RE: Kẻ sĩ nay còn không?
Quy hoạch GT đô thị thế nào là hợp lý, làm sao tránh được nạn kẹt xe? Xin thử tìm vài so sánh xem có thể làm thế nào thì tốt nhất.
1. Bài học lớn nhất có thể học được có lẽ ở người thầy Tạo hóa (hay là Chúa trời, tùy theo lòng tin của mỗi người). Bài học này không xa mà ở ngay trong cơ thể mỗi người chúng ta. Đó hệ tuần hoàn với trung tâm là quả tim, với khả năng đưa 5 đến 6 lít máu mỗi phút đi khắp nơi trên cơ thể. Để làm được điều này Tạo hóa đã xây cho mỗi người chúng ta 2 mạng "cao tốc" dày đặc có tên là vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ. Hãy tưởng tượng là trong 80 năm cuộc đời của chúng ta, chỉ cần 1 vài phút "kẹt xe" ở bất kỳ đâu là chúng ta lập tức sẽ có vấn đề nghiêm trọng. Nói thí dụ trên con đường đưa máu lên não mà bị tắc nghẽn chẳng hại, y học chuyên môn kêu bằng tai biến mạch máu não, là chúng ta nếu nhẹ thì sẽ ú ớ việt gian, nặng thì nằm liệt cả đời, nặng nữa thì về với ông bà ông vải luôn. Còn nếu tắc ở ngay chính trung tâm TP thì danh từ y học sẽ kêu bằng nhồi máu cơ tim (heart attack). Có một triệu nạn nhân heart attack nỗi năm ở Mỹ, 50% trong số đó kết thúc bằng tử vong.
Tóm lại là các huyết mạch GT hoàn hảo, tiến hóa qua hàng triệu năm phải đảm bảo không bao giờ kẹt xe. Kẹt xe trong nhiều trường hợp đồng nghĩa với tiêu luôn:
Các chuyên gia ở nước ngoài có vẻ đã học được điều này khi quy hoạch đô thị và mạng lưới GT đô thị của họ.
Xem một thành phố đặc thù ở châu Âu với:
- lá phổi xanh tạo không khí trong lành cho TP,
- những huyết mạch nhỏ màu vàng là các phố, đưa máu tới các cơ quan của cơ thể,
- những động mạch vành màu cam là các đường vòng cung xung quanh TP, nơi có thể chạy tốc độ tới 80km/h -> máu sẽ lưu thông nhanh hơn so với trong phố, là lựa chọn hợp lý trong giờ tan tầm, cao điểm so với đi thẳng qua TP,
- đại động mạch chủ có màu đỏ là những đường cao tốc giúp xe cộ đến được khắp các hang cùng, ngõ hẻm của đất nước.
So với TP HCM của chúng ta, không dám bình luận gì vì ... không biết bình luận thế nào:
2. Nhìn hai bức tranh trên có một liên tưởng về người thầy thứ hai: đó là những con nhện bình thường mà chúng ta thấy hàng ngày. Có thể so sánh hai cách quy hoạch như những cái lưới của nhện: một là của những con nhện chuyên nghiệp, có đầu óc tính toán dệt nên. Còn cái kia là được dệt nên bởi những con nhện "không chuyên", không có một kế hoạch gì rõ ràng từ trước khi bắt tay vào xây dựng.
So sánh này không chỉ có nghĩa bóng, mà còn đã từng được chứng minh cả trên nghĩa đen. Để đánh giá ảnh hưởng của những chất kích thích tới khả năng "quy hoạch" của các con nhện, các kỹ sư của NASA đã làm các thí nghiệm sau:
- Để con nhện tỉnh táo thì nó dệt ra một cái lưới bắt ruồi hoàn hảo, như người ta vẫn thường thấy: dày đặc, có hình học đều đặn, các con đường đều dẫn tới trung tâm của mạng lưới:
- Con nhện đã bị ảnh hưởng của hashish: do quá "hào hứng" con nhện đã dệt rất nhanh, nhưng lại bỏ việc giữa chừng, để cái lưới lỗ chỗ:
- Con nhện đã bị ảnh hưởng của speed, hay là amphetamine: con nhện tuy tỉnh táo nhưng mất khả năng lập kế hoạch, cái lưới không đều đặn, ruồi tha hồ bay qua:
- Con nhện dưới ảnh hưởng của caffeine: con nhện vẫn tỏ ra chăm chỉ, nhưng nó nối các mắt lưới với nhau rất cẩu thả, hoàn toàn không theo một kế hoạch nào cả, cái lưới cuối cùng không còn ra thể thống gì nữa:
- Con nhện dưới ảnh hưởng của thuốc ngủ: lúc đầu thì con nhện còn tỉnh táo, nó thậm chí còn tạo ra được tâm điểm cho cái lưới. Càng về sau thì nó càng uể oải và ngủ thiếp đi khi cái lưới vẫn chưa xong:
Cái lưới của chúng ta dệt nên thuộc vào loại nào, do đâu lại có kết quả như vậy?
Kết luận xin nhường cho các "chiên da" quy hoạch đô thị OS

.