt lai Lạt ma thứ 13; vị này lúc chết đã quay mặt về hướng đông bắc là hướng quê nhà của ông. Vị lạt ma cao cấp chấp chính Tây Tạng lúc bấy giờ đã đi đến cái hồ thiêng là hồ Lhamo Latso ở Chokhorgyal cách thủ đô Lhasa 90 dặm về phía đông nam để tìm nơi thác sinh của Đạt lai Lạt ma thứ 13. Nhìn xuống mặt hồ, vị cao tăng này thấy có ba chữ Tạng là Ah, Ka, Ma và một tu viện có mái ngói màu lam ngọc và màu vàng cùng một ngôi nhà ngói màu lục lam. Năm 1937 các lạt ma và quan chức cao cấp được cử đi khắp Tây Tạng để tìm ngôi nhà có đủ những đặc điểm mà vị lạt ma chấp chính đã thấy dưới hồ. Phái đoàn đi về hướng đông do lạt ma Kewtsang Rinpoche của tu viện Sera dẫn đầu khi đến Amdo đã tìm ra đúng căn nhà có những đặc điểm nói trên. Lúc ấy lạt ma Kewtsang Rinpoche giả dạng là người hầu tháp tùng lạt ma Lobsang Tsewang giả danh là trường đoàn đi đến căn nhà đó. Đứa bé trong nhà nhác thấy chuỗi tràng hạt của Đạt lai Lạt ma thứ 13 mà Kewtsang Rinpoche đang đeo đã đòi trả lại cho nó. Kewtsang Rinpoche hứa sẽ đưa cho nó nếu nó đoán được ông là ai; đứa trẻ liền đáp ông là "Sera aga" mà theo thổ âm ở vùng đó có nghĩa là "lạt ma ở Sera". Rinpoche lại hỏi nó tên của trưởng đoàn là gì, đứa trẻ liền nói đúng tên của ông, và còn nói đúng cả tên vị kia nữa. Sau đó là một loạt những thử thách khác, gồm cả việc chọn ra đúng những vật dụng của Đạt lai Lạt ma thứ 13. Họ cũng nghiệm ra những chữ mà lạt ma chấp chính đã thấy ở dưới hồ : chữ Ah có thể xem là tên tỉnh Amdo; chữ Ka có thể hiểu là Kumbum, tên của một trong những tu viện lớn trong vùng phụ cận; chữ Ka mà chữ Ma có thể hiểu là Karma Rolpai Dorje, tên của tu viện nằm trên đồi nhìn xuống làng đó. Thế là Lhamo Thondrup được thừa nhận là Đạt lai Lạt ma tái sinh và được đổi tên là Jetsun Jamphel Lobsang Yeshe Tenzin Gyatso (có nghĩa là Chúa Thánh, Vinh Quang Cao Cả, Nhân từ, Người Bảo vệ Đức tin, Biển Trí huệ). Phật tử Tây Tạng thường gọi ngài là Yeshe Norbu (có nghĩa là Viên ngọc Trí huệ) hoặc Kundun (có nghĩa là Hiện diện). Phương Tây thường gọi ngài là His Holiness the Dalai Lama (có nghĩa là Đức Thánh Đạt lai Lạt ma) và ngài cũng sử dụng danh xưng này trong các website của mình ....
 
Hạng D
27/5/05
1.058
14
38
somewhere
RE: HIMALAYSA, HÀNH TRÌNH TỪ ĐÔNG SANG TÂY

tiếp theo ...

Tenzin Gyatso bắt đầu học đạo từ năm lên 6 tuổi. Năm 25 tuổi ngài thi tốt nghiệp tại đền Jokhang ở thủ đô Lhasa, vào dịp Lễ hội Cầu nguyện (Monlam Festival) năm 1959. Ngài đậu hạng ưu và được cấp bằng Lharampa, tương đương với bằng tiến sĩ Phật học

Đạt lai Lạt ma vừa là lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng vừa là Nguyên thủ Quốc gia. Năm 15 tuổi (1950) Tenzin Gyatso đăng quang làm lãnh đạo lâm thời của Tây Tạng. Ngày 17/03/1959 ngài sang Dharamsala, Ấn Độ, vào ở hẳn đất Ấn

Sau đó ngài đã tái định cư những người Tây Tạng đi theo mình vào những trang trại, lập hệ thống giáo dục để dạy trẻ con ngôn ngữ, lịch sử, tôn giáo, và văn hóa Tây Tạng. Học viện Nghệ thuật Biểu diễn của Tây Tạng được thành lập năm 1959, và Học viện Cao đẳng Trung ương của Tây Tạng đã trở thành đại học ban sơ của người Tạng trên đất Ấn. Ngài đã ủng hộ việc dựng lại 200 tu viện để bảo tồn việc học Phật và gìn giữ lối sống của người Tạng

Từ năm 1967, ngài bắt đầu cuộc du thuyết đến 46 quốc gia. Ngài đã từng gặp Giáo hòang Paul VI tại Vatican năm 1973, Giáo hòang John Paul II các năm 1980, 1982, 1986, 1988, 1990 và 2003, Tổng giám mục Robert Runcie và nhiều lãnh đạo của Giáo hội Anh quốc tại London, các chức sắc cao cấp của Do Thái giáo và Kito giáo, Giáo hội Chính thống giáo Nga, các lãnh đạo nhà nước trong đó có tổng thống Clinton và tổng thống George Bush của Hoa Kỳ, Tổng thống Jacques Chirac của Pháp và thủ tướng Tony Blair của Anh

Ngài ủng hộ việc thành lập Quỹ Đạt lai Lạt ma nhằm cổ động cho hòa bình và đạo đức trên toàn thế giới. Ngài cũng phát biểu niềm tin tưởng rằng nền khoa học hiện đại phải được đặt lên trên những tôn giáo cổ xưa

Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của ngài, và nhờ đó ngài dành được cảm tình của phương Tây, kể cả tiếng nói đồng tình của những ngôi sao điện ảnh Hollywood cũng như của quốc hội nhiều nước. Ngài nổi tiếng là một học giả và một nhà diễn thuyết nhiệt thành cho hòa bình. Nhiều trường đại học và học viện phương Tây đã trao những Giải thưởng Hòa bình và học vị Tiến sĩ cho ngài vì những bài viết xuất sắc và những hoạt động vì tự do và hòa bình của ngài

Ngày 10/12/1989 ngài đã nhận giải Nobel thay mặt nhân dân Tây Tạng và những dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Trong diễn văn nhận giải đọc tại Đại học Aula ở Oslo, Na Uy, ngài đã phát biểu, "Tôi nhận giải thưởng với lòng biết ơn sâu xa thay mặt cho những người bị áp bức khắp nơi và những người đấu tranh vì tự do và hòa bình thế giới. Tôi nhận như một quà tặng để kính dâng lên người đã sáng lập truyền thống bất bạo động Mahatma Gandhi mà cuộc đời của ngài là bài học và sự cổ vũ cho tôi"

Đoạn kết của bài diễn văn nhận giải có những câu như sau, "Tôi tin rằng mọi tôn giáo đều theo đuổi những mục đích chung, đó là trau dồi tính thiện của con người và đem lại hạnh phúc cho nhân loại. Dù phương tiện có vẻ khác nhau nhưng mục tiêu chỉ là một. Chúng ta đang bước vào thập niên cuối của thế kỷ, tôi lạc quan rằng những giá trị xưa cũ vẫn hằng nâng dắt nhân loại hiện đang tái khẳng định để cho chúng ta bước vào thế kỷ 21 tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Tôi nguyện cầu cho tất cả chúng ta, cho kẻ áp bức và cho bạn bè, rằng cùng nhau chúng ta sẽ thành công trong việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua sự hiểu biết và thương yêu nhân lọai, và khi làm như thế chúng ta mới hòng giảm bớt nỗi khổ đau của tất cả những người hữu tri hữu giác"
 
Hạng B2
2/3/06
131
1
0
68
Viện dưỡng lảo Q5
RE: HIMALAYSA, HÀNH TRÌNH TỪ ĐÔNG SANG TÂY

Để hìểu thêm về Tibet ngày xưa xin mời các bác xem bộ phim KUNDUN - một phần cuộc đời của Đạt lai Lạt Ma thứ 14, và một giai đọan bi tráng của dân tộc này
clapping_hand.gif
clapping_hand.gif
clapping_hand.gif

Cám ơn xe gỉ đã cung cấp thêm tài liệu sau khi ngài qua đến biên giới India như là một " simple monk " - xe _ gỉ đọan cuối thì sao . . . . . . còn khát qúa đi thôi !!!!!
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
28/4/06
3.334
19
0
39
AG
RE: HIMALAYSA, HÀNH TRÌNH TỪ ĐÔNG SANG TÂY

Em chỉ có thể nói là chuyến đi rất tuyệt vời và thú vị
 
Hạng D
27/5/05
1.058
14
38
somewhere
RE: HIMALAYSA, HÀNH TRÌNH TỪ ĐÔNG SANG TÂY

tiếp theo ...

Từ năm 1979 đến 2005 ngài đã nhận được 7 bằng danh dự của các trường đại học và học viện quốc tế (trong đó có 4 bằng tiến sĩ danh dự), và 11 giải thưởng vì hòa bình và nhân quyền của các tổ chức trên thế giới. Ngày 18/04/2005 tạp chí TIME xếp ngài vào danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới

Ngài đã cho xuất bản 43 quyển sách viết bằng Anh ngữ, trong đó có 5 quyển viết chung với các cây bút phương Tây. Quyển tự truyện của ngài Freedom in Exile : The Autobiography of the Dalai Lama, London : Little, Brown and Co., 1990 là quyển sách best seller ***

Ngài vẫn thường nói, "Tôi chỉ là một nhà sư đạo Phật bình thường, không hơn không kém" (I am a simple monk, no more no less). Sống trong một ngôi nhà nhỏ, 4 giờ sáng ngài thức dậy tọa thiền, rồi họp bàn việc hành chánh, diễn thuyết, giảng đạo, và hành lễ. Trước khi ngủ ngài thường đọc kinh nhật tụng. Nguồn cảm hứng vô tận của ngài là những câu thơ của một cao tăng Ấn độ ở thế kỷ thứ 8 tên là Tịch Thiên (Shantideva) :

Khi nào vũ trụ vẫn còn
Khi nào nhân loại vẫn tồn tại
Thì tôi vẫn quyết tâm
Xua tan nỗi khổ đau của thế gian này


bác @duki_duke : *** quyển sách này đã được dựng thành phim, em cũng ...có luôn :)
 
Last edited by a moderator: