Hạng B1
20/12/07
84
0
6
Bài viết quá hay và dễ hiểu. Tổng hợp thành 1 mạch liền lạc hoặc file PDF thì tốt quá.
 
Tập Lái
3/11/10
19
4
3
Ui, các bác đừng khen e nữa, e chết mất...:))
Trước khi bắt đầu bài mới, e lại phải lưu ý phát là ra thực tế các bác sẽ có thể gặp nhiều loại động cơ khác nhau, nhiều kiểu xupap khác nhau, nhiều cách đặt trục cam, rồi nhiều loại bơm dầu. E sẽ ko có chèn chèn vào kiểu này kiểu nọ, các bác đọc sẽ bị loạn não mất. E sẽ đi theo 1 cái kiểu đơn giản hoặc thông dụng nhất, để các bác nắm được cái nguyên lý đã, lúc các bác hiểu rồi thì sau này các bác sẽ vô cùng dễ dàng nhận ra nó nằm ở đâu trong xe, trong máy bởi có khác nhau thì chỉ là khác hình dạng và vị trí, thêm thắt vài bộ phận nhưng nguyên lý chung thì vẫn thế mà thôi. Khi đã hiểu nguyên lý thì bắt lỗi và sửa chữa trở nên đơn giản vô cùng.

Nói thật các bác chứ đọc mấy cái sách kỹ thuật việt nam nhức não vãi cả ra, e là e học theo kiểu Mỹ, để cho ai cũng hiểu mà ko ai chán, còn bác nào đam mê về xe cộ thì mới tìm hiểu sâu thêm, còn không thì thôi, cớ gì mà ở Việt Nam, thằng nào cũng bị ép học như đi thi giáo sư. Èo mẹ, sao tính e đàn bà thế nhở, e nhớ là có nói cái này phần trước rồi thì phải, thôi kệ bà nó đi, e cứ nói cho sướng miệng...Hehe, Tiếp nào các bác
Bác nào chưa đọc bài trước xem tại đây Bài 8 (Phần 3)
Bài hay quá anh. Chắc kiếm ngay một em về xả.. thôi.

Bài 8 (Phần 4) - Nguyên lý dầu bôi trơn
Chu trình 3: Bơm dầu -> Lọc dầu -> Bộ làm mát dầu
Sau khi dầu được bơm dầu bơm lên sẽ đi qua cái Lọc dầu và Bộ làm mát dầu (Két làm mát, két sinh hàn), lưu ý chút là bộ làm mát dầu này có nhiều máy thì được nhà sản xuất lắp sẵn trên máy, nhiều xe giờ thì lắp thêm.

1. Ta cùng nghiên cứu cái lọc dầu nhé
Xem em nó này
View attachment 346620

Hình 8.17 - Lọc dầu
Và xem nguyên lý em nó

Các bác để ý xem xong video, các bác sẽ thấy khi phần tử lọc bị tắc, thì dầu bôi trơn sẽ ko đi qua được, áp suất tăng, van an toàn mở để dầu bôi trơn chảy trực tiếp vào động cơ, lọc dầu mất tác dụng, điều này rất nguy hiểm, nên sau 2 lần thay dầu bôi trơn, các bác thay 1 lần lọc dầu nhé. Dầu bôi trơn thì cứ phải thay sau 3000-5000km, các xe đời mới giờ có thể lên tận 15000km ko cần thay.

Bên cạnh đó, có cái van 1 chiều để ngăn các cáu bẩn ở trên phần tử lọc không quay trở lại bơm dầu, các te làm tắc bơm, nghẽn ống dẫn dầu khi động cơ ngừng hoạt động.

Thường cạnh lọc dầu người ta gắn thêm cái cảm biến áp suất như thế này:
View attachment 346625
Hình 8.18 - Cảm biến áp suất dầu
Em cảm biến đây
DC-5V-G1-4-0-1-2-MPa-0-150PSI-font-b-Pressure-b-font-Transmitter.jpg

Hình 8.19 - Cảm biến áp suất dầu
Nguyên lý cảm biến
View attachment 346634
Hình 8.20 - Cảm biến áp suất dầu
Nguyên lý cái cảm biến này là khi có áp suất tác dụng lên cái màng, cái màng bị biến dạng, thông qua cơ cấu điện tử của nó tạo thành tín hiệu điện truyền lên đồng hô đo áp suất, đồng hồ này đặt ở sau vô lăng lái đó, cạnh đồng hồ đo nhiệt độ dầu và công tơ mét đó. Nói chung ko cần hiểu sâu cái này, kệ bà nó đi.

2. Giờ là đến cái két làm mát (sinh hàn dầu nhớt)
Lưu ý cái này là khác cái bộ làm mát động cơ bằng nước nhé (bài sau sẽ học)
Cái sinh hàn này trên động cơ 4 xi lanh thường ng ta hay lắp thêm chứ ko có sẵn trên động cơ khi sản xuất, vì động cơ 4 xilanh dầu nó truyền nhiệt qua thân máy và nước làm mát là đủ rồi. Nhưng khi lắp cái tăng áp cho động cơ hoặc trên các động cơ 6 xi lanh trở lên thì cần có sinh hàn. Xe đời mới giờ sinh hàn nó đơn giản hơn (Các bác cứ xem hết bài này đã rồi kéo xuống các comment tiếp theo của e để xem sinh hàn bây giờ)
View attachment 346647
Hình 8.21 - Bộ sinh hàn nhớt động cơ

Các bác xem cái nguyên lý của nó nhé (lưu ý trong video là cái động cơ hình chữ V, tức là động cơ có xi lanh xếp theo hình chữ V, tiện thể giải thích luôn, các bác thấy ng ta nói động cơ I4, V6, V8 thì I là động cơ có xi lanh xếp thẳng hàng, V là xi lanh xếp hình chữ V, còn số phía sau là số lượng xi lanh), nói chung là ko cần để ý tới động cơ, để ý tới cái bộ sinh hàn thôi.

Và xem trong thực tế ng ta lắp nó trên xe ra sao (phải xem)

Và dầu đi qua lưới tản nhiệt (các lá nhôm mỏng, rống bên trong) sẽ truyền nhiệt lên lá nhôm này, sau đó lá nhôm sẽ truyền nhiệt vào không khí, quạt gió sẽ thổi để làm mát nhanh hơn.

Trong cái cục tròn tròn cũng có 1 cái van để khống chế lượng dầu qua két làm mát, vì khi mới khởi động động cơ, cần phải bôi trơn ngay, nếu mà chạy từ các te lên rồi loằng ngòa loằng ngoằng qua bơm, qua lọc, qua bộ làm mát thì mất thời gian quá, đồng thời lúc này dầu vẫn đang còn mát, nên cái van này nó tự khóa lại, ko để dầu qua bộ làm mát (tất nhiên vẫn qua lọc dầu, chỉ là ko đi qua cái lưới tản nhiệt thôi). Khi dầu nóng lên giãn nở ra và tốc độ chạy nhanh hơn làm áp suất tăng lên, van này nó sẽ mở ra để dầu vào làm mát. Cái van này cũng có cái lò xo với nguyên lý như trong bơm và trong lọc dầu.

Ok, vậy là ta đã nghiên cứu xong chu trình tiếp theo, dầu đi từ bơm dầu đến lọc dầu (đi qua phần tử lọc) rồi qua két làm mát, quay trở lại lọc dầu (phần lõi ở giữa đấy), tiếp đó sẽ đi qua cái cảm biến áp suất dầu rồi đi tiếp vào đường dầu chính.

Chúc các bác trưa thứ 6 vui vẻ nhé
Hết bài 8 (Phần 4) / HV - Còn nữa...
Xem bài tiếp theo tại đây Bài 8 - Phần cuối
 
Tập Lái
6/8/16
1
1
3
32
Bài viết hay quá bác ơi. chi tiết + lối hành văn dễ hiểu, rất là gần gũi nên e đọc tới đâu là tiếp thu đến đó. Giờ thì e đã đc thông não rồi. Cảm ơn Bác rất nhiều, chúc Bác sức khỏe.
 
  • Like
Reactions: hoangvuong2512
Hạng D
12/8/15
1.419
3.306
113
38
Thủ Dầu Một, Bình Dương
Hệ thống tiếp theo ta cùng nghiên cứu cái hệ thống làm mát động cơ nhé các bác. Nhưng mà giải trí tí, có bác nào từng xem ng ta sản xuất ô tô ra sao chưa nhỉ. Thử nghía qua xem cái nhé, Việt Nam bao giờ làm đc thế này nhỉ


Mấy ông thợ chỉ đứng lau lau quẹt quẹt, lắp mấy cái đơn giản, còn lại máy nó chơi hết, ghê rợn các bác nhở
e nghĩ chắc một ngàn nửa đó bác
 
Hạng D
12/8/15
1.419
3.306
113
38
Thủ Dầu Một, Bình Dương
bác
Dạ vâng, sorry các bác mấy hôm nay bận chút nên chưa có thời gian viết nữa, trưa nay rỗi rỗi viết tiếp nhé các bác.
Bài 10: Hệ thống làm mát động cơ

Các bác biết rằng nhiệt độ động cơ làm việc rất nóng, ở kỳ nổ nhiệt độ trong động cơ có thể lên tới cả ngàn độ C, nhưng các bác lưu ý khoảng 30% nhiệt đốt cháy đó phục vụ cho việc chuyển hóa thành cơ năng đẩy piston, còn lại 30% nhiệt theo khí thải ra ngoài, 10% là mất do ma sát và kéo bơm nước, còn lại 30% chuyển vào hệ thống làm mát.

Bây giờ ta cùng nghiên cứu nguyên lý làm việc của hệ thống này nhé, các bác xem hình trước, xem kỹ và nhớ các bộ phận nhé.
View attachment 349596

Hình 10.1 - Tổng quan các bộ phận chính hệ thống làm mát động cơ
Giờ mới các bác xem đoạn video nguyên lý làm việc, cái này e search trên youtube thấy có của bác Đạt Nguyễn Trọng có dịch ra nên e lấy đỡ, tuy nhiều chỗ bác dịch hơi sách vở và hàn lâm 1 chút nhưng cũng cảm ơn bác. Khuyến cáo các bác newbie nên xem ít nhất 2 lần đến khi hình dung đc trong đầu rồi mới đọc tiếp nhé

Ok, xong chưa các bác, vậy là nguyên lý nó cũng ko có gì phức tạp đúng ko ạ.
Tóm lại đơn giản là nước trong ÁO NƯỚC lấy nhiệt của động cơ được BƠM NƯỚC đẩy đi qua VAN HẰNG NHIỆT đến bình nước trên của LƯỚI TẢN NHIỆT, sau đó chảy xuống được QUẠT không khí làm mát, chảy xuống bình nước dưới rồi vào động cơ.

Trên bình chứa nước trên có cái VAN AN TOÀN, khi nước nóng nở ra thì áp suất tăng lên, van này mở để nước chảy vào BÌNH CHỨA MỞ RỘNG để tránh nổ đường ống dẫn.

Một điểm thêm nữa là khi lái xe trời lạnh, các bác nhấn nút A/C (Air Conditioner - Điều hòa) ở trong bảng điều khiển (người ta gọi là táp lô đấy) và vặn nút điều chỉnh sang chế độ nóng thì 1 cái van trên đường ống ra bộ làm nóng mở, quạt của bộ làm nóng này quay để thổi hơi nóng vào cho các bác ấm.

Ok xong, có bác nào chưa hiểu nguyên lý ko, chưa thì xem kỹ lại nhé, còn nếu xem kỹ mà vẫn chưa hiểu thì đệch, thôi kệ bà đi, lỡ rồi cứ đọc nốt hết bài này đã, tối về nhà máu nó mới lên đc đến não hiểu cũng chưa muộn. :)))

* Bây giờ ta cùng xem các bộ phận trong thực tế ra sao nhé *
1. Áo nước
Hệ thống làm mát này chủ yếu là làm mát phần xilanh/piston thôi, nên trên thân máy người ta thiết kế các rãnh, ống bao quanh thân máy để chưa nước gọi là ÁO NƯỚC, như thế này
View attachment 349615View attachment 349617
Hình 10.2 - Áo nước

2. Bơm nước
2510026901A.jpg


Hình 10.3 - Bơm nước
Bơm nước thì cũng chẳng có gì phức tạp cả, chắc ko cần giải thích gì nhiều, cái bơm này được dẫn động từ trục khuỷu lên thông qua 1 cái dây đai.

3. Van hằng nhiệt
Nguyên lý thì như giới thiệu trong video ở trên rồi, hình ảnh thực tế các bác xem video ở dưới nhé. Chỉ lưu ý các bác là tuyệt đối ko bỏ cái van này đi nhé, e thấy nhiều bác, nhiều thợ bảo van này khí hậu việt nam nóng ko cần dùng, vứt xừ nó đi cho nước chạy nhanh và động cơ luôn luôn được mát. Sai lầm chết người.

Chúng ta cần hiểu rằng khi mởi khởi động, động cơ cần phải nóng càng nhanh càng tốt với 2 mục đích:
- Làm bốc hới nhiên liệu phun vào nhanh nhất có thế
- Làm dầu bôi trơn loãng ra nhanh hơn để bảo vệ các chi tiết

Khi nhiệt độ máy chưa đủ, đồng nghĩa là nước làm mát chưa đủ nóng (dưới 80-90 độ C), thì van hằng nhiệt đóng, ko cho nước làm mát đi qua lưới tản nhiệt để làm mát. Điều này giúp động cơ nóng càng nhanh càng tốt. Khi nước > 90 độ thì van này mở, nước đc làm mát.

Và khi bỏ van này đi, nước được làm mát ngay từ khi khởi động, thân máy mát, nhiên liệu phun vào ko bị hóa hơi hết, thứ nhất là đọng giọt và chảy xuống dưới các te qua các rãnh xec măng của piston, làm dầu bôi trơn bị biến chất, các chi tiết ko đc bôi trơn hoàn hảo dể bị mòn, hỏng, gãy...Thứ 2 là hao xăng tốn của. Thời gian đầu ko sao, những mỗi ngày một chút một chút thì các bác biết hậu quả rồi đấy.

4. Lưới tản nhiệt và quạt gió
n3unep.jpg


Hình 10.4 - Lưới tản nhiệt
View attachment 349651
Hình 10.5 - Quạt gắn phía sau lưới tản nhiệt


Cái này hay lắp ở đầu xe đó, nên giữ lưới này luôn sạch sẽ để tản nhiệt cho tốt nhé các bác.
Các bác lưu ý quạt này được dẫn động từ trục khuỷu động cơ ra nhưng tốc độ quay của nó không phải lúc nào cũng bằng tốc độ quay của trục khuỷu bởi nó có 1 bộ ly hợp quạt (nhiều bác gọi ly tâm, nói chung là ly biệt), trước khi tìm hiểu nguyên lý bộ ly hợp này thì ta cùng xem tại sao lại phải có cái này.

Nếu ko có bộ ly hợp quạt, quạt lúc nào cũng quay cùng tốc độ với trục khuỷu, tuy nhiên, lúc nước làm mát chưa nóng, xe chay chậm mà quạt cứ quay vù vù thì vừa ồn lại vừa làm trục khuỷu kéo thêm tải cái này, mệt, tốn xăng. Ở tốc độ cao, (các bác phi đến nhà con e 100km/h), mà quạt nó vẫn quay theo trục khuỷu thì chỉ có là thiên nga gãy cánh mà thôi. Hoặc giả sử có quay đc thì nước nó mát quá mức cần thiết, động cơ nó mát quá cũng dở...haha. Nói chung cái này giúp để khi nước nóng thì nó quay nhanh, nước nguội thì nó quay chậm ko phụ thuộc vào trục khuỷu.

Thôi kệ bà nó đi, xem mợ này nó hoạt động sao

Cuối cùng, để có 1 cái nhìn tổng quan và thực tế hơn, mời các bác cùng tập làm quen với hệ thống nước làm mát qua video cách súc rửa và châm nước cho hệ thống làm mát

Hết bài 10 /HV (Còn nữa)
Xem bài tiếp theo Bài 11 - Hệ thống cung cấp nhiên liệu
cho e hỏi này chút nha bác, e đang tìm hiểu để cưới e previa 91-97, e có thấy trên you tube có mấy clip đăng tải là nước làm mát lọt vào trong phần buồng đốt của xilanh gây ra hiện tượng động co ra khói, và clip cũng có chỉ cách xử lý để giải quyết vấn đề, bác cho e hỏi là nước nó vô trong đó bằng đường nào và cách giải quyết vấn đề như zậy có triệt để không, nếu không thì phải làm thế nào, dạ xin bác chỉ giáo ạ, thanks bác chủ nhnhnh
clip đây ạ
https://www.youtube.com/watch?v=CsnICWzU9Vc
 
Hạng B2
21/2/11
118
23
18
bác
cho e hỏi này chút nha bác, e đang tìm hiểu để cưới e previa 91-97, e có thấy trên you tube có mấy clip đăng tải là nước làm mát lọt vào trong phần buồng đốt của xilanh gây ra hiện tượng động co ra khói, và clip cũng có chỉ cách xử lý để giải quyết vấn đề, bác cho e hỏi là nước nó vô trong đó bằng đường nào và cách giải quyết vấn đề như zậy có triệt để không, nếu không thì phải làm thế nào, dạ xin bác chỉ giáo ạ, thanks bác chủ nhnhnh
clip đây ạ
https://www.youtube.com/watch?v=CsnICWzU9Vc
dạ cái clip bác đưa thì chiếc previa đó bị thổi gioăng cu lát(e ko biết viết như thế nào)đại khái là bị thổi gioăng nắp máy,cái gioăng đó là liên kết giữa nắp dàn cò với đầu pít tông,khi xe bác vì lí do gì bị quá nhiệt,sẽ làm cho gioăng đó bị nứt hoặc bị gãy,sẽ làm nước từ áo nước quanh pít tông tràn vào buồng đốt nên moi có hiện tượng nuóc vào buồng đốt,chi phí sữa chữa cho vấn đề đó rất nhanh và rẻ,nên bác cứ yên tâm nhé.

em có viết gì sai mong các bác chỉnh sửa giúp ợ.
 
Hạng D
12/8/15
1.419
3.306
113
38
Thủ Dầu Một, Bình Dương
dạ cái clip bác đưa thì chiếc previa đó bị thổi gioăng cu lát(e ko biết viết như thế nào)đại khái là bị thổi gioăng nắp máy,cái gioăng đó là liên kết giữa nắp dàn cò với đầu pít tông,khi xe bác vì lí do gì bị quá nhiệt,sẽ làm cho gioăng đó bị nứt hoặc bị gãy,sẽ làm nước từ áo nước quanh pít tông tràn vào buồng đốt nên moi có hiện tượng nuóc vào buồng đốt,chi phí sữa chữa cho vấn đề đó rất nhanh và rẻ,nên bác cứ yên tâm nhé.

em có viết gì sai mong các bác chỉnh sửa giúp ợ.
dạ e cảm ơn bác, tại e thấy bị zậy nên sợ nó hao tốn tài chính nhiều quá thì mệt :3danbanh::3danbanh: