30/7/08
1.162
7
38
RE: KHOẢNH KHẮC ĐỜI THƯỜNG

Nhờ các bác bình loạn cái cho em chóng tiến bộ. Thanks các bác

nghe-si-lang-thang.jpg
 
Tập Lái
4/6/07
40
0
0
49
RE: KHOẢNH KHẮC ĐỜI THƯỜNG

Trích đoạn: Quynhtute

Trích đoạn: osfan

Trích đoạn: Quynhtute

Cái đường chân trời, cái đường chân trời làm hỏng bức ảnh rồi bác ơi, tiếc !
phải như thế nào hở bác? bác làm ơn nói rõ hơn để ae học tập tí. Tks bác[8|]

Thứ nhất đường chân trời không nên chia đôi khuôn hình ( lỗi về bố cục căn bản ). Thứ 2 đờng chân trời lại cắt ngang đầu người là điều tối kỵ trong nhíp ảnh , chỉ đơn giản vậy thui bác ợ.

Em không đồng ý kiến của Bác vì: người thưởng lãm nghệ thuật (hay ảnh đẹp) không báo giờ thắc mắc về bố cục. Đối với họ chỉ có ảnh ấn tượng hay không ấn tượng. Đẹp xấu là do người xem.

Người tạo bố cục giỏi thì chỉ chộp được những hình ảnh manh tính công thức.

Sáng tạo ra những cái mới, khác với cái người khác đã lập công thức sẵn và được công nhận là rất tốt rồi.

Kính,
 
Hạng B2
26/11/07
414
1
0
42
SGN
RE: KHOẢNH KHẮC ĐỜI THƯỜNG

Trích đoạn: bimsu

@Boony: ảnh bác này có bố cục ... quá tùy hứng và tự nhiên :D Bác nên xem qua cách hướng dẫn bố cục cơ bản và những điều không nên. Bố cục nên khu trú lại. Trước khi đưa mắt vào máy ảnh thì phải trả lời xong câu hỏi: Chụp cái gì ? Cái gì đẹp khiến ta "xao xuyến" ? Góc (vị trí) chụp đẹp nhất (có thể đi 1 hay nhiều vòng quanh mẫu) ? Chỉ giữ lại cái nào đẹp nhất, "đắt nhất" để truyền tải thông điệp của mình đến người xem ? ...
- h1: khoảng trống chết bên trái quá lớn, nội dung, góc chụp không chuyển tải được nội dung. Nên đi vòng quá trái 90 độ để "hứng" được ánh mắt trìu mến của người cha lên khuôn mặt tươi vui của bé đang bú
- h2: vô nghĩa ! Chụp cái chuồng hay đàn vịt ? Nên đi qua bờ bên kia để lấy được các "khuôn mặt vịt" đứng trước cái chuồng và focus vào trọng tâm (zoom in)

Hì cám ơn bác, do em chộp trong vô thức ợ :D
 
Hạng B2
5/9/08
108
0
0
46
Hà Nội
RE: KHOẢNH KHẮC ĐỜI THƯỜNG

Trích đoạn: Asimo

Trích đoạn: Quynhtute

Trích đoạn: osfan

Trích đoạn: Quynhtute

Cái đường chân trời, cái đường chân trời làm hỏng bức ảnh rồi bác ơi, tiếc !
phải như thế nào hở bác? bác làm ơn nói rõ hơn để ae học tập tí. Tks bác[8|]

Thứ nhất đường chân trời không nên chia đôi khuôn hình ( lỗi về bố cục căn bản ). Thứ 2 đờng chân trời lại cắt ngang đầu người là điều tối kỵ trong nhíp ảnh , chỉ đơn giản vậy thui bác ợ.

Em không đồng ý kiến của Bác vì: người thưởng lãm nghệ thuật (hay ảnh đẹp) không báo giờ thắc mắc về bố cục. Đối với họ chỉ có ảnh ấn tượng hay không ấn tượng. Đẹp xấu là do người xem.
Người tạo bố cục giỏi thì chỉ chộp được những hình ảnh manh tính công thức.

Sáng tạo ra những cái mới, khác với cái người khác đã lập công thức sẵn và được công nhận là rất tốt rồi.

Kính,

Theo bác sự sáng tạo theo nền tảng của cái gì vậy, nếu bác không tập nẫy, tập bò thì liệu bác có thể đứng dậy đi và chay được ngay không, trong môi trường nghệ thuật Phá Cách ( phá bố cục ) để đạt được sự Thăng Hoa là điều mọi người đều nhắm đến tuy nhiên trước khi Bóp Méo thì bác phải biết cách để Nặn Tròn đã, bởi sự Bóp Méo là theo ý đồ chứ không phải Bóp Bừa Thành Méo.Theo bác thì 1 cái ảnh bác thấy đẹp hay xấu là vì cái gì? cái gì khiến bác thấy đẹp? bác đã bao giờ tự hỏi mình câu đó chưa ?Nhiếp ảnh và hội họa là bộ môn truyền tải ngôn ngữ thông qua thì giác để vào cảm xúc, vậy cái gì ảnh hưởng đến thị giác khi nhìn vào 1 bức tranh hay 1 tấm hình. Theo em bác nên tìm hiểu 1 chút về những yếu tố Căn Bản trong Bố Cục.
 
Hạng B2
5/9/08
108
0
0
46
Hà Nội
RE: KHOẢNH KHẮC ĐỜI THƯỜNG

Tài liệu thì mình không có và khả năng truyền tải thông tin bằng văn bản của mình hơi kém nên mình xin trích dẫn 1 bài viết về Bố Cục để bạn tham khảo.

Bài viết dưới đây là của bác Võ Thanh Tùng

BỐ CỤC - VÕ THANH TÙNG
Bố cục là sự sắp xếp các yếu tố như các mảng màu sắc, các hình dáng, hình khối hoặc sắp xếp các chi tiết trong khung của một bức ảnh để tạo thành một tác phẩm ảnh, bố cục là một nghệ thuật không chỉ trong nhiếp ảnh mà trong nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, gần với nhiếp ảnh nhất là hội họa, tuy nhiên ở mỗi loại hình đều có những đặc điểm riêng. Bố cục trong nhiếp ảnh là tạo sự liên hệ về không gian và thời gian, liên hệ giữa các sự kiện hoặc trong những tình huống, nhằm biểu lộ ý tuởng và tính cách của tác giả. Bố cục sẽ liên kết các yếu tố của hình thức nhằm thể hiện được những suy nghĩ của tác giả được trình bày trong một tác phẩm. Trong nhiếp ảnh bố cục cũng có thể là sự sắp xếp các đường nét, ánh sáng, mảng màu sắc khác nhau nhưng tuân theo một số điều kiện nhất định, mỗi trường phái nghệ thuật đều có một lối bố cục rất riêng: trường phái cổ điển thiên về trí tuệ thường đi tìm cái vĩnh hằng, thích chọn bố cục tĩnh theo hình thẳng đứng hay hình tháp, ở trường phái hội họa Châu âu thời Phục hưng thì bố cục luôn có điểm nhìn nhất định trong khi ở hội họa cổ Trung Quốc thì ngược lại, bố cục thay đổi theo mắt nhìn của người xem.
Bố cục trong nhiếp ảnh là bố cục thị giác (visual composition) bố cục thị giác có thể tạm định nghĩa là nghệ thuật sắp xếp các đường nét, hình thể, màu sắc, các mảng đậm lợt, tạo cho hình ảnh có sức thu hút người xem, hoặc tạo ấn tượng, suy tư xúc động hay chỉ tạo cảm giác nhẹ nhàng... Trong sáng tác ảnh nghệ thuật bố cục thường đóng vai trò quyết định: khi chụp một bức ảnh phong cảnh, đứng trước thiên nhiên với đồi núi chập chùng ẩn hiện dưới sương mù mờ tỏ, không phải bạn cứ đưa máy ảnh lên là sẽ chụp được ngay một bức ảnh đẹp, mà trước đó bạn cần phán đoán, suy nghĩ, ý định tìm những gì ở chủ đề mình sắp chụp? sắp xếp bố cục ra sao? sử dụng nguồn ánh sáng như thế nào cho hiệu quả nhất: ánh sáng thuận tạo hình ảnh nhiều chi tiết, ánh sáng chếch hay ánh sáng ngược tạo cho ảnh có nhiều hình khối… bạn nên đặt khẩu độ, tốc độ như thế nào để có khoảng nét sâu? Trong thể loại ảnh phong cảnh, với ảnh toàn cảnh mắt bạn không thể nhìn thấy được ngay một lúc mọi thứ, vì tầm mắt nhìn của mình sẽ phải thay đổi, bạn thấy điểm ở gần trước và điểm ở xa thì sau, đặc biệt chiếc máy ảnh được thiết kế hết sức khách quan, cùng một lúc chiếc máy ảnh sẽ ghi nhận được đầy đủ các chi tiết trên cùng một mặt phẳng, có thể có cả những gì bạn thích và không thích. Tuy nhiên để chụp được một bức ảnh đẹp là điều không dễ dàng, bởi vì chiếc máy ảnh chỉ ghi nhận khách quan mà trong khi người chụp lại có những cảm xúc riêng, rất khó mà giải thích tại sao cùng một cảnh mà người này thấy đẹp trong khi người kia lại không thấy đẹp vì mỗi người thích một vẻ, sự việc này có thể giải thích do cảm quan thị giác mỗi người khác nhau.
Để có thể phân tích bố cục trong một tác phẩm nhiếp ảnh cụ thể hơn thông thường người người ta dựa trên những đường nét của một bức ảnh, người ta chia bức ảnh ra làm ba phần bằng nhau, đặt chủ đề vào một trong bốn giao điểm được gọi chung là điểm mạnh (A,B,C,D). Tác động tâm lý này có thể đúng trong các tác phẩm nhiếp ảnh có nhiều đường nét trong khi các ảnh có nhiều mảng đậm lợt, nhiều màu sắc này thì cách phân tích này không rõ lắm. Trong một bức ảnh có quá nhiều chi tiết và không có không gian (chổ thở) hoặc chủ đề bức ảnh đặt quá sát bìa ảnh hoặc đặt ngay giữa trung tâm ảnh ảnh rất khó thành công. Vì vậy khi bố cục một bức ảnh bạn cần xác định rõ đâu là chủ đề chính, đâu là chủ đề phụ, khi bạn muốn nhấn mạnh chủ đề chính thì những đường nét phụ cần được trình bày sao cho không nổi bật hơn chủ đề chính. Khi ứng dụng luật phối cảnh bạn nên tôn trọng tỉ lệ gần xa, tác dụng lên ảnh của mỗi loại ống kính đều khác nhau ví dụ như kính góc rộng, kính trung bình hoặc kính tầm xa, khi bạn cần xóa mờ hậu cảnh thì phải mở lớn khẩu độ, muốn lấy nét sâu thì đóng nhỏ khẩu độ, các kính lọc phụ cũng tạo nên hiệu ứng khác như kính phân cực tạo ảnh tương phản gắt, trong ảnh phong cảnh sẽ nổi nhiều chi tiết hơn…Tóm lại bạn nên lưu ý các điểm chính về bố cục như sau:
• Bạn không nên đặt đường chân trời ở giữa cắt nền ảnh ra làm hai.
• Đường chân trời nên dặt ngang, không được xiên.
• Đường chân trời có thể ở vị trí 1/3 hoặc 2/3 ảnh là tốt nhất.
Trong nhiếp ảnh ngoài bố cục còn có phá bố cục, tức là ứng dụng cách sắp xếp mới lạ, vượt qua các quy tắc cổ điển, có những bức ảnh phá bố cục rất thành công. Tuy nhiên việc ứng dụng bố cục hoặc phá bố cục đều phải phát sinh từ yêu cầu thẩm mỹ nhằm xây dựng một tác phẩm ảnh đẹp và giá trị. Khi chụp ảnh, điều đầu tiên là bạn nên tôn trọng tính chân thật của chủ đề, kế tiếp bạn sẽ vận dụng những kinh nghiệm như cài đặt thời chụp cho tốc độ và khẩu độ bao nhiêu? xác định khoảng rõ nét nào cần thiết, cùng với các yếu tố khác nữa như vị trí của chủ đề, hướng ánh sáng ra sao?… điều quan trọng nhất là bạn dự kiến sẽ bố cục bức ảnh như thế nào trước khi bấm máy. Phân tích và tìm hiểu cách bố cục ảnh các tác phẩm của những nhà nhiếp ảnh đi trước sẽ giúp bạn rèn luyện được góc nhìn của mình về bố cục, chúc bạn thành công và chụp được những bức ảnh đẹp.
 
Hạng D
11/1/08
2.038
603
113
RE: KHOẢNH KHẮC ĐỜI THƯỜNG

Em đồng ý với bác Quynhtute, trước khi phá cách ta phải biết thế nào là đúng cách :D

Trong kiến trúc- mạn phép các bác kiến trúc sư :D- tỷ lệ 1:3 được gọi là tỷ lệ vàng, nhiếp ảnh không ngoại lệ: bốn đường và bốn điểm mạnh là hết sức cơ bản trong bố cục một tấm hình.

Có thể các bác đã biết :D
Bốn đường mạnh: gồm hai đường theo phương đứng, hai đường theo phương nằm chia mỗi phương tấm hình thành ba phần bằng nhau.
Bốn điểm mạnh: là giao điểm của bốn đường mạnh.
 
Hạng B2
26/2/07
401
0
0
18 Nguyen Du - Ha Noi
RE: KHOẢNH KHẮC ĐỜI THƯỜNG

:D:DNói nhanh cho vuông là như thế này: Trong nhà bác có căn phòng rất đẹp và xài toàn đồ hiệu. Tivi LCD, giàn âm thanh Tanoy, đồ gốm MInh Long vân vân và vân vân...Nhưng bác ko sắp xếp vứt lủng củng...ko hợp lý thì có được không...
 
30/7/08
1.162
7
38
RE: KHOẢNH KHẮC ĐỜI THƯỜNG

Các bác ơi, quên góp ý cho em rồi à. Xấu đẹp gì thì các bác cứ đâm cho em chóng tiến bộ chứ ai lại lờ đi như thế em tủi thân chít:(:(
 
Hạng B2
26/11/07
414
1
0
42
SGN
RE: KHOẢNH KHẮC ĐỜI THƯỜNG

Trích đoạn: BB.Aquarius

Các bác ơi, quên góp ý cho em rồi à. Xấu đẹp gì thì các bác cứ đâm cho em chóng tiến bộ chứ ai lại lờ đi như thế em tủi thân chít:(:(

Từ từ đi bác, trước sau gì cũng bị đâm thoai:D. Em bị roài, đâm 1 cái khỏi ngóc lên lun :(